Đền Borobudur - kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới
Chủ nhật, 13/05/2012, 10:00 AM (GMT+7)
Borobudur là một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và
lớn nhất thế giới, xây dựng vào thế kỷ thứ VIII, tọa lạc cách 42 km về phía Bắc
thành phố Yogyakarta, trung tâm của đảo Java, quốc gia Indonesia, và đã được
UNESCO xếp vào di sản thế giới vào năm 1991.
“Borobudur” trong tiếng Indonesia có nghĩa là “Tháp Phật trên đồi cao". Toàn
bộ tháp do 300 nghìn viên đá xếp thành, được xây dựng trên một mặt bằng hình
vuông rộng 2 500 m², theo mô hình của một Mạn-đà-la, tức sơ đồ về khái niệm vũ
trụ của Phật giáo Tây tạng. Đền cao 42 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ,
kế tiếp nhau. Chiều dài mỗi mặt ở chân đền là 123 m. Móng tháp là một đài hình
vuông có cạnh là 123m. Phía trên là 6 tầng hình vuông cắt góc mỗi cạnh lần lượt
là 120, 89, 69, 61, 54, 58m, tượng trưng mặt đất mênh mông. Ba tầng còn lại hình
tròn có đường kính lần lượt là 51, 38, 26m tượng trưng cho vũ trụ bao la hùng
vĩ. Trên ba tầng này còn có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt,
nên có người con gọi đến tháp Borobudur là “Sọt Phật Java". Lúc hoàn thành
Borobodur có 602 pho tượng Phật, nhưng một số đã bị mất cắp, ngày nay còn 504,
một số bị lấy mất phần đầu.
Đền cao 42 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau.
Nguồn gốc của đền Borobudur đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn? Có ý kiến cho
rằng, nguồn gốc của đền tháp Borobudur bắt nguồn từ Campuchia nước cổ Phật giáo.
Đó là vào đầu thế kỷ thứ VIII, hoàng triều Sanjaya theo Ấn giáo và thờ thần
Shiva, đóng đô ở vùng Bắc trung tâm Đảo Java. Một hoàng thân người Campuchia
được hoàng triều này che chở, nhưng sau đó ông trở về Campuchia vào năm 802 và
lên ngôi vua. Có thể chính ông đã đem theo về nước dự án đầu tiên của Borobudur,
vì người ta tìm thấy trên đất Campuchia một ngôi đền nhỏ xây bằng gạch hình tháp
tương tợ với mô hình của Borobudur.
Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc ( năm 1945), Indonesia mới ý thức được tầm quan trọng của Borobudur liền mời nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đến nghiên cứu, đồng thời yêu cầu UNESCO giúp sức để trùng tu. Một chương trình cấp thời vào năm 1948 do Liên Hiệp Quốc đưa ra đã giúp cho Borobudur thoát khỏi cảnh hoang tàn và quên lãng. Tiếp theo là một chương trình trùng tu rộng lớn hơn kéo dài từ 1973 đến 1982 do UNESCO đảm trách với sự hợp tác của 27 quốc gia trên thế giới đã hồi phục cho Borobudur. Chương trình trùng tu tốn 17 triệu đô-la.
Đền được xây dựng và tạc bằng một loại đá núi lửa màu xám khai thác trên đảo Java.
Nhìn từ xa, ngôi đền giống như một ngọn đồi hay một kim tự tháp với nhiều
tượng Phật và bảo tháp, công trình hoàn toàn được xây dựng và tạc bằng một loại
đá núi lửa màu xám khai thác trên đảo Java.
Kiến trúc tổng quát của ngôi đền có thể chia làm ba phần từ thấp lên cao, tượng trưng cho ba cảnh giới của Ta-bà : các tầng thấp nhất là Dục giới, tiếp theo là Sắc giới và những tầng trên hết là Vô sắc giới. Đối với các tín đồ Phật giáo dưới vương triều Sailendra, thì Borobudur là đại diện cho Phật giáo thực nghiệm. Họ có thể dễ dàng hình dung quá trình tu luyện của bản thân qua kiến trúc đền.
Trên đỉnh ngôi Đền có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người con gọi đến tháp Borobudur là “Sọt Phật Java".
Viếng Borobudur bắt đầu từ cổng phía Đông, đi theo chiều kim đồng hồ, mỗi
tầng đều có bậc thang để trèo lên tầng cao hơn, hết tầng này đến tầng khác. Trên
vách đá hiện ra các cảnh tượng điêu khắc của Dục giới, phô bày những cảnh tượng
của thế giới tham dục (kamadhatu), gồm đủ loại chúng sinh như quỷ đói, súc sinh,
loài người, các cảnh tượng tham lam, những xung năng thấp kém, tham dục và hận
thù. Tiếp theo là cảnh tượng của Sắc giới gồm những bậc thánh nhân, và sau hết
là các thiên nhân thuộc Vô sắc giới. Những tầng cao hơn hết kể lại sự tích tiền
thân của Đức Phật trong nhiều kiếp trước, sau đó là ngày đản sinh, ngày Đức Phật
từ bỏ cung điện đi tìm đạo, ngày đạt được Giác ngộ, và ngày Đức Phật thành
đạo…
Ngày nay, Borobudur là thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Indonesia. Borobudur không chỉ là một kỳ quan đáng ngưỡng mộ của Indonesia mà còn là công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại nhất và giá trị nhất của thế giới Phật giáo và của cả nhân loại.
Đền cao 42 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xem kẽ, kế tiếp nhau.
Borobudur là
một kỳ quan Phật giáo tinh xảo và lớn nhất thế giới.
Năm 850 có thể xem là năm hoàn thành Borobudur. Nhưng vào khoảng đầu thế kỷ
XIII, những người buôn bán Á rập đã đưa Hồi giáo vào Indonesia. Chỉ trong vòng
hai trăm năm, cả quần đảo Indonesia gần như hoàn toàn bị Hồi giáo hoá. Borobodur
trở nêđn hoang tàn.Mãi đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc ( năm 1945), Indonesia mới ý thức được tầm quan trọng của Borobudur liền mời nhiều nhà khảo cổ trên thế giới đến nghiên cứu, đồng thời yêu cầu UNESCO giúp sức để trùng tu. Một chương trình cấp thời vào năm 1948 do Liên Hiệp Quốc đưa ra đã giúp cho Borobudur thoát khỏi cảnh hoang tàn và quên lãng. Tiếp theo là một chương trình trùng tu rộng lớn hơn kéo dài từ 1973 đến 1982 do UNESCO đảm trách với sự hợp tác của 27 quốc gia trên thế giới đã hồi phục cho Borobudur. Chương trình trùng tu tốn 17 triệu đô-la.
Đền được xây dựng và tạc bằng một loại đá núi lửa màu xám khai thác trên đảo Java.
Kiến trúc tổng quát của ngôi đền có thể chia làm ba phần từ thấp lên cao, tượng trưng cho ba cảnh giới của Ta-bà : các tầng thấp nhất là Dục giới, tiếp theo là Sắc giới và những tầng trên hết là Vô sắc giới. Đối với các tín đồ Phật giáo dưới vương triều Sailendra, thì Borobudur là đại diện cho Phật giáo thực nghiệm. Họ có thể dễ dàng hình dung quá trình tu luyện của bản thân qua kiến trúc đền.
Trên đỉnh ngôi Đền có rất nhiều tháp nhỏ trông giống như những cái sọt, nên có người con gọi đến tháp Borobudur là “Sọt Phật Java".
Ngày nay, Borobudur là thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Indonesia. Borobudur không chỉ là một kỳ quan đáng ngưỡng mộ của Indonesia mà còn là công trình nghệ thuật kiến trúc vĩ đại nhất và giá trị nhất của thế giới Phật giáo và của cả nhân loại.
(Theo Yeudulich)
(12770 bình chọn, 9/10
điểm)
Khám phá vẻ đẹp đền thiêng Borobudur
Thứ Bẩy, 15/06/2013, 01:28 PM (GMT+7)
Có rất nhiều lý do để du khách từ khắp thế giới
tìm đến Indonesia để khám phá những bí ẩn trên nền đá của ngôi đền Phật giáo Đại
thừa Borobudur ở Magelang, cách thành phố Yogjakarta 40km, bởi đó là viên ngọc
của thế giới di sản, là đền thờ Phật độc đáo nhất thế giới.
Borobudur toạ lạc trên một đỉnh đồi cao, nếu nhìn từ trên xuống, ngôi đền với
kiến trúc gồm tám lớp xếp thứ tự theo đồ hình vuông tròn, đồng tâm với một tháp
Phật ở vị trí trung tâm cao đến 35m, do vậy được ví như một đoá sen khổng lồ tác
thành từ nguồn vật liệu duy nhất là đá núi lửa.
Đoá sen Borobudur
Trong kiến trúc Phật giáo, đồ hình xây dựng lên Borobudur được xem là một mandala khổng lồ bố cục theo dáng hình một kim tự tháp, với bốn lối lên xuống ở các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, cổng chính của đền đặt ở hướng Đông.
Tổng thể ngôi đền không mái che, không mái vòm, không phòng ốc, tất cả chỉ là những khối đá xếp lại kết với nhau mà không cần đến việc sử dụng chất kết dính.
Sự tối giản trong xây dựng và kết cấu của ngôi đền được bù lại bằng những chi tiết điêu khắc cực kỳ công phu, phức tạp và đầy tính nghệ thuật, ấn tượng nhất chính là những mảng điêu khắc với số lượng lên đến 2.670 bức điêu khắc trên đá liên hoàn trong diện tích 2.500m2.
Vũ trụ thu nhỏ
Ngôi đền được xây nên với mục đích thờ Phật, là biểu tượng Phật giáo của Java và cũng là một bản sao của vũ trụ thu nhỏ, được các chuyên gia khảo cổ học phân thành ba lớp riêng biệt. Lớp thứ nhất là tầng chân đế của đền mang đồ hình vuông, lớp thứ hai gồm bốn tầng kế tiếp cũng theo đồ hình vuông, lớp thứ ba – lớp cao nhất gồm ba tầng đồ hình tròn, trên đồ hình sắp đặt 72 tượng Phật an trí trong các tháp, đồng tâm với tháp Phật khổng lồ ở vị trí trung tâm.
Ba lớp của vũ trụ thu nhỏ ấy được định danh theo tiếng bản địa là Kamadhatu,
Rupadhatu và Arupadhatu.
Kamadhatu (thế giới trần tục, ngập tràn những dục vọng thấp hèn), tượng trưng cho những hiện thực của thế giới trần tục, với 160 mảng điêu khắc miêu tả lại hoạt cảnh của Karmawibangga – chính là thuyết nhân quả trong thế giới con người.
Rupadhatu (thế giới tu hành, vẫn còn những ước muốn thấp hèn của con người, nhưng con người đã chuyển biến lên một cảnh giới cao hơn, biết hướng đến cõi phúc) với bốn tầng hành lang gồm hơn 1.300 mảng điêu khắc các tích truyện liên hoàn về cuộc sống con người và tu sĩ, và 1.212 mảng điêu khắc trang trí.
Arupadhatu (cảnh giới cao nhất, cũng là cõi niết bàn, nơi cư ngụ của các vị thần), được thể hiện bằng ba vòng tròn đồng tâm, nằm trên vòng tròn là các tháp Phật, không có bất kỳ mảng điêu khắc nào ở đây, vòng tròn cũng nêu lên ý nghĩa nơi đây không có sự khởi đầu, và cũng không có kết thúc.
Điêu khắc Borobudur
Borobudur khiến người ta kinh ngạc khi diện kiến một đền đài khổng lồ, sừng sững như một quả đồi nếu nhìn từ đằng xa, khi lại gần, các chi tiết điêu khắc trên các vách đá Borobudur sẽ khiến người ta mê mẩn không chỉ bởi vẻ đẹp từ các chi tiết mà chính từ câu chuyện và thông điệp của các mảng điêu khắc ấy.
Bước qua cổng chính nơi có hai con sư tử oai vệ án ngữ là lớp hành lang đầu tiên của đền với các điêu khắc miêu tả đời sống con người, các hoạt cảnh về đời sống thường ngày, về kiếp luân hồi sinh – lão – bệnh – tử… trong luật nghiệp.
(Karmavibhangga). Ở tầng đầu tiên này, có một chi tiết gây chú ý với tôi nhiều hơn cả chính là các gương mặt Makara trông rất dữ tợn, án ngữ theo nguyên tắc đối xứng với cổng chính. Borobudur có đến 100 gương mặt Makara như thế, vừa là chi tiết trang trí, vừa là hệ thống thoát nước của ngôi đền. Gương mặt Makara có nguồn gốc từ thần thoại của Hindu giáo, là một loài thuỷ quái, vật cưỡi của nữ thần sông Hằng (cũng chính là mái tóc của thần Shiva – vị thần huỷ diệt trong Hindu giáo) mang thân cá, ngà voi, chân sư tử, mắt khỉ, tai lợn rừng, đuôi công, hàm cá sấu.
Bốn tầng kế tiếp là các dãy hành lang với các nét điêu khắc các tích truyện trong Bản sinh kinh (jataka) miêu tả về tiền kiếp của đức Phật. Trong kiến trúc Phật giáo ở Java, các điêu khắc Bản sinh kinh đầu tiên được thể hiện trên vách đá của đền Mendut (cách Borobudur khoảng 3km), đền Borobudur được xây dựng sau Mendut và thể hiện các tích truyện về Bản sinh kinh phong phú nhất trong các đền đài Phật giáo không chỉ ở Java mà cả với thế giới. Câu chuyện về sự ra đời của đức Phật cũng thấy được trên các mảng điêu khắc ở Borobudur, với hình ảnh hoàng hậu Maya đến vườn Lâm Tì Ni (Lumbini, Nepal ngày nay) để đản sanh đức Phật.
Phật toạ ở Borobudur
Ngoài các mảng điêu khắc, Borobudur có tổng cộng 432 tượng Phật toạ, bố trí ở khắp các tầng của đền, dọc dãy hành lang theo các tầng và số lượng giảm dần từ thấp lên cao. 72 tượng Phật ở lớp Arupadhatu – cảnh giới cao nhất – được đặt trong các bảo tháp có lỗ đục mắt cáo. Các tượng Phật có cùng hình dáng, chỉ khác nhau ở đôi bàn tay thủ ấn với sáu thủ ấn quen thuộc của nhà Phật gồm: Thí vô uý ấn, Dữ nguyện ấn, Thiền định ấn, Xúc địa ấn, Chuyển pháp luân ấn và Trí quyền ấn.
Điểm nhấn của Borobudur là một bảo tháp khổng lồ, nhìn đơn giản như một quả chuông úp ngược, nhưng bao hàm cả một triết lý sâu xa. Đầu tiên ở phần chân đế của bảo tháp có một đường tượng trưng cho sợi dây thừng trói buộc của kiếp người, kế đến là các cánh sen – tượng trưng cho cõi Phật, phần thân chính của bảo tháp tượng trưng cho chiếc bình bát úp ngược, hay còn gọi là Ứng lượng khí – vật dùng đựng thực phẩm của các vị sư đi khất thực. Trên bình bát là một gờ chia đều tám cạnh, tượng trưng cho Bát chính đạo – chân lý cuối cùng của Tứ Diệu Đế, đó là: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm và chính định. Và trên cùng là một hình trụ tượng trưng cho cây gậy các thầy tỳ kheo dùng đi đường hoặc đi khất thực.
Borobudur ngày nay là một điểm đến độc đáo nhất ở Indonesia, là biểu tượng đỉnh cao về sự đa dạng văn hoá, khảo cổ, tín ngưỡng, kinh tế, giao thương… minh chứng cho một thời kỳ vàng son của vương triều Sailendra ở Java. Tuy thế, Borobudur vẫn còn mang nhiều bí ẩn chưa được giải mã, không hiểu vì sao người xưa lại chọn vị trí này để xây nên ngôi đền, và làm thế nào mà chỉ với những phương tiện thô sơ, con người có thể dịch chuyển ít nhất trên 80.000m3 đất đá để hoàn thiện một công trình thờ Phật đồ sộ nhất thế giới cho đến tận hôm nay!
Cổng
chính dẫn lối lên đền Borobudur
Có rất nhiều lý do để du khách từ khắp thế giới tìm đến Indonesia để khám phá
những bí ẩn trên nền đá của ngôi đền Phật giáo Đại thừa Borobudur ở Magelang,
cách thành phố Yogjakarta 40km, bởi đó là viên ngọc của thế giới di sản, là đền
thờ Phật độc đáo nhất thế giới. Hãng truyền hình CNN cũng từng nhận định vẻ đẹp
bình minh trên Borobudur là một trong 27 điểm du lịch trên thế giới nên đến
trước khi chết. Với những lý do ấy, cộng thêm thuận tiện của các đường bay nối
từ Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM của hai hãng bay SQ và SilkAir, tôi cùng các đồng
nghiệp ở ba miền đã có cơ hội tham gia vào hành trình khám phá ngôi đền độc đáo
trên dải đất Java do vương triều Sailendra xây dựng trong thời gian từ năm 750 –
850.Đoá sen Borobudur
Trong kiến trúc Phật giáo, đồ hình xây dựng lên Borobudur được xem là một mandala khổng lồ bố cục theo dáng hình một kim tự tháp, với bốn lối lên xuống ở các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, cổng chính của đền đặt ở hướng Đông.
Tổng thể ngôi đền không mái che, không mái vòm, không phòng ốc, tất cả chỉ là những khối đá xếp lại kết với nhau mà không cần đến việc sử dụng chất kết dính.
Sự tối giản trong xây dựng và kết cấu của ngôi đền được bù lại bằng những chi tiết điêu khắc cực kỳ công phu, phức tạp và đầy tính nghệ thuật, ấn tượng nhất chính là những mảng điêu khắc với số lượng lên đến 2.670 bức điêu khắc trên đá liên hoàn trong diện tích 2.500m2.
Vũ trụ thu nhỏ
Ngôi đền được xây nên với mục đích thờ Phật, là biểu tượng Phật giáo của Java và cũng là một bản sao của vũ trụ thu nhỏ, được các chuyên gia khảo cổ học phân thành ba lớp riêng biệt. Lớp thứ nhất là tầng chân đế của đền mang đồ hình vuông, lớp thứ hai gồm bốn tầng kế tiếp cũng theo đồ hình vuông, lớp thứ ba – lớp cao nhất gồm ba tầng đồ hình tròn, trên đồ hình sắp đặt 72 tượng Phật an trí trong các tháp, đồng tâm với tháp Phật khổng lồ ở vị trí trung tâm.
Borobudur
có năm tầng bố trí các mảng điêu khắc và tượng Phật theo các dãy hành lang của
ngôi đền
|
Dãy hành
lang miêu tả về cuộc đời đức Phật qua các nét điêu khắc tinh tế trên nền
đá
|
Kamadhatu (thế giới trần tục, ngập tràn những dục vọng thấp hèn), tượng trưng cho những hiện thực của thế giới trần tục, với 160 mảng điêu khắc miêu tả lại hoạt cảnh của Karmawibangga – chính là thuyết nhân quả trong thế giới con người.
Rupadhatu (thế giới tu hành, vẫn còn những ước muốn thấp hèn của con người, nhưng con người đã chuyển biến lên một cảnh giới cao hơn, biết hướng đến cõi phúc) với bốn tầng hành lang gồm hơn 1.300 mảng điêu khắc các tích truyện liên hoàn về cuộc sống con người và tu sĩ, và 1.212 mảng điêu khắc trang trí.
Arupadhatu (cảnh giới cao nhất, cũng là cõi niết bàn, nơi cư ngụ của các vị thần), được thể hiện bằng ba vòng tròn đồng tâm, nằm trên vòng tròn là các tháp Phật, không có bất kỳ mảng điêu khắc nào ở đây, vòng tròn cũng nêu lên ý nghĩa nơi đây không có sự khởi đầu, và cũng không có kết thúc.
Điêu khắc Borobudur
Borobudur khiến người ta kinh ngạc khi diện kiến một đền đài khổng lồ, sừng sững như một quả đồi nếu nhìn từ đằng xa, khi lại gần, các chi tiết điêu khắc trên các vách đá Borobudur sẽ khiến người ta mê mẩn không chỉ bởi vẻ đẹp từ các chi tiết mà chính từ câu chuyện và thông điệp của các mảng điêu khắc ấy.
Bước qua cổng chính nơi có hai con sư tử oai vệ án ngữ là lớp hành lang đầu tiên của đền với các điêu khắc miêu tả đời sống con người, các hoạt cảnh về đời sống thường ngày, về kiếp luân hồi sinh – lão – bệnh – tử… trong luật nghiệp.
(Karmavibhangga). Ở tầng đầu tiên này, có một chi tiết gây chú ý với tôi nhiều hơn cả chính là các gương mặt Makara trông rất dữ tợn, án ngữ theo nguyên tắc đối xứng với cổng chính. Borobudur có đến 100 gương mặt Makara như thế, vừa là chi tiết trang trí, vừa là hệ thống thoát nước của ngôi đền. Gương mặt Makara có nguồn gốc từ thần thoại của Hindu giáo, là một loài thuỷ quái, vật cưỡi của nữ thần sông Hằng (cũng chính là mái tóc của thần Shiva – vị thần huỷ diệt trong Hindu giáo) mang thân cá, ngà voi, chân sư tử, mắt khỉ, tai lợn rừng, đuôi công, hàm cá sấu.
Bốn tầng kế tiếp là các dãy hành lang với các nét điêu khắc các tích truyện trong Bản sinh kinh (jataka) miêu tả về tiền kiếp của đức Phật. Trong kiến trúc Phật giáo ở Java, các điêu khắc Bản sinh kinh đầu tiên được thể hiện trên vách đá của đền Mendut (cách Borobudur khoảng 3km), đền Borobudur được xây dựng sau Mendut và thể hiện các tích truyện về Bản sinh kinh phong phú nhất trong các đền đài Phật giáo không chỉ ở Java mà cả với thế giới. Câu chuyện về sự ra đời của đức Phật cũng thấy được trên các mảng điêu khắc ở Borobudur, với hình ảnh hoàng hậu Maya đến vườn Lâm Tì Ni (Lumbini, Nepal ngày nay) để đản sanh đức Phật.
Gương mặt
Kala trang trí trên các cổng vòm ở Borobudur
Đồ hình
tổng thể kiến trúc Borobudur
Các mảng điêu khắc không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo, mà còn là một kho tư liệu
phong phú về cuộc sống kinh tế, xã hội đương thời ở thế kỷ thứ 8 khi Borobudur
hình thành. Có thể kể đến một ví dụ tiêu biểu ấy là con tàu buồm được khắc trên
vách đá Borobudur. Thời kỳ Borobudur hình thành cũng là lúc ngành hàng hải ở khu
vực Java phát triển mạnh, với các đội tàu buôn giao thương trên con đường tơ lụa
biển đông qua các cảng thị lớn, trong đó có các cảng thị ở Thị Nại, Nước Mặn,
Hội An của Việt Nam. Rất nhiều hiện vật gốm sứ có xuất xứ từ Việt Nam được khai
quật tại các di chỉ ở Java thuộc vương triều Majapahit đã chứng minh điều đó.
Năm 2004, bản sao hoàn chỉnh của con tàu từ nét điêu khắc trên đá ở Borobudur đã
được phục dựng và làm chuyến hải hành thành công từ Indonesia đến châu Phi.Phật toạ ở Borobudur
Ngoài các mảng điêu khắc, Borobudur có tổng cộng 432 tượng Phật toạ, bố trí ở khắp các tầng của đền, dọc dãy hành lang theo các tầng và số lượng giảm dần từ thấp lên cao. 72 tượng Phật ở lớp Arupadhatu – cảnh giới cao nhất – được đặt trong các bảo tháp có lỗ đục mắt cáo. Các tượng Phật có cùng hình dáng, chỉ khác nhau ở đôi bàn tay thủ ấn với sáu thủ ấn quen thuộc của nhà Phật gồm: Thí vô uý ấn, Dữ nguyện ấn, Thiền định ấn, Xúc địa ấn, Chuyển pháp luân ấn và Trí quyền ấn.
Điểm nhấn của Borobudur là một bảo tháp khổng lồ, nhìn đơn giản như một quả chuông úp ngược, nhưng bao hàm cả một triết lý sâu xa. Đầu tiên ở phần chân đế của bảo tháp có một đường tượng trưng cho sợi dây thừng trói buộc của kiếp người, kế đến là các cánh sen – tượng trưng cho cõi Phật, phần thân chính của bảo tháp tượng trưng cho chiếc bình bát úp ngược, hay còn gọi là Ứng lượng khí – vật dùng đựng thực phẩm của các vị sư đi khất thực. Trên bình bát là một gờ chia đều tám cạnh, tượng trưng cho Bát chính đạo – chân lý cuối cùng của Tứ Diệu Đế, đó là: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm và chính định. Và trên cùng là một hình trụ tượng trưng cho cây gậy các thầy tỳ kheo dùng đi đường hoặc đi khất thực.
Borobudur ngày nay là một điểm đến độc đáo nhất ở Indonesia, là biểu tượng đỉnh cao về sự đa dạng văn hoá, khảo cổ, tín ngưỡng, kinh tế, giao thương… minh chứng cho một thời kỳ vàng son của vương triều Sailendra ở Java. Tuy thế, Borobudur vẫn còn mang nhiều bí ẩn chưa được giải mã, không hiểu vì sao người xưa lại chọn vị trí này để xây nên ngôi đền, và làm thế nào mà chỉ với những phương tiện thô sơ, con người có thể dịch chuyển ít nhất trên 80.000m3 đất đá để hoàn thiện một công trình thờ Phật đồ sộ nhất thế giới cho đến tận hôm nay!
Kiến trúc
Arupadhatu – tượng trưng cho cõi niết bàn
Bảo tháp
lớn nhất ở Borobudur có kiến trúc đơn giản nhưng bao hàm nhiều triết lý sâu xa
của nhà Phật
|
Con
thuyền buồm trên điêu khắc ở Borobudur
|
Gương mặt
Makala là chi tiết trang trí trong điêu khắc và cũng là hệ thống thoát nước của
đền
|
Borobudur
có đến 432 tượng Phật với sáu lối thủ ấn khác
nhau
|
Theo Nguyễn Đình (Sài Gòn tiếp thị)
(10531 bình chọn, 8/10
điểm)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten