Nhân công Trung Quốc, đá lót đường cho tăng trưởng kinh tế
Ảnh minh họa.
REUTERS/Aly Song/Files
300 triệu nông dân không có ruộng cày lên thành phố lao động là nguồn nhân lực vô tận cho công nghiệp Trung Quốc. Theo những kết quả điều tra còn giới hạn, chỉ riêng tại Quảng Đông, hàng năm có hơn 60.000 nhân công bị tàn phế vì tai nạn lao động. Đằng sau tấm bình phong phép lạ kinh tế là cả một thảm kịch con người bị hy sinh như đá lót đường cho đảng giàu quân mạnh.
Đại hội lần thứ 18 đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc vào giữa tháng 11 đã vinh danh « lực lượng công nhân là anh hùng » đưa Trung Quốc lên hàng đại cường kinh tế. Tuy nhiên, mỗi năm hàng ngàn anh hùng này nếu không mất mạng thì cũng hy sinh một phần thân thể. Nạn nhân chủ yếu là thành phần nông dân thất nghiệp lưu lạc di cư lên thành phố kiếm sống mà theo ước lượng có thể lên đến 250 triệu hay 300 triệu.
Với đạo quân nhân công rẻ mạt này, giới chủ tại Trung Quốc, được chế độ hậu thuẫn, mặc tình khai thác theo chiều hướng ép lương nhưng tăng giờ. Công đoàn của nhà nước chỉ là hư vị trong khi công đoàn độc lập bị ngăn cấm.
Theo tổ chức bảo vệ người lao động Trung Quốc China Labour Watch đặt trụ sở tại New York, nhiều công xưởng tại Trung Quốc bắt buộc nhân công làm thêm giờ phụ trội gấp năm lần thời gian do luật Trung Quốc quy định. Điều kiện về an toàn lao động tại Trung Quốc không được chú trọng cộng với sự mệt mỏi là những nguyên nhân gây ra tai nạn tại xưởng máy.
Trích dẫn giám đốc bệnh viện Nam Hải, huyện Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Asia News cho biết, trung bình mỗi ngày bệnh viện này tiếp nhận từ 100 đến 200 lao động bị thương mà đến 99% là « dân công », thuật từ chỉ di dân lao động. Một bệnh viên chuyên khoa giải phẫu đã tăng số giường từ 30 lên 660 trong vòng có 7 năm để đối phó với tình trạng tai nạn lao động gian tăng 25% mỗi năm.
Khác với các nước Tây phương, nạn nhân tai nạn lao động được quỹ an sinh xã hội với phần đóng góp của giới chủ xí nghiệp chăm sóc và bảo trợ trọn đời, tại Trung Quốc, « anh hùng lao động » phế nhân bị bỏ rơi như trái chanh đã hết nước. Nhật báo South China Morning Post ở Hồng Kông đã tường thuật nhiều câu chuyện thương tâm. Gần đây nhất là trường hợp một nữ nhân công của một hãng luyện kim. Cô gái bị máy cuốn cụt một tay phải giải phẫu 7 lần. Trong thời gian điều trị và nhiều lần bị hôn mê, nạn nhân không tái ký hợp đồng với chủ thế là công ty chỉ trả một nửa khoản tiền thuốc men, viện phí.
Bộ xã hội Trung Quốc cho biết thống kê được 8,2 triệu phế nhân tai nạn lao động trên toàn quốc. Trong số này có 2,9 triệu được nhà nước trợ giúp tiền thuốc men trong năm 2011. Tuy nhiên, một thành viên của nghiệp đoàn nhà nước tên Hồ Tiểu Ban, cụt ba ngón tay, cho biết chỉ riêng tại khu kỹ nghệ ở Phật Sơn, mỗi năm xảy ra ít nhất 50 ngàn tai nạn nghiêm trọng, cao gấp ba lần thống kê của chính phủ.
Giới công đoàn độc lập tại Hồng Kông cũng nhận định thống kê chính phủ Trung Quốc chỉ tính những trường hợp mà nạn nhân đã tìm được thỏa thuận với chủ. Mặt khác, những xí nghiệp « đen », không giấy phép hoạt động, cũng không bao giờ khai báo tai nạn lao động.
Trung bình mỗi giá một cuộc giải phẫu có thể từ 30.000 nhân dân tệ đến 150.000 tùy theo trường hợp. Tiền bồi thường theo luật lao động quy định có thể lên đến 500.000 nhân dân tệ, tương đương với 60.000 đô la Mỹ. Nhưng cho rằng chi phí bồi thường và cấp dưỡng cho nhân công thương tật quá cao, hầu kết giới chủ nhân tại Trung Quốc đều chọn giải pháp phủi tay.
Phải chăng đây là cái giá mà nhân dân Hoa lục phải trả để đảng Cộng sản Trung Quốc, với những lãnh đạo thuộc loại tỷ phú đô la, thực hiện mục tiêu « cường quốc hải dương » ?
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121126-nhan-cong-trung-quoc-da-lot-duong-cho-trang-truong-kinh-te
Với đạo quân nhân công rẻ mạt này, giới chủ tại Trung Quốc, được chế độ hậu thuẫn, mặc tình khai thác theo chiều hướng ép lương nhưng tăng giờ. Công đoàn của nhà nước chỉ là hư vị trong khi công đoàn độc lập bị ngăn cấm.
Theo tổ chức bảo vệ người lao động Trung Quốc China Labour Watch đặt trụ sở tại New York, nhiều công xưởng tại Trung Quốc bắt buộc nhân công làm thêm giờ phụ trội gấp năm lần thời gian do luật Trung Quốc quy định. Điều kiện về an toàn lao động tại Trung Quốc không được chú trọng cộng với sự mệt mỏi là những nguyên nhân gây ra tai nạn tại xưởng máy.
Trích dẫn giám đốc bệnh viện Nam Hải, huyện Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Asia News cho biết, trung bình mỗi ngày bệnh viện này tiếp nhận từ 100 đến 200 lao động bị thương mà đến 99% là « dân công », thuật từ chỉ di dân lao động. Một bệnh viên chuyên khoa giải phẫu đã tăng số giường từ 30 lên 660 trong vòng có 7 năm để đối phó với tình trạng tai nạn lao động gian tăng 25% mỗi năm.
Khác với các nước Tây phương, nạn nhân tai nạn lao động được quỹ an sinh xã hội với phần đóng góp của giới chủ xí nghiệp chăm sóc và bảo trợ trọn đời, tại Trung Quốc, « anh hùng lao động » phế nhân bị bỏ rơi như trái chanh đã hết nước. Nhật báo South China Morning Post ở Hồng Kông đã tường thuật nhiều câu chuyện thương tâm. Gần đây nhất là trường hợp một nữ nhân công của một hãng luyện kim. Cô gái bị máy cuốn cụt một tay phải giải phẫu 7 lần. Trong thời gian điều trị và nhiều lần bị hôn mê, nạn nhân không tái ký hợp đồng với chủ thế là công ty chỉ trả một nửa khoản tiền thuốc men, viện phí.
Bộ xã hội Trung Quốc cho biết thống kê được 8,2 triệu phế nhân tai nạn lao động trên toàn quốc. Trong số này có 2,9 triệu được nhà nước trợ giúp tiền thuốc men trong năm 2011. Tuy nhiên, một thành viên của nghiệp đoàn nhà nước tên Hồ Tiểu Ban, cụt ba ngón tay, cho biết chỉ riêng tại khu kỹ nghệ ở Phật Sơn, mỗi năm xảy ra ít nhất 50 ngàn tai nạn nghiêm trọng, cao gấp ba lần thống kê của chính phủ.
Giới công đoàn độc lập tại Hồng Kông cũng nhận định thống kê chính phủ Trung Quốc chỉ tính những trường hợp mà nạn nhân đã tìm được thỏa thuận với chủ. Mặt khác, những xí nghiệp « đen », không giấy phép hoạt động, cũng không bao giờ khai báo tai nạn lao động.
Trung bình mỗi giá một cuộc giải phẫu có thể từ 30.000 nhân dân tệ đến 150.000 tùy theo trường hợp. Tiền bồi thường theo luật lao động quy định có thể lên đến 500.000 nhân dân tệ, tương đương với 60.000 đô la Mỹ. Nhưng cho rằng chi phí bồi thường và cấp dưỡng cho nhân công thương tật quá cao, hầu kết giới chủ nhân tại Trung Quốc đều chọn giải pháp phủi tay.
Phải chăng đây là cái giá mà nhân dân Hoa lục phải trả để đảng Cộng sản Trung Quốc, với những lãnh đạo thuộc loại tỷ phú đô la, thực hiện mục tiêu « cường quốc hải dương » ?
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121126-nhan-cong-trung-quoc-da-lot-duong-cho-trang-truong-kinh-te
Geen opmerkingen:
Een reactie posten