Những điều thú vị về rắn
Ngửi bằng lưỡi, sở hữu răng nhưng không nhai, khả năng bay trong
không khí là những điều thú vị về con giáp thứ sáu.
Khoảng 3.000 loài rắn đang tồn tại trên hành tinh, trong đó
khoảng 450 loài có độc. 250 loài rắn có nọc độc đủ mạnh để có thể giết
người.
Khứu giác là giác quan nhạy nhất của rắn. Chúng ngửi bằng lưỡi.
Nhờ chiếc lưỡi có hình dạng giống cái nĩa, rắn có thể xác định hướng của mùi.
Tuy không có khả năng nghe nhưng rắn có thể cảm nhận rung động âm thanh. Thị lực
của rắn rất kém.
Phần lớn rắn có răng, với hai hàng ở hàm trên và hai hàng ở hàm
dưới. Nhưng rắn không nhai vì các răng đều quặp vào trong. Chỉ những loài rắn
độc mới có răng nanh.
Xương hàm dưới của rắn rất linh hoạt. Hai hàm của đa số loài rắn
nối thẳng vào sọ, cho phép chúng tăng kích cỡ miệng để nuốt những con mồi to hơn
đường kính thân của chúng. Một con rắn có thể nuốt con mồi có chiều rộng gấp 4
lần chiều rộng đầu của nó.
Một con rắn đuôi chuông. Ảnh: nypost.com. |
Một số loài rắn có khả năng phóng hoặc bay tới hơn 13 m trong
không khí. Trong quá trình phóng/bay, thân của rắn uốn thành hình chữ S. Phần
lớn rắn bay thuộc chi Chrysopelea.
Nhiều loài rắn sinh sản bằng cách đẻ trứng. Vài loài giữ trứng
đã được thụ tinh trong cơ thể tới khi chúng nở thành con rồi đẻ. Gần đây các nhà
khoa học đã phát hiện một số loài rắn sinh con.
Rắn biển cái chỉ cần giao hợp một lần rồi tích lũy lượng tinh
trùng đủ lớn để dùng dần trong 10 năm sau đó.
Nọc độc của rắn được tạo nên bởi nhiều enzyme và protein. Nó có
thể là độc tố thần kinh hoặc độc tố máu. Khi lọt vào cơ thể động vật, chất độc
của rắn lan truyền nhanh chóng và phá hủy hệ thần kinh hoặc hệ tuần hoàn. Rắn hổ
mang chúa có thể giết chết voi bằng một nhát cắn.
Phần lớn rắn phóng chất độc khi cắn. Song một số loài, như rắn
hổ mang bành, có thể phóng nọc độc tới vị trí cách chúng 1,5 tới hơn 2 m. Chất
độc mà rắn phóng ra không gây tổn thương da, song có thể trở nên nguy hiểm với
mắt và những vết thương hở.
Minh Long (tổng hợp)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten