Sunday, June 30, 2013
Trục Mỹ-Nhật Bản-Philippines đã hình thành để tự bảo vệ tại Biển đông
QLB -
Thủ tướng Abe cũng tìm cách định nghĩa lại Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF), cho phép thực hiện các hoạt động quân sự mở rộng hơn nhiều so với trước đây. Đáng kể nhất, SDF được phép hỗ trợ các nước đồng minh với danh nghĩa tự vệ. Dù vậy, cả Manila và Tokyo cuối cùng chắc chắn sẽ không thể một mình cạnh tranh được với sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong dài hạn. Đây là một thực tế với Philippines, khi mà GDP năm 2011 của Bắc Kinh gấp 30 lần so với Manila. Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Manila quyết định bổ sung cho việc tăng cường sức mạnh quân sự bằng một chiến dịch mạnh mẽ để lôi kéo bất kì ai về phía mình, từ ASEAN, Mỹ đến Tòa án Quốc tế, Nga và giờ đây là Nhật Bản.
Dù Tokyo hiện có thể đủ khả năng bảo vệ quần đảo Senkaku trước quân đội Trung Quốc, song về dài hạn viễn cảnh này là khá đáng ngại. Chấp nhận thực tế này, Nhật Bản cũng đang tăng cường quan hệ với bất kì ai, từ Đông Nam Á, Mỹ, tới Nga, Đài Loan, Ấn Độ, thậm chí là cả Trung Đông. Thực tế cho thấy bên cạnh các cuộc thương thảo về việc Nhật Bản cử tàu đến Philippines, Manila và Tokyo đang đi theo hai lối song song để giải quyết tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Mới đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã tới thăm Philippines trong tuần qua.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Voltair Gazmin, ông Onodera nói: “Chúng ta đang đối mặt với một tình thế rất giống như ở biển Hoa Đông của Nhật Bản. Phía Nhật Bản rất quan ngại rằng tình hình ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tình hình ở Biển Hoa Đông. Vì thế, chúng tôi nhất trí rằng sẽ củng cố hợp tác trong việc bảo vệ các quần đảo xa, bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải cũng như bảo vệ lợi ích hàng hải”. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng bày tỏ sự ủng hộ của Tokyo đối với nỗ lực của Philippines nhằm thực hiện quy định LHQ cho tranh chấp tại Biển Đông, bất chấp Nhật Bản thậm chí còn bác bỏ việc tồn tại tranh chấp tại biển Hoa Đông.
Chuyến thăm của ông Onodera trùng thời điểm với cuộc diễn tập quy mô lớn giữa quân đội Mỹ - Philippines gần Bãi Scarborough. Cuộc diễn tập này được thực hiện ngay sau cuộc tập trận khá lớn giữa Mỹ và Nhật Bản. Đáng kể hơn nữa là sau chuyến thăm của ông Onodera, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin thông báo rằng Manila có kế hoạch xây dựng các căn cứ hải quân và không quân mới tại vị trí căn cứ cũ của Mỹ ở Vịnh Subic, và rằng Mỹ sẽ được phép tiếp cận sâu hơn tại các căn cứ này, bao gồm cả việc bố trí khí tài ở đây. Theo ông Gazmin, Philippines cũng quan tâm đến việc cho các cường quốc khác được tiếp cận các căn cứ này, cho rằng Nhật Bản là một cường quốc như vậy.
Gần như chắc chắn rằng trục liên minh Mỹ-Nhật Bản-Philippines đang thành hình này là do chính Trung Quốc. Không thể đổ hết lỗi cho mình Bắc Kinh trong mọi tranh chấp lãnh hải của họ. Trong trường hợp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, chính Nhật Bản mới là nước thách thức hiện trạng trước. Tuy nhiên, với sức mạnh gia tăng của Trung Quốc, họ sẽ đạt đến một chuẩn mực cao hơn so với các nước láng giềng. Bắc Kinh sẽ khiến các nước láng giềng coi tương lai của họ phụ thuộc vào việc duy trì sự đoàn kết trước “con thủy quái Trung Quốc”. Và điều này luôn là gót chân Asin của Bắc Kinh. Mỗi khi nước này định vượt lên trên các nước khu vực, nó sẽ không bao giờ đủ mạnh để đánh bại liên minh các nước nhỏ láng giềng.
Theo truyền thống, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách đối phó với khả năng bị vây hãm chiến lược đó bằng việc “ăn miếng trả miếng”. Rất nhiều lần trong hai năm qua, Bắc Kinh dường như từ bỏ hoàn toàn chiến lược chia rẽ và chế ngự, thay vào đó lại “va chạm” với hầu hết các cường quốc trong khu vực mà thường là không cần thiết. Chẳng hạn như tấm bản đồ in trên hộ chiếu mà Bắc Kinh lưu hành hồi năm ngoái cho thấy biên giới của Trung Quốc trải dài từ Ấn Độ tới toàn bộ khu vực Biển Đông. Hệ quả là các nước láng giềng của Trung Quốc đang nhanh chóng củng cố quan hệ với nhau, mà thường là độc lập với Mỹ. Hiệp định ngư nghiệp Đài Loan - Nhật Bản hay việc Nhật Bản và Philippines củng cố quan hệ quân sự chỉ là hai thí dụ mới nhất.
Điều đáng nói là các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường tỏ ra quên mất rằng chính hành động của họ mới là nguyên nhân của những động thái trên, và thay vào đó tin rằng đây là một phần trong âm mưu thù địch lớn hơn của Washington. Tuy nhiên, như nhà phân tích Joe Nye đã liên tục chỉ ra trong hơn 1 thập kỉ rưỡi qua, bắt đầu từ việc chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đã bác bỏ việc áp dụng một chiến lược kiềm chế Trung Quốc, với lý giải rằng sẽ là “khó để thuyết phục các nước khác tham gia liên minh kiềm chế Trung Quốc trừ khi Bắc Kinh ‘bắt nạt’ họ. Chính Trung Quốc, với hành động của mình, mới có thể tập hợp các nước khác kiềm chế Trung Quốc”. Nói khác đi, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang giúp công việc của Washington trở nên dễ dàng hơn.
TTK
Hải quân Mỹ và Philippines phóng thử UAV trong cuộc tập trận. Ảnh: AFP/ TTXVN |
- Lâu nay các học giả quan hệ quốc tế theo thuyết duy thực cho rằng mỗi khi đối mặt với mối đe dọa an ninh, các quốc gia thường tìm cách giải quyết theo hai hướng. Thứ nhất là tự củng cố năng lực bản thân. Đây là cách được nhiều quốc gia lựa chọn, bởi nó sẽ không buộc họ phải dựa vào thiện chí thực hiện các cam kết của đồng minh và không dẫn đến nguy cơ rơi vào cuộc chiến của nước khác. Song, khi sức mạnh của một quốc gia với các đối thủ là không cân xứng, những nước yếu hơn sẽ tìm kiếm đồng minh với các bên thứ ba mà cũng có quan điểm rằng cường quốc kia là mối đe dọa.
Theo trang mạng “The Diplomat”, cách thức này đang được áp dụng trong vài tháng qua ở Đông Á, đặc biệt với Philippines và Nhật Bản - hai quốc gia đã và đang trải qua tranh chấp lãnh hải căng thẳng và kéo dài với Trung Quốc những năm gần đây. Sau tranh cãi với Trung Quốc về bãi Scarborough hồi năm ngoái, Philippines đã công bố kế hoạch hiện đại hóa quân đội lên tới 1,8 tỷ USD, tâp trung vào khí tài quân sự. Tương tự như vậy, sau khi lên nắm quyền hồi tháng 12/2012, chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hai lần kêu gọi tăng ngân sách quốc phòng chỉ riêng trong tháng 1/2013, dù cho Tokyo chưa từng tăng chi phí quân sự kể từ năm 2002.Thủ tướng Abe cũng tìm cách định nghĩa lại Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF), cho phép thực hiện các hoạt động quân sự mở rộng hơn nhiều so với trước đây. Đáng kể nhất, SDF được phép hỗ trợ các nước đồng minh với danh nghĩa tự vệ. Dù vậy, cả Manila và Tokyo cuối cùng chắc chắn sẽ không thể một mình cạnh tranh được với sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong dài hạn. Đây là một thực tế với Philippines, khi mà GDP năm 2011 của Bắc Kinh gấp 30 lần so với Manila. Chính vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Manila quyết định bổ sung cho việc tăng cường sức mạnh quân sự bằng một chiến dịch mạnh mẽ để lôi kéo bất kì ai về phía mình, từ ASEAN, Mỹ đến Tòa án Quốc tế, Nga và giờ đây là Nhật Bản.
Dù Tokyo hiện có thể đủ khả năng bảo vệ quần đảo Senkaku trước quân đội Trung Quốc, song về dài hạn viễn cảnh này là khá đáng ngại. Chấp nhận thực tế này, Nhật Bản cũng đang tăng cường quan hệ với bất kì ai, từ Đông Nam Á, Mỹ, tới Nga, Đài Loan, Ấn Độ, thậm chí là cả Trung Đông. Thực tế cho thấy bên cạnh các cuộc thương thảo về việc Nhật Bản cử tàu đến Philippines, Manila và Tokyo đang đi theo hai lối song song để giải quyết tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Mới đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã tới thăm Philippines trong tuần qua.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Voltair Gazmin, ông Onodera nói: “Chúng ta đang đối mặt với một tình thế rất giống như ở biển Hoa Đông của Nhật Bản. Phía Nhật Bản rất quan ngại rằng tình hình ở Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tình hình ở Biển Hoa Đông. Vì thế, chúng tôi nhất trí rằng sẽ củng cố hợp tác trong việc bảo vệ các quần đảo xa, bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải cũng như bảo vệ lợi ích hàng hải”. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng bày tỏ sự ủng hộ của Tokyo đối với nỗ lực của Philippines nhằm thực hiện quy định LHQ cho tranh chấp tại Biển Đông, bất chấp Nhật Bản thậm chí còn bác bỏ việc tồn tại tranh chấp tại biển Hoa Đông.
Chuyến thăm của ông Onodera trùng thời điểm với cuộc diễn tập quy mô lớn giữa quân đội Mỹ - Philippines gần Bãi Scarborough. Cuộc diễn tập này được thực hiện ngay sau cuộc tập trận khá lớn giữa Mỹ và Nhật Bản. Đáng kể hơn nữa là sau chuyến thăm của ông Onodera, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gazmin thông báo rằng Manila có kế hoạch xây dựng các căn cứ hải quân và không quân mới tại vị trí căn cứ cũ của Mỹ ở Vịnh Subic, và rằng Mỹ sẽ được phép tiếp cận sâu hơn tại các căn cứ này, bao gồm cả việc bố trí khí tài ở đây. Theo ông Gazmin, Philippines cũng quan tâm đến việc cho các cường quốc khác được tiếp cận các căn cứ này, cho rằng Nhật Bản là một cường quốc như vậy.
Gần như chắc chắn rằng trục liên minh Mỹ-Nhật Bản-Philippines đang thành hình này là do chính Trung Quốc. Không thể đổ hết lỗi cho mình Bắc Kinh trong mọi tranh chấp lãnh hải của họ. Trong trường hợp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, chính Nhật Bản mới là nước thách thức hiện trạng trước. Tuy nhiên, với sức mạnh gia tăng của Trung Quốc, họ sẽ đạt đến một chuẩn mực cao hơn so với các nước láng giềng. Bắc Kinh sẽ khiến các nước láng giềng coi tương lai của họ phụ thuộc vào việc duy trì sự đoàn kết trước “con thủy quái Trung Quốc”. Và điều này luôn là gót chân Asin của Bắc Kinh. Mỗi khi nước này định vượt lên trên các nước khu vực, nó sẽ không bao giờ đủ mạnh để đánh bại liên minh các nước nhỏ láng giềng.
Theo truyền thống, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách đối phó với khả năng bị vây hãm chiến lược đó bằng việc “ăn miếng trả miếng”. Rất nhiều lần trong hai năm qua, Bắc Kinh dường như từ bỏ hoàn toàn chiến lược chia rẽ và chế ngự, thay vào đó lại “va chạm” với hầu hết các cường quốc trong khu vực mà thường là không cần thiết. Chẳng hạn như tấm bản đồ in trên hộ chiếu mà Bắc Kinh lưu hành hồi năm ngoái cho thấy biên giới của Trung Quốc trải dài từ Ấn Độ tới toàn bộ khu vực Biển Đông. Hệ quả là các nước láng giềng của Trung Quốc đang nhanh chóng củng cố quan hệ với nhau, mà thường là độc lập với Mỹ. Hiệp định ngư nghiệp Đài Loan - Nhật Bản hay việc Nhật Bản và Philippines củng cố quan hệ quân sự chỉ là hai thí dụ mới nhất.
Điều đáng nói là các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường tỏ ra quên mất rằng chính hành động của họ mới là nguyên nhân của những động thái trên, và thay vào đó tin rằng đây là một phần trong âm mưu thù địch lớn hơn của Washington. Tuy nhiên, như nhà phân tích Joe Nye đã liên tục chỉ ra trong hơn 1 thập kỉ rưỡi qua, bắt đầu từ việc chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đã bác bỏ việc áp dụng một chiến lược kiềm chế Trung Quốc, với lý giải rằng sẽ là “khó để thuyết phục các nước khác tham gia liên minh kiềm chế Trung Quốc trừ khi Bắc Kinh ‘bắt nạt’ họ. Chính Trung Quốc, với hành động của mình, mới có thể tập hợp các nước khác kiềm chế Trung Quốc”. Nói khác đi, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang giúp công việc của Washington trở nên dễ dàng hơn.
TTK
Geen opmerkingen:
Een reactie posten