Nhật Bản vận động quốc tế về chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư
Senkaku/ Điếu Ngư
Reuters
Cho tới nay, Nhật Bản vẫn không công nhận có bất cứ tranh chấp chủ quyền nào với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhưng trước việc Bắc Kinh gia tăng tuyên truyền với cộng đồng quốc tế về vấn đề này, Tokyo buộc phải thay đổi chiến thuật, vận động công luận thế giới ủng hộ Nhật Bản.
Một mặt hầu như ngày nào cũng đưa tàu đến khu vực quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, mặt khác trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã mở một một chiến dịch tuyên truyền rộng lớn để vận động công luận quốc tế, đặc biệt nhắm vào dư luận Hoa Kỳ.
Vào tháng trước, Bắc Kinh đã mua rất nhiều trang quảng cáo trên các tờ báo lớn ở Mỹ để khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc chủ quyền Trung Quốc từ xưa. Tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào cuối tháng 9, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì cũng đã tuyên bố rằng chính Nhật Bản đã « cướp » quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ tay Trung Quốc.
Theo phía Bắc Kinh, Tuyên bố Cairo năm 1943 quy định là mọi lãnh thổ mà Nhật Bản chiếm từ tay Nhà Thanh phải được trả lại cho Trung Quốc. Do Nhật Bản đã chấp nhận bản Tuyên bố Potsdam 1945, kêu gọi thực thi Tuyên bố Cairo 1943, Trung Quốc hoàn toàn có chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo nhận định của nhật báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản số ra ngày 13/10/2012, tuyên bố nói trên của phía Trung Quốc có vẻ là nhằm ám chỉ rằng tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Tokyo với Bắc Kinh nay không còn là một vấn đề song phương nữa, mà đã trở thành một thách đố lớn đối với trật tự thế giới.
Theo các nguồn tin thông thạo về các vấn đề ngoại giao Nhật-Trung, dường như Bắc Kinh sẵn sàng làm bất cứ điều gì để buộc Tokyo công nhận là hai nước đang tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Việc Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tẩy chay cuộc họp thường niên IMF/WB ở Tokyo có lẽ là nhằm làm nổi rõ hơn tranh chấp đó.
Theo tờ Yomiuri Shimbun, trước những hành động nói trên của Bắc Kinh, chính phủ Tokyo đang đề ra chiến lược vận động quốc tế, với việc phái ba bộ trưởng hàng đầu, trong đó có Ngoại trưởng Koichiro Gemba và một cố vấn đặc biệt của thủ tướng, đến các nước có liên quan để giải thích rằng quần đảo Senkaku là một bộ phận của lãnh thổ Nhật Bản, cả về mặt lịch sử lẫn về mặt công pháp quốc tế.
Trong cuộc họp báo ngày 10/10/2012, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cũng cho biết là chính phủ Tokyo sẽ thay đổi chính sách, nỗ lực giải thích lập trường của Nhật cho các nước và báo chí quốc tế. Phản bác lập luận của Bắc Kinh về Tuyên bố Cairo năm 1943, ông Fujimura nói rằng, quần đảo Senkaku không nằm trong phần lãnh thổ mà tuyên bố này đề cập đến và chính Trung Quốc cũng đã công nhận Senkaku là thuộc về lãnh thổ Nhật Bản sau khi Tuyên bố Potsdam được công bố.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121013-nhat-ban-van-dong-quoc-te-ve-chu-quyen-senkakudieu-ngu
Vào tháng trước, Bắc Kinh đã mua rất nhiều trang quảng cáo trên các tờ báo lớn ở Mỹ để khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc chủ quyền Trung Quốc từ xưa. Tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc vào cuối tháng 9, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì cũng đã tuyên bố rằng chính Nhật Bản đã « cướp » quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ tay Trung Quốc.
Theo phía Bắc Kinh, Tuyên bố Cairo năm 1943 quy định là mọi lãnh thổ mà Nhật Bản chiếm từ tay Nhà Thanh phải được trả lại cho Trung Quốc. Do Nhật Bản đã chấp nhận bản Tuyên bố Potsdam 1945, kêu gọi thực thi Tuyên bố Cairo 1943, Trung Quốc hoàn toàn có chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo nhận định của nhật báo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản số ra ngày 13/10/2012, tuyên bố nói trên của phía Trung Quốc có vẻ là nhằm ám chỉ rằng tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Tokyo với Bắc Kinh nay không còn là một vấn đề song phương nữa, mà đã trở thành một thách đố lớn đối với trật tự thế giới.
Theo các nguồn tin thông thạo về các vấn đề ngoại giao Nhật-Trung, dường như Bắc Kinh sẵn sàng làm bất cứ điều gì để buộc Tokyo công nhận là hai nước đang tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Việc Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tẩy chay cuộc họp thường niên IMF/WB ở Tokyo có lẽ là nhằm làm nổi rõ hơn tranh chấp đó.
Theo tờ Yomiuri Shimbun, trước những hành động nói trên của Bắc Kinh, chính phủ Tokyo đang đề ra chiến lược vận động quốc tế, với việc phái ba bộ trưởng hàng đầu, trong đó có Ngoại trưởng Koichiro Gemba và một cố vấn đặc biệt của thủ tướng, đến các nước có liên quan để giải thích rằng quần đảo Senkaku là một bộ phận của lãnh thổ Nhật Bản, cả về mặt lịch sử lẫn về mặt công pháp quốc tế.
Trong cuộc họp báo ngày 10/10/2012, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cũng cho biết là chính phủ Tokyo sẽ thay đổi chính sách, nỗ lực giải thích lập trường của Nhật cho các nước và báo chí quốc tế. Phản bác lập luận của Bắc Kinh về Tuyên bố Cairo năm 1943, ông Fujimura nói rằng, quần đảo Senkaku không nằm trong phần lãnh thổ mà tuyên bố này đề cập đến và chính Trung Quốc cũng đã công nhận Senkaku là thuộc về lãnh thổ Nhật Bản sau khi Tuyên bố Potsdam được công bố.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121013-nhat-ban-van-dong-quoc-te-ve-chu-quyen-senkakudieu-ngu
Geen opmerkingen:
Een reactie posten