Phật Giáo cực đoan tại Châu Á
Một cuộc biểu tình tại Rangoon phản đối tạp chí Time số ra đặc biệt nhan đề "The Face of Buddhist Terror" (Bộ mặt của sự tàn bạo ở Phật tử), nói về nhà sư Miến Điện U Wirathu, lãnh đạo phong trào chống Hồi giáo, 30/06/2013.
Reuters
Từ hơn một năm nay, phong trào Phật Giáo cực đoan 969 tại Miến Điện bắt đầu thu hút dư luận thế giới qua việc các nhà sư cực đoan tấn công người Hồi Giáo. Tuy nhiên, tuần báo Courrier International số ra tuần này dành hồ sơ cho biết, Phật Giáo cực đoan không là chuyện riêng của Miến Điện mà còn hiện hữu ở nhiều nước trong khu vực. Hồ sơ mang dòng tựa : « Cội nguồn của Phật Giáo cực đoan ».
Nhìn về Miến Điện, Courrier International trích dịch bài của trang mạng của người Miến Điện tại Thái Lan, Irrawaddy với dòng tựa : «Nhà sư và quân nhân có cùng trận chiến ». Tờ báo đề cập đến phong trào Phật Giáo cực đoan 969. Phong trào này ra đời hồi năm 1997, với khẩu hiệu là « ba mối đoạn tuyệt » với người Hồi Giáo : Đoạn tuyệt quan hệ thương mại ; không kết hôn ; chấm dứt tất cả các mối quan hệ xã hội (ngay cả không được trò chuyện với người Hồi Giáo).
Từ tháng 6 năm 2012, phong trào 969 đã bắt đầu tấn công đánh đập người Hồi Giáo, đốt phá nhà cửa và đền thờ Hồi Giáo. Tờ báo còn dẫn lại một buổi giảng đạo của một chức sắc của 969 và nhận định rằng, với nhân vật này đã có lời lời lẽ kích động và đó rõ ràng không phải là buổi giảng đạo, mà là một cuộc mít tinh đậm màu chính trị.
Tờ báo nhấn mạnh, phong trào 969 tuy mới nổi lên gần đây, nhưng hiện tượng Phật Giáo cực đoan đã tồn tại từ lâu ở Miến Điện. Quân đội bắt đầu cầm quyền ở nước này từ năm 1962, và mấy chục năm qua, nhà cầm quyền luôn theo đuổi chính sách kích động mâu thuẫn tôn giáo gây mất ổn xã hội, để củng cố vai trò của quân đội. Bởi thế, các hành động cực đoan của người Phật Giáo đã luôn được dung dưỡng.
Đề cập đến Sri Lanka, Courrier International dẫn lại bài của nguyệt san The Caravan tại New Delhi cho biết, từ ba năm nay, làn sóng người Phật Giáo cực đoan tấn công tín đồ Hồi Giáo bắt đầu trở nên dữ dội. Ở nước này, có đến 74% dân số theo Phật Giáo và chỉ có 7,6% theo Hồi Giáo. Chính quyền thì công khai theo Phật Giáo. Bởi thế, có nhiều trường hợp người Phật Giáo cực đoan tấn công, bắt bớ và hành hạ người Hồi Giáo mà không hề bị luật pháp trừng phạt. Hồi tháng 7 năm ngoái, một nhóm Phật Giáo cực đoan đã ra đời với cái tên hết sức hiếu chiến « Quân đội của chính quyền Phật Giáo ». Nhóm này đã đe dọa dọa sử dụng vũ lực đối với người Hồi Giáo và kêu gọi tín đồ tẩy chay hàng hóa Hồi Giáo. Trong tình hình đó, người Hồi Giáo ở đây cũng bắt đầu phản khán tấn công lại người Phật Giáo. Và căng thẳng càng lên cao khi mà tình hình xung đột tôn giáo ở Miến Điện leo thang, bởi người Hồi Giáo tại Sri Lanka muốn trả thù cho người Hồi Giáo ở Miến Điện.
Liên quan đến Ấn Độ, Courrier International trích dẫn bài của tuần san Outlook tại New Delhi với dòng tựa có tính cảnh báo: ”Làn sóng bài Hồi Giáo dâng cao ». Tờ báo cho biết, Ấn Độ đang đối mặt với hồ sơ đau đầu về việc người Hồi Giáo tấn công vào lợi ích Phật Giáo ở nước này. Vụ việc gần nhất là vào ngày 07/07 vừa qua, một vụ nổ liên hoàn đã xảy ra tại một khu chùa Phật giáo Mahabodhi ở thành phố Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), bang miền đông Bihar. Đây là nơi được cho là đức Phật Thích Ca đã giác ngộ dưới cây bồ đề. Nguyên nhân vụ đánh bom được cho là do người Hồi Giáo ở đây muốn trả thù cho người Hồi Giáo đang bị người Phật Giáo hà hiếp tại Miến Điện.
Tờ báo còn cho biết thêm, Phật Giáo cực đoan không chỉ tồn tại ở Miến Điện. Tờ báo nhắc lại, Lãnh tụ Khơ Me Đỏ phạm tội ác diệt chủng tại Cam Bốt cũng từng là nhà sư thời trai trẻ, cũng là người sùng bái đức Phật.
Courrier International kết luận : Lòng từ bi của Đức Phật không chỉ dừng lại ở việc từ chối dùng bạo lực đối với người khác, mà còn được thể hiện ở chỗ chấp nhận quyền sinh tồn của người khác ; thế nhưng, hiện tại, có những người theo Phật Giáo đã quên mất điều đó.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130728-phat-giao-cuc-doan-tai-chau-a
Từ tháng 6 năm 2012, phong trào 969 đã bắt đầu tấn công đánh đập người Hồi Giáo, đốt phá nhà cửa và đền thờ Hồi Giáo. Tờ báo còn dẫn lại một buổi giảng đạo của một chức sắc của 969 và nhận định rằng, với nhân vật này đã có lời lời lẽ kích động và đó rõ ràng không phải là buổi giảng đạo, mà là một cuộc mít tinh đậm màu chính trị.
Tờ báo nhấn mạnh, phong trào 969 tuy mới nổi lên gần đây, nhưng hiện tượng Phật Giáo cực đoan đã tồn tại từ lâu ở Miến Điện. Quân đội bắt đầu cầm quyền ở nước này từ năm 1962, và mấy chục năm qua, nhà cầm quyền luôn theo đuổi chính sách kích động mâu thuẫn tôn giáo gây mất ổn xã hội, để củng cố vai trò của quân đội. Bởi thế, các hành động cực đoan của người Phật Giáo đã luôn được dung dưỡng.
Đề cập đến Sri Lanka, Courrier International dẫn lại bài của nguyệt san The Caravan tại New Delhi cho biết, từ ba năm nay, làn sóng người Phật Giáo cực đoan tấn công tín đồ Hồi Giáo bắt đầu trở nên dữ dội. Ở nước này, có đến 74% dân số theo Phật Giáo và chỉ có 7,6% theo Hồi Giáo. Chính quyền thì công khai theo Phật Giáo. Bởi thế, có nhiều trường hợp người Phật Giáo cực đoan tấn công, bắt bớ và hành hạ người Hồi Giáo mà không hề bị luật pháp trừng phạt. Hồi tháng 7 năm ngoái, một nhóm Phật Giáo cực đoan đã ra đời với cái tên hết sức hiếu chiến « Quân đội của chính quyền Phật Giáo ». Nhóm này đã đe dọa dọa sử dụng vũ lực đối với người Hồi Giáo và kêu gọi tín đồ tẩy chay hàng hóa Hồi Giáo. Trong tình hình đó, người Hồi Giáo ở đây cũng bắt đầu phản khán tấn công lại người Phật Giáo. Và căng thẳng càng lên cao khi mà tình hình xung đột tôn giáo ở Miến Điện leo thang, bởi người Hồi Giáo tại Sri Lanka muốn trả thù cho người Hồi Giáo ở Miến Điện.
Liên quan đến Ấn Độ, Courrier International trích dẫn bài của tuần san Outlook tại New Delhi với dòng tựa có tính cảnh báo: ”Làn sóng bài Hồi Giáo dâng cao ». Tờ báo cho biết, Ấn Độ đang đối mặt với hồ sơ đau đầu về việc người Hồi Giáo tấn công vào lợi ích Phật Giáo ở nước này. Vụ việc gần nhất là vào ngày 07/07 vừa qua, một vụ nổ liên hoàn đã xảy ra tại một khu chùa Phật giáo Mahabodhi ở thành phố Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), bang miền đông Bihar. Đây là nơi được cho là đức Phật Thích Ca đã giác ngộ dưới cây bồ đề. Nguyên nhân vụ đánh bom được cho là do người Hồi Giáo ở đây muốn trả thù cho người Hồi Giáo đang bị người Phật Giáo hà hiếp tại Miến Điện.
Tờ báo còn cho biết thêm, Phật Giáo cực đoan không chỉ tồn tại ở Miến Điện. Tờ báo nhắc lại, Lãnh tụ Khơ Me Đỏ phạm tội ác diệt chủng tại Cam Bốt cũng từng là nhà sư thời trai trẻ, cũng là người sùng bái đức Phật.
Courrier International kết luận : Lòng từ bi của Đức Phật không chỉ dừng lại ở việc từ chối dùng bạo lực đối với người khác, mà còn được thể hiện ở chỗ chấp nhận quyền sinh tồn của người khác ; thế nhưng, hiện tại, có những người theo Phật Giáo đã quên mất điều đó.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130728-phat-giao-cuc-doan-tai-chau-a
Geen opmerkingen:
Een reactie posten