Trí thức băn khoăn : Trung Quốc sẽ đi về đâu ?
Một nhân viên thay đổi bảng giá tại một siêu thị ở Vũ Hán, Hồ Bắc, ngày 09/11/2012. Lạm phát làm thu nhập thực tế của người dân Trung Quốc giảm đi.
REUTERS/Stringer
"Tại Biển Đông, Trung Quốc đã quá hung hăng. Làm thế nào lại có thể gởi đi những thông điệp như thế ? Trung Quốc không phải là sở hữu chủ tất cả những hòn đảo ở đó trước năm 1947 ! Một thái độ khác đi có thể giúp Bắc Kinh được thông cảm, thậm chí được tôn trọng".
Nhân đại hội Đảng, nhật báo Le Monde mới đây đã tiếp xúc các trí thức Trung Quốc. Ấn tượng mạnh mẽ trước những thay đổi của đất nước, nhưng giới trí thức đang đặt ra câu hỏi về mô hình mà Trung Quốc phải đi theo, và họ cũng bày tỏ cảm giác bất an trước tương lai.
Tác giả bài báo cho biết vào năm 2008, thời điểm Thế vận hội Bắc Kinh nhà nghiên cứu người Anh Mark Leonard đã xuất bản cuốn « Trung Quốc nghĩ gì ? », kết quả của hai năm tìm tòi. Bốn năm sau đó, khi Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, ông lại quay lại Bắc Kinh và Thượng Hải với một nhóm 11 người của nhiều nước châu Âu, từ cựu Bộ trưởng Ngoại giao, nhà kinh tế, nhà nghiên cứu cho đến nhà báo, trong đó phóng viên Le Monde cũng là một thành viên.
Nhóm đã gặp gỡ hơn hai mươi nhà nghiên cứu lỗi lạc của Trung Quốc thuộc nhiều lãnh vực, từ các nhà xã hội học, chính trị học, nhà kinh tế, chuyên gia về ngoại giao, báo chí, làm việc ở các Viện hàn lâm, trường đại học, tư vấn cho chính phủ hoặc những tên tuổi trên các mạng xã hội. Để những trí thức này có thể phát biểu thoải mái, danh tính họ được giữ kín, vì vậy mà bài báo của Le Monde không nêu tên một ai.
Có thể tóm tắt một điều, tuy ngất ngây trước tốc độ cất cánh của đất nước, giới trí thức Trung Quốc vẫn quan ngại sâu sắc về mô hình phải theo, lo rằng tăng trưởng sẽ không lâu bền, và có cảm giác đầy bất an trước tương lai.
Mô hình nào cho Trung Quốc, tả hay hữu ?
Trước hết, người ta tự hỏi, liệu có phải xem lại mô hình hiện nay hay không ? Ngày càng có nhiều người Trung Quốc không còn nghĩ rằng mô hình của nước mình là ưu việt nhất. Nạn dịch SARS khiến họ nhận ra rằng cái giá phải trả cho môi trường và nguồn lợi thiên nhiên quá cao, và nay người dân sau bằng ấy năm nỗ lực, cần phải được ưu tiên cải thiện cuộc sống. Tiền bạc chính phủ được đổ vào các công trình xây dựng hoành tráng thay vì xây thêm trường học.
Có trí thức cho rằng cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng, cho dù có làm kinh tế đi chậm lại, và lần đầu tiên một Nhà nước phúc lợi đang được manh nha hình thành. Một trí thức khác phát biểu : « Lãnh tụ tầm cỡ nhất của chúng tôi là Đặng Tiểu Bình, ông ta đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản ».
Về « giá trị Trung Quốc », trên internet có thể tìm thấy đủ loại chủ thuyết, kể cả dân tộc chủ nghĩa. Làm thế nào để phổ quát những giá trị Trung Hoa ? Theo các nhà trí thức, thì chính quyền không hề có sáng kiến nào, chỉ toàn chi ra tiền. Kế hoạch là nơi nào có văn phòng của CNN thì phải thành lập chi nhánh của CCTV, truyền hình quốc gia Trung Quốc, nói chung là không hề có chiến lược.
Về dân chủ, nhiều người dân không biết đất nước sẽ đi về đâu, nghiêng sang tả hay sang hữu. Trung Quốc có phải là một đất nước dân chủ hay không ? Đối với phương Tây thì không, nhưng theo một trí thức, thì chế độ Trung Quốc là bán dân chủ. Các quyền cá nhân bắt đầu được tôn trọng, nhưng người dân vẫn chưa được bầu lên các nhà lãnh đạo. Thách thức của Trung Quốc là duy trì tăng trưởng mà vẫn tránh được các tác động tiêu cực.
Thêm bạn bớt thù và thái độ tại Biển Đông
Liên quan đến quan hệ với các nước trên thế giới, các nhà trí thức cho là Trung Quốc cần có thêm nhiều bạn bè. Một người nói : « Không có bạn hữu là hết sức nguy hiểm, đó là vì Trung Quốc quá lớn. Cần phải có quan hệ tốt với các nước láng giềng, với Nhật Bản, Ấn Độ. Thà phát triển chậm hơn mà có nhiều bạn bè hơn ». Người khác nhận xét : « Trung Quốc không chắc chắn về vai trò mới của mình, các nhà lãnh đạo không biết làm gì (…) Các cuộc khủng hoảng ở phương Tây cho thấy dân chủ rất đắt giá. Chúng tôi cần theo một con đường khác, không phải Tây phương cũng chẳng phải Trung Quốc ».
Một trí thức phân tích : « Chúng tôi đã tự tạo ra khó khăn cho chính mình, giống như người Mỹ ở Irak. Tại Biển Đông, Trung Quốc đã quá hung hăng. Làm thế nào lại có thể gởi đi những thông điệp như thế ? Trung Quốc không phải là sở hữu chủ tất cả những hòn đảo ở đó trước năm 1947 ! Một thái độ khác đi có thể giúp chúng tôi được thông cảm, thậm chí được tôn trọng. Trung Quốc không có quyền sai lầm, vì sẽ không được bỏ qua ».
Chống tham nhũng : Mọi lãnh đạo đều trong tầm ngắm
Cũng liên quan đến đại hội Đảng ở Trung Quốc, nhật báo cánh tả Libération chú ý tới việc ông Hồ Cẩm Đào kêu gọi chống tham nhũng, mà các lãnh đạo cao cấp đều cảm thấy đang nằm trong tầm ngắm.
Tờ báo nhận xét, tuy ai cũng biết nạn tham nhũng đang là nạn dịch lan tràn từ trên xuống dưới trong xã hội Trung Quốc, nhưng thật hiếm hoi khi nhân vật số 1 lại tấn công vào tham nhũng một cách mãnh liệt như thế. Ông Hồ Cẩm Đào trong bài diễn văn hôm qua đã tuyên bố : « Nếu không giải quyết được nạn tham nhũng, thì Đảng có thể lãnh một cú đòn chí mạng, thậm chí bị sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ của Nhà nước ».
Libération ghi nhận, đã có các lãnh đạo khác phát biểu về vấn đề này, nhưng chưa bao giờ trong một dịp trang trọng như đại hội Đảng. Theo tờ báo, phản ứng trên là từ các tiết lộ gần đây về tài sản của các lãnh đạo cao cấp và gia đình.
Bắt đầu là vụ Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh sẽ phải trả lời trước tòa về tội « tham nhũng một cách quy mô ». Thủ tướng Ôn Gia Bảo bị New York Times công bố bài điều tra cho thấy tài sản của gia đình ông lên đến 2,1 tỉ euro. Có thể ông là người bị Hồ Cẩm Đào ám chỉ trong câu : « Tất cả những ai vi phạm kỷ luật Đảng và luật pháp, dù là ai và đang giữ chức vụ gì, cần phải cương quyết đưa ra trước pháp luật ».
Ông Tập Cận Bình, người sẽ nối ngôi ông Hồ Cẩm Đào có lẽ cũng cảm thấy nhột nhạt, vì hãng tin Bloomberg hồi tháng Sáu, dựa trên các tài liệu công khai khó thể chối cãi, cho biết gia sản của gia đình ông tối thiểu là 291 triệu euro, chủ yếu đầu tư ở Hồng Kông.
Theo Libération, trong một hệ thống mà quyền lực và tiền bạc thường chỉ là một, thì khó ai thoát khỏi được. Ngay cả cánh tay phải của ông Hồ Cẩm Đào là Lệnh Kế Hoạch, cũng không tránh khỏi bị nghi ngờ tham nhũng. Con trai ông này hồi đầu năm đã tử nạn trên một đại lộ vành đai Bắc Kinh, trên chiếc xe siêu sang Ferrari, nhưng ông Lệnh Kế Hoạch chỉ bị thuyên chuyển.
Hướng về tiêu thụ trong nước : Không dễ dàng
Trên lãnh vực kinh tế, Libération phân tích định hướng phát triển dựa trên tiêu thụ nội địa của Trung Quốc.Theo tờ báo, dưới thời ông Hồ Cẩm Đào, miếng bánh của khu vực kinh tế tư nhân đã bị giảm thiểu, còn các công ty quốc doanh lại tăng nhanh. Nhà nước đầu tư ồ ạt cho phát triển thông qua bốn ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng này hầu như không hề cho các công ty tư nhân vay tiền. Trong khi đó quốc doanh lại hoạt động kém hiệu quả, và thường thì độc quyền đã giết chết sáng tạo, mà muốn phát triển bền vững cần phải dựa trên một cái nền lành mạnh, với những sản phẩm độc đáo.
Khối lượng tiền khổng lồ trong tay Nhà nước cũng không được phân bố lại cho người dân, khiến họ cảm thấy không được hưởng thành quả của sự bùng nổ kinh tế. Mô hình hiện nay ưu tiên cho xuất khẩu, khiến tiền lương bị o ép. Thu nhập của người Trung Quốc tuy có tăng, nhưng lạm phát đã ngốn đi một phần, và giấc mơ có nhà riêng của nhiều người khó trở thành hiện thực. Lớp trung lưu lo ngại cho tương lai, thể hiện ở tỉ lệ tiêu dùng thấp và tiết kiệm cao, trong bối cảnh thiếu vắng chính sách an sinh xã hội.
Ông Hồ Cẩm Đào khẳng định « Cần phải tăng nhu cầu nội địa, tiêu thụ của các hộ gia đình và cá nhân ». Nhưng theo Libération, thì các hứa hẹn vẫn mơ hồ, và chính sách cũng khó thực hiện. Các tập đoàn quốc doanh lớn có vị thế không thua một bộ trong chính phủ, khiến ngay cả người đứng đầu đất nước cũng khó thể khống chế được. Bên cạnh đó là hậu quả chính trị : với sức mua cao hơn, cảm giác an toàn hơn, giai cấp trung lưu sẽ mạnh dạn bày tỏ chính kiến hơn và có thể sẽ phản kháng nhiều hơn. Vì thế mà hôm qua ông Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh đến việc « quản lý xã hội ».
Đập Xayaburi : Lào « cố đấm ăn xôi »
Vẫn về châu Á, đặc phái viên nhật báo Le Monde tại Lào có bài viết mang tựa đề « Tại Lào, việc xây dựng đập thủy điện bị tranh cãi trên sông Mêkông lại tiếp tục ». Tờ báo nhấn mạnh, đập Xayaburi đã được chính thức khởi công ngày 7/11, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng và các nhà sinh thái.
Le Monde nhắc lại, dự án xây đập thủy điện có công suất 1.260 megawatt trị giá 3,8 tỉ đô la này đã làm cho Việt Nam và Cam Bốt hết sức lo ngại. Từ 18 tháng qua, dự án đã bị treo cho bốn nước Lào, Cam Bốt, Thái Lan và Việt Nam không thể đạt được đồng thuận. Tháng 12/2011, bốn nước thuộc Ủy hội sông Mêkông lại họp và quyết định tiến hành các cuộc nghiên cứu mới để ước tính cụ thể hơn hậu quả của đập Xayaburi đối với hệ sinh thái trong khu vực.
Thế nhưng cách đây vài ngày, tuy không hề có thỏa thuận mới, quốc vụ khanh về Môi trường và Hầm mỏ của Lào lại loan báo với báo chí là sẽ chính thức khởi công đập Xayaburi trong tuần này. Le Monde cho biết Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong hôm 6/11 khi trả lời Wall Street Journal đã chối phăng sự kiện trên, khẳng định việc xây đập còn tùy thuộc kết quả « các cuộc nghiên cứu mới ». Tuy nhiên ngày 7/11 buổi lễ khởi công đập Xayaburi đã diễn ra với sự hiện diện của các nhà ngoại giao Việt Nam, Cam Bốt, các viên chức chính phủ Lào và các nhà sư.
Thủ tướng Lào né tránh vấn đề chăng ? Le Monde cho rằng, trước những phản đối, lẽ ra chính phủ Lào càng cần phải thận trọng.
Việt Nam từ lâu đã tuyên bố « quan ngại sâu sắc » trước dự án đập Xayaburi, lo sợ những hậu quả tiêu cực đối với nghề đánh cá tại đồng bằng sông Cửu Long do lượng nước từ thượng lưu bị giảm. Nhìn chung, các chuyên gia lo ngại về vấn đề phù sa và nhiễm mặn đất canh tác.
Dominique Van der Borght, giám đốc tổ chức phi chính phủ Oxfam tại Lào cho biết : « Thật đáng tiếc là khuyến cáo của Ủy hội sông Mêkông hoãn lại trong vòng 10 năm tất cả các dự án đập thủy điện trên dòng sông này đã không được tôn trọng. Đã có quá đủ cảnh báo từ các nhà khoa học về tác động tai hại về an ninh thực phẩm của trên 60 triệu cư dân sống dọc sông Mêkông. Những nghiên cứu chiều sâu cho thấy những tác hại về nguồn protein quan trọng từ thủy sản, cũng như màu mỡ tự nhiên của đất đai từ phù sa. Đây là một vấn đề cốt tử ».
Đại hội Đảng Trung Quốc tiếp tục được chú ý
Đại đội Đảng Cộng sản Trung Quốc thứ 18 tiếp tục chiếm nhiều trang trên các nhật báo Pháp hôm nay, sau khi bầu cử Mỹ kết thúc. Nhật báo Le Monde chạy tựa trang nhất « Trung Quốc, một cường quốc khác cũng thay đổi lãnh đạo ». Bài xã luận của tờ báo mang tựa đề « Các đồng chí trên thượng tầng, hãy hành động ! ». Trang trong có các bài viết « Hồ Cẩm Đào rời ban lãnh đạo Đảng với lời kêu gọi cải cách », và bài tổng hợp ý kiến giới trí thức Trung Quốc mang tựa đề « Đặng Tiểu Bình là nhà lãnh đạo lớn của chúng tôi, ông ấy đã hủy bỏ chủ nghĩa cộng sản ».
« Trung Quốc thay đổi lãnh đạo », ảnh hai ông Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào đang tươi cười bên nhau cũng được đặt trên góc trái trang nhất của nhật báo cánh hữu Le Figaro. Bên cạnh là hàng tựa « Phe xã hội và cộng sản không còn ăn cánh », nói về việc đảng Xã hội Pháp đang bực tức trước đồng minh là đảng Cộng sản, sau khi Thượng viện bác bỏ dự luật về chương trình tài chính công.
Cũng về tình hình tại Pháp, nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến « Vũ khí của ngành thuế để ngăn trở các công ty dịch chuyển sản xuất ». Tờ báo cánh tả Libération chạy tựa « Trước cuộc thánh chiến chống đạo Hồi », nói về sự kiện hôm qua các tổ chức của tôn giáo này đã yêu cầu Tổng thống Pháp hạn chế khuynh hướng bài Hồi giáo. Còn nhật báo cộng sản L’Humanité đưa tít lớn « 11/11, ký ức mờ nhòa », nêu lên ý kiến của các nhà sử học, dân biểu và công dân trước việc dồn tất cả những ngày kỷ niệm các cuộc chiến vào làm một, từ Thế chiến thứ nhất, thứ hai cho đến các cuộc chiến tranh thuộc địa.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121109-tri-thuc-ban-khoan-trung-quoc-se-di-ve-dau
Tác giả bài báo cho biết vào năm 2008, thời điểm Thế vận hội Bắc Kinh nhà nghiên cứu người Anh Mark Leonard đã xuất bản cuốn « Trung Quốc nghĩ gì ? », kết quả của hai năm tìm tòi. Bốn năm sau đó, khi Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, ông lại quay lại Bắc Kinh và Thượng Hải với một nhóm 11 người của nhiều nước châu Âu, từ cựu Bộ trưởng Ngoại giao, nhà kinh tế, nhà nghiên cứu cho đến nhà báo, trong đó phóng viên Le Monde cũng là một thành viên.
Nhóm đã gặp gỡ hơn hai mươi nhà nghiên cứu lỗi lạc của Trung Quốc thuộc nhiều lãnh vực, từ các nhà xã hội học, chính trị học, nhà kinh tế, chuyên gia về ngoại giao, báo chí, làm việc ở các Viện hàn lâm, trường đại học, tư vấn cho chính phủ hoặc những tên tuổi trên các mạng xã hội. Để những trí thức này có thể phát biểu thoải mái, danh tính họ được giữ kín, vì vậy mà bài báo của Le Monde không nêu tên một ai.
Có thể tóm tắt một điều, tuy ngất ngây trước tốc độ cất cánh của đất nước, giới trí thức Trung Quốc vẫn quan ngại sâu sắc về mô hình phải theo, lo rằng tăng trưởng sẽ không lâu bền, và có cảm giác đầy bất an trước tương lai.
Mô hình nào cho Trung Quốc, tả hay hữu ?
Trước hết, người ta tự hỏi, liệu có phải xem lại mô hình hiện nay hay không ? Ngày càng có nhiều người Trung Quốc không còn nghĩ rằng mô hình của nước mình là ưu việt nhất. Nạn dịch SARS khiến họ nhận ra rằng cái giá phải trả cho môi trường và nguồn lợi thiên nhiên quá cao, và nay người dân sau bằng ấy năm nỗ lực, cần phải được ưu tiên cải thiện cuộc sống. Tiền bạc chính phủ được đổ vào các công trình xây dựng hoành tráng thay vì xây thêm trường học.
Có trí thức cho rằng cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng, cho dù có làm kinh tế đi chậm lại, và lần đầu tiên một Nhà nước phúc lợi đang được manh nha hình thành. Một trí thức khác phát biểu : « Lãnh tụ tầm cỡ nhất của chúng tôi là Đặng Tiểu Bình, ông ta đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản ».
Về « giá trị Trung Quốc », trên internet có thể tìm thấy đủ loại chủ thuyết, kể cả dân tộc chủ nghĩa. Làm thế nào để phổ quát những giá trị Trung Hoa ? Theo các nhà trí thức, thì chính quyền không hề có sáng kiến nào, chỉ toàn chi ra tiền. Kế hoạch là nơi nào có văn phòng của CNN thì phải thành lập chi nhánh của CCTV, truyền hình quốc gia Trung Quốc, nói chung là không hề có chiến lược.
Về dân chủ, nhiều người dân không biết đất nước sẽ đi về đâu, nghiêng sang tả hay sang hữu. Trung Quốc có phải là một đất nước dân chủ hay không ? Đối với phương Tây thì không, nhưng theo một trí thức, thì chế độ Trung Quốc là bán dân chủ. Các quyền cá nhân bắt đầu được tôn trọng, nhưng người dân vẫn chưa được bầu lên các nhà lãnh đạo. Thách thức của Trung Quốc là duy trì tăng trưởng mà vẫn tránh được các tác động tiêu cực.
Thêm bạn bớt thù và thái độ tại Biển Đông
Liên quan đến quan hệ với các nước trên thế giới, các nhà trí thức cho là Trung Quốc cần có thêm nhiều bạn bè. Một người nói : « Không có bạn hữu là hết sức nguy hiểm, đó là vì Trung Quốc quá lớn. Cần phải có quan hệ tốt với các nước láng giềng, với Nhật Bản, Ấn Độ. Thà phát triển chậm hơn mà có nhiều bạn bè hơn ». Người khác nhận xét : « Trung Quốc không chắc chắn về vai trò mới của mình, các nhà lãnh đạo không biết làm gì (…) Các cuộc khủng hoảng ở phương Tây cho thấy dân chủ rất đắt giá. Chúng tôi cần theo một con đường khác, không phải Tây phương cũng chẳng phải Trung Quốc ».
Một trí thức phân tích : « Chúng tôi đã tự tạo ra khó khăn cho chính mình, giống như người Mỹ ở Irak. Tại Biển Đông, Trung Quốc đã quá hung hăng. Làm thế nào lại có thể gởi đi những thông điệp như thế ? Trung Quốc không phải là sở hữu chủ tất cả những hòn đảo ở đó trước năm 1947 ! Một thái độ khác đi có thể giúp chúng tôi được thông cảm, thậm chí được tôn trọng. Trung Quốc không có quyền sai lầm, vì sẽ không được bỏ qua ».
Chống tham nhũng : Mọi lãnh đạo đều trong tầm ngắm
Cũng liên quan đến đại hội Đảng ở Trung Quốc, nhật báo cánh tả Libération chú ý tới việc ông Hồ Cẩm Đào kêu gọi chống tham nhũng, mà các lãnh đạo cao cấp đều cảm thấy đang nằm trong tầm ngắm.
Tờ báo nhận xét, tuy ai cũng biết nạn tham nhũng đang là nạn dịch lan tràn từ trên xuống dưới trong xã hội Trung Quốc, nhưng thật hiếm hoi khi nhân vật số 1 lại tấn công vào tham nhũng một cách mãnh liệt như thế. Ông Hồ Cẩm Đào trong bài diễn văn hôm qua đã tuyên bố : « Nếu không giải quyết được nạn tham nhũng, thì Đảng có thể lãnh một cú đòn chí mạng, thậm chí bị sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ của Nhà nước ».
Libération ghi nhận, đã có các lãnh đạo khác phát biểu về vấn đề này, nhưng chưa bao giờ trong một dịp trang trọng như đại hội Đảng. Theo tờ báo, phản ứng trên là từ các tiết lộ gần đây về tài sản của các lãnh đạo cao cấp và gia đình.
Bắt đầu là vụ Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh sẽ phải trả lời trước tòa về tội « tham nhũng một cách quy mô ». Thủ tướng Ôn Gia Bảo bị New York Times công bố bài điều tra cho thấy tài sản của gia đình ông lên đến 2,1 tỉ euro. Có thể ông là người bị Hồ Cẩm Đào ám chỉ trong câu : « Tất cả những ai vi phạm kỷ luật Đảng và luật pháp, dù là ai và đang giữ chức vụ gì, cần phải cương quyết đưa ra trước pháp luật ».
Ông Tập Cận Bình, người sẽ nối ngôi ông Hồ Cẩm Đào có lẽ cũng cảm thấy nhột nhạt, vì hãng tin Bloomberg hồi tháng Sáu, dựa trên các tài liệu công khai khó thể chối cãi, cho biết gia sản của gia đình ông tối thiểu là 291 triệu euro, chủ yếu đầu tư ở Hồng Kông.
Theo Libération, trong một hệ thống mà quyền lực và tiền bạc thường chỉ là một, thì khó ai thoát khỏi được. Ngay cả cánh tay phải của ông Hồ Cẩm Đào là Lệnh Kế Hoạch, cũng không tránh khỏi bị nghi ngờ tham nhũng. Con trai ông này hồi đầu năm đã tử nạn trên một đại lộ vành đai Bắc Kinh, trên chiếc xe siêu sang Ferrari, nhưng ông Lệnh Kế Hoạch chỉ bị thuyên chuyển.
Hướng về tiêu thụ trong nước : Không dễ dàng
Trên lãnh vực kinh tế, Libération phân tích định hướng phát triển dựa trên tiêu thụ nội địa của Trung Quốc.Theo tờ báo, dưới thời ông Hồ Cẩm Đào, miếng bánh của khu vực kinh tế tư nhân đã bị giảm thiểu, còn các công ty quốc doanh lại tăng nhanh. Nhà nước đầu tư ồ ạt cho phát triển thông qua bốn ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng này hầu như không hề cho các công ty tư nhân vay tiền. Trong khi đó quốc doanh lại hoạt động kém hiệu quả, và thường thì độc quyền đã giết chết sáng tạo, mà muốn phát triển bền vững cần phải dựa trên một cái nền lành mạnh, với những sản phẩm độc đáo.
Khối lượng tiền khổng lồ trong tay Nhà nước cũng không được phân bố lại cho người dân, khiến họ cảm thấy không được hưởng thành quả của sự bùng nổ kinh tế. Mô hình hiện nay ưu tiên cho xuất khẩu, khiến tiền lương bị o ép. Thu nhập của người Trung Quốc tuy có tăng, nhưng lạm phát đã ngốn đi một phần, và giấc mơ có nhà riêng của nhiều người khó trở thành hiện thực. Lớp trung lưu lo ngại cho tương lai, thể hiện ở tỉ lệ tiêu dùng thấp và tiết kiệm cao, trong bối cảnh thiếu vắng chính sách an sinh xã hội.
Ông Hồ Cẩm Đào khẳng định « Cần phải tăng nhu cầu nội địa, tiêu thụ của các hộ gia đình và cá nhân ». Nhưng theo Libération, thì các hứa hẹn vẫn mơ hồ, và chính sách cũng khó thực hiện. Các tập đoàn quốc doanh lớn có vị thế không thua một bộ trong chính phủ, khiến ngay cả người đứng đầu đất nước cũng khó thể khống chế được. Bên cạnh đó là hậu quả chính trị : với sức mua cao hơn, cảm giác an toàn hơn, giai cấp trung lưu sẽ mạnh dạn bày tỏ chính kiến hơn và có thể sẽ phản kháng nhiều hơn. Vì thế mà hôm qua ông Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh đến việc « quản lý xã hội ».
Đập Xayaburi : Lào « cố đấm ăn xôi »
Vẫn về châu Á, đặc phái viên nhật báo Le Monde tại Lào có bài viết mang tựa đề « Tại Lào, việc xây dựng đập thủy điện bị tranh cãi trên sông Mêkông lại tiếp tục ». Tờ báo nhấn mạnh, đập Xayaburi đã được chính thức khởi công ngày 7/11, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng và các nhà sinh thái.
Le Monde nhắc lại, dự án xây đập thủy điện có công suất 1.260 megawatt trị giá 3,8 tỉ đô la này đã làm cho Việt Nam và Cam Bốt hết sức lo ngại. Từ 18 tháng qua, dự án đã bị treo cho bốn nước Lào, Cam Bốt, Thái Lan và Việt Nam không thể đạt được đồng thuận. Tháng 12/2011, bốn nước thuộc Ủy hội sông Mêkông lại họp và quyết định tiến hành các cuộc nghiên cứu mới để ước tính cụ thể hơn hậu quả của đập Xayaburi đối với hệ sinh thái trong khu vực.
Thế nhưng cách đây vài ngày, tuy không hề có thỏa thuận mới, quốc vụ khanh về Môi trường và Hầm mỏ của Lào lại loan báo với báo chí là sẽ chính thức khởi công đập Xayaburi trong tuần này. Le Monde cho biết Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong hôm 6/11 khi trả lời Wall Street Journal đã chối phăng sự kiện trên, khẳng định việc xây đập còn tùy thuộc kết quả « các cuộc nghiên cứu mới ». Tuy nhiên ngày 7/11 buổi lễ khởi công đập Xayaburi đã diễn ra với sự hiện diện của các nhà ngoại giao Việt Nam, Cam Bốt, các viên chức chính phủ Lào và các nhà sư.
Thủ tướng Lào né tránh vấn đề chăng ? Le Monde cho rằng, trước những phản đối, lẽ ra chính phủ Lào càng cần phải thận trọng.
Việt Nam từ lâu đã tuyên bố « quan ngại sâu sắc » trước dự án đập Xayaburi, lo sợ những hậu quả tiêu cực đối với nghề đánh cá tại đồng bằng sông Cửu Long do lượng nước từ thượng lưu bị giảm. Nhìn chung, các chuyên gia lo ngại về vấn đề phù sa và nhiễm mặn đất canh tác.
Dominique Van der Borght, giám đốc tổ chức phi chính phủ Oxfam tại Lào cho biết : « Thật đáng tiếc là khuyến cáo của Ủy hội sông Mêkông hoãn lại trong vòng 10 năm tất cả các dự án đập thủy điện trên dòng sông này đã không được tôn trọng. Đã có quá đủ cảnh báo từ các nhà khoa học về tác động tai hại về an ninh thực phẩm của trên 60 triệu cư dân sống dọc sông Mêkông. Những nghiên cứu chiều sâu cho thấy những tác hại về nguồn protein quan trọng từ thủy sản, cũng như màu mỡ tự nhiên của đất đai từ phù sa. Đây là một vấn đề cốt tử ».
Đại hội Đảng Trung Quốc tiếp tục được chú ý
Đại đội Đảng Cộng sản Trung Quốc thứ 18 tiếp tục chiếm nhiều trang trên các nhật báo Pháp hôm nay, sau khi bầu cử Mỹ kết thúc. Nhật báo Le Monde chạy tựa trang nhất « Trung Quốc, một cường quốc khác cũng thay đổi lãnh đạo ». Bài xã luận của tờ báo mang tựa đề « Các đồng chí trên thượng tầng, hãy hành động ! ». Trang trong có các bài viết « Hồ Cẩm Đào rời ban lãnh đạo Đảng với lời kêu gọi cải cách », và bài tổng hợp ý kiến giới trí thức Trung Quốc mang tựa đề « Đặng Tiểu Bình là nhà lãnh đạo lớn của chúng tôi, ông ấy đã hủy bỏ chủ nghĩa cộng sản ».
« Trung Quốc thay đổi lãnh đạo », ảnh hai ông Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào đang tươi cười bên nhau cũng được đặt trên góc trái trang nhất của nhật báo cánh hữu Le Figaro. Bên cạnh là hàng tựa « Phe xã hội và cộng sản không còn ăn cánh », nói về việc đảng Xã hội Pháp đang bực tức trước đồng minh là đảng Cộng sản, sau khi Thượng viện bác bỏ dự luật về chương trình tài chính công.
Cũng về tình hình tại Pháp, nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến « Vũ khí của ngành thuế để ngăn trở các công ty dịch chuyển sản xuất ». Tờ báo cánh tả Libération chạy tựa « Trước cuộc thánh chiến chống đạo Hồi », nói về sự kiện hôm qua các tổ chức của tôn giáo này đã yêu cầu Tổng thống Pháp hạn chế khuynh hướng bài Hồi giáo. Còn nhật báo cộng sản L’Humanité đưa tít lớn « 11/11, ký ức mờ nhòa », nêu lên ý kiến của các nhà sử học, dân biểu và công dân trước việc dồn tất cả những ngày kỷ niệm các cuộc chiến vào làm một, từ Thế chiến thứ nhất, thứ hai cho đến các cuộc chiến tranh thuộc địa.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121109-tri-thuc-ban-khoan-trung-quoc-se-di-ve-dau
Geen opmerkingen:
Een reactie posten