Biển Đông : Bước lùi chiến thuật của Việt Nam trước áp lực Trung Quốc
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (T) bắt tay Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 20/06/2013.
REUTERS/Mark Ralston
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của ban Việt ngữ RFI, giáo sư Ngô Vĩnh Long tại Hoa Kỳ cho rằng nội dung bản Tuyên bố chung Việt-Trung chỉ là một bước lùi chiến thuật của Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc vốn không muốn đề cập đến các vấn đề đa phương trong một văn kiện đúc kết một chuyến thăm mang tính chất song phương. Đồng thời với bước lùi chiến thuật đó, Việt Nam lại mở hướng về phía Mỹ.
Theo các thông tin mà giáo sư Long nắm được, nhân chuyến công du Trung Quốc của chủ tịch nước Việt Nam, trong thực tế, hai bên đã thảo luận rất nhiều về tranh chấp Biển Đông, nhưng trong tư cách nước chủ nhà, Bắc Kinh là phía chịu trách nhiệm soạn thảo bản Tuyên bố chung, và đã tranh thủ tư thế này để « nêu bật » những yếu tố song phương và « ém đi » các vấn đề đa phương.
Trong số các yếu tố đa phương liên quan đến Biển Đông, dĩ nhiên là có các vấn đề như nhanh chóng tiến tới một bộ quy tắc ứng xử (COC = Code of Conduct) tại Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc, mang tính chất ràng buộc, hay là nhu cầu tôn trọng Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc UNCLOS
Trước việc Trung Quốc không muốn nêu lên các vấn đề này trong bản Tuyên bố chung, Việt Nam, theo giáo sư Long đã phải tạm thời ép mình, nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam từ bỏ việc thúc đẩy các đòi hỏi liên quan đến COC, chắc chắn sẽ được nêu lên tại các diễn đàn của khối ASEAN sắp tới đây.
Còn về phần Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, dù không được nêu lên trong bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc, nhưng theo giáo sư Long, sự kiện đó hoàn toàn không có nghĩa là văn kiện quốc tế mà cả Bắc Kinh và Hà Nội đều ký kết đó không tồn tại.
Điều quan trọng mà giáo sư Long ghi nhận là cùng lúc với chuyến công du Trung Quốc của chủ tịch nước Việt Nam qua Trung Quốc, thì người đứng đầu quân đội Việt Nam – Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - đến thăm Lầu Năm Góc, trong một nỗ lực mở cửa về phía Mỹ trong lãnh vực quốc phòng, với hy vọng củng cố hơn nữa quan hệ quốc phòng, đồng thời khuyên khích được Hoa Kỳ dấn thân mạnh mẽ hơn vào việc thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử cho vùng Biển Đông.
Về phía Việt Nam, theo giáo sư Long, có hai điểm cần quan tâm thực hiện để bảo vệ Biển Đông : một là cải thiện hồ sơ nhân quyền trong nước để tranh thủ dư luận Mỹ vốn có trọng lượng nhất định trên các chính sách của Washington đối với Việt Nam, và hai là ủng hộ vụ Philippines kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trước Liên Hiệp Quốc.
Mời quý vị nghe toàn văn bài phỏng vấn giáo sư Ngô Vĩnh Long.
Theo các thông tin mà giáo sư Long nắm được, nhân chuyến công du Trung Quốc của chủ tịch nước Việt Nam, trong thực tế, hai bên đã thảo luận rất nhiều về tranh chấp Biển Đông, nhưng trong tư cách nước chủ nhà, Bắc Kinh là phía chịu trách nhiệm soạn thảo bản Tuyên bố chung, và đã tranh thủ tư thế này để « nêu bật » những yếu tố song phương và « ém đi » các vấn đề đa phương.
Trong số các yếu tố đa phương liên quan đến Biển Đông, dĩ nhiên là có các vấn đề như nhanh chóng tiến tới một bộ quy tắc ứng xử (COC = Code of Conduct) tại Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc, mang tính chất ràng buộc, hay là nhu cầu tôn trọng Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc UNCLOS
Trước việc Trung Quốc không muốn nêu lên các vấn đề này trong bản Tuyên bố chung, Việt Nam, theo giáo sư Long đã phải tạm thời ép mình, nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam từ bỏ việc thúc đẩy các đòi hỏi liên quan đến COC, chắc chắn sẽ được nêu lên tại các diễn đàn của khối ASEAN sắp tới đây.
Còn về phần Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, dù không được nêu lên trong bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc, nhưng theo giáo sư Long, sự kiện đó hoàn toàn không có nghĩa là văn kiện quốc tế mà cả Bắc Kinh và Hà Nội đều ký kết đó không tồn tại.
Điều quan trọng mà giáo sư Long ghi nhận là cùng lúc với chuyến công du Trung Quốc của chủ tịch nước Việt Nam qua Trung Quốc, thì người đứng đầu quân đội Việt Nam – Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - đến thăm Lầu Năm Góc, trong một nỗ lực mở cửa về phía Mỹ trong lãnh vực quốc phòng, với hy vọng củng cố hơn nữa quan hệ quốc phòng, đồng thời khuyên khích được Hoa Kỳ dấn thân mạnh mẽ hơn vào việc thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử cho vùng Biển Đông.
Về phía Việt Nam, theo giáo sư Long, có hai điểm cần quan tâm thực hiện để bảo vệ Biển Đông : một là cải thiện hồ sơ nhân quyền trong nước để tranh thủ dư luận Mỹ vốn có trọng lượng nhất định trên các chính sách của Washington đối với Việt Nam, và hai là ủng hộ vụ Philippines kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trước Liên Hiệp Quốc.
Mời quý vị nghe toàn văn bài phỏng vấn giáo sư Ngô Vĩnh Long.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten