Đội tàu chín thuyền của đại gia đình ngư dân bám biển Hoàng Sa
Chín tàu cá, chín thuyền trưởng trong đại gia đình ngư dân cha truyền con nối ở xóm chài Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng, tiếp tục bám biển bất chấp gian khó trở ngại, là câu chuyện của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay.
Theo nghề biển cha truyền con nối
Cụ ông Trương Văn Trọng, được gọi một cách kính nể là lão ngư của Hoàng Sa, thường tự hào về nếp nhà ba đời mà nối tiếp sự nghiệp của ông là tám con trai và một con rể, tất cả đều là thuyền trưởng, tháng ngày đầu sóng ngọn gió vượt trùng khơi, ngang dọc vẫy vùng trên ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, chở tôm cá đầy khoang mỗi lần về bến.
Đi ghe theo cha và chú từ năm 13 tuổi, đến giờ đã cao tuổi hạc song dáng vẻ còn mạnh, tóc bạc trắng và hơi nặng tai, ông Trương Văn Trọng không bao giờ bỏ lỡ dịp cùng chín người con ra thắp hương trước khi cho tàu đi mở biển đầu năm:
Việt Nam mình là làm luôn quanh năm chứ không nghĩ ngày nào, nhưng mà có ba ngày Tết của ông bà mình để lại, mùng Bốn và mùng Sáu là mình ra mình mở biển. Ra làm trực tiếp là mình giữ gìn cái bờ cõi của mình, mà đoàn tàu ngư dân đi nhiều lắm, phải bám biển Hoàng Sa và Trường Sa. Năm ni cũng là 81 tuổi rồi, tui nghĩ từ hồi 65 tới chừ. Từ đời ông cha, ông chú, tới đời của tui chừ ai cũng lam lũ theo nghề biển nên chi họ kêu là lão ngư.
Năm 17 tuổi, thảm họa xảy đến cho gia đình thanh niên Trương Văn Trọng, cha và chú chết theo chiếc tàu bị bão vùi lấp trong lòng đại dương:
Cái ghe hồi nớ kêu là ghe nan, đi bằng buồm chứ không có máy, đi ra rồi gặp phong ba bảo tố. Hồi nớ là khổ quá đi, ghe hồi nớ chạy bằng buồm rồi gió sóng mù mịt, phong ba bão tố lên là không thể thoát được.
Rành hết, tôi ở đảo Hoàng Sa liên miên, bám ngư trường đó hoài thôi. Rồi anh em sau lớn lên ai cũng làm biển, mấy đứa con cũng lam lũ theo cái nghề biển cha truyền con nối, đứa nào cũng có tàu hết, theo cái nghề biển cũng kiếm ăn qua ngàyKhi đó, cha và chú đã buộc ông đi theo một thuyền quen hãy còn một chỗ để quay về bờ, còn hai người ở lại chống chọi với chiếc tàu đã hư. Cả hai chết theo tàu mà không tìm thấy xác.
Cụ ông Trương Văn Trọng
Gắn bó với biển cả từ đó, mỗi lần ra khơi là một lần thắp hương tưởng nhớ cha chú, ngư dân Trương Văn Trọng tiếp tục theo đuổi nghề cá, thuộc nằm lòng từng khu vực, từng luồng cá, nhìn sao trời và nhìn con nước mà đoán thời tiết:
Rành hết, tôi ở đảo Hoàng Sa liên miên, bám ngư trường đó hoài thôi. Rồi anh em sau lớn lên ai cũng làm biển , mấy đứa con cũng lam lũ theo cái nghề biển cha truyền con nối, đứa nào cũng có tàu hết, theo cái nghề biển cũng kiếm ăn qua ngày. Chẳng qua phước đức ông bà để lại nên chi chừ con cái cũng có được nhá mớ hết. Con cháu chừ hắn cũng giữ cái đảo Hoàng Sa Trường Sa, giữ bờ cõi Việt Nam của mình.
Hồi đó, Thanh Trúc hỏi ông, có bao giờ ông ra khơi mà gặp tàu Trung Quốc không, ông Trọng kể lại:
Đi bằng ghe hồi nớ mà gặp tàu Trung Quốc thì họ cũng đi buồm, mà họ hiện đại hơn mình. Hồi nớ ra gặp họ thì làm chung với họ rứa đó. Nhưng mà chừ bên Việt Nam mình tàu bè ra làm thì hắn đuổi, ra ngoài khơi thì Trung Quốc họ lấy tàu. Cũng nhờ nhà nước với các nước họ can thiệp nên chi hắn đuổi hắn bắt rồi hắn cũng cho mình về. Nên chi con người Việt Nam mình có cái lì chỗ đó, thằng Trung Quốc hắn cũng hoành hành hắn cũng vô giành đất với mình rứa. Mình vì chén cơm manh áo mình phải làm, nhà nước nói chừ bám biển chừng mô tốt chừng nấy, là còn giữ được bờ cõi quê hương của mình.
Ông Trọng có hai gái và tám trai, một rể. Những người đàn ông trong đại gia đình đều theo nghề cá. Từ những con tàu nhỏ vài chục CV mà nhờ chí thú làm ăn đã phất lên thành tàu lớn trên ba trăm CV, đội tàu của gia đình lão ngư Trương Văn Trọng đi đánh bắt cá tận ngư trường Hoàng Sa, trở về với hải sản đầy thuyền, nhiều khi còn lại dắt cả tàu bạn trong cơn bão tố.
Người Việt Nam mình có cái lì chỗ đó, thằng Trung Quốc hắn cũng hoành hành hắn cũng vô giành đất với mình rứa. Mình vì chén cơm manh áo mình phải làm, nhà nước nói chừ bám biển chừng mô tốt chừng nấy, là còn giữ được bờ cõi quê hương của mình.Đi biển một nghề không an toàn
Cụ ông Trương Văn Trọng
Đi biển không phải là một nghề an toàn và không phải lúc nào cũng gặp may, lão ngư Trương Văn Trọng hiểu rõ như vậy. Nhưng biết làm sao hơn, ông bảo, khi cả chín người đàn ông trong gia đình vừa là thuyền trưởng vừa là chủ tàu:
Tui lo lắm, bữa mô mà trời thổi gió sang là hai vợ chồng già ngủ không được, hồi mô con về tui mới mừng.
Không chỉ một mình vợ chồng lão ngư lo lắng mà con dâu của ông bà, những người vợ của các con trai và con rễ của lão ngư cũng thấp thỏm mỗi khi chuyển trời và biển động. Chị Chung, vợ thuyền trưởng Trương Văn Hay, con thứ của lão ngư Trương Văn Trọng, nhớ lại tâm trạng vui mừng quá sức khi thấy chồng trở về bình an sau hai cơn bão Changchu và Xangsane:
Cái năm 2006 nớ cũng lo chứ, bão lớn lên TV luôn, bão Changchu với bão Xangsane, mừng mà nửa khóc nửa cười luôn, thấy họ đi mà kẻ có người không cũng lo sợ chớ. Bão Changchu nớ chết không biết bao nhiêu người.
Trò chuyện với Thanh Trúc khi vừa về tới nhà sau một tháng lênh đênh trên biển, thuyền trưởng Trương Văn Hay nói như tâm sự:
Ông nội và ông chú đi biển rồi cũng mất ngoài biển, vì tiếc của bu theo tàu cuối cùng nằm dưới đáy biển luôn, tìm không ra xác. Ba cũng đi biển, bầy con bây giờ nối truyền. Anh em của anh chỉ còn nghề đó mà sống thôi chứ không còn nghề gì nữa vì chữ nghĩa trình độ không có, bằng cấp không có, phải lam lũ dưới biển làm nuôi vợ nuôi con.
Tui lo lắm, bữa mô mà trời thổi gió sang là hai vợ chồng già ngủ không được, hồi mô con về tui mới mừng.Không hề nhắc là khi học hết lớp Tám thì đã đi làm thuê để phụ giúp cha mẹ nuôi các em nhưng vẫn mơ có ngày được tự mình cầm lái ra khơi, cũng chẳng nhắc đến nỗi đau không rời khi sóng dữ cuốn trôi đứa con trai thứ ba hồi 2005, thuyền trưởng Trương Văn Hay chỉ thích nói về chiếc tàu cá thân yêu của mình:
Cụ Trương Văn Trọng
Tàu là nhà, biển cả là quê hương, một năm 12 tháng là anh lam lũ ngoài đại dương hết 10 tháng rồi, chỉ có 2 tháng ở đất liền thôi. Về với vợ con năm ba ngày phải đi lại, cho nên cái tàu giống như thay thế cái nhà rứa.
Hạnh phúc của ông chủ tàu Trương Văn hay, con của lão ngư Trương Văn Trọng, cũng như bao nhiêu ngư dân khác, chừng như xen lẫn giữa niềm vui, nỗi lo, sự nguy hiểm và những toan tính đường dài. Năm 2006, tàu cá của ông Hay hai lần dạt vào tâm bão Changchu và Xangsane, trong lúc tàu cá của người em trai Trương Văn Minh bị sóng đánh úp gần Hoàng Sa. Cả hai anh em đều thoát chết trong đường tơ kẻ tóc, trở về với chiếc tàu không còn nguyên vẹn hình hài:
Khi mà trời yên biển lặng, nhằm bữa trời cho một luồng cá là anh em bạn phấn khởi vui tươi lắm. Khi mà ra gặp sóng gió bão tố thì coi như khổ. Cuộc đời của anh bị quá nhiều sóng gió rồi, bị cơn bão Changchu là gió cấp 15, giật trên cấp 15, cuối cùng ơn trên Trời Phật cứu anh về được, còn thằng em ruột cuối cùng bỏ lại của tại đảo Đài Loan .
Năm 2009 anh cũng bị một cơn bão làm hai tàu tổn thương quá nhiều. Sợ thì sợ mà vẫn đi, sóng gió thì phải né núp, hết sóng gió rồi thì mở biển ra lại chứ không thể quay về. Nếu quay về đất liền thì sẽ lỗ một phí tổn khổng lồ. Bây giờ có máy thông tin này kia do những tổng đài duyên hải báo cho mình nên mình né mình tránh và ra bám biển lúc nào êm. Năm nào chẳng có sự cố xảy ra, thường xuyên chết chóc này kia, bắt buộc phải chịu thôi, không làm lấy chi trang trải cuộc sống, lấy chi nuôi vợ nuôi con rồi anh em bạn, anh em lao động. Cuộc đời của anh em nhà anh, chín người bám biển, sương gió này kia, sóng gió cực khổ, gian nan ghê lám nhưng phải chấp nhận vì cuộc sống là như vậy.
Phải chăng những điều vừa nói làm nên bản lĩnh của một ông thuyền trưởng, cũng là chủ tàu , với quyết tâm bám biển. Nhưng nếu chẳng may gặp “tàu lạ” thì sao. Tàu Trung Quốc chứ “tàu lạ” nào, thuyền trưởng Trương Văn Hay vặn lại:
Ông nội và ông chú đi biển rồi cũng mất ngoài biển...tìm không ra xác. Ba cũng đi biển, bầy con bây giờ nối truyền. Anh em của anh chỉ còn nghề đó mà sống thôi chứ không còn nghề gì nữa vì chữ nghĩa trình độ không có, bằng cấp không có, phải lam lũ dưới biển làm nuôi vợ nuôi conChưa nói có nhiều lúc ra thì gặp tàu Trung Quốc uy hiếp, đuổi rồi dí, nó uy hiếp nhiều lần rồi. Nguyên cái tàu chiến của nó, nó dùng vũ lực nó uy hiếp bắn dọa mình, nó dí mình không cho ra biển Đông. Bọn anh cũng né tránh cũng vào lẫn trong Hoàng Sa Trường Sa để mà khai thác mà kiếm sản lượng về.
thuyền trưởng Trương Văn Hay
Mười lăm tuổi anh đã xuống tàu rồi, nay đã ba mươi mấy năm, coi như là từ công suất 60 CV mà bây giờ lên tới 340 CV chừ anh không ngại gì hết, đuổi, uy hiếp, dí anh là anh chạy, ban đêm là anh trở ra lại. Anh không sợ vì cuộc sống của anh là chừng đó mà , anh chỉ quần Hoàng sa và Trường Sa thì hắn mới có cá, còn xa đảo là không bao giờ có cá, cho nên anh phải quần ở đó.
Đó cũng là tâm trạng đau nhói tức tối của một ngư phủ bị bó tay bó chân ngay trên ngư trường của đất nước mình:
Tức lắm, có nhiều hồi muốn khóc nhưng mà không biết làm sao bây giờ. Tàu chiến của nó lớn quá, nó có vũ khí thì mình không biết làm gì đây. Biên phòng của Việt Nam mình, rồi Bộ Ngoại Giao mình rồi đại sứ cuối cùng cũng can thiệp này kia.
Mang lá cờ tổ quốc đi ra là lúc nào cũng phát hai cờ, khi mà nó dí là chạy tránh né, hoàng hôn xuống rồi bắt đầu bọn anh tắt đèn chạy ra đảo lại chứ bọn anh không có sợ phải thụt lui vô. Vào bờ là không bao giờ khai thác được, phí tổn một chuyến đi ra biển trạc một trăm rưỡi hay hai trăm triệu, không bám biển Hoàng Sa và biển Đông thì cuối cùng bọn anh chết đói.
Hơn nữa mình biết Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam. Hồi xưa ông chú anh, năm 1974, từng ra giữ đảo rồi, năm 1974 nó chiếm đảo Hoàng Sa. Nên giờ chứ ngư dân bọn anh không sợ, lúc nào trong tay cũng ngọn cờ đi ra Hoàng Sa và Trường Sa. Về bờ cũng lên án mạnh mẽ , mời phóng viên xuống bọn anh cũng lên án mạnh mẽ lắm.
Bên cạnh những khó khăn trên ngư trường, cũng có không ít lần “nhờ on trời biển lặng cá đầy ghe”, mỗi chiếc tàu cá của anh em thuyền trưởng chín người trong gia đình lão ngư Trương Văn Trọng có thể mang lại khoảng 700 triệu đến 1 tỷ đồng lãi ròng.
Đội tàu chín chiếc của chín anh em nhà lão ngư Trương Văn Trọng còn được nhiều người biết đến với thành tích cứu giúp những tàu bị nạn khác. Theo thuyền trưởng Trương Văn Hay, đã chín hay mười lần tàu cá của ông phụ đưa tàu cá bạn vào bờ an toàn.
Lần cùng cha ra làm lễ mở biển hồi đầu năm 2013, chín anh em đồng bày tỏ hy vọng có thể góp đủ vốn cho người em Trương Ngọc Kinh đóng một chiếc tàu cá mới.
Còn đối với lão ngư Trương Văn Trọng, biển cả là mẹ, ngư dân là con, dẫu có sóng gió có tai ương nhưng nếu bảo vệ và trung thành với nguồn sống với ngư trường thì tự nhiên cái lộc của biển sẽ đến với mình:
Nhà tui thì bám biển ngư trường bọn con tui làm có thiện chí lắm, nhà nước cũng khen ngợi. Hễ mình làm biển là cứ theo biển, theo đuôi con cá, làm cho đúng ngư trường mới có ăn và có tiền trả nợ. Ông cha mình hồi xưa buồm lá mà đi ra tới đảo Hoàng Sa là xa lắm mà phải ráng đi ra mà giữ, chừ mình phải theo cội nguồn của cha ông để lại là con cái chừ cũng ra bám biển.
Biển Đông không để cho mình đói là niềm tin của chín anh em thuyền trưởng nhà lão ngư Trương Văn Trọng. Ra khơi đến Hoàng Sa, Trường Sa là một cách khẳng định chủ quyền. Bảo vệ ngư trường thì con cháu đời sau mới mong có được con tôm con cá từ biển khơi. Đó là tâm niệm của đại gia đình có đội tàu và số lượng thuyền trưởng nhiều nhất Thanh Khê nói riêng mà cũng có thể là nhiều nhất Đà Nẵng nói chung.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở phút này. Thanh Trúc sẽ tái ngộ quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten