Friday, 07 December 2012 19:33 |
Võ Hà
Mật ong được tạo thành từ chất ngọt do ong thu thập được trong các bông hoa. Theo quy định của Hội Đồng Ong Mật Quốc Gia Mỹ và nhiều quy định về thực phẩm quốc tế khác quy định rằng "mật ong là một sản phẩm thuần khiết không cho phép thêm bất kỳ chất gì vào... bao gồm nhưng không giới hạn trong, nước và các chất ngọt khác". Bài này chỉ đề cập về mật ong do ong mật (chi Apis) tạo ra; mật do các loài ong khác hay các loài côn trùng khác có các đặc tính rất khác biệt.Ở các bệnh nhân tiểu đường, các vết thương dù nhỏ nhất cũng rất khó lành, nhiều khi phải tiến hành cắt bỏ tay, chân. Nhưng giờ đây, các nhà khoa học đã khám ra một phương thuốc chữa trị hiệu quả cho các bệnh nhân tiểu đường. Ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, những vết lở loét thường rất khó chữa do khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể rất kém. Thậm chí nếu vết loét quá sâu và nặng thì phải “đoạn chi” (cắt cụt tay, chân). Tuy nhiên những phát hiện mới nhất cho thấy: mật ong có thể giúp chữa trị hiệu quả chứng lở loét nguy hiểm này. Các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường xuyên phải chú ý tới hoạt động của mình, vì chỉ cần một vết xước nhỏ ở chân hay một vết xước móng ở tay cũng có thể mưng mủ hàng tháng trời, sau đó chuyển thành loét. Thực tế, loét chân là chứng bệnh thường gặp phải ở bệnh nhân tiểu đường. Một nghiên cứu đã tìm ra rằng: cứ 5 người mắc tiểu đường thì có 1 người bị nhiễm loét và phải chữa bằng phương pháp “đoạn chi” (cắt cụt tay, chân). Tuy nhiên gần đây các nhà nghiên cứu đã tìm ra một phương thuốc cổ xưa và có hiệu quả điều trị chứng lở loét ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường: đó là mật ong. Rita Arsenault, một bệnh nhân tiểu đường sống tại thành phố Mass, Michigan, đồng thời cũng là một trong số những người đã được chữa trị loét chân thành công bằng mật ong mà không cần dùng tới phương pháp “đoạn chi” cho biết: “Tôi bị một con nhện đốt vào ngón chân, vài ngày sau vết thương đó ngày càng loét rộng và sâu. Thậm chí tôi còn có thể nhìn thấy gân chân của mình. Một vài bác sĩ khuyên tôi nên điều trị bằng phương pháp cấy ghép da. Nhưng nếu nó không thành công, có khả năng tôi sẽ mất đi đôi chân. Thay vào đó, tôi tìm gặp bác sĩ Paul Liguori, thuộc bệnh viện Haverhill, để được điều trị bằng cách bôi mật ong vào vết thương rồi băng bó lại. Thật không thể tin được, sau hơn một tháng vết loét đã hoàn toàn biến mất, thậm chí còn không để lại sẹo.” Sử dụng mật ong để chữa lành vết thương không phải là một phương pháp mới. Các nhà nhân chủng học đã tìm ra những bằng chứng chỉ ra rằng: những người Ai Cập cổ đại đã sử dụng nó từ hơn 5000 năm trước. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn còn rất nhiều người không biết tới tác dụng này của mật ong. Tiến sĩ Peter Molan thuộc Đại học Waikato New Zealand cho biết: “Mật ong có đặc tính tiêu diệt vi khuẩn rất mạnh, do trong mật ong có hàm lượng axit cao, hàm lượng nước thấp, đặc tính khử nước mạnh. Những vi khuẩn gây loét có tính kháng thuốc rất cao, do vậy gần như mọi loại thuốc kháng sinh đều không có tác dụng. Mật ong là một phương thuốc hiệu quả để điều trị chứng lở loét.” Một nghiên cứu đã được tiến hành trên 2 nhóm bệnh nhân tiểu đường bị loét chân. Cả 2 nhóm được điều trị trong 12 tuần theo hai phương pháp khác nhau. Nhóm 1 được điều trị bằng mật ong, nhóm 2 sử dụng hydrogel, một loại gel trong suốt thường được dùng để làm lành vết thương. Kết quả là: nhóm 1 giảm được tới 34% kích cỡ của vết loét. Ngược lại nhóm 2 chỉ giảm được 13%. Sau 12 tuần, số lượng bệnh nhân trong nhóm 1 khỏi bệnh nhiều hơn hẳn so với nhóm 2. Tiến sĩ Peter cho biết thêm: “Ngoài khả năng tiêu diệt vi khuẩn, mật ong còn đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Chữa trị bằng mật ong ít gây đau đớn hơn và ít để lại sẹo cho người bệnh. Hơn nữa, đây là phương pháp tiện lợi, dễ sử dụng, chi phí lại thấp nhưng hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp điều trị khác.” Võ Hà http://www.baocalitoday.com/index.php?option=com_content&view=article&id=10219%3Acong-dng-ca-mt-ong-trong-bnh-tiu-ng&catid=117%3Aph-n-tinh-yeu&Itemid=53 |
Geen opmerkingen:
Een reactie posten