Heineken bắt hổ Tiger để mở rộng thị phần tại châu Á
Sau hơn hai tháng cạnh tranh với một đấu thủ Thái Lan, ngày hôm nay, 27/09/2012, tập đoàn sản xuất nước giải khát Hà Lan Heineken đã thành công thương vụ thâu tóm hãng sản xuất bia Tiger, nổi tiếng tại châu Á, nhằm mở rộng thị phần ở châu lục này.
Trong cuộc họp bất thường đại hội đồng các cổ đông của Tiger, gần 99% các cổ đông Singapore Fraser and Neave (F&N) đã chấp thuận đề nghị của Heineken muốn mua lại 40% số cổ phiếu trong tập đoàn Asia Pacific Breweries (APB, bia Tiger), với số tiền là 5,6 tỷ đô la Singapore, (3,56 tỷ euro).
APB không chỉ sản xuất bia Tiger, mà còn quản lý khoảng ba chục cơ sở sản xuất nước giải khát ở 14 quốc gia, trong đó có Trung Quốc. Do vậy, Heineken đã nhằm tới việc thâu tóm Tiger trong chiến lược chinh phục thị trường châu Á, rất năng động và đầy tiềm năng, trong lúc thị trường châu Âu hụt hơi, kém sinh khí.
Thông cáo của Heineken cho biết, tập đoàn này hiện sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp, 55,6% số cổ phiếu của APB. Sau khi mua thêm cổ phiếu lần này, Heineken sẽ sở hữu tới 95,3% tổng số cổ phiếu của APB.
Tập đoàn giải khát Hà Lan không che dấu ý định của mình : « APB sẽ giúp cho Heineken tiếp cận trực tiếp hai thị trường đang trỗi dậy đáng quan tâm nhất trên thế giới : đó là Đông Nam Á và Thái Bình Dương cũng như Trung Quốc ».
Phó chủ tịch Heineken tuyên bố, việc mua lại APB sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của tập đoàn tại một trong những vùng năng động nhất thế giới. Từ nay, Heineken có được một vị trí lý tưởng để mở rộng thị phần trong khu vực.
Theo số liệu thống kê của Euromonitor, công ty nghiên cứu và đánh giá thị trường, có trụ sở tại Luân Đôn, Anh Quốc, trong năm 2011, lượng tiêu thụ bia tại 9 quốc gia chính ở Đông Nam Á đã tăng 6%, lên tới 6,84 tỷ lít, trong số này, dẫn đầu là Việt Nam, Thái Lan và Philippines.
Theo giới kinh tế gia, việc chi 3,56 tỷ euro trong thương vụ này, tức là cao gấp 35 lần lợi nhuận hiện nay của Heineken, cho thấy tập đoàn đánh giá cao APB. Bởi vì, ngoài bia Tiger và bia Bintang (bia của Indonesia), APB còn dẫn đầu, chiếm tới 50% thị phần bia ở Indonesia, Malaysia và Singapore.
Trong quý hai năm nay, APB có mức doanh thu là 781,3 triệu đô la Singapore (493 triệu euro), tăng 10% so với cùng thời kỳ này năm ngoái.
Các chuyên gia cho rằng việc Heineken mua được APB, Tiger là một thắng lợi mang tính chiến lược. Các triển vọng đối với thị trường châu Âu dường như rất u ám trong nhiều năm do khủng hoảng. Heineken quay sang châu Á để phát triển. Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á được đánh giá là các thị trường có mức tăng trưởng cao trên thế giới, trong lĩnh vực giải khát.
Trong cuộc chạy đua để nắm bắt hổ Tiger, tập đoàn Heineken đã phải cạnh tranh với đối thủ Thai Beverage (ThaiBev). Hồi tháng Bẩy, Heineken chỉ chào giá là 5,1 tỷ đô la Singapore để mua lại 40% số cổ phiếu của ABP và sau đó phải tăng lên đến 5,6 tỷ.
Thế nhưng, tập đoàn Thái Lan đã thông báo ý định mua lại 70% cổ phiếu của Fraser and Neave, với giá 8,7 tỷ đô la Singapore (5,5 tỷ euro).
Cuối cùng, hai tập đoàn này đã đi đến thỏa thuận chung : Heineken mua lại lĩnh vực sản xuất nước giải khát, còn ThaiBev thâu tóm phần tài sản cố định của Fraser and Neave.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120928-heineken-bat-ho-tiger-de-mo-rong-thi-phan-tai-chau-a
APB không chỉ sản xuất bia Tiger, mà còn quản lý khoảng ba chục cơ sở sản xuất nước giải khát ở 14 quốc gia, trong đó có Trung Quốc. Do vậy, Heineken đã nhằm tới việc thâu tóm Tiger trong chiến lược chinh phục thị trường châu Á, rất năng động và đầy tiềm năng, trong lúc thị trường châu Âu hụt hơi, kém sinh khí.
Thông cáo của Heineken cho biết, tập đoàn này hiện sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp, 55,6% số cổ phiếu của APB. Sau khi mua thêm cổ phiếu lần này, Heineken sẽ sở hữu tới 95,3% tổng số cổ phiếu của APB.
Tập đoàn giải khát Hà Lan không che dấu ý định của mình : « APB sẽ giúp cho Heineken tiếp cận trực tiếp hai thị trường đang trỗi dậy đáng quan tâm nhất trên thế giới : đó là Đông Nam Á và Thái Bình Dương cũng như Trung Quốc ».
Phó chủ tịch Heineken tuyên bố, việc mua lại APB sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của tập đoàn tại một trong những vùng năng động nhất thế giới. Từ nay, Heineken có được một vị trí lý tưởng để mở rộng thị phần trong khu vực.
Theo số liệu thống kê của Euromonitor, công ty nghiên cứu và đánh giá thị trường, có trụ sở tại Luân Đôn, Anh Quốc, trong năm 2011, lượng tiêu thụ bia tại 9 quốc gia chính ở Đông Nam Á đã tăng 6%, lên tới 6,84 tỷ lít, trong số này, dẫn đầu là Việt Nam, Thái Lan và Philippines.
Theo giới kinh tế gia, việc chi 3,56 tỷ euro trong thương vụ này, tức là cao gấp 35 lần lợi nhuận hiện nay của Heineken, cho thấy tập đoàn đánh giá cao APB. Bởi vì, ngoài bia Tiger và bia Bintang (bia của Indonesia), APB còn dẫn đầu, chiếm tới 50% thị phần bia ở Indonesia, Malaysia và Singapore.
Trong quý hai năm nay, APB có mức doanh thu là 781,3 triệu đô la Singapore (493 triệu euro), tăng 10% so với cùng thời kỳ này năm ngoái.
Các chuyên gia cho rằng việc Heineken mua được APB, Tiger là một thắng lợi mang tính chiến lược. Các triển vọng đối với thị trường châu Âu dường như rất u ám trong nhiều năm do khủng hoảng. Heineken quay sang châu Á để phát triển. Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á được đánh giá là các thị trường có mức tăng trưởng cao trên thế giới, trong lĩnh vực giải khát.
Trong cuộc chạy đua để nắm bắt hổ Tiger, tập đoàn Heineken đã phải cạnh tranh với đối thủ Thai Beverage (ThaiBev). Hồi tháng Bẩy, Heineken chỉ chào giá là 5,1 tỷ đô la Singapore để mua lại 40% số cổ phiếu của ABP và sau đó phải tăng lên đến 5,6 tỷ.
Thế nhưng, tập đoàn Thái Lan đã thông báo ý định mua lại 70% cổ phiếu của Fraser and Neave, với giá 8,7 tỷ đô la Singapore (5,5 tỷ euro).
Cuối cùng, hai tập đoàn này đã đi đến thỏa thuận chung : Heineken mua lại lĩnh vực sản xuất nước giải khát, còn ThaiBev thâu tóm phần tài sản cố định của Fraser and Neave.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120928-heineken-bat-ho-tiger-de-mo-rong-thi-phan-tai-chau-a
Geen opmerkingen:
Een reactie posten