Bề mặt Thủy Tinh do phi thuyền Messenger chụp được khi vừa đến gần hành tinh này vào hôm 14 Tháng Giêng, 2008. (Hình: NASA/Getty Images) |
Theo báo cáo đăng trên tập san Khoa Học, chứng cớ do phi thuyền Messenger chụp được cho thấy có nước đá nằm bên dưới một lớp cách nhiệt của các phân tử hữu cơ “dễ bốc hơi”.
Messenger là phi thuyền đầu tiên bay quanh quỹ đạo Thủy Tinh. Từ khi Messenger đến hành tinh này vào Tháng Ba 2011, nó đã gửi về trái đất hơn 125,000 tấm hình, trong đó có nhiều tấm rõ nét mà các khoa học gia chưa bao giờ được thấy.
Chứng cớ Thủy Tinh có nước đá được ghi nhận từ dụng cụ đo neutron gắn trên phi thuyền, cho thấy nước đá tích tụ nhiều nơi các hố vẩn thạch ở cực Bắc của hành tinh.
Giáo Sư Sean Solomon, nhà nghiên cứu dữ kiện của phi thuyền Messsenger nói rằng, điều phi thuyền này khám phá không những bật mí các bí ẩn của Thủy Tinh, mà còn hé lộ tia sáng về các hành tinh khác nữa.
Thủy Tinh tức Mercury, là hành tinh trong Thái Dương Hệ chúng ta nằm gần mặt trời nhất, gần hơn gấp ba lần so với Trái Ðất. Vì trục xoay của Thủy Tinh không nghiêng góc như Trái Ðất nên mặt trời không lên quá chân trời ở hai cực trong một năm của hành tinh này. Do vậy ở đáy các hố thiên thạch không trực tiếp nhận ánh sáng của mặt trời và nhiệt độ thường ở -185 độ C. Do vậy nước đá lâu nay tích tụ ở đây từ 4.5 tỉ năm trước vẫn còn nguyên và cứng hơn cả đá. (T.P.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=158511&zoneid=269
Geen opmerkingen:
Een reactie posten