Trở lại Pulau Galang
| |||||
Không lâu sau ngày 30/4/1975, cái ngày đáng lý
phải đem đến tự do hạnh phúc cho mọi người dân Việt Nam vì cuộc chiến
đã chấm dứt, đất nước thống nhất thì làn sóng người vượt biên đi tị
nạn chính trị cũng bắt đầu.
Theo số liệu của Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc, trong
khoảng từ năm 1975-1995 đã có 849.228 người vượt biên bằng đường biển
và đường bộ.
Ba mươi năm qua, những người tị nạn Việt Nam đã xây
dựng cuộc sống mới ở phương Tây và nhiều nơi khác trên thế giới.
Nhưng họ không bao giờ quên thời gian
tá túc trong các trại tị nạn ở Hồng Kông, Indonesia, Nhật Bản, Nam
Hàn, Macau, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan.
Hạ tuần tháng Ba năm 2005, do Văn khố thuyền nhân Việt
Nam, một tổ chức thiện nguyện ở Úc chủ xướng, gần 150 cựu thuyền
nhân đến từ Mỹ, Úc, Canada và Âu châu đã quay lại thăm hai trong số các
trại tị nạn ngày trước.
Theo số liệu của Indonesia, trong khoảng thời gian từ
1975-1996 đã có 250.000 người Việt Nam và Campuchia tá túc trên hòn đảo
này. Galang đã đi vào lịch sử của vùng, của thế giới.
Nhìn nét mặt mọi người tôi biết ai cũng có lý do
riêng để về thăm lại trại Galang. Đối với nhiều người, đây là chuyến
hành hương để cầu nguyện cho vong linh của người thân kém may mắn trên
đường vượt biển.
Không ai biết chính xác có bao nhiêu người đã bỏ mình
trên biển hay trong rừng sâu. Có ước đoán cho rằng từ 100-200.000 người
chết ngoài biển.
Năm 1981 hội Chữ thập đỏ quốc tế ước đoán phân nửa
số người vượt biển chết dưới tay hải tặc.
Chính phủ và nhân dân Indonesia là ân nhân của thuyền
nhân, và cảm động hơn nữa, có những người địa phương vẫn còn nhớ
tiếng Việt vì đã từng sống khá lâu với các thuyền nhân.
Chăm sóc cho khoảng 500 ngôi mộ không được thăm viếng
trong nghĩa trang Galang là người dân Indonesia ở địa phương.
Chính phủ Indonesia, đặc biệt chính quyền địa phương
ở Batam đã tiếp đón các cựu thuyền nhân thật nồng hậu. Họ đã và
đang cố gắng bảo tồn trại tị nạn Galang.
Indonesia muốn biến Galang thành một khu di tích lịch
sử, một thắng cảnh để thu hút du khách.
Riêng đối với các cựu thuyền nhân, đó là chuyện càng
đáng làm hơn nữa và đã có nhiều người hứa sẽ tìm cách đóng góp cho
quỹ bảo tồn di sản Galang.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Thiên Trần, NY
Xin chào BBC và các bạn ở diễn đàn này: Xin đốt một nén hương cầu cho linh hồn những người đã bỏ mình trên đường tìm tự do... Tôi hy vọng là không phải chỉ có những bia tưởng niệm những người không may mắn trên đường tìm tự do và tri ân những người giúp đỡ ở các trại tị nạn thôi, mà sẽ có những bia tượng ở hải ngoại nữa, nơi mà người Việt cư ngụ, để nhắc nhớ cho thế hệ mai sau của người Việt.
Tôi đồng ý với anh Vinh ở những điều mà anh ta viết " Tôi
thấy thật là đáng thương cho một bộ phận người Việt Nam hồi đó ...". nhưng ở một
khía cạnh khác. Thật là đáng thương cho họ vì những điều này: 1. Sau 30/4, họ bị
người cộng sản cướp nhà và tài sản cuả họ, đẩy họ ra đường, đi lên vùng rừng sâu
nước độc "Kinh Tế Mới" 2. Ba mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn bè thân thuộc bị bắt
bớ, giam cầm trong các nhà tù, trại tập trung khổng lồ "Học Tập Cải Tạo", sống
trong xiềng xích, đoạ đầy. 3. Phần còn lại sống trong sự đe dọa, đàn áp, bắt bớ,
giam cầm. Con cái của họ bị phân biệt đối xử, không được vào đại học, không kiếm
được việc làm ở các cơ quan, công sở, nhà máy.
4. Ba mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn bè thân thuộc của những
người này cho dù đã chết, cộng sản vẫn không để họ iên, mồ mả của họ bị đào xới,
quật lên "Giải Toả, Làm Đẹp, Mở Rộng Thành Phố". 5. Người may mắn vượt thoát
khỏi cái địa ngục trần gian đó, đến được bến bờ bình an với tâm trạng đau đớn
khi có người thân chết trên đường tìm tự do, mà bản thân của nhiều con người may
mắn đó đã từng là nạn nhân của bạo lực, cướp bóc từ công an cho đến hải tặc. 6.
Người không may mắn thì chết trên những con đường bộ khi băng rừng, chết trên
biển vì bão, đắm tàu, đói khát, vì hải tặc. Chết vì tù đày, vì công an, chết
trước khi nhìn thấy bờ tự do.
7. Những người may mắn này bắt đầu cuộc sống mới với hai bàn
tay trắng ở các nước tự do trên thế giới. Họ đã thành công để tạo dựng cho họ và
con cái họ một cuộc sống tốt đẹp, tư do và ấm no. Không những vậy, họ còn có thể
dành dụm gởi tiền về VN giúp cho gia đình, bà con, bạn bè thân thuộc. Họ đã chịu
đựng những lời chửi bỉ ổi nhất từ phía người cộng sản, nào là 'Tay Sai, Phản
Quốc, Phản Động v.v..." Vậy mà giờ đây, do sức mạnh của hơn 2 tĩ đô la mà họ gởi
về cho thân nhân họ trong mỗi năm, mà họ được gián cái nhản "Việt Kiều Yêu Nước,
Khúc Ruột Ngàn Dặm" họ đang bị cộng sản dụ, lừa họ nữa. Tội họ quá...
8. Tội cho họ, vì nếu những người ra đi đó mà ở lại thì có
phải bây giờ họ sướng hơn nhiều. Họ tuy bị lấy mất nhà gạch, nhưng bù lại đảng
cấp cho nhà lá, ở vùng kinh tế mới để hưởng thú "Điền Viên", cùng lắm thì chỉ ở
vĩa hè thôi, đầu đường xó chợ, màn trời chiếu đất, đêm nằm được ngắm cảnh trăng
sao, biết đâu trong số những người đó sẽ trở thành những thi sĩ nổi tiếng. Tiếc
quá... 9. Nếu mà ở lại thì người thân có chết trong trại "cải tạo" thì đã có
đảng lo, đảng vùi xác bố, xác anh em họ trong rừng và không cho mang về chôn,
cũng không cho biết chính xác ngày chết, thì họ đở tốn tiền ma chay, cúng kiến.
Đi "Học Tập Cải Tạo" xướng thấy mồ, nên người ta có nói rằng: "Đeo còng số tám
như đeo vàng năm chỉ, Mười năm tù như một giấc ngũ trưa" ..Xướng thiệt...
10. Nếu mà ở lại thì cần gì phải học, thi cử cho mệt, biết lo
lót, liếm gót cấp trên chút xíu thì giờ nầy có thể có chút chức vụ, tha hồ mà
hạch sách dân đen, tiền hối lộ bỏ túi, sống phong lưu. Tiếc quá... 11. Nếu mà ở
lại thì bây giờ con cái của họ cũng lớn rồi, nhất là có con gái, cho nó xang làm
dâu ở Đài Loan, Singapore, hay là bán sang Macau, Trung Quốc, Cambot v.v.. thì
cũng được vài trăm đô mà không phải lo gì cả. Tất cả đã có đảng lo, khỏi phải
tốn tiền cho tú bà và ma cô. Tệ lắm thì cũng kiếm được một chổ, ban ngày bán
quán tối bán thân. Có nước nào trên thế giới nầy "tự do, ấm no" hơn nước ta
không nhỉ ???
Uổng quá... Lúc trước người ta thường nói "Cây đèn đường mà
có chân thì nó cũng bỏ đi." Đến bây giờ, ba mươi năm đã trôi qua, người Việt
trong nước vẫn còn tìm đủ mọi cách để có thể thoát ra khỏi nước. Bán thân sang
Đài Loan, Singapore, đi du lich, đi du học, đi lao động để rồi kiếm bằng mọi
cách mà họ có thể làm được là đừng phải trở về. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho cây
đèn đường, đến bao giờ thì nó đào thoát được...?
Phong, Houston
Tôi thật sự rất thích những gì bạn Tran Vinh ở Việt Nam viết. Xin cho tôi được phép hỏi bạn năm nay bao nhiêu tuổi? Để xem bạn thuộc thế hệ nào trong thời gian sau 1975. Nếu bạn là thế hệ trực tiếp cầm súng trong cuộc chiến tranh từ 1954 đến 1975 thì bạn là người rất kiên định vì bạn đã tự bịt mắt mình lại và tin tưởng vào những gì được bạn gọi là sự thật và gọi những sự thật khác là "tuyên truyền". Xin hỏi bạn là chỉ vì "thức ăn Mỹ" mà hàng ngàn người sẵn sàng bỏ mạng sống ra đi trong khi thiên đường cộng sản đang mở rộng vòng tay? Bạn suy nghĩ thật đơn giản!
Khi bạn miệt thị những người thuyền nhân bỏ nước ra đi như
thế thì ngày nay khi đảng CSVN gọi họ là việt kiều yêu nước thì bạn đã gián tiếp
miệt thị đảng CSVN chạy theo thức ăn từ Mỹ rồi đó. Và tôi cũng xin bạn đừng dùng
từ "xâm lược ngoại bang" nữa, nghe chói tai lắm vì nếu nói sự kiện người Mỹ hiện
diện trong cuộc chiến VN để giúp miền Nam VN chống sự tấn công của làn sóng cộng
sản từ miền Bắc đổ vào là "xâm lược ngoại bang" thì bạn cũng coi chừng là bạn
muốn gọi chính sách của đảng CSVN là xâm lược đấy! VN đã từng đưa quân sang
Campuchia chiếm đóng cũng với danh từ giúp đỡ nhân dân Campuchia chống bọn
Khờ-me-đỏ (anh em đồng chí với CSVN thời gian trước đó).
Còn nếu nói là chỉ vì kinh tế mà liều mạng ra đi làm mất thể
diện VN thì bạn có tự hỏi là bạn có thấy nhục nhã khi làm sao đó mà người dân
của mình phải ra đến nông nỗi đó không? Làm sao mà kinh tế của miền Nam bị kéo
lui lại hơn 20 năm? Nếu bạn là người tự trọng thì bạn phải cảm thấy bạn có trách
nhiệm và thấy nhục nhã cho bạn. Nhất là nghèo đến mức độ liều mạng bán thân làm
dâu Đài Loan như hiện nay. Bạn chê chúng tôi ít học, thiếu hiểu biết vậy xin
bạn cho biết bạn học đến đâu rồi?
Nếu bạn yêu nước thật sự và bạn chống đế quốc Mỹ thật sự thì
xin bạn hãy gởi thư thỉnh nguyện lên chính phủ xin đừng bang giao với Mỹ, đừng
cho tàu chiến Mỹ vào cảng của VN. Và quan trọng là xin chính phủ hãy sửa đổi tên
gọi cho những người Việt đang sống ở nước ngoài là Việt Gian thay vì Việt Kiều
Yêu Nước như hiện nay.
Nguyen Chinh, Milwaukee, Wisconsin, USA
Sau 10 năm sống mất tự do ở Việt Nam và nhiều ngày lênh đênh trên biển. Tôi đã đến đảo Galang, Indonesia hồi tháng 3 năm 1985, nơi được mệnh danh là "Cửa Ngõ Của Tự Do." Galang la một đảo tỵ nạn, nên thiếu thốn mọi thứ, nhưng tôi cám ơn Galang đã cho tôi một đời sống Tự do. Tôi không phải nghe những điều tôi không muốn nghe và tôi không phải nói những điều tôi không muốn nói. Hai mươi năm qua tôi sông trên đất Mỹ, nhưng tôi luôn luôn nhớ đến Galang. Tôi cám ơn Cao uỷ tỵ nạn Liên hiệp quốc, cám ơn nước Indonesia và tôi dặc biệt cám ơn nước Mỹ và nhân dân Mỹ đã cưu mang tôi, để tôi có một đời sống tự do, tươi vui như ngày hôm nay.
Tran Vinh, Viet Nam
Tôi thấy thật là đáng thương cho một bộ phận người Việt Nam hồi đó bị các thế lực bên ngoài chống VN dụ dỗ mà đã theo tiếng gọi của thức ăn Mỹ để làm mất thể diện của đất nước, vi phạm luật pháp VN và luật háp quốc tế, bỏ nước ra đi chết hàng trăm ngàn người chỉ để phục vụ cho chiến dịch tuyên truyền tâm lý chiến chống Việt Nam thời hậu chiến của những kẻ xâm lược ngoại bang thua trận tại VN. Những tấm bia tưởng niệm này cũng là những hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai còn nằm mơ vào mấy cái danh hiệu hão huyền "công dân nước Mỹ" mà các thế lực thực dân hay giơ ra dụ dỗ những người ít học, thiếu hiểu biết chống lại Tổ quốc, phục vụ cho việc tuyên truyền tâm lý chiến của họ. Nhà nước VN cũng nên dùng những cái bia kỷ niệm ô nhục này mà cảnh tỉnh một số phần tử chống phá tại Tây Nguyên ngày nay.
Đỗ Long, Canada
Có phim rồi đấy thưa bạn Minh, tôi đang chờ xem cuốn phim "Journey from the Fall" (tựa tiếng Việt là Vượt Sóng) được thực hiện bởi đạo diển trẻ tuổi Trần Quãng Hàm và sẽ có những buổi trình chiếu đặc biệt vào ngày 30-4 này tại Quận Cam (California), ngày 1 tháng 5 tại Arlington (Virginia) và ngày 8 tháng 5 tại San Jose (California).
Minh, TP HCM
Cám ơn Quốc Vinh vì bài tường thuật về những thuyền nhân, rất cảm động. Tôi nghĩ những người nghệ sĩ hay nhà văn đã từng biết hay có kinh nghiệm trong cuộc hành trình vượt biển đầy khổ ải nên sáng tác một bộ phim kiểu như phim "cánh đồng hoang" của Campuchia thì mới tác động có hiệu quả đến các thế hệ sau. Đây là cách tốt nhất để các thế hệ sau nhìn vào quá khứ mà học hỏi nếu không thì lại đi lại vết xe cũ của cha anh và lại tiếp tục phạm tội với chính dân tộc mình. Người ta học được bài học quý giá chính từ những lỗi lầm của kẻ khác! Nếu không thì lại cứ dương dương tự đắc cho là mình "mới" lắm, "tân" lắm không thèm nghe người đi trước rồi lại chứng nào tật ấy thì khổ cho dân lắm!Khi còn trẻ ai nói cũng nghe ngon ơ nhưng thời gian sẽ chứng tỏ họ có làm gì được cho dân tộc không?Tôi luôn luôn lắng nghe các thế hệ trước với sự kính trọng chứ không bao giờ dám xem thường quá khứ hay kinh nghiệm mà họ đã trải qua. Biết truyện đời nay ta lại phải học truyện đời xưa, ta ôn lại việc xưa mà ta rõ việc đời nay, có như thế cái học mới không bị khiếm khuyết. |
donderdag 29 november 2012
Trở lại Pulau Galang
25 Tháng 4 2005
Geen opmerkingen:
Een reactie posten