Kate - Diana, hai hình tượng trái ngược của Hoàng gia Anh
Diana và Kate, hai hình ảnh của Hoàng gia Anh.
Getty Images/Tim Graham/Reuters/Samsul Said
Sự kiện công nương Kate hạ sinh hoàng tử được báo chí Pháp hôm nay khá quan tâm. Trên trang nhất báo Le Figaro chạy tựa : « Đó là hoàng tử ! Người Anh ăn mừng sự ra đời của người kế vị thứ ba ngôi báu ». Trang bên trong của tờ báo thì đăng bài : « Công tước xứ Cambridge đã sinh hạ hoàng tử ».
Báo Le Figaro đưa tin hoàng tử vừa chào đời vào hôm qua (22/07), lúc 16h24 (giờ Luân Đôn), nặng 3,8 kg. Mẹ tròn con vuông. Trước cổng bệnh viện, những tiếng reo hò vui sướng vang lên. Tờ báo còn trích dẫn phát biểu và nhận định của các thành viên Hoàng gia Anh. Hoàng tử William thốt lên : « Chúng tôi không thể hạnh phúc hơn thế ». Một bác sĩ Hoàng gia nhận xét : « Thật là một đứa bé tuyệt vời, rất xinh xắn ». Thái tử Charles thì cuồng lên vì vui sướng, « đây là lần đầu tiên tôi đón đứa cháu nội đầu tiên chào đời ». Về phía thủ tướng Anh, ông David Cameron nhận định : « Đây là một giây phút trọng đại của quốc gia ». Phía bên kia bờ Đại Tây Dương, Nhà Trắng cũng gửi lời chúc mừng đến hoàng tử William và công nương Kate.
Báo Le Figaro còn cho biết giờ đây, dân chúng đang chờ đợi tên sẽ đặt cho vị tân hoàng tử. Dân Anh đã phải đợi một tuần trước khi biết tên gọi của hoàng tử William và một tháng trước khi đặt tên cho thái tử Charles. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Anh, nhờ vào sự kéo dài tuổi thọ mà bốn thế hệ của Hoàng gia Anh sẽ cùng tề tựu vào ngày lễ rửa tội cho hoàng tử nhỏ. Ngày hôm nay, Anh sẽ bắn 103 phát đại bác để chào mừng vị hoàng tử chào đời.
Đồng thời, báo Le Figaro còn có bài báo so sánh công nương Kate và công nương Diana quá cố, mẹ của hoàng tử William qua hàng tựa : « Kate, một người kín đáo đã xóa đi hình ảnh của Diana đầy biến động ».
Bài báo nhận định Kate đã chọn sinh hoàng tử tại cùng một bệnh viện với Diana khi công nương quá cố sinh hạ William. Kate sẽ cùng chồng và con nhỏ dọn đến sống tại một căn hộ lớn tại điện Kensington, vừa được sửa sang. Nơi đây chính là nơi mà công nương Diana đã ẩn mình sau khi chia tay với thái tử Charles. Bài báo so sánh Kate cũng như Diana, cô sẽ ở bên cạnh con nhỏ và sẽ trở thành một hình tượng cho ngành thời trang. kate cũng sẽ đỡ đầu cho các dự án nhân đạo vì trẻ thơ.
Còn về điểm trái ngược nhau, tờ báo nhận định, Kate sinh con khi gia đình đang thuận hòa, trong khi Diana thì sinh hạ con trong hoàn cảnh cô và chồng có những rạn nứt tình cảm. Kate, công tước xứ Cambridge đã cố gắng xóa đi bi kịch của người mẹ chồng Diana mà cô chưa hề biết. Đám cưới giữa Kate và William cách đây 2 năm được cả thế giới chào mừng và là kết quả của tình yêu, không giống như bi kịch của cuộc hôn nhân sắp đặt trước của công nương Diana và thái tử Charles. Tờ báo còn khen ngợi Kate, từ khi quen biết hoàng tử William, đã biết làm cho Hoàng gia Anh chấp nhận mình bằng cách biết trau chuốt hình ảnh của mình trước công chúng, trên truyền thông. Theo nhận định của một nhà văn thì « Kate dường như được chọn trước cho ngôi vị công nương, vì nơi cô không có gì đáng chê ».
Thứ ba 23 Tháng Bẩy 2013
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130723-bao-chi-anh-ron-ra-chao-mung-con-trai-hoang-tu-william-ra-doi
Chẳng có gì quá lớn đối với Bắc Kinh
Liên quan đến thời sự tại châu Á, báo Le Monde hôm nay có bài viết mang tựa : « Khi Trung Quốc đảo ngược các dòng sông ». Tờ báo cho biết, nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông đã từng mơ ước rút nước từ sông ngòi trù phú ở miền Nam để tưới tiêu cho những tỉnh cằn cỗi ở miền Bắc. Giờ đây, giấc mơ ấy đã thành hiện thực nhưng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và cho con người.
Sông Dương Tử và sông Hán sẽ được dẫn lên miền Bắc tưới tiêu cho tỉnh Sơn Đông và Bắc Kinh ; 340 000 người dân sẽ bị di dời. Quốc gia này hiện đang đối mặt với nạn ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Tờ báo gọi đây là một dự án « kếch xù » với 2 tỷ euro, đã bắt đầu được tiến hành trong những năm 2000 và được khai trương vào mùa thu này.
Bài báo còn thuật lại nỗi cay đắng của người di tản tại thành phố Huệ Dân thuộc tỉnh Sơn Đông. Đây là một thành phố mới được lập nên để đón những người di tản sau khi nhà nước Trung Quốc tung ra dự án chuyển nước từ miền Nam lên miền Bắc. Bầu khí của người dân tại đây vô cùng ảm đạm. Họ không ngại kể lại nỗi thất vọng khi phải di dời chỗ ở và sống trong những căn nhà « tồi tệ » mà chính phủ dành cho họ. Một người dân khác kể lại nước hút từ các mạch nước ngầm bị ô nhiễm đến mức ngay cả khi được đun sôi đã để lại những hạt nhỏ như những hạt muối.
Tờ báo nhận định là 340 000 người, tương đương với dân số thành phố Nice ở miền nam nước Pháp phải di cư đến miền trung của Trung Quốc để thực hiện dự án « điên rồ » của Mao là đảo chiều dòng nước. Con số này ít hơn bốn lần so với số dân phải di dời trong dự án xây dựng đập thủy điện Tam Hiệp chặn dòng Trường Giang, mà Bắc Kinh đã phải thừa nhận dự án này gây ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết về mặt sinh thái và tái định cư người dân. Một số người dân không hề muốn di cư, nhưng Bắc Kinh đã nhấn mạnh rằng, nếu ai từ chối đi di tản thì sẽ không nhận được gì. Do đó, người dân buộc phải di dời chỗ ở vì ít ra nhà nước cũng cấp cho họ một mái nhà. Việc cưỡng chế di dân đã làm cho một số thanh niên bỏ xứ đi làm việc trong các công xưởng tại các thành phố lớn. Đất đai mới cấp cho dân quá ít, sản lượng không đủ để cả gia đình cùng lao động, nên một số người dân phải đi đánh bắt cá trên đập.
Ông Shinzo Abe có 3 năm để cải cách đất nước
Liên quan đến Nhật Bản, sự kiện ông Shinzo Abe và đảng Tự do Dân chủ của ông thắng lớn tại bầu cử Thượng viện vẫn là tâm điểm của các báo Pháp ra ngày hôm nay. Báo Le Monde có bài viết mang tựa : « Ngôi vị của ông Shinzo Abe được củng cố thêm sau chiến thắng bầu cử tại Thượng viện ». Tờ báo nhận định chiến thắng này giúp ông có thể cải cách lại Hiến pháp « chủ hòa » của quốc gia và có đủ phương tiện để thực hiện các tham vọng cải cách của mình . Trên lĩnh vực kinh tế, ông cần tiến hành dự án Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP hiệp định tự do mậu dịch do Hoa Kỳ khởi xướng. Đồng thời, ông còn phải đưa ra một số biện pháp kích thích tăng trưởng quốc gia.
Bên cạnh đó, báo kinh tế Les Echos đăng bài : « Ông Shinzo Abe có ba năm để cải cách đất nước ». Báo Les Echos và báo Libération đồng nhận định là với chiến thắng vang dội tại bầu cử Thượng viện, ông Abe sẽ tiến hành chương trình cải cách cơ cấu mà không còn một chướng ngại vật nào.
Còn báo Le Figaro trong mục kinh tế cũng quan tâm đến đất nước Mặt trời mọc qua bài viết : « Ông Abe kêu cứu đến các chủ doanh nghiệp ». Theo bài báo, các doanh nhân Nhật Bản đầu tư vào nước ngoài quá nhiều trong khi tại Nhật Bản không là bao. Chính quyền Nhật bản bắt đầu trách các chủ doanh nghiệp Nhật chưa tham gia mạnh mẽ vào chính sách Abenomic của thủ tướng Abe. Chính phủ cần các doanh nghiệp này để tạo việc làm, cải thiện lòng tin và kích thích tiêu thụ. Với điều kiện này, ông Shinzo Abe sẽ thực hiện được lời hứa của mình là chấm dứt tình trạng giảm phát đã liên tục kéo dài. Tokyo đề ra mục tiêu, đẩy lạm phát lên thành 2% càng sớm càng tốt.
Pháp : các dân biểu chống đối việc di cư của dân gốc Đông Âu
Về thời sự tại Pháp, các báo Paris quan tâm đến nạn di cư của những người Rumani, Bulgari, gốc Đông Âu sang Pháp trộm cắp. Vụ tai tiếng sau khi một dân biểu thuộc đảng cánh Trung Gilles Bourdouleix đã phát biểu rằng cảm thấy tiếc khi Hitler đã không giết thêm nhiều người zigan đã làm tốn không ít giấy mực của báo giới và gây ra phản ứng khác nhau trong công luận.
Đề tài này chiếm trang nhất trên báo Libération và trang bên trong có bài viết mang tựa : « Người sống du mục : sự gia tăng hận thù ». « Hèn hạ » là tựa của bài xã luận đăng trên tờ báo này. Bài xã luận nhận định là lời phát biểu của dân biểu cánh Trung chính là « hèn hạ và kỳ thị chủng tộc ».
Xin giải thích từ « Rom » ban đầu dùng để chỉ những người có chung nguồn gốc là Ấn Độ, nhưng sau đó được dùng để chỉ những dân tộc đến từ Đông Âu như Rumani, Bulgari và sống du mục sang Pháp và các nước châu Âu khác. Hiện nay tại Pháp, có khoảng 350 000 người Rom.
Do sống du mục nay đây mai đó không nhà không cửa, nên chính phủ Pháp buộc các chính quyền địa phương phải quy hoạch các khu vực để đón tiếp thành phần dân cư này. Pháp hiện là một trong những quốc gia có số lượng người rom di cư sang đông nhất. Đây là vấn đề hết sức đau đầu cho chính phủ Pháp và gây ra nhiều tranh cãi. Đặc biệt, các dân biểu thuộc cánh hữu kịch liệt chống đối về việc quy hoạch các vùng đón tiếp thành phần này. Bài xã luận nhận xét, một số đã trở thành người Pháp từ thế kỷ XV và cha mẹ họ đã từng chiến đấu và hy sinh vì nước Pháp. Tuy nhiên, họ có cách sống vô cùng khác dân Pháp và từ lâu, không hề hòa nhập và bị xem như ngoài lề xã hội Pháp.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Brazil
Chuyến đi đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Brazil nhân Đại hội giới trẻ thế giới cũng là tâm điểm của các báo ra ngày hôm nay. Báo Les Echos có bài viết : « Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Rio : chuyến viếng thăm đầu tiên mang tính biểu tượng ».
Tờ báo nhận định người dân đón tiếp Đức Giáo Hoàng vô cùng nồng nhiệt trong một bầu khí xã hội vốn đang căng thẳng. Một tín đồ nhận xét vẻ giản dị của Đức Giáo Hoàng trong cách Ngài tiếp người dân, thái độ, cử chỉ của Ngài rất gần gũi. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa rằng bình ổn xã hội đã quay trở lại. Bài báo nhận định với khoản ngân sách dành để tiếp đón Đức thánh cha Phanxicô (theo một số ước tính là 100 triệu euro) cũng có thể sẽ gây nên biểu tình trong dân chúng.
Báo Libération nhận định : Đức Giáo Hoàng đến Brazil tối hôm qua trong một không khí sôi động để chủ trì Đại hội thanh niên Công giáo trong khi tại nước này, tỷ lệ dân Công giáo đang giảm dần.
Bên cạnh đó, báo Le Figaro đăng bài : « Đức Giáo Hoàng được tiếp đón trong một thành phố sôi động ». Đặc biệt, tờ báo có mục khá sâu sắc viết về những nữ tu xuống đường tìm kiếm những thành phần đang cần đến sự động viên, quan tâm của họ. Tờ báo lấy ví dụ điển hình sœur Maribel, người Uruguay. Sœur đã đi khỏi đất nước của mình để thực hiện dự án này vào năm 2006 khi mới 23 tuổi. Đứng đầu một nhóm gồm 10 người, vừa tu sĩ, vừa người thường, sœur đã đến những khu phố, gặp gỡ những gái mại dâm (15-70 tuổi), bán thân chỉ với giá thấp hơn 10 euro. Những phụ nữ này dối gia đình là đi làm công, giúp việc nhà hay chăm sóc người già. Sœur Maribel kể lại : tại khu phố Vila Mimosa, gái bán thân không có quyền đi trên vỉa hè vì chỉ dành riêng cho người đáng được tôn trọng còn họ phải đi xuống lòng đường.
Mỗi buổi sáng, bất chấp tiếng nhạc ầm ĩ, sœur Maribel đến các quán bar trong khu phố này để gặp gỡ gái mại dâm đang đợi khách và đề nghị giúp đỡ họ. Mục đích không phải để kéo họ ra khỏi cái nghề này nhưng chỉ để cho họ thấy họ được yêu thương và được nhìn nhận là con người. Ngoài ra, trong vòng 7 năm, sœur Maribel đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục việc làm này. Khi sœur xin quyên góp trong nhà thờ cho những người mại dâm, chẳng ai muốn cho và thậm chí họ không muốn mua tràn hạt mà những gái mãi dâm sản xuất trong xưởng thủ công của sœur. Sœur hy vọng rằng những hành động này có thể làm thay đổi hình ảnh của người Công giáo mà tỷ lệ đang bị giảm dần. Sœur kết luận : « Nếu Giáo hội chối bỏ những người này thì họ càng rời xa chúng ta. »
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130723-kate-diana-hai-hinh-tuong-trai-nguoc-cua-hoang-gia-anh
Thứ tư, 24/7/2013 08:55 GMT+7
"Luke là một đứa bé rất ngoan, nó háu ăn và rất khỏe, ăn tốt. Tôi không thực sự theo dõi sát về hoàng gia nhưng sẽ thật hay khi nhìn hoàng tử chập chững những bước đầu tiên và làm những điều nhỏ nhặt khác mà chính con trai bé bỏng của tôi cũng sẽ làm", Katie tâm sự.
Báo Le Figaro còn cho biết giờ đây, dân chúng đang chờ đợi tên sẽ đặt cho vị tân hoàng tử. Dân Anh đã phải đợi một tuần trước khi biết tên gọi của hoàng tử William và một tháng trước khi đặt tên cho thái tử Charles. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Anh, nhờ vào sự kéo dài tuổi thọ mà bốn thế hệ của Hoàng gia Anh sẽ cùng tề tựu vào ngày lễ rửa tội cho hoàng tử nhỏ. Ngày hôm nay, Anh sẽ bắn 103 phát đại bác để chào mừng vị hoàng tử chào đời.
Đồng thời, báo Le Figaro còn có bài báo so sánh công nương Kate và công nương Diana quá cố, mẹ của hoàng tử William qua hàng tựa : « Kate, một người kín đáo đã xóa đi hình ảnh của Diana đầy biến động ».
Bài báo nhận định Kate đã chọn sinh hoàng tử tại cùng một bệnh viện với Diana khi công nương quá cố sinh hạ William. Kate sẽ cùng chồng và con nhỏ dọn đến sống tại một căn hộ lớn tại điện Kensington, vừa được sửa sang. Nơi đây chính là nơi mà công nương Diana đã ẩn mình sau khi chia tay với thái tử Charles. Bài báo so sánh Kate cũng như Diana, cô sẽ ở bên cạnh con nhỏ và sẽ trở thành một hình tượng cho ngành thời trang. kate cũng sẽ đỡ đầu cho các dự án nhân đạo vì trẻ thơ.
Còn về điểm trái ngược nhau, tờ báo nhận định, Kate sinh con khi gia đình đang thuận hòa, trong khi Diana thì sinh hạ con trong hoàn cảnh cô và chồng có những rạn nứt tình cảm. Kate, công tước xứ Cambridge đã cố gắng xóa đi bi kịch của người mẹ chồng Diana mà cô chưa hề biết. Đám cưới giữa Kate và William cách đây 2 năm được cả thế giới chào mừng và là kết quả của tình yêu, không giống như bi kịch của cuộc hôn nhân sắp đặt trước của công nương Diana và thái tử Charles. Tờ báo còn khen ngợi Kate, từ khi quen biết hoàng tử William, đã biết làm cho Hoàng gia Anh chấp nhận mình bằng cách biết trau chuốt hình ảnh của mình trước công chúng, trên truyền thông. Theo nhận định của một nhà văn thì « Kate dường như được chọn trước cho ngôi vị công nương, vì nơi cô không có gì đáng chê ».
Thứ ba 23 Tháng Bẩy 2013
Báo chí Anh rộn rã chào mừng con trai hoàng tử William ra đời
Báo chí Luân Đôn chào mừng con trai của hoàng từ William và công nương Kate
REUTERS/Paul Hackett
Ngày 23/07/2013, mặc dù tên của đứa con đầu lòng của hoàng tử William và công nương Kate, còn chưa được công bố, nhưng sự ra đời của cậu bé đã được chào đón khắp nước Anh. Sau nhiều tuần chờ đợi, bé trai đã chào đời ngày 22/07/2013. Đứa trẻ nặng 3,8 kg, trở thành nhân vật số 3 tính theo trật tự thừa kế ngai vàng, sau thái tử Charles và hoàng tử William. Báo chí Anh Quốc rộn rã chào mừng sự ra đời của cậu bé hoàng gia, được mang tước hiệu « Ông hoàng Cambridge ».
Thông tín viên Muriel Delcroix tường trình từ Luân Đôn,
" Vì không có ảnh của bé sơ sinh, các báo Anh đăng lại hình cha mẹ của bé trai, hoàng tử William và công nương Kate, dưới các hàng tựa khác nhau. Nếu một số tờ thiếu trí tưởng tượng như l’Express, Telegraphe hay Daily Star, chạy tựa « It's a Boy. Đó là một cậu con trai ! », thì nhiều tờ khác có nhiều cảm hứng hơn.
Hàng tít chính của tờ « The Sun » (Mặt trời), vô địch về các trò chơi chữ, đổi tên thành « The Son », có nghĩa là « Con trai ». Tờ Daily Mail, giống như một số nhật báo khác, cho ra một ấn bản đặc biệt để kỷ niệm sự kiện này. Daily Mail phỏng vấn thái tử Charles, ông nội cậu bé. Thái tử Charles nhấn mạnh rằng, lần đầu tiên kể từ năm 1874, Vương quốc Anh có cùng một lúc ba người thừa kế ngai vàng đều là nam giới.
Một số người bình luận thì tỏ vẻ hơi thất vọng, vì bé sơ sinh không phải là con gái. Theo luật mới, lần đầu tiên con gái có thể vượt qua các anh em trai để kế thừa ngôi báu.
Cũng có một âm điệu hơi khác lạ trên xã luận của tờ Guardian. Tờ Guardian cảnh báo là ngôi sao chiếu mệnh của « bé sơ sinh Cambdrige » không thực sự tốt. Tờ báo đặt câu hỏi, nếu như cha và ông của cậu bé trị vì một cách mẫu mực, và cư xử của bản thân cậu ta không hề bị chê trách gì, thì liệu đến năm 2065, Vương quốc Anh có còn là một quốc gia, mà chức vị nguyên thủ do hệ cha truyền con nối quyết định hay không ?"
" Vì không có ảnh của bé sơ sinh, các báo Anh đăng lại hình cha mẹ của bé trai, hoàng tử William và công nương Kate, dưới các hàng tựa khác nhau. Nếu một số tờ thiếu trí tưởng tượng như l’Express, Telegraphe hay Daily Star, chạy tựa « It's a Boy. Đó là một cậu con trai ! », thì nhiều tờ khác có nhiều cảm hứng hơn.
Hàng tít chính của tờ « The Sun » (Mặt trời), vô địch về các trò chơi chữ, đổi tên thành « The Son », có nghĩa là « Con trai ». Tờ Daily Mail, giống như một số nhật báo khác, cho ra một ấn bản đặc biệt để kỷ niệm sự kiện này. Daily Mail phỏng vấn thái tử Charles, ông nội cậu bé. Thái tử Charles nhấn mạnh rằng, lần đầu tiên kể từ năm 1874, Vương quốc Anh có cùng một lúc ba người thừa kế ngai vàng đều là nam giới.
Một số người bình luận thì tỏ vẻ hơi thất vọng, vì bé sơ sinh không phải là con gái. Theo luật mới, lần đầu tiên con gái có thể vượt qua các anh em trai để kế thừa ngôi báu.
Cũng có một âm điệu hơi khác lạ trên xã luận của tờ Guardian. Tờ Guardian cảnh báo là ngôi sao chiếu mệnh của « bé sơ sinh Cambdrige » không thực sự tốt. Tờ báo đặt câu hỏi, nếu như cha và ông của cậu bé trị vì một cách mẫu mực, và cư xử của bản thân cậu ta không hề bị chê trách gì, thì liệu đến năm 2065, Vương quốc Anh có còn là một quốc gia, mà chức vị nguyên thủ do hệ cha truyền con nối quyết định hay không ?"
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130723-bao-chi-anh-ron-ra-chao-mung-con-trai-hoang-tu-william-ra-doi
Chẳng có gì quá lớn đối với Bắc Kinh
Liên quan đến thời sự tại châu Á, báo Le Monde hôm nay có bài viết mang tựa : « Khi Trung Quốc đảo ngược các dòng sông ». Tờ báo cho biết, nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông đã từng mơ ước rút nước từ sông ngòi trù phú ở miền Nam để tưới tiêu cho những tỉnh cằn cỗi ở miền Bắc. Giờ đây, giấc mơ ấy đã thành hiện thực nhưng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và cho con người.
Sông Dương Tử và sông Hán sẽ được dẫn lên miền Bắc tưới tiêu cho tỉnh Sơn Đông và Bắc Kinh ; 340 000 người dân sẽ bị di dời. Quốc gia này hiện đang đối mặt với nạn ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Tờ báo gọi đây là một dự án « kếch xù » với 2 tỷ euro, đã bắt đầu được tiến hành trong những năm 2000 và được khai trương vào mùa thu này.
Bài báo còn thuật lại nỗi cay đắng của người di tản tại thành phố Huệ Dân thuộc tỉnh Sơn Đông. Đây là một thành phố mới được lập nên để đón những người di tản sau khi nhà nước Trung Quốc tung ra dự án chuyển nước từ miền Nam lên miền Bắc. Bầu khí của người dân tại đây vô cùng ảm đạm. Họ không ngại kể lại nỗi thất vọng khi phải di dời chỗ ở và sống trong những căn nhà « tồi tệ » mà chính phủ dành cho họ. Một người dân khác kể lại nước hút từ các mạch nước ngầm bị ô nhiễm đến mức ngay cả khi được đun sôi đã để lại những hạt nhỏ như những hạt muối.
Tờ báo nhận định là 340 000 người, tương đương với dân số thành phố Nice ở miền nam nước Pháp phải di cư đến miền trung của Trung Quốc để thực hiện dự án « điên rồ » của Mao là đảo chiều dòng nước. Con số này ít hơn bốn lần so với số dân phải di dời trong dự án xây dựng đập thủy điện Tam Hiệp chặn dòng Trường Giang, mà Bắc Kinh đã phải thừa nhận dự án này gây ra nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết về mặt sinh thái và tái định cư người dân. Một số người dân không hề muốn di cư, nhưng Bắc Kinh đã nhấn mạnh rằng, nếu ai từ chối đi di tản thì sẽ không nhận được gì. Do đó, người dân buộc phải di dời chỗ ở vì ít ra nhà nước cũng cấp cho họ một mái nhà. Việc cưỡng chế di dân đã làm cho một số thanh niên bỏ xứ đi làm việc trong các công xưởng tại các thành phố lớn. Đất đai mới cấp cho dân quá ít, sản lượng không đủ để cả gia đình cùng lao động, nên một số người dân phải đi đánh bắt cá trên đập.
Ông Shinzo Abe có 3 năm để cải cách đất nước
Liên quan đến Nhật Bản, sự kiện ông Shinzo Abe và đảng Tự do Dân chủ của ông thắng lớn tại bầu cử Thượng viện vẫn là tâm điểm của các báo Pháp ra ngày hôm nay. Báo Le Monde có bài viết mang tựa : « Ngôi vị của ông Shinzo Abe được củng cố thêm sau chiến thắng bầu cử tại Thượng viện ». Tờ báo nhận định chiến thắng này giúp ông có thể cải cách lại Hiến pháp « chủ hòa » của quốc gia và có đủ phương tiện để thực hiện các tham vọng cải cách của mình . Trên lĩnh vực kinh tế, ông cần tiến hành dự án Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP hiệp định tự do mậu dịch do Hoa Kỳ khởi xướng. Đồng thời, ông còn phải đưa ra một số biện pháp kích thích tăng trưởng quốc gia.
Bên cạnh đó, báo kinh tế Les Echos đăng bài : « Ông Shinzo Abe có ba năm để cải cách đất nước ». Báo Les Echos và báo Libération đồng nhận định là với chiến thắng vang dội tại bầu cử Thượng viện, ông Abe sẽ tiến hành chương trình cải cách cơ cấu mà không còn một chướng ngại vật nào.
Còn báo Le Figaro trong mục kinh tế cũng quan tâm đến đất nước Mặt trời mọc qua bài viết : « Ông Abe kêu cứu đến các chủ doanh nghiệp ». Theo bài báo, các doanh nhân Nhật Bản đầu tư vào nước ngoài quá nhiều trong khi tại Nhật Bản không là bao. Chính quyền Nhật bản bắt đầu trách các chủ doanh nghiệp Nhật chưa tham gia mạnh mẽ vào chính sách Abenomic của thủ tướng Abe. Chính phủ cần các doanh nghiệp này để tạo việc làm, cải thiện lòng tin và kích thích tiêu thụ. Với điều kiện này, ông Shinzo Abe sẽ thực hiện được lời hứa của mình là chấm dứt tình trạng giảm phát đã liên tục kéo dài. Tokyo đề ra mục tiêu, đẩy lạm phát lên thành 2% càng sớm càng tốt.
Pháp : các dân biểu chống đối việc di cư của dân gốc Đông Âu
Về thời sự tại Pháp, các báo Paris quan tâm đến nạn di cư của những người Rumani, Bulgari, gốc Đông Âu sang Pháp trộm cắp. Vụ tai tiếng sau khi một dân biểu thuộc đảng cánh Trung Gilles Bourdouleix đã phát biểu rằng cảm thấy tiếc khi Hitler đã không giết thêm nhiều người zigan đã làm tốn không ít giấy mực của báo giới và gây ra phản ứng khác nhau trong công luận.
Đề tài này chiếm trang nhất trên báo Libération và trang bên trong có bài viết mang tựa : « Người sống du mục : sự gia tăng hận thù ». « Hèn hạ » là tựa của bài xã luận đăng trên tờ báo này. Bài xã luận nhận định là lời phát biểu của dân biểu cánh Trung chính là « hèn hạ và kỳ thị chủng tộc ».
Xin giải thích từ « Rom » ban đầu dùng để chỉ những người có chung nguồn gốc là Ấn Độ, nhưng sau đó được dùng để chỉ những dân tộc đến từ Đông Âu như Rumani, Bulgari và sống du mục sang Pháp và các nước châu Âu khác. Hiện nay tại Pháp, có khoảng 350 000 người Rom.
Do sống du mục nay đây mai đó không nhà không cửa, nên chính phủ Pháp buộc các chính quyền địa phương phải quy hoạch các khu vực để đón tiếp thành phần dân cư này. Pháp hiện là một trong những quốc gia có số lượng người rom di cư sang đông nhất. Đây là vấn đề hết sức đau đầu cho chính phủ Pháp và gây ra nhiều tranh cãi. Đặc biệt, các dân biểu thuộc cánh hữu kịch liệt chống đối về việc quy hoạch các vùng đón tiếp thành phần này. Bài xã luận nhận xét, một số đã trở thành người Pháp từ thế kỷ XV và cha mẹ họ đã từng chiến đấu và hy sinh vì nước Pháp. Tuy nhiên, họ có cách sống vô cùng khác dân Pháp và từ lâu, không hề hòa nhập và bị xem như ngoài lề xã hội Pháp.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Brazil
Chuyến đi đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Brazil nhân Đại hội giới trẻ thế giới cũng là tâm điểm của các báo ra ngày hôm nay. Báo Les Echos có bài viết : « Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Rio : chuyến viếng thăm đầu tiên mang tính biểu tượng ».
Tờ báo nhận định người dân đón tiếp Đức Giáo Hoàng vô cùng nồng nhiệt trong một bầu khí xã hội vốn đang căng thẳng. Một tín đồ nhận xét vẻ giản dị của Đức Giáo Hoàng trong cách Ngài tiếp người dân, thái độ, cử chỉ của Ngài rất gần gũi. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa rằng bình ổn xã hội đã quay trở lại. Bài báo nhận định với khoản ngân sách dành để tiếp đón Đức thánh cha Phanxicô (theo một số ước tính là 100 triệu euro) cũng có thể sẽ gây nên biểu tình trong dân chúng.
Báo Libération nhận định : Đức Giáo Hoàng đến Brazil tối hôm qua trong một không khí sôi động để chủ trì Đại hội thanh niên Công giáo trong khi tại nước này, tỷ lệ dân Công giáo đang giảm dần.
Bên cạnh đó, báo Le Figaro đăng bài : « Đức Giáo Hoàng được tiếp đón trong một thành phố sôi động ». Đặc biệt, tờ báo có mục khá sâu sắc viết về những nữ tu xuống đường tìm kiếm những thành phần đang cần đến sự động viên, quan tâm của họ. Tờ báo lấy ví dụ điển hình sœur Maribel, người Uruguay. Sœur đã đi khỏi đất nước của mình để thực hiện dự án này vào năm 2006 khi mới 23 tuổi. Đứng đầu một nhóm gồm 10 người, vừa tu sĩ, vừa người thường, sœur đã đến những khu phố, gặp gỡ những gái mại dâm (15-70 tuổi), bán thân chỉ với giá thấp hơn 10 euro. Những phụ nữ này dối gia đình là đi làm công, giúp việc nhà hay chăm sóc người già. Sœur Maribel kể lại : tại khu phố Vila Mimosa, gái bán thân không có quyền đi trên vỉa hè vì chỉ dành riêng cho người đáng được tôn trọng còn họ phải đi xuống lòng đường.
Mỗi buổi sáng, bất chấp tiếng nhạc ầm ĩ, sœur Maribel đến các quán bar trong khu phố này để gặp gỡ gái mại dâm đang đợi khách và đề nghị giúp đỡ họ. Mục đích không phải để kéo họ ra khỏi cái nghề này nhưng chỉ để cho họ thấy họ được yêu thương và được nhìn nhận là con người. Ngoài ra, trong vòng 7 năm, sœur Maribel đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục việc làm này. Khi sœur xin quyên góp trong nhà thờ cho những người mại dâm, chẳng ai muốn cho và thậm chí họ không muốn mua tràn hạt mà những gái mãi dâm sản xuất trong xưởng thủ công của sœur. Sœur hy vọng rằng những hành động này có thể làm thay đổi hình ảnh của người Công giáo mà tỷ lệ đang bị giảm dần. Sœur kết luận : « Nếu Giáo hội chối bỏ những người này thì họ càng rời xa chúng ta. »
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130723-kate-diana-hai-hinh-tuong-trai-nguoc-cua-hoang-gia-anh
Thứ tư, 24/7/2013 08:55 GMT+7
Sự trùng hợp kỳ lạ với ca sinh của công nương Anh
Một phụ nữ ở Bắc Ailen, có cùng tên và ngày sinh với công nương Kate, cũng vừa sinh con cùng ngày, khiến danh sách những điểm trùng hợp kỳ lạ giữa họ càng dài thêm.
Katie McCrory chào đón bé trai của cô vài giờ trước khi công nương Anh sinh hoàng tử bé. Ảnh: BBC |
Theo BBC, Katie McCrory hạ sinh bé trai tên Luke tại Bệnh viện Hoàng gia Victoria ở Belfast, Bắc Ailen vào lúc 4h41 sáng hôm 22/7. Bé trai nặng hơn 4 kg.
12 giờ sau đó, vào lúc 16h24, Công nương xứ Cambridge cho ra đời bé trai nặng gần 3,8 kg. Cả hai bà mẹ đều có tên Catherine, cùng sinh vào ngày 9/1 và giờ hai con trai của họ cũng có chung ngày sinh.
Katie nói một người bạn đã cho cô biết về thông tin này. "Tôi thông báo về việc có thai cùng trong khoảng thời gian Kate thông báo về việc cô ấy mang bầu, và tôi nói đùa với gia đình mình rằng hai đứa bé sẽ sinh cùng ngày. Tôi chưa bao giờ nghĩ điều này sẽ xảy ra", cô nói.
Bà mẹ ở Bắc Ailen ra viện chiều 22/7, chỉ vài giờ sau khi sinh. Cô nhận được nhiều sự giúp đỡ từ gia đình. "Tôi không có những người phò tá nhưng tôi cũng không cần họ. Mẹ, bố và anh em tôi đã giúp tôi vượt qua", cô cho biết. "Luke là một đứa bé rất ngoan, nó háu ăn và rất khỏe, ăn tốt. Tôi không thực sự theo dõi sát về hoàng gia nhưng sẽ thật hay khi nhìn hoàng tử chập chững những bước đầu tiên và làm những điều nhỏ nhặt khác mà chính con trai bé bỏng của tôi cũng sẽ làm", Katie tâm sự.
Trọng Giáp
Tin liên quan
Geen opmerkingen:
Een reactie posten