Kính thiên văn không gian Hubble phát hiện một thiên hà nhỏ cách trái đất 13,3 tỷ năm ánh sáng.
MACS0647-JD, tên của thiên hà mới mà kính thiên văn không gian
Hubble phát hiện, là thiên hà xa nhất mà con người từng biết. Trên thực tế
Hubble không phát hiện trực tiếp thiên hà này, bởi ánh sáng của nó rất mờ nhạt.
Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) nhận ra MACS0647-JD sau
khi khuếch đại ánh sáng mà kính Hubble nhận từ nó.
Xuất hiện sau vụ nổ khai sinh vũ trụ (Big Bang) 420 triệu năm -
một khoảng thời gian khá ngắn so với tuổi vũ trụ - MACS0647-JD sẽ giúp giới khoa
học hiểu rõ hơn về giai đoạn sơ khai của vũ trụ, Space đưa tin.
Hình minh họa một thiên hà xa xôi trong vũ trụ. Ảnh: caltech.edu. |
Một cụm thiên hà, có tên MACS J0647 7015, nằm giữa trái đất và
thiên hà xa nhất. Do vật chất tối chiếm tỷ lệ lớn trong cụm thiên hà đó nên mọi
tia sáng qua nó đều bị bẻ cong. Khi các tia sáng từ thiên hà MACS0647-JD di
chuyển qua cụm thiên hà, chúng sẽ bị tách thành ba tia sáng với cường độ lớn hơn
từ 2 tới 8 lần so với tia sáng ban đầu.
Dù MACS0647-JD cách trái đất tới 13,3 tỷ năm ánh sáng, các nhà
khoa học đã biết vài thông số của nó. Chẳng hạn, họ cho rằng chiều rộng của nó
chỉ vào khoảng 600 năm ánh sáng, nhỏ hơn nhiều so với chiều rộng 150.000 năm ánh
sáng của dải Ngân Hà.
Minh Long
Geen opmerkingen:
Een reactie posten