Du khách Trung Quốc phá hoại sinh vật biển Hoàng Sa
Một số loài cầu gai và sao biển được xem như "quý hiếm" do chỉ sinh sản tự nhiên ở vùng Hoàng Sa (DR)
Nhiều tháng sau khi Bắc Kinh mở ra các tour du lịch tại Hoàng Sa, quần đảo chiếm được của Việt Nam từ năm 1974, thái độ của các du khách Trung Quốc tại đây đang bị lên án. Những tấm ảnh những người khách này đang xâm hại các sinh vật biển quý hiếm tại Hoàng Sa, từ ngày 26/07/2013 đã làm dấy lên một làn sóng chỉ trích gay gắt trên các diễn đàn mạng Trung Quốc.
Trong các tấm ảnh được đăng trên mạng, người ta thấy một nhóm người lặn biển tại một hòn đảo ở Hoàng Sa – quần đảo đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 – sục sạo dưới đáy biển tìm bắt những con cầu gai và sao biển. Những sinh vật biển này sau đó trở thành món sashimi và cầu gai hấp trong bữa ăn tối của họ.
Trong nhiều hình khác, khách du lịch Trung Quốc khoe khoang đã thưởng thức món thịt trai tai tượng khổng lồ (tên khoa học là Tridacna gigas), ốc Anh Vũ (Nautilidae)…các loài nhuyễn thể lớn có nguy cơ tuyệt chủng, được Công ước về buôn bán các loài hoang dã đang nguy cấp (CITES) bảo vệ. Người này viết : « Trai tai tượng ngon nhất khi ăn sống, với mù tạt và nước tương. Hầu hết những con trai mà chúng tôi bắt được nặng ít nhất bốn kí lô ».
Một cư dân mạng Vi Bác phẫn nộ : « Đây là những gì phải làm để xúc tiến du lịch tại Hoàng Sa hay chăng ? ». Một người khác viết : « Các vị có thể chừa ra ít nhất một chỗ nào đó trên lãnh thổ Trung Quốc hay không ? ».
Tờ South China Morning Post trích một số ý kiến khác : « Hãy ngưng ngay cái gọi là phát triển du lịch trước khi quần đảo Hoàng Sa bị phá hủy ». Người khác tự hỏi : « Tây Sa (tức Hoàng Sa) sẽ ra sao trong hai năm tới ? ». Có hàng ngàn ý kiến chỉ trích của cư dân mạng, nhiều người cho rằng việc mở tour du lịch tại Hoàng Sa là một ý tưởng tồi tệ.
Hãng tin AFP nhắc lại, trong những tuần lễ gần đây, những cuộc tranh luận đã dấy lên tại Trung Quốc về thái độ thiếu văn hóa của du khách nước này - mà số lượng người đi đến các quốc gia nhiệt đới du lịch ngày càng đông đảo. Sự kiện nói trên gợi nhớ vụ một con cá heo bị chết trên bãi biển đảo Hải Nam hồi tháng Sáu, do bị khách du lịch kéo lên khỏi mặt nước để chụp hình kỷ niệm.
Các tấm ảnh bị tranh cãi trên đây, lúc đầu được đăng trên một diễn đàn về cá biển. Tác giả các bức ảnh cho biết các thành viên trong nhóm mình, mỗi người đã trả 8.500 nhân dân tệ cho chuyến du lịch bảy ngày đến Hoàng Sa ; từ thành phố Hải Khẩu đi, họ ở lại trên quần đảo năm ngày. Trang web thương mại điện tử lớn nhất của Trung Quốc là Đào Bảo (Taobao) đề nghị một tour trọn gói, được quảng cáo là « du khảo dã ngoại » cũng với giá tương tự, còn một chuyến du hành quanh quần đảo Hoàng Sa có giá 5.000 nhân dân tệ.
South China Morning Post dẫn lời một phát ngôn viên chính quyền của “thành phố Tam Sa” – đơn vị hành chính do Trung Quốc tự tiện lập ra vào năm 2012 trong đó gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam – biện hộ rằng luôn ưu tiên cho việc bảo vệ môi trường. Tờ báo Hồng Kông ghi nhận, việc Trung Quốc cho mở các tour du lịch tại Hoàng Sa đã gây phẫn nộ cho Việt Nam và khiến Hoa Kỳ quan ngại.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130727-du-khach-trung-quoc-bi-len-an-vi-xam-hai-dong-vat-hoang-sa
Trong nhiều hình khác, khách du lịch Trung Quốc khoe khoang đã thưởng thức món thịt trai tai tượng khổng lồ (tên khoa học là Tridacna gigas), ốc Anh Vũ (Nautilidae)…các loài nhuyễn thể lớn có nguy cơ tuyệt chủng, được Công ước về buôn bán các loài hoang dã đang nguy cấp (CITES) bảo vệ. Người này viết : « Trai tai tượng ngon nhất khi ăn sống, với mù tạt và nước tương. Hầu hết những con trai mà chúng tôi bắt được nặng ít nhất bốn kí lô ».
Một cư dân mạng Vi Bác phẫn nộ : « Đây là những gì phải làm để xúc tiến du lịch tại Hoàng Sa hay chăng ? ». Một người khác viết : « Các vị có thể chừa ra ít nhất một chỗ nào đó trên lãnh thổ Trung Quốc hay không ? ».
Tờ South China Morning Post trích một số ý kiến khác : « Hãy ngưng ngay cái gọi là phát triển du lịch trước khi quần đảo Hoàng Sa bị phá hủy ». Người khác tự hỏi : « Tây Sa (tức Hoàng Sa) sẽ ra sao trong hai năm tới ? ». Có hàng ngàn ý kiến chỉ trích của cư dân mạng, nhiều người cho rằng việc mở tour du lịch tại Hoàng Sa là một ý tưởng tồi tệ.
Hãng tin AFP nhắc lại, trong những tuần lễ gần đây, những cuộc tranh luận đã dấy lên tại Trung Quốc về thái độ thiếu văn hóa của du khách nước này - mà số lượng người đi đến các quốc gia nhiệt đới du lịch ngày càng đông đảo. Sự kiện nói trên gợi nhớ vụ một con cá heo bị chết trên bãi biển đảo Hải Nam hồi tháng Sáu, do bị khách du lịch kéo lên khỏi mặt nước để chụp hình kỷ niệm.
Các tấm ảnh bị tranh cãi trên đây, lúc đầu được đăng trên một diễn đàn về cá biển. Tác giả các bức ảnh cho biết các thành viên trong nhóm mình, mỗi người đã trả 8.500 nhân dân tệ cho chuyến du lịch bảy ngày đến Hoàng Sa ; từ thành phố Hải Khẩu đi, họ ở lại trên quần đảo năm ngày. Trang web thương mại điện tử lớn nhất của Trung Quốc là Đào Bảo (Taobao) đề nghị một tour trọn gói, được quảng cáo là « du khảo dã ngoại » cũng với giá tương tự, còn một chuyến du hành quanh quần đảo Hoàng Sa có giá 5.000 nhân dân tệ.
South China Morning Post dẫn lời một phát ngôn viên chính quyền của “thành phố Tam Sa” – đơn vị hành chính do Trung Quốc tự tiện lập ra vào năm 2012 trong đó gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam – biện hộ rằng luôn ưu tiên cho việc bảo vệ môi trường. Tờ báo Hồng Kông ghi nhận, việc Trung Quốc cho mở các tour du lịch tại Hoàng Sa đã gây phẫn nộ cho Việt Nam và khiến Hoa Kỳ quan ngại.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130727-du-khach-trung-quoc-bi-len-an-vi-xam-hai-dong-vat-hoang-sa
Geen opmerkingen:
Een reactie posten