Các tàu sân bay trên thế giới
Khoảng 10 nước hiện sở hữu tổng cộng hơn 20 chiếc tàu sân bay gồm
nhiều chủng loại, với thành viên mới nhất là hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của
Trung Quốc.
> Tàu
sân bay Trung Quốc mang ý nghĩa tinh thần
> Hành trình từ vỏ
tàu tới hàng không mẫu hạm
|
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đi vào hoạt động hôm 25/9. Chiếc tàu này được Trung Quốc mua lại từ Ukraina từ năm 1998 và tân trang. Tàu có độ dài 300 m và là niềm tự hào của Hải quân Trung Quốc. |
Mỹ hiện có 11 tàu sân bay đều chạy bằng năng lượng hạt nhân và có trọng tải lớn. Trong ảnh là tàu USS Enterprise, hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Chiếc tàu này được chế tạo năm 1958 và đưa vào sử dụng năm 1961 với lượng rẽ nước 85.600 tấn, dài 342 m, rộng 40 m. |
|
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga có lượng rẽ nước 65.000 tấn, tốc độ 30 hải lý/giờ. Tàu bắt đầu được đóng năm 1983 và chính thức đi vào hoạt động 8 năm sau đó. Con tàu dài 306,3 m, rộng 37 m. Đường băng trên tàu dài 304,4m, rộng 72 m. Tàu có thể mang đến 52 máy bay gồm cả loại cánh cố định và cánh quay như Su-33, Mig 29, Kamov. |
Tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp bắt đầu được đóng năm 1986 và đi vào hoạt động tháng 9/2000. Đây là con tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất không phải của Mỹ. |
Tàu sân bay Chakri Naruebet chuyên sử dụng cho lực lượng tuần tra và tác chiến trên biển được tập đoàn đóng tàu Izar của Tây Ban Nha chế tạo theo đơn đặt hàng của hải quân Hoàng gia Thái Lan. Đây là chiếc tàu sân bay duy nhất ở khu vực Đông Nam Á hiện nay. |
Tàu sân bay Gavour của Italy có lượng choán nước là 27.100 tấn, do xưởng đóng tàu Fenkandini chế tạo. Nó được gọi là tàu chiến động cơ phi hạt nhân mạnh nhất thế giới. Hợp đồng chế tạo tàu sân bay Cavour được ký tháng 11/2000. Việc chế tạo được bắt đầu vào tháng 6/2001. Con tàu được hạ thủy và trang bị vào tháng 6/2004, trước khi được bàn giao cho hải quân Italia năm 2008. |
|
Hàng không mẫu hạm mang tên Sao Paolo được Brazil mua lại của Pháp năm 2000. Đây là chiếc tàu sân bay duy nhất của Brazil. Nó có trọng lượng rẽ nước là 32.780 tấn, chiều dài 265 m, rộng 31,7 m, có thể chở 37 chiếc máy bay và 2 chiếc trực thăng. |
|
Tàu INS Virrat của Ấn Độ được mua từ Hải quân Anh năm 1986. Ấn Độ cũng mua 12 máy bay chiến đấu cùng với con tàu. Virrat có trọng lượng rẽ nước là 28.700 tấn, dài 226,9 m, rộng 27,4 m. |
Tàu sân bay HMS Illustrious của Anh có trọng tải 22.000 tấn. Đây là lớp tàu sân bay đầu tiên của Anh và từng được sử dụng trong thế chiến thứ hai. Tàu chuyên chở các loại máy bay cất cánh bằng đường băng ngắn và có thể hạ cánh theo phương thẳng đứng. |
Tàu sân bay hạng nhẹ Asturias bắt đầu phục vụ trong hải quân Tây Ban Nha từ năm 1985. Tàu có chiều dài 195,5 m, rộng 24,3 m, trọng lượng rẽ nước là 16.900 tấn, có thể là bãi đáp cho 22 chiếc máy bay với đường băng dài 175 m, rộng 29 m. |
Tàu sân bay trực thăng của Hàn Quốc mang tên Dokdo, theo tên một quần đảo có tranh chấp với Nhật. Tàu có trọng lượng rẽ nước 19.000 tấn, hạ thủy năm 2005 và chính thức đi vào hoạt động năm 2007. Đây là tàu sân bay trực thăng lớn nhất châu Á. Tàu có thể mang 10 trực thăng CH-60, 7 phương tiện chiến đấu thủy-bộ, đáp ứng nhu cầu hạ cánh của hai hệ thống phương tiện đổ bộ đệm khí LCAC. |
Nhật Bản có 3 tàu chiến lớp Oosumi, có kích thước và năng lực chiến đấu gần bằng tàu sân bay. Trong ảnh là tàu 16DDH dài 197 m, rộng 33 m, lượng rẽ nước 13.950 tấn. Con tàu này không chỉ hiện đại hơn các tàu khu trục thông thường, mà thậm chí còn ưu việt hơn một số tàu sân bay hạng nhẹ của các quốc gia khác. Nhà chứa máy bay của tàu này có thể chứa được 11 trực thăng, đáp ứng sự lên xuống của tất cả các loại máy bay trực thăng cỡ lớn của hải, lục, không quân Nhật. |
Vũ Hà (Ảnh: Xinhua)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten