Mây đen doping vẫn che phủ bầu trời Tour de France 2013
Đội Sky Riders của Anh chuẩn vị tham gia lễ khai mạc Tour de France 2013 tại Porto Vecchio (REUTERS /J.P Pelissier)
Hôm nay, 29/6/2013 cuộc đua xe đạp Vòng quanh nước Pháp – Tour de France lần thứ 100 khởi phát từ đảo Corse. Chưa bao giờ Tour de France lại thu hút sự chú ý của báo chí như lần này. Phải chăng bởi mốc lần thứ một trăm hay bởi những tai tiếng sử dụng doping ngày càng trở nên đại trà trong cuộc đua xe đạp danh tiếng hàng đầu thế giới ?
Tour de France xuất hiện trên trang nhất của hầu hết các báo Pháp hôm nay. Cũng là tất nhiên bởi đây là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất của nước Pháp và làng đua xe đạp quốc tế. Bắt đầu từ hôm nay 29/06 và kết thúc ngày 18/07/2013 tại điểm đến truyền thống đại lộ Champs Elysée của thủ đô Paris, Tour de France 2013 dự kiến sẽ thu hút 12 triệu khán giả tới dọc các tuyến đua dài 3404 km.
Cuộc đua được truyền hình đến 190 nước. Hơn một nghìn các báo đài, hãng thông tấn tham gia đưa tin về sự kiện. Những con số cho thấy tầm cỡ và uy tín của cuộc đua xe đạp Vòng quanh nước Pháp có bề dày lịch sử hơn 100 năm. Tuy nhiên các hàng tựa trên các báo Pháp ra trong ngày khởi phát cuộc đua lại cho thấy đám mây đen doping lại phủ lê bầu trời ngày hội của Tour de France vốn từ hơn một thập kỷ nay không được sáng sủa gì.
Điểm qua các tựa lớn người ta thấy : Trang nhất Libération là bức ảnh một tay đua phủ gần kín khổ báo với hàng tựa « Tour de France, lịch sử đầy nặng nề », Le Figaro thì hẳng thắng nhận xét : « Doping làm lu mờ Tour de France thứ 100 », Le Monde trích dẫn : « Không thể chiến thắng Vòng đua mà không dùng doping », phát biểu của Lance Armastrong trong bài phỏng vấn đặc biệt dành cho tờ báo ngay trước khi cuộc đua khởi phát. Tay đua người Mỹ này nổi tiếng với thành tích 7 lần vô địch Tour de France nhờ… doping.
Xã luận của tờ Le Monde chạy hàng tựa với giọng trì chiết « Vòng đua lớn, gian trá lớn ». Với Tour de France lần thứ 100, lần đầu được khởi phát từ đảo Corse, hòn đảo đẹp nhất nước Pháp, các tay đua và các nhà tổ chức đang hy vọng vòng đua lần này sẽ thoát ra được khỏi cái bóng doping vẫn đang đeo đuổi đoàn đua Tour de France từ 15 năm nay. Theo Le Monde, dường như đó vẫn là một mơ ước ngây thơ. Các nhà tổ chức cuộc đua, công ty Amaury Sport Organisation và Liên đoàn xe đạp quốc tế ( UCI) vẫn nghĩ rằng gạch tên được Lance Armstrong ra khỏi bảng thành tích là có thể xóa sạch dấu vết đã qua.
Thế nhưng chính tay đua từng 7 lần chiến thắng cuộc đua này (1999-2005) dù đã bị hạ bệ và phải chấm dứt sự nghiệp vì sử dụng thuốc kích lực, trong cuộc phỏng vấn của Le Monde đã nói thẳng ra rằng « Tôi không sáng tạo ra doping và doping cũng sẽ không dừng lại cùng với tôi ». Tay đua này còn khẳng định như trường hợp của anh thì « không thể chiến thắng cuộc đua mà không dùng thuốc kích lực ».
Ngược lại thời gian thì thấy, người chiến thắng Tour de France 1997, tay đua người Đức Jan Ullrich mới đây cũng vừa thú nhận có sử dụng doping. Năm 2006 người đồng hương của Lance Armstrong là tay đua Floy Landis cũng đã phải trả lại chiếc áo vàng chiến thắng. Chưa hết, năm 2010, tài năng mới nổi của làng đua xe đạp thế giới, tay đua người Tây Ban Nha Alberto Contador cũng lại bị phát hiện dương tính với doping ngay sau khi vừa giành được chiến thắng.
Le Monde nhận thấy, Tour de France không còn giữ được uy tín thể thao. Một thăm dò dư luận vừa thực hiện hồi tháng 5 cho thấy hơn 40% người dân Pháp sẽ không xúc động gì nếu ngay ngày mai Tour de France bị dẹp bỏ. Điều này cho thấy cuộc đua danh giá này đang bị đe dọa, cần phải cứu lấy thanh thế uy tín cho cuộc đua.
Điều này đã được thể hiện bằng một quyết tâm từ các nhà quản lý chuyên môn cho đến các nhà chính trị của Pháp. Thậm chí Thượng việ cũng phải quan tâm. Sau vụ Armstrong, các thượng nghị sĩ Pháp đã cho lập một ủy ban điều tra về tính hiệu quả của cuộc đấu tranh chống doping. Không ít trường hợp sử dụng thuốc sẽ còn bị ủy ban này phát lộ trong thời gian tới.
Xã luận Le Monde kết luận, để vòng đua Tour de France có được xuất phát mới thì từ các tay đua, các nhà quản lý đội đua, lãnh đạo, nhà tổ chức, các nhà tài trợ và cả báo chí, từ lâu nay vẫn nhắm mắt làm ngơ thì giờ đây phải cùng tham gia tiếp sức nhau trong cuộc chiến chống doping.
Dù gì thì đối với người Pháp nói chung và người hâm mộ môn đua xe đạp nói riêng thì Tour de France không chỉ là sự hâm mộ, say mê mà còn là niềm tự hào. Với hơn 100 năm tồn tại, cuộc đua đường trường kéo dài gần 3500 km qua các địa danh lịch sử và thắng cảnh của nước Pháp, Tour de France với người Pháp vẫn là một sự kiện vượt ra ngoài tầm thể thao.
Đó là lịch sử, là lễ hội là văn hóa, là giá trị tinh thần và tất nhiên không thể thiếu kinh tế. Bởi vậy xã luận Le Figaro vẫn hy vọng Tour de France 2013 với cái mốc lần thứ 100 sẽ là « một chút không khí trong lành cho một kỷ nguyên mới. Người ta vẫn đang mơ ước mở ra một chu kỳ mới ». Trong khi đó Libération cũng mong muốn một Tour de France « tôn vinh thực sự cho những người anh hùng thực sự. Không có những màn dàn cảnh giả tạo cho một huyền thoại được thổi phồng từ bấy lâu nay ».
Chuyến công du châu Phi không dễ chịu của ông Obama
Chuyển qua các tin tức thời sự quốc tế, các báo chú ý tới chuyến công du châu Phi của tổng thống Mỹ Barack Obama. Le Monde trở lại điểm đến đầu tiên của ông Obama tại Dakar Sénégal. Với hàng tựa « Tại Dakar, Barack Obama ca ngợi mô hình dân chủ của Sénégal ». Tuy nhiên, theo tờ báo ở điểm dừng chân đầu tiên này tổng thống Mỹ có vẻ không đưa ra được thông điệp về sự hiện diện trở lại của Hoa Kỳ tại lục địa Phi.
Tờ báo nhận định, hôm 27/06 tại Dakar, tổng thống Mỹ « đã rất khó khăn để tập trung vào thông điệp ông định mang tới đây đó là : « Với những đồng đô la viện trợ, đầu tư, Hoa Kỳ đang trở lại châu Phi, nhất là ở những nước như Sénégal được đánh giá là học trò giỏi » trong lĩnh vực dân chủ.
Theo tờ báo thì có lẽ những chuyện thời sự như tình hình sức khỏe nguy kịch của ông Nelson Mandela, vụ nhân viên mật vụ Edward Snowden đã làm phân tâm tổng thống Mỹ. Tờ báo cũng nhận xét là chỉ vài bước chân cách dinh thổng thống Sénégal nơi 2 vị tổng thống gặp nhau, đó là cảnh nghèo khổ của người dân bày ra khắp phố. Nơi đây một nửa dân số vẫn đang phải sống với chưa đầy 2 đô la mỗi ngày.
Trong khi đó báo Libération thì lại chỉ trích chuyện bảo đảm an toàn cho tổng thống Obama tại Sénégal là không cân xứng với việc huy động một lực lượng bảo vệ hùng hậu từ trong đất liền ra đến tận ngoài khơi. Tờ báo cho rằng việc bảo vệ an ninh cho tổng thống Mỹ như vậy là quá mức cần thiết trong khi mà mối đe dọa không lớn vì Sénégal vẫn là nước được ông Obama cho là thanh bình và ổn định chính trị nhất khu vực.
Vẫn là chuyến công du châu Phi của ông Obama, Le Figaro gắn chuyến đi của tổng thống Mỹ đến Nam Phi hôm nay với tình trạng sức khỏe đang nguy kịch của Nelson mandela với hàng tựa : Obama tới Pretoria, Nam Phi cầu nguyện cho Nelson Mandela.
Tờ báo cho biết, những thông tin trái ngược nhau về tình trạng sức khỏe của cựu tổng thống Nam Phi vẫn tiếp tục lan truyền. Hôm qua, gia đình của Nelson Mandela khẳng định trước báo giới là tình trạng sức khỏe của cựu tổng thống Nam Phi, nay đã 94 tuổi nhập viện từ 3 tuần quan đã được « cải thiện nhiều » nhưng vẫn « nghiêm trọng ».
Người dân Nam Phi vẫn không ngừng cầu nguyện cho người anh hùng dân tộc của họ dù vẫn ý thức được rằng « Madiba » đang sống những thời khắc cuối cùng của cuộc đời. Câu hỏi được đặt ra cho chuyến đi của tổng thống Mỹ tới Nam Phi lúc này là liệu ông Barack Obama có tới thăm Madiba hay không ? Một câu hỏi khá tế nhị cho tổng thống Mỹ trong chuyến công du này.
Ai Cập : Làm lại Cách mạng mùa xuân ?
Vẫn là tình hình thời sự châu Phi, nhật báo Le Figaro quan tâm đến dịp đánh dấu một năm tổng thống Mohamed Morsi lên cầm quyền ở Ai Cập. Tờ báo chạy tựa : « Ai cập tổng kết những thất bại của Morsi ». Tờ báo nhận thấy « một năm sau khi bầu lên vị tổng thống Hồi giáo, dân chúng Ai cập đã mất hết ảo tưởng và đang chuẩn bị biểu tình vào ngày mai (30/06) và họ sẽ lại đối mặt với những người trung thành với Morsi.
Nguy cơ một cuộc « nội chiến » đang cận kề. Lo ngại xảy ra hỗn loạn đã lên đến cao độ mà một số người trong đảng Huynh đệ Hồi giáo phải lên tiếng kêu nhắc nhở các bên phải hết sức kiềm chế. Không chỉ các đảng thế tục mà đến giờ gần 60% dân Ai Cập đều cho rằng ông Mohamed Morsi đã « thất bại hoàn toàn, không đáp ứng được mong chờ của cuộc cách mạng » mùa xuân.
Nhật báo Libération cũng có chung nhận xét : Ai Cập, một dịp kỷ niệm thổi bùng tàn lửa. Tờ báo ghi nhận, lúc này « dường như người Ai cập đang chờ đợi tia lửa làm bùng lên thùng thuốc súng. Không xa quảng trường trong thủ đô, các chiến xa của quân đội đã được triển khai, họ cũng đang sẵn sàng để can thiệp ».
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130629-may-den-doping-van-phu-tren-bau-troi-tour-de-france-2013-0
Cuộc đua được truyền hình đến 190 nước. Hơn một nghìn các báo đài, hãng thông tấn tham gia đưa tin về sự kiện. Những con số cho thấy tầm cỡ và uy tín của cuộc đua xe đạp Vòng quanh nước Pháp có bề dày lịch sử hơn 100 năm. Tuy nhiên các hàng tựa trên các báo Pháp ra trong ngày khởi phát cuộc đua lại cho thấy đám mây đen doping lại phủ lê bầu trời ngày hội của Tour de France vốn từ hơn một thập kỷ nay không được sáng sủa gì.
Điểm qua các tựa lớn người ta thấy : Trang nhất Libération là bức ảnh một tay đua phủ gần kín khổ báo với hàng tựa « Tour de France, lịch sử đầy nặng nề », Le Figaro thì hẳng thắng nhận xét : « Doping làm lu mờ Tour de France thứ 100 », Le Monde trích dẫn : « Không thể chiến thắng Vòng đua mà không dùng doping », phát biểu của Lance Armastrong trong bài phỏng vấn đặc biệt dành cho tờ báo ngay trước khi cuộc đua khởi phát. Tay đua người Mỹ này nổi tiếng với thành tích 7 lần vô địch Tour de France nhờ… doping.
Xã luận của tờ Le Monde chạy hàng tựa với giọng trì chiết « Vòng đua lớn, gian trá lớn ». Với Tour de France lần thứ 100, lần đầu được khởi phát từ đảo Corse, hòn đảo đẹp nhất nước Pháp, các tay đua và các nhà tổ chức đang hy vọng vòng đua lần này sẽ thoát ra được khỏi cái bóng doping vẫn đang đeo đuổi đoàn đua Tour de France từ 15 năm nay. Theo Le Monde, dường như đó vẫn là một mơ ước ngây thơ. Các nhà tổ chức cuộc đua, công ty Amaury Sport Organisation và Liên đoàn xe đạp quốc tế ( UCI) vẫn nghĩ rằng gạch tên được Lance Armstrong ra khỏi bảng thành tích là có thể xóa sạch dấu vết đã qua.
Thế nhưng chính tay đua từng 7 lần chiến thắng cuộc đua này (1999-2005) dù đã bị hạ bệ và phải chấm dứt sự nghiệp vì sử dụng thuốc kích lực, trong cuộc phỏng vấn của Le Monde đã nói thẳng ra rằng « Tôi không sáng tạo ra doping và doping cũng sẽ không dừng lại cùng với tôi ». Tay đua này còn khẳng định như trường hợp của anh thì « không thể chiến thắng cuộc đua mà không dùng thuốc kích lực ».
Ngược lại thời gian thì thấy, người chiến thắng Tour de France 1997, tay đua người Đức Jan Ullrich mới đây cũng vừa thú nhận có sử dụng doping. Năm 2006 người đồng hương của Lance Armstrong là tay đua Floy Landis cũng đã phải trả lại chiếc áo vàng chiến thắng. Chưa hết, năm 2010, tài năng mới nổi của làng đua xe đạp thế giới, tay đua người Tây Ban Nha Alberto Contador cũng lại bị phát hiện dương tính với doping ngay sau khi vừa giành được chiến thắng.
Le Monde nhận thấy, Tour de France không còn giữ được uy tín thể thao. Một thăm dò dư luận vừa thực hiện hồi tháng 5 cho thấy hơn 40% người dân Pháp sẽ không xúc động gì nếu ngay ngày mai Tour de France bị dẹp bỏ. Điều này cho thấy cuộc đua danh giá này đang bị đe dọa, cần phải cứu lấy thanh thế uy tín cho cuộc đua.
Điều này đã được thể hiện bằng một quyết tâm từ các nhà quản lý chuyên môn cho đến các nhà chính trị của Pháp. Thậm chí Thượng việ cũng phải quan tâm. Sau vụ Armstrong, các thượng nghị sĩ Pháp đã cho lập một ủy ban điều tra về tính hiệu quả của cuộc đấu tranh chống doping. Không ít trường hợp sử dụng thuốc sẽ còn bị ủy ban này phát lộ trong thời gian tới.
Xã luận Le Monde kết luận, để vòng đua Tour de France có được xuất phát mới thì từ các tay đua, các nhà quản lý đội đua, lãnh đạo, nhà tổ chức, các nhà tài trợ và cả báo chí, từ lâu nay vẫn nhắm mắt làm ngơ thì giờ đây phải cùng tham gia tiếp sức nhau trong cuộc chiến chống doping.
Dù gì thì đối với người Pháp nói chung và người hâm mộ môn đua xe đạp nói riêng thì Tour de France không chỉ là sự hâm mộ, say mê mà còn là niềm tự hào. Với hơn 100 năm tồn tại, cuộc đua đường trường kéo dài gần 3500 km qua các địa danh lịch sử và thắng cảnh của nước Pháp, Tour de France với người Pháp vẫn là một sự kiện vượt ra ngoài tầm thể thao.
Đó là lịch sử, là lễ hội là văn hóa, là giá trị tinh thần và tất nhiên không thể thiếu kinh tế. Bởi vậy xã luận Le Figaro vẫn hy vọng Tour de France 2013 với cái mốc lần thứ 100 sẽ là « một chút không khí trong lành cho một kỷ nguyên mới. Người ta vẫn đang mơ ước mở ra một chu kỳ mới ». Trong khi đó Libération cũng mong muốn một Tour de France « tôn vinh thực sự cho những người anh hùng thực sự. Không có những màn dàn cảnh giả tạo cho một huyền thoại được thổi phồng từ bấy lâu nay ».
Chuyến công du châu Phi không dễ chịu của ông Obama
Chuyển qua các tin tức thời sự quốc tế, các báo chú ý tới chuyến công du châu Phi của tổng thống Mỹ Barack Obama. Le Monde trở lại điểm đến đầu tiên của ông Obama tại Dakar Sénégal. Với hàng tựa « Tại Dakar, Barack Obama ca ngợi mô hình dân chủ của Sénégal ». Tuy nhiên, theo tờ báo ở điểm dừng chân đầu tiên này tổng thống Mỹ có vẻ không đưa ra được thông điệp về sự hiện diện trở lại của Hoa Kỳ tại lục địa Phi.
Tờ báo nhận định, hôm 27/06 tại Dakar, tổng thống Mỹ « đã rất khó khăn để tập trung vào thông điệp ông định mang tới đây đó là : « Với những đồng đô la viện trợ, đầu tư, Hoa Kỳ đang trở lại châu Phi, nhất là ở những nước như Sénégal được đánh giá là học trò giỏi » trong lĩnh vực dân chủ.
Theo tờ báo thì có lẽ những chuyện thời sự như tình hình sức khỏe nguy kịch của ông Nelson Mandela, vụ nhân viên mật vụ Edward Snowden đã làm phân tâm tổng thống Mỹ. Tờ báo cũng nhận xét là chỉ vài bước chân cách dinh thổng thống Sénégal nơi 2 vị tổng thống gặp nhau, đó là cảnh nghèo khổ của người dân bày ra khắp phố. Nơi đây một nửa dân số vẫn đang phải sống với chưa đầy 2 đô la mỗi ngày.
Trong khi đó báo Libération thì lại chỉ trích chuyện bảo đảm an toàn cho tổng thống Obama tại Sénégal là không cân xứng với việc huy động một lực lượng bảo vệ hùng hậu từ trong đất liền ra đến tận ngoài khơi. Tờ báo cho rằng việc bảo vệ an ninh cho tổng thống Mỹ như vậy là quá mức cần thiết trong khi mà mối đe dọa không lớn vì Sénégal vẫn là nước được ông Obama cho là thanh bình và ổn định chính trị nhất khu vực.
Vẫn là chuyến công du châu Phi của ông Obama, Le Figaro gắn chuyến đi của tổng thống Mỹ đến Nam Phi hôm nay với tình trạng sức khỏe đang nguy kịch của Nelson mandela với hàng tựa : Obama tới Pretoria, Nam Phi cầu nguyện cho Nelson Mandela.
Tờ báo cho biết, những thông tin trái ngược nhau về tình trạng sức khỏe của cựu tổng thống Nam Phi vẫn tiếp tục lan truyền. Hôm qua, gia đình của Nelson Mandela khẳng định trước báo giới là tình trạng sức khỏe của cựu tổng thống Nam Phi, nay đã 94 tuổi nhập viện từ 3 tuần quan đã được « cải thiện nhiều » nhưng vẫn « nghiêm trọng ».
Người dân Nam Phi vẫn không ngừng cầu nguyện cho người anh hùng dân tộc của họ dù vẫn ý thức được rằng « Madiba » đang sống những thời khắc cuối cùng của cuộc đời. Câu hỏi được đặt ra cho chuyến đi của tổng thống Mỹ tới Nam Phi lúc này là liệu ông Barack Obama có tới thăm Madiba hay không ? Một câu hỏi khá tế nhị cho tổng thống Mỹ trong chuyến công du này.
Ai Cập : Làm lại Cách mạng mùa xuân ?
Vẫn là tình hình thời sự châu Phi, nhật báo Le Figaro quan tâm đến dịp đánh dấu một năm tổng thống Mohamed Morsi lên cầm quyền ở Ai Cập. Tờ báo chạy tựa : « Ai cập tổng kết những thất bại của Morsi ». Tờ báo nhận thấy « một năm sau khi bầu lên vị tổng thống Hồi giáo, dân chúng Ai cập đã mất hết ảo tưởng và đang chuẩn bị biểu tình vào ngày mai (30/06) và họ sẽ lại đối mặt với những người trung thành với Morsi.
Nguy cơ một cuộc « nội chiến » đang cận kề. Lo ngại xảy ra hỗn loạn đã lên đến cao độ mà một số người trong đảng Huynh đệ Hồi giáo phải lên tiếng kêu nhắc nhở các bên phải hết sức kiềm chế. Không chỉ các đảng thế tục mà đến giờ gần 60% dân Ai Cập đều cho rằng ông Mohamed Morsi đã « thất bại hoàn toàn, không đáp ứng được mong chờ của cuộc cách mạng » mùa xuân.
Nhật báo Libération cũng có chung nhận xét : Ai Cập, một dịp kỷ niệm thổi bùng tàn lửa. Tờ báo ghi nhận, lúc này « dường như người Ai cập đang chờ đợi tia lửa làm bùng lên thùng thuốc súng. Không xa quảng trường trong thủ đô, các chiến xa của quân đội đã được triển khai, họ cũng đang sẵn sàng để can thiệp ».
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130629-may-den-doping-van-phu-tren-bau-troi-tour-de-france-2013-0
Geen opmerkingen:
Een reactie posten