Những xe tăng uy lực nhất thế giới
Xe tăng là công cụ chiến đấu bọc thép đặc biệt, được thiết kế và sản xuất để hoạt động ở tuyến đầu trong các trận chiến. Xe tăng được ngưỡng mộ bởi hỏa lực mạnh mẽ, hoạt động trên mọi địa hình và năng lực phòng thủ lớn.
Trong thế kỷ 20, các xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) trở thành công cụ chiến đấu chủ chốt trong chiến tranh hiện đại. Xe tăng lần đầu được sử dụng bởi quân đội Anh ngày 15/9/1916 trong trận Somme tại Flers-Courcelette để vượt qua chiến hào. Kể từ đó, xe chiến đấu có sự thay đổi cơ bản so với thời kỳ ban đầu.
Dưới đây là danh sách các xe tăng hàng đầu thế giới do tạp chí quân sự uy tín của Mỹ xếp loại. Tiêu chí đánh giá dựa trên năng lực hoạt động, khả năng tấn công và phòng thủ của xe.
10. Xe tăng T-90A/S của Nga
Khởi nguồn từ thiết kế T-72, T-90 được cải tiến về hỏa lực, tính di động và khả năng bảo vệ. T-90 bắt đầu được sử dụng từ năm 1992, do nhà máy Uralvagonzavod ở Nizhniy Tagil, sản xuất. Đây là loại xe tăng cao cấp nhất đang được sử dụng trong lực lượng Bộ binh và Hải quân Nga.
Hiện Nga có khoảng 500 xe tăng và có nguồn tin cho rằng 1.600 chiếc T-90 đang được sản xuất. Loại T-90A hay còn gọi là T-90 Vladimir, được trang bị một tháp pháo, động cơ V-92S2 và một ống ngắm tầm nhiệt ESSA. Các xe tăng T-90S là phiên bản xuất khẩu của T-90A, có giá từ 2,27 - 4,25 triệu USD trong năm 2011.
Thông số: Trọng lượng: 46,5 tấn, Dài: 9,53 m, Rộng: 3,78 m, Cao: 2,22 m, Quân số: 4 người
Vũ khí chính: Súng nòng trơn 125 mm.
Phạm vi hoạt động: 550-700 km. Tốc độ: 65 km/h.
Vũ khí chính: Súng nòng trơn 125 mm.
Phạm vi hoạt động: 550-700 km. Tốc độ: 65 km/h.
9. Xe tăng Type 99 của Trung Quốc
Xe tăng Type 99 còn được gọi là ZTZ-99 hay WZ-123, là xe tăng thế hệ thứ 3 của quân đội Trung Quốc. Type 99 hiện đại hơn Type 98 và mang nhiều dấu ấn thiết kế và công nghệ của Nga và các nước phương tây. Hiện tại, Type 99 là loại hiện đại nhất do Trung Quốc tự sản xuất, tuy nhiên sản xuất cầm chừng vì giá thành cao so với Type 96. Một chiếc Type 99 có giá khoảng 2,5 triệu USD.
Trọng lượng: 54 tấn, Dài: 11 m, Rộng: 3,4 m, Cao: 2,2 m, Quân số: 3 người.
Vũ khí chính: Súng nòng trơn 125 mm.
Phạm vi hoạt động: 600 km, Tốc độ: 80 km/h trên đường thường và 60 km/h xuyên quốc gia.
Vũ khí chính: Súng nòng trơn 125 mm.
Phạm vi hoạt động: 600 km, Tốc độ: 80 km/h trên đường thường và 60 km/h xuyên quốc gia.
8. Xe tăng AMX-56 Leclerc của Pháp
Xe tăng AMX-56 Leclerc của Pháp, thường gọi là Leclerc, do tập đoàn công nghiệp GIAT của Pháp phát triển, được mệnh danh là xe tăng có tốc độ nhanh nhất thế giới. Xe tăng được đặt tên theo tên tướng Philippe Leclerc de Hauteclocque, chỉ huy sư đoàn thiết giáp của Pháp trong Thế chiến II. Xe tăng này được sản xuất từ năm 1991 và đưa vào sử dụng từ năm 1992 để thay thế loại AMX 30, xe tăng chủ lực của Pháp trước đó. Quân đội Pháp có tổng cộng 406 chiếc Leclerc và quân đội Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất sở hữu 388 chiếc. Mỗi chiếc Leclerc có giá 7,4 triệu USD.
Trọng lượng: 54,5 tấn, Dài: 9,87 m, Rộng 3,71 m, Cao: 2,53 m, Quân số: 3 người.
Vũ khí chính: Súng nòng trơn 120 mm.
Phạm vi hoạt động: 550 km, 650 km với nhiên liệu dự trữ, Tốc độ: 72 km/h.
Vũ khí chính: Súng nòng trơn 120 mm.
Phạm vi hoạt động: 550 km, 650 km với nhiên liệu dự trữ, Tốc độ: 72 km/h.
7. Type 96, Trung Quốc
Xe tăng chiến đấu chủ lực của Trung Quốc Type 96 được nâng cấp từ Type 85-III trước đó. Type 96 bắt đầu được giới thiệu trong lễ diễu binh năm 1999, nhân dịp kỷ niệm 50 năm quốc khánh Trung Quốc. So với Type 85 và 88 thì Type 96 được trang bị hệ thống tích hợp tầm nhiệt mới, một hệ thống gây nhiễu infra-red/laser của Trung Quốc và động cơ mạnh hơn, thiết bị điện tử được cải thiện và một pháo kiểu phương tây.
Trọng lượng: 42,8 tấn, Dài: 10,28 m, Rộng: 42,8 m, Cao: 2,3 m, Quân số: 3 người.
Vũ khí chính: Pháo nòng trơn 125 mm.
Phạm vi hoạt động: 450 km, 600 km với nhiên liệu dự trữ. Tốc độ: 70 km/h.
Vũ khí chính: Pháo nòng trơn 125 mm.
Phạm vi hoạt động: 450 km, 600 km với nhiên liệu dự trữ. Tốc độ: 70 km/h.
6. K1A1, Hàn Quốc
K1A1 là xe tăng chiến đấu chủ lực phiên bản nâng cấp của xe tăng K1, do tập đoàn Hyundai Rotem thiết kế và phát triển. Xe tăng bắt đầu được triển khai từ năm 2001 dù chiếc xe đầu tiên được hoàn thành từ năm 1996. Tổng cộng có 484 chiếc được sản xuất từ năm 1999 đến năm 2010. Về tổng thể, xe tăng K1A1 giống loại M1A1 Abrams của Mỹ về hỏa lực và cơ chế bảo vệ. Ngoài ra, các chi tiết chính trong xe tăng này như động cơ, truyền động và hệ thống bắn pháo được nhập khẩu từ nước ngoài. Một chiếc K1A1 có giá 4 triệu USD.
Trọng lượng: 54,4 tấn, Dài: 9,71 m, Rộng: 3,6 m, Cao: 2,25 m, Quân số: 4 người
Vũ khí chính: Pháo nòng trơn 120 mm.
Phạm vi hoạt động: 500 km, Tốc độ: 65 km/h trên đường thường và 40 km/h qua biên giới.
Vũ khí chính: Pháo nòng trơn 120 mm.
Phạm vi hoạt động: 500 km, Tốc độ: 65 km/h trên đường thường và 40 km/h qua biên giới.
>> Xem tiếp
Vũ Hà (Ảnh: China.org.cn)
Thứ tư, 3/7/2013 08:54 GMT+7
Những xe tăng uy lực nhất thế giới
5. Merkava Mark IV, Israel
Trọng lượng: 65 tấn, Dài: 9,04 m, Rộng: 3,72 m, Cao: 2,66m, Quân số: 4 người
Vũ khí chính: Súng trơn nòng 120 mm
Tầm hoạt động: 500 km, Tốc độ: 64 km/h trên đường thường và 55 km/h trên đường rừng.
4. The K2 Black Panther, Hàn Quốc
K2 Black Panther được Hàn Quốc sản xuất để thay thế thế hệ cũ M48 Patton và bổ trợ cho loại K1 đang được sử dụng trên thực địa. Quân đội Hàn Quốc dự kiến sẽ triển khai 680 chiếc Black Panthers vào tháng 3/2014, tuy nhiên đang bị tạm dừng vì vấn đề ở hệ thống truyền động và động cơ chính. K2 Black Panther được dự đoán có giá khoảng 8,5 triệu USD và sẽ xác lập kỷ lục xe tăng chiến đấu đắt nhất trong lịch sử thế giới.
Trọng lượng: 55 tấn, Dài: 10,8 m, Rộng: 3,6 m, Cao: 2,4 m, Quân số: 3 người
Vũ khí chính: Súng nòng trơn 120 mm/L55
Phạm vi hoạt động: 450 km, Tốc độ: 70 km//h trên đường nhựa và 50 km/h trên các địa hình khác.
Vũ khí chính: Súng nòng trơn 120 mm/L55
Phạm vi hoạt động: 450 km, Tốc độ: 70 km//h trên đường nhựa và 50 km/h trên các địa hình khác.
3. M1A2SEP, Mỹ
Trọng lượng: 63 tấn, Dài: 9,83 m; Rộng: 3,66 m, Cao: 2,44 m, Quân số: 4 người.
Vũ khí chính: Pháo nòng trơn 120 mm L44 M256
Phạm vi hoạt động: 500 km, Tốc độ: 68 km/h
2. Challenger 2, Anh
Xe tăng Challenger 2, được phát triển từ Challenger 1, là xe tăng chiến đấu chủ lực đang phục vụ trong quân đội Hoàng gia Anh và quân đội Oman. Được coi là chiếc xe tăng vững chãi nhất trên thế giới, Challenger 2 có khả năng phòng vệ cao, chống lại những vũ khí, pháo hỏa trực tiếp của đối phương. Challenger 2 được sử dụng trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003 và được cho là có khả năng chịu đựng được 14 phát đạn từ súng phóng lựu và một quả tên lửa chống tăng MILAN. Một chiếc xe tăng này có giá 8 triệu USD.
Trọng lượng: 62,5 tấn, Dài: 8,30 m, Rộng: 3,5 m, Cao: 2,5 m, Quân số: 4 người
Vũ khí chính: Pháo L30A1 120 mm
Phạm vi hoạt động: 450 km, Tốc độ: 56 km/h.
Vũ khí chính: Pháo L30A1 120 mm
Phạm vi hoạt động: 450 km, Tốc độ: 56 km/h.
1. Leopard 2A6, Đức
Trọng lượng: 62,3 tấn, Dài: 9,97 m, Rộng: 3,75 m, Cao: 3 m, Quân số: 4 người
Vũ khí chính: Pháo nòng trơn Rheinme L55 120mm
Tốc độ: 500 km, Tốc độ: 68 km/h
Vũ Hà (Ảnh: China.org.cn)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten