Khi sống trên những đồng cỏ châu Phi từ 3,5 triệu năm trước, thức ăn chủ yếu của vượn người là cỏ và các loại cây bụi.
Những dạng vượn người đầu tiên sống trên các đồng cỏ ở châu Phi sau khi từ bỏ cuộc sống leo trèo trên cây. Ảnh: wordpress.com. |
Australopithecus
bahrelghazali là dạng vượn người đầu tiên, mắt xích quan trọng trong quá
trình tiến hóa của loài người. Khoảng 3,5 triệu năm trước, loài A. bahrelghazali sống trên những đồng cỏ
mênh mông ở châu Phi. Họ đứng thẳng nhưng có lẽ chưa biết chế tác công cụ lao
động. Chiều cao tối đa của họ là 150 cm, còn trọng lượng cơ thể vào khoảng 50 kg
- tương đương với tinh tinh ngày nay. Não của họ chỉ bằng 1/3 so với não người
hiện đại, còn hàm răng nhô về phía trước nhiều hơn so với hàm của chúng ta.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford tại Anh phân tích lượng
carbon trong răng của một số vượn người A. bahrelghazali từ các hóa thạch mà họ tìm
thấy tại Chad (một quốc gia ở châu Phi). Kết quả cho thấy thức ăn chủ yếu của họ
là cỏ, cây cói túi, Science Daily đưa tin.
Giáo sư Julia Lee-Thorp, một thành viên trong nhóm nghiên cứu,
cho rằng, bằng cách chuyển sang cỏ và cây bụi - loại thực phẩm dồi dào hơn so
với trái cây - vượn người đã tận dụng lợi thế của các đồng cỏ châu Phi để sống
sót sau khi từ bỏ cuộc sống leo trèo trên cây.
Nhờ hàm khỏe và răng cối lớn, vượn người có thể nhai lá cây và
cỏ, chứ không ăn trái cây như tinh tinh – họ hàng gần nhất của người. Phát hiện
này cho thấy, về phương diện thức ăn, loài người đã tiến theo một hướng riêng so
với các loài linh trưởng khác sớm hơn ít nhất 500.000 năm so với mọi tính toán
trước đây của giới khoa học. Đó cũng là bằng chứng về việc loài người thay đổi
thực phẩm để thích nghi với môi trường xung quanh. Đến tận ngày nay, những loài
linh trưởng cỡ lớn như tinh tinh vẫn không ăn cỏ và những loại cây bụi mà vượn
người A. bahrelghazali từng
ăn.
Minh Long
Geen opmerkingen:
Een reactie posten