Bê bối thông tin mật của Giáo Hoàng : Tranh chấp quyền lực ở Vatican
Giáo hoàng Benedicto XVI (phải) và người quản gia Paolo Gabriele (hàng dưới), quảng trường Thánh Phêrô, Vatican, Roma, 23/05/2012.
REUTERS/Alessandro Bianchi
Vào ngày 29/09 sắp tới, hai bị can trong vụ ăn cắp và tẩu tán tư liệu của Đức Giáo Hoàng Benedetto XVI, còn gọi là vụ "Vatileaks", sẽ bị xét xử tại Tòa án Vatican. Theo một số nguồn tin từ báo chí Ý, thì đây là bề nổi của một cuộc tranh chấp quyền lực trong nội bộ hàng giáo phẩm của Tòa Thánh, nhằm chống lại vị thế của Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh, Hồng Y Tarcisio Bertone. Thông tín viên Huê Đăng tường trình từ Roma.
Theo tin từ Vatican, Chủ Tịch của Tòa Án của Tòa Thánh, ông Giuseppe Della Torre, đã chính thức ký sắc lệnh khởi tố vào ngày 29/09 sắp tới hai bị can trong vụ ăn cắp và tẩu tán tư liệu của Đức Giáo Hoàng Benedetto XVI ra bên ngoài.
Hai bị can này là ông Paolo Gabriele, vốn là quản gia của Đức Giáo Hoàng, và ông Claudio Sciarpelletti, vốn là một chuyên gia về tin học công tác ngay trong Tòa thánh. Theo nội dung của sắc lệnh nói trên thì hai bị can sẽ bị xét xử dựa theo kết quả của quá trình điều tra của Thẩm phán kết thúc từ hôm 13/08 vừa qua. Vụ xét xử sẽ được diễn ra trong sảnh đường của Tòa Án Vatican, các ký giả báo chí sẽ được lần lượt thay phiên nhau dự các phiên tòa, nhưng tuyệt đối cấm các phóng viên nhiếp ảnh và chuyên viên của các mạng truyền thông vô tuyến tham dự.
Như ta đã biết là vụ việc “ăn cắp và tẩu tán tư liệu mật của Đức Giáo Hoàng ra ngoài” bắt đầu hồi tháng 5 vừa qua với việc bắt giam người quản gia của Đức Giáo Hoàng, ông Paolo Gabrielle. Theo các cuộc điều tra sơ thẩm lúc đó thì ngay trong tư gia của ông Paolo Gabriella, nhân viên chức trách đã tìm thấy bản sao chụp của rất nhiều tư liệu tối mật riêng tư của Đức Giáo Hoàng, và thậm chí một ngân phiếu đề tên chính Đức Giáo Hoàng có trị giá 100 ngàn Euro, một thỏi vàng. Theo kết quả điều tra thì ông Paolo Gabrielle sẽ bị cáo buộc về tội “ăn cắp”. Còn riêng ông Claudio Sciarpelletti, chuyên gia về tin học của Tòa Thánh, thì các nhân viên chức trách đã tìm thấy trong tư gia một số bì thư gởi cho Paolo Gabrielle... và với những lời khai mâu thuẫn trước Thẩm phán, ông Claudio Sciarpelletti sẽ bị cáo buộc về tội “đồng lõa”.
Vẫn theo một số nguôn tin từ báo chí Ý, thì đây là bề nổi của một cuộc tranh chấp quyền lực trong nội bộ hàng giáo phẩm của Tòa Thánh nhằm chống lại vị thế của Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh, Hồng Y Tarcisio Bertone, vốn bị chỉ trích là thâu tóm quá nhiều quyền lực trong tay và chi phối các quyết định của Đức Giáo Hoàng.
Thậm chí một số báo chí còn đưa ra nhận xét là : Có cả tranh giành quyền lực kinh tế trong hàng giáo phẩm cao cấp. Chẳng hạn như, từ những năm 2009-2010 một số Hồng y đã cảm thấy quyền lực kiểm soát kinh tế của họ trong Tòa thánh bị suy giảm, một phần là vì thời đó đang có vụ tố cáo của Hồng y Carlo Maria Viganò, đại diện của Tòa thánh ở Mỹ, về một số sự kiện lạm dụng tài chánh của một số người trong hàng giáo phẩm. Như ta đã biết là Hồng Y Carlo Maria Viganò đã viết thư gởi cho Đức Giáo Hoàng tố cáo những tệ nạn nói trên và xin Đức Giáo Hoàng tìm cách giải quyết vấn đề. Nhưng sau đó Đức Giáo Hoàng đã không có một phản ứng nào trước những lời tố cáo của Hồng y Vignanò, bởi vì Đức Giáo Hoàng không muốn tạo ra rạn nứt với một Quốc vụ khanh.
Song song ngay với thời điểm nổ ra xì-căn-đan “Vatileaks” là việc Tòa Thánh đã quyết định bãi nhiệm Giám đốc Ngân hàng Vatican, ông Ettore Gotti Tedeschi. Vẫn theo tin của báo chí Ý thì quyết định bãi nhiệm là do những căng thẳng trong quan hệ giữa ông Tedeschi với Quốc Vụ Khanh Bertone trong chánh sách nhằm thay đổi các điều lệ hoạt động của ngân hàng Tòa thánh theo như các uy ước về phòng chống rửa tiền của Liên Hiệp Châu Âu.
Đối với những thế lực chính trị của Ý như các đảng phái, các cơ sở quyền lực nhà nước, thậm chí đến các nhóm quyền lực kinh tế tài chánh to lớn... thì họ rất quan tâm đến những gì đang xẩy ra ở Vatican. Điều này cũng dễ hiểu, vì như ta đã biết là sân khấu chính trị xã hội và kinh tế của Ý lúc nào cũng phải chịu ảnh hưởng của Tòa Thánh Vatican. Do đó, những thế quân bình phân chia quyền lực trong hàng giáo phẩm của Tòa Thánh đều là những mấu then chốt có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị xã hội của Ý.
Nhưng ngược lại, đối với đại bộ phận người dân Ý bình thường, thì trước những khó khăn kinh tế tài chánh như hãng xưởng đình đốn, thất nghiệp gia tăng, sức ép thuế má ngày thêm nặng, hay những vấ nạn xã hội như tham nhũng hối lộ tràn lan, hiện tượng băng đảng xã hội đen mafia... đã khiến phần đông công chúng gần như thờ ơ trước vụ xì-căng-đan của Vatican. Một phần họ cũng thừa biết đây chỉ là những màn đấu đá tranh chấp nội bộ trong Tòa Thánh, mà vốn trong lịch sử của Vatican không phải là lần đầu và cũng chắc chắn không phải là lần cuối.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120918-be-boi-thong-tin-mat-cua-giao-hoang-phan-noi-cua-tranh-chap-quyen-luc-trong-noi-bo-
Hai bị can này là ông Paolo Gabriele, vốn là quản gia của Đức Giáo Hoàng, và ông Claudio Sciarpelletti, vốn là một chuyên gia về tin học công tác ngay trong Tòa thánh. Theo nội dung của sắc lệnh nói trên thì hai bị can sẽ bị xét xử dựa theo kết quả của quá trình điều tra của Thẩm phán kết thúc từ hôm 13/08 vừa qua. Vụ xét xử sẽ được diễn ra trong sảnh đường của Tòa Án Vatican, các ký giả báo chí sẽ được lần lượt thay phiên nhau dự các phiên tòa, nhưng tuyệt đối cấm các phóng viên nhiếp ảnh và chuyên viên của các mạng truyền thông vô tuyến tham dự.
Như ta đã biết là vụ việc “ăn cắp và tẩu tán tư liệu mật của Đức Giáo Hoàng ra ngoài” bắt đầu hồi tháng 5 vừa qua với việc bắt giam người quản gia của Đức Giáo Hoàng, ông Paolo Gabrielle. Theo các cuộc điều tra sơ thẩm lúc đó thì ngay trong tư gia của ông Paolo Gabriella, nhân viên chức trách đã tìm thấy bản sao chụp của rất nhiều tư liệu tối mật riêng tư của Đức Giáo Hoàng, và thậm chí một ngân phiếu đề tên chính Đức Giáo Hoàng có trị giá 100 ngàn Euro, một thỏi vàng. Theo kết quả điều tra thì ông Paolo Gabrielle sẽ bị cáo buộc về tội “ăn cắp”. Còn riêng ông Claudio Sciarpelletti, chuyên gia về tin học của Tòa Thánh, thì các nhân viên chức trách đã tìm thấy trong tư gia một số bì thư gởi cho Paolo Gabrielle... và với những lời khai mâu thuẫn trước Thẩm phán, ông Claudio Sciarpelletti sẽ bị cáo buộc về tội “đồng lõa”.
Bình luận của báo chí và giới quan sát
Người ta còn nhớ là khi nổ ra xì-căng-đan “Vatileaks” nói trên, các mạng truyền thông báo chí, và nhất là các giới am tường về “hậu trường” của Tòa Thánh đều đồng ý nhận xét rằng ông quản gia của Đức Giáo Hoàng thực ra chỉ là một con “cá bé” trong vụ việc, hay để ví von theo ngôn từ của báo chí Ý, thì ông quản gia này chỉ là “lao động đơn thuần”, tẩu tán tư liệu mật của Tòa Thánh, theo yêu cầu của một nhóm người nằm ngay chính trong thượng tầng của hàng giáo phẩm Vatican.Vẫn theo một số nguôn tin từ báo chí Ý, thì đây là bề nổi của một cuộc tranh chấp quyền lực trong nội bộ hàng giáo phẩm của Tòa Thánh nhằm chống lại vị thế của Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh, Hồng Y Tarcisio Bertone, vốn bị chỉ trích là thâu tóm quá nhiều quyền lực trong tay và chi phối các quyết định của Đức Giáo Hoàng.
Thậm chí một số báo chí còn đưa ra nhận xét là : Có cả tranh giành quyền lực kinh tế trong hàng giáo phẩm cao cấp. Chẳng hạn như, từ những năm 2009-2010 một số Hồng y đã cảm thấy quyền lực kiểm soát kinh tế của họ trong Tòa thánh bị suy giảm, một phần là vì thời đó đang có vụ tố cáo của Hồng y Carlo Maria Viganò, đại diện của Tòa thánh ở Mỹ, về một số sự kiện lạm dụng tài chánh của một số người trong hàng giáo phẩm. Như ta đã biết là Hồng Y Carlo Maria Viganò đã viết thư gởi cho Đức Giáo Hoàng tố cáo những tệ nạn nói trên và xin Đức Giáo Hoàng tìm cách giải quyết vấn đề. Nhưng sau đó Đức Giáo Hoàng đã không có một phản ứng nào trước những lời tố cáo của Hồng y Vignanò, bởi vì Đức Giáo Hoàng không muốn tạo ra rạn nứt với một Quốc vụ khanh.
Song song ngay với thời điểm nổ ra xì-căn-đan “Vatileaks” là việc Tòa Thánh đã quyết định bãi nhiệm Giám đốc Ngân hàng Vatican, ông Ettore Gotti Tedeschi. Vẫn theo tin của báo chí Ý thì quyết định bãi nhiệm là do những căng thẳng trong quan hệ giữa ông Tedeschi với Quốc Vụ Khanh Bertone trong chánh sách nhằm thay đổi các điều lệ hoạt động của ngân hàng Tòa thánh theo như các uy ước về phòng chống rửa tiền của Liên Hiệp Châu Âu.
Phản ứng của công luận Ý
Về phản ứng của công luận Ý trước vụ xì-căng-đan của Vatican thì có thể nói là có hai loại phản ứng khác nhau.Đối với những thế lực chính trị của Ý như các đảng phái, các cơ sở quyền lực nhà nước, thậm chí đến các nhóm quyền lực kinh tế tài chánh to lớn... thì họ rất quan tâm đến những gì đang xẩy ra ở Vatican. Điều này cũng dễ hiểu, vì như ta đã biết là sân khấu chính trị xã hội và kinh tế của Ý lúc nào cũng phải chịu ảnh hưởng của Tòa Thánh Vatican. Do đó, những thế quân bình phân chia quyền lực trong hàng giáo phẩm của Tòa Thánh đều là những mấu then chốt có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị xã hội của Ý.
Nhưng ngược lại, đối với đại bộ phận người dân Ý bình thường, thì trước những khó khăn kinh tế tài chánh như hãng xưởng đình đốn, thất nghiệp gia tăng, sức ép thuế má ngày thêm nặng, hay những vấ nạn xã hội như tham nhũng hối lộ tràn lan, hiện tượng băng đảng xã hội đen mafia... đã khiến phần đông công chúng gần như thờ ơ trước vụ xì-căng-đan của Vatican. Một phần họ cũng thừa biết đây chỉ là những màn đấu đá tranh chấp nội bộ trong Tòa Thánh, mà vốn trong lịch sử của Vatican không phải là lần đầu và cũng chắc chắn không phải là lần cuối.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120918-be-boi-thong-tin-mat-cua-giao-hoang-phan-noi-cua-tranh-chap-quyen-luc-trong-noi-bo-
Geen opmerkingen:
Een reactie posten