Một công trình xây dựng tại Sejong. Ở phía xa là các toà nhà cao tầng dành cho các cơ quan chính phủ (RFI /Frédéric Ojardias)
Ngày 01/07/2012, Hàn Quốc khánh thành thủ đô hành chính mới. "Sejong, thành phố hạnh phúc" như tên gọi mà Seoul đã dành tặng cho thành phố nằm cách thủ đô hiện tại tới 120 km về phía nam. Ngoài mục đích tản quyền, giao lại một phần quyền trung ương cho địa phương, Seoul còn theo đuổi mục tiêu chiến lược với kế hoạch xây dựng Sejong.
Vào lúc mà tất cả các hoạt động kinh tế, tài chính, công nghiệp, văn hóa, chính trị quan trọng nhất trên toàn quốc đều tập trung cả tại Seoul, chính quyền Hàn Quốc đã quyết định « phân tán quyền lực cho các địa phương, đặc biệt là chú trọng đến các vùng, các tỉnh ở miền nam Hàn Quốc. Seoul đang bị quá tải về mặt dân số. Một nửa dân số trên toàn quốc dồn về thủ đô sinh sống, làm ăn, bất chấp đời sống đắt đỏ và giá nhà đất quá cao.
Năm 2002, dự án xây dựng thành phố mới Sejong được khởi công. Nhưng đã gặp phải sự chống đối từ bên Hạ viện và bị Tòa Bảo hiến bác bỏ vào năm 2004. Dự án chỉ được khởi động trở lại vào năm 2007 sau cuộc bầu cử tổng thống. Ứng cử viên của phe bảo thủ là ông Lee Myung Bak lên cầm quyền và ông đã xét lại dự án « dời đô » của người tiền nhiệm. Trong dự án được sửa đổi, Sejong sẽ chỉ là « thủ đô hành chính » của nền kinh tế lớn thứ tư Châu Á mà thôi. Dù vậy, tham vọng của chính quyền là đến năm 2030, một nửa triệu dân sẽ dọn về đây sinh sống.
Chỉ còn hơn hai tháng, phủ thủ tướng sẽ được chuyển từ Seoul đến Sejong, cùng với 5 bộ khác và kể từ năm 2013 thì đây sẽ là trụ sở của 36 cơ quan chính phủ, văn phòng hành chính của nhà nước. Dinh tổng thống, trụ sở Quốc hội và Tối cao Pháp viện Hàn Quốc thì vẫn được duy trì ở Seoul. Nhưng tới nay, thành phố Sejong với diện tích 465 km vuông hãy còn là một « bãi xây dựng khổng lồ ».
« Giấc mơ từ ngàn năm, nay đang trở thành hiện thực. Một trung tâm mới của Hàn Quốc, một thành phố đa dạng và cũng là một thủ đô hành chính mới đang hình thành tại Sejong. Được lập ra với mục đích phục vụ cho sự phát triển hài hòa của đất nước, Sejong là một thành phố của các công nghệ cao, là một thành phố sạch để đón các cơ quan hành chính của nhà nước trong sự hài hòa với thiên nhiên ».
Đó là nội dung đoạn phim quảng cáo thành phố mới đang được xây dựng là Sejong. Sejong giờ đây trở thành thủ đô hành chính mới của Hàn Quốc. Thành phố mang tên vì vua được tôn kính nhất trong lịch sử Hàn Quốc : Thế Tông Đại Đế (1418 – 1450). Ông Lee Je Wan, giám đốc quy hoạch thành phố nói về kiến trúc thành phố :
« Khác với những trung tâm kinh tế và tài chính, hành chính khác của Hàn Quốc, các trụ sở hành chính sẽ không tập trung vào khu vực ở giữa thành phố. Sejong được kiến thiết theo một hình tròn, ở ngay chính giữa là một khu vực xanh khá lớn, như thể đây là lá phổi thành phố. Các khu nhà ở và cơ quan thì được dời ra chung quanh thành phố. Chi phí tài chính đầu tư vào dự án xây dựng Sejong là 15,5 tỷ euro. Chính quyền Hàn Quốc đã phải chi ra một khoản tiền lớn như vậy để giảm bớt mật độ dân cư của Seoul ».
Chỉ còn hơn hai tháng, các cơ quan hành chính đầu tiên của Hàn Quốc sẽ được dời về Sejong. Tuy nhiên trước mắt ‘kinh đô thu nhỏ’ này vẫn chưa có nhà ga, và phải mất ba giờ mới đến được Sejong khi xuất phát từ Seoul. Sejong chưa sẵn sàng trở thành chiếc tủ kính mới của Hàn Quốc với không biết bao nhiêu xe ủi đất và cần cẩu. Các công trình xây dựng vẫn còn ngổn ngang.
Tới nay, đến Sejong người ta mới chỉ trông thấy có một khu chung cư, một vài hiệu ăn, một ngôi trường, và một ngôi nhà thờ Tin lành. Tất cả hãy còn là đất, là ruộng thế nhưng hàng chục văn phòng địa ốc đã cắm dù tại đây và bắt đầu hoạt động. Các nhà môi giới địa ốc tỏ ra lạc quan và tin tưởng vào tiềm năng rất lớn của Sejong trong tương lai.
Thành phố mới Sejong chỉ có vỏn vẹn khoảng sáu ngàn dân cư. Phần lớn đến từ các vùng lân cận. Cả thành phố có hai quán cà phê. Một thiếu nữ 20 tuổi đang theo học trường tạo mẫu ở Seoul về thăm mẹ, bà vừa mua một căn hộ tại Sejong. Cô nhận xét về thành phố còn đang được định hình : sống ở đây rất tốt, nhưng các phương tiện đi lại thì còn quá kém. Cô sinh viên này không nghĩ rằng mình sẽ về đây sinh sống hay tìm việc làm ở đây. Seoul thích họp với cô hơn. Nhưng cô cũng không loại trừ khả năng xét lại suy nghĩ của mình nếu như Sejong nay mai sẽ tràn đầy nhựa sống.
Theo kế hoạch của chính quyền Seoul, trong tương lai sẽ có khoảng 10 000 công nhân viên chức nhà nước phải chuyển chỗ làm tới Sejong. Số này hiện không chút hào hứng khi nói về khả năng dọn nhà, dọn sở và nhất là phải rời xa thủ đô Seoul. Không mấy ai lấy làm thích thú trước viễn cảnh được về sống ở một thành phố trong lành hơn. Ông Moun, một viên chức làm việc tại một bộ, và trên nguyên tắc phải dọn về Sejong vào năm tới cho biết cảm nghĩ :
«Tôi nghĩ là có rất nhiều người không muốn đi khỏi Seoul để chuyển về Sejong. Về đây họ sẽ mất đi rất nhiều. Thí dụ như họ sẽ không thể tham gia các sinh hoạt văn hóa như ở Seoul. Sống ở Sejong chắc chắn sẽ buồn hơn so với Seoul. Có thể là về lâu về dài thành phố mới này sẽ phát triển thêm. Trước mắt tôi nghĩ là sẽ có nhiều gia đình, như trong trường hợp của bản thân tôi, sẽ để vợ con lại ở Seoul trong thời gian đầu. Họ đi làm và sẽ về thăm nhà hàng tuần. Thực tình mà nói tôi chưa tính tới chuyện dọn đến ở hẳn Sejong và chưa sẵn sàng cho chuyện đó. Một số đồng nghiệp của tôi đã mua nhà ở Sejong nhưng họ mua để cầm chừng chứ chưa ai thực sự nghĩ đến chuyện rời Seoul »
Seoul vẫn là « kinh đô » về đủ mọi phương diện, từ văn hóa, hành chính, đến chính trị. Phủ tổng thống và Quốc hội tiếp tục được duy trì tại Seoul. Các trường đại học danh tiếng cũng vậy. Việc thành lập một trung tâm hành chính mới nằm trong kế hoạch phân tán quyền lực của Hàn Quốc đặc biệt là để hướng về các thành phố phía nam. Hàn Quốc đã nhiều lần có kế hoạch chuyển bớt quyền lực đến các vùng khác để cân bằng hóa sự phát triển kinh tế, công nghiệp.
Tới nay tất cả các hoạt động kinh tế, tài chính và cả một phần lớn dân số Hàn Quốc đều tập trung cả ở Seoul. Ngoài mục đích phân tán quyền lực khỏi thủ đô Seoul đã bị quá tải, thì các chính quyền liên tiếp của Hàn Quốc còn theo đuổi mục tiêu chiến lược với kế hoạch « dời đô » về Sejong : thủ đô hiện tại là Seoul chỉ cách biên giới Bắc Triều Tiên chưa đầy 30 km do đó có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công của Bình Nhưỡng trong trường hợp xảy ra xung đột võ trang.
Năm 2002 tổng thống tân cử Hàn Quốc Roh Moo Hyun hứa « dời đô » về phía nam cho dù ông chưa củng cố quyền lực. Cam kết đó đã gặp phải sự chống đối kịch liệt từ phía đối lập, sự thờ ơ của dư luận và cuối cùng dự án đã bị Tòa Bảo hiến bác bỏ. Chính vì thế mà sau này dự án dời đô chỉ thu hẹp trong lĩnh vực hành chính.
Tham vọng của chính quyền Seoul là đến năm 2030, thủ đô hành chính mới của Hàn Quốc, Sejong sẽ là một thành phố lớn với 5 triệu dân. Đây là thách thức lớn, vì trên nguyên tắc chỉ có khoảng 10 000 viên chức nhà nước sẽ dọn về Sejong làm việc. Nhưng theo ông Lee Je Wan, người chịu trách nhiệm về chính sách quy hoạch hóa Sejong vẫn tràn đầy hy vọng :
« Ngoài các viên chức nhà nước dọn về đây còn phải kể đến tất cả các văn phòng, cơ quan phụ thuộc vào các bộ. Bước kế tiếp là chúng tôi sẽ thu hút chú ý các doanh nghiệp để Sejong thực sự trở thành một trung tâm lớn của Hàn Quốc, có thể tự túc được về đủ mọi phương diện. Điều kiện sinh sống tại Seoul ngày khó khăn : giá nhà đất ngày càng cao, nhà cửa chật hẹp, đời sống ngày càng đắt đỏ. Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng Sejong sẽ hấp dẫn hơn và có những lợi thế nhất định so với thủ đô Seoul hiện nay ».
Cho tới nay, các nhà đầu tư chưa mấy quan tâm đến Sejong. Chủ tịch phòng thương mại Pháp tại Seoul, David Pierre Jalicon giải thích sự thờ ơ của các nhà thầu địa ốc :
« Cả giới đầu tư lẫn tư nhân đều không mấy tin tưởng vào tiềm năng của Sejong. Hiện tại một nửa các căn hộ đã hoàn tất còn bị bỏ trống. Đối với người Hàn Quốc về sống ở Sejong không khác chi ‘bị đi đày’. Mọi người đều muốn sống ở những nơi thị tứ, đông người, nơi có nhiều sinh hoạt văn hóa, có nhiều phương tiện giải trí, nhiều cửa hàng … chứ không ai thích về những nơi quá tĩnh mịch. Bản thân tôi không nghĩ là sẽ có nhiều văn phòng dịch vụ đến Sejong làm ăn. Hàn Quốc có tổng cộng 50 triệu dân và một nửa trong số đó sinh sống tại Seoul. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải liên lạc với các đối tác thương mại, với các cơ quan hành chính, với các lãnh đạo trong chính quyền …. Tất cả những bộ phận đó được đặt cả ở Seoul. Vậy thì không một hãng nào chịu dọn tới Sejong. Về đó họ thương lượng với ai » ?
Một tập đoàn công nghiệp lớn như Samsung cũng tỏ ra thận trọng với việc thành lập một chi nhánh hay một cơ sở sản xuất tại Sejong. Cuối cùng thì tập đoàn công nghiệp này đã chọn mở rộng địa bàn tại một thành phố ven biển Hoàng Hải, gần với thị trường Trung Quốc hơn.
Theo báo cáo của viện kiểm toán Hàn Quốc, Sejong sẽ không đạt được những mục tiêu đã đề ra. Trong khi đó các vùng lân cận ngày càng bất mãn khi thấy trong tương lại từ nhà bưu điện đến đồn cảnh sát, từ ngân hàng đến trường học sẽ từng bước được chuyển về thành phố mới Sejong. Mới chỉ có các văn phòng địa ốc là đang phấn khởi. Một nhân viên môi giới trả lời phóng viên RFI :
« Chúng tôi thực sự hài lòng. Sejong đúng là ‘thành phố hạnh phúc’ Khi chính quyền dời văn phòng về đây, giá nhà đất sẽ tăng. Điều đó có nghĩa là đầu tư vào địa ốc ở thời điểm này sẽ rất có lời. Chỉ trong một hay hai năm nữa những người mua nhà sẽ giàu to. Có khá nhiều người sống chung quanh Sejong đang đăng ký mua nhà tại thành phố mới này ».
Thế nhưng khi màn đêm buông xuống, thì chỉ có một vài ánh đèn heo hắt từ trong tòa cao ốc đã xây xong tỏa ra. Sejong trong tương lai không biết ra sao, nhưng trước mắt thì không khác gì một thành phố ma. Một thách thức khác chờ đợi Hàn Quốc là hiện tượng dân số đang trên đà lão hóa.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh đẻ thấp nhất thế giới và theo dự phóng thì kể từ năm 2030 dân số nước này bắt đầu giảm sụt. Trong khi đó chính quyền đang lao vào ba dự án xây dựng những thành phố mới : Sejong, Songdo và Saemangeum. Songdo và Saemangeum cùng nằm sát ven bờ Hoàng Hải, nhìn thẳng sang Trung Quốc.
Theo quan điểm của nhà địa lý học, Valérie Gelezeau và cũng là giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Hàn Quốc tại trường Cao đẳng Khoa học Xã hội EHESS của Pháp việc chính quyền Seoul xây dụng ba thành phố mới nằm trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Hàn Quốc đối với toàn khu vực Đông Bắc Á. Đặc biệt là trong viễn cảnh hai nước Triều Tiên thống nhất trong tương lai và khi đó thì nước Triều Tiên thống nhất sẽ phải tìm ra một « thủ đô mới ». lịch sử cho thấy Triều Tiên đã nhiều lần dời đô.
Đành rằng viễn cảnh thống nhất còn rất xa vời, nhưng dư luận Hàn Quốc chờ đợi là một khi hai miền nam bắc không còn bị ngăn cách, Kaesong sẽ trở thành thủ đô mới của tất cả những người Triều Tiên. Hiện tại Kaesong là một đặc khu kinh tế, là dấu gạch nối giữa hai miền đất nước. Kaesong nằm trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên nhưng chỉ cách biên giới với Hàn Quốc có 7 km.
Có một điều hơi kỳ lạ là chính quyền Lee Myung Bak đang tìm cách lôi kéo trở lại một số các cơ quan, định chế tài chính về quanh Seoul. Đây là điều hoàn toàn đi ngược lại với dự án xây dựng thành phố mới Sejong được khởi động vào năm 2002. Điều này giải thích vì sao một phần lớn dư luận còn chưa tin vào tương lai chói lọi của Sejong như các bộ phim quảng các hay những thông điệp mà cơ quan tuyên truyền nhà nước phát đi.
Chỉ biết rằng, lịch sử Hàn Quốc cho thấy, quốc gia Đông Bắc Á này luôn thành công trong các công trình xây dựng các thành phố mới, chẳng hạn như những thị trấn chung quanh Seoul. Nhiều người hy vọng là lần này cũng vậy các chính quyền liên tiếp đã không phạm sai lầm khi đưa ra một đề án quá tham vọng như Sejong.
http://www.viet.rfi.fr/kinh-te/20120710-sejong-trung-tam-hanh-chinh-moi-cua-han-quoc
Năm 2002, dự án xây dựng thành phố mới Sejong được khởi công. Nhưng đã gặp phải sự chống đối từ bên Hạ viện và bị Tòa Bảo hiến bác bỏ vào năm 2004. Dự án chỉ được khởi động trở lại vào năm 2007 sau cuộc bầu cử tổng thống. Ứng cử viên của phe bảo thủ là ông Lee Myung Bak lên cầm quyền và ông đã xét lại dự án « dời đô » của người tiền nhiệm. Trong dự án được sửa đổi, Sejong sẽ chỉ là « thủ đô hành chính » của nền kinh tế lớn thứ tư Châu Á mà thôi. Dù vậy, tham vọng của chính quyền là đến năm 2030, một nửa triệu dân sẽ dọn về đây sinh sống.
Chỉ còn hơn hai tháng, phủ thủ tướng sẽ được chuyển từ Seoul đến Sejong, cùng với 5 bộ khác và kể từ năm 2013 thì đây sẽ là trụ sở của 36 cơ quan chính phủ, văn phòng hành chính của nhà nước. Dinh tổng thống, trụ sở Quốc hội và Tối cao Pháp viện Hàn Quốc thì vẫn được duy trì ở Seoul. Nhưng tới nay, thành phố Sejong với diện tích 465 km vuông hãy còn là một « bãi xây dựng khổng lồ ».
« Giấc mơ từ ngàn năm, nay đang trở thành hiện thực. Một trung tâm mới của Hàn Quốc, một thành phố đa dạng và cũng là một thủ đô hành chính mới đang hình thành tại Sejong. Được lập ra với mục đích phục vụ cho sự phát triển hài hòa của đất nước, Sejong là một thành phố của các công nghệ cao, là một thành phố sạch để đón các cơ quan hành chính của nhà nước trong sự hài hòa với thiên nhiên ».
Đó là nội dung đoạn phim quảng cáo thành phố mới đang được xây dựng là Sejong. Sejong giờ đây trở thành thủ đô hành chính mới của Hàn Quốc. Thành phố mang tên vì vua được tôn kính nhất trong lịch sử Hàn Quốc : Thế Tông Đại Đế (1418 – 1450). Ông Lee Je Wan, giám đốc quy hoạch thành phố nói về kiến trúc thành phố :
« Khác với những trung tâm kinh tế và tài chính, hành chính khác của Hàn Quốc, các trụ sở hành chính sẽ không tập trung vào khu vực ở giữa thành phố. Sejong được kiến thiết theo một hình tròn, ở ngay chính giữa là một khu vực xanh khá lớn, như thể đây là lá phổi thành phố. Các khu nhà ở và cơ quan thì được dời ra chung quanh thành phố. Chi phí tài chính đầu tư vào dự án xây dựng Sejong là 15,5 tỷ euro. Chính quyền Hàn Quốc đã phải chi ra một khoản tiền lớn như vậy để giảm bớt mật độ dân cư của Seoul ».
Chỉ còn hơn hai tháng, các cơ quan hành chính đầu tiên của Hàn Quốc sẽ được dời về Sejong. Tuy nhiên trước mắt ‘kinh đô thu nhỏ’ này vẫn chưa có nhà ga, và phải mất ba giờ mới đến được Sejong khi xuất phát từ Seoul. Sejong chưa sẵn sàng trở thành chiếc tủ kính mới của Hàn Quốc với không biết bao nhiêu xe ủi đất và cần cẩu. Các công trình xây dựng vẫn còn ngổn ngang.
Tới nay, đến Sejong người ta mới chỉ trông thấy có một khu chung cư, một vài hiệu ăn, một ngôi trường, và một ngôi nhà thờ Tin lành. Tất cả hãy còn là đất, là ruộng thế nhưng hàng chục văn phòng địa ốc đã cắm dù tại đây và bắt đầu hoạt động. Các nhà môi giới địa ốc tỏ ra lạc quan và tin tưởng vào tiềm năng rất lớn của Sejong trong tương lai.
Thành phố mới Sejong chỉ có vỏn vẹn khoảng sáu ngàn dân cư. Phần lớn đến từ các vùng lân cận. Cả thành phố có hai quán cà phê. Một thiếu nữ 20 tuổi đang theo học trường tạo mẫu ở Seoul về thăm mẹ, bà vừa mua một căn hộ tại Sejong. Cô nhận xét về thành phố còn đang được định hình : sống ở đây rất tốt, nhưng các phương tiện đi lại thì còn quá kém. Cô sinh viên này không nghĩ rằng mình sẽ về đây sinh sống hay tìm việc làm ở đây. Seoul thích họp với cô hơn. Nhưng cô cũng không loại trừ khả năng xét lại suy nghĩ của mình nếu như Sejong nay mai sẽ tràn đầy nhựa sống.
Theo kế hoạch của chính quyền Seoul, trong tương lai sẽ có khoảng 10 000 công nhân viên chức nhà nước phải chuyển chỗ làm tới Sejong. Số này hiện không chút hào hứng khi nói về khả năng dọn nhà, dọn sở và nhất là phải rời xa thủ đô Seoul. Không mấy ai lấy làm thích thú trước viễn cảnh được về sống ở một thành phố trong lành hơn. Ông Moun, một viên chức làm việc tại một bộ, và trên nguyên tắc phải dọn về Sejong vào năm tới cho biết cảm nghĩ :
«Tôi nghĩ là có rất nhiều người không muốn đi khỏi Seoul để chuyển về Sejong. Về đây họ sẽ mất đi rất nhiều. Thí dụ như họ sẽ không thể tham gia các sinh hoạt văn hóa như ở Seoul. Sống ở Sejong chắc chắn sẽ buồn hơn so với Seoul. Có thể là về lâu về dài thành phố mới này sẽ phát triển thêm. Trước mắt tôi nghĩ là sẽ có nhiều gia đình, như trong trường hợp của bản thân tôi, sẽ để vợ con lại ở Seoul trong thời gian đầu. Họ đi làm và sẽ về thăm nhà hàng tuần. Thực tình mà nói tôi chưa tính tới chuyện dọn đến ở hẳn Sejong và chưa sẵn sàng cho chuyện đó. Một số đồng nghiệp của tôi đã mua nhà ở Sejong nhưng họ mua để cầm chừng chứ chưa ai thực sự nghĩ đến chuyện rời Seoul »
Seoul vẫn là « kinh đô » về đủ mọi phương diện, từ văn hóa, hành chính, đến chính trị. Phủ tổng thống và Quốc hội tiếp tục được duy trì tại Seoul. Các trường đại học danh tiếng cũng vậy. Việc thành lập một trung tâm hành chính mới nằm trong kế hoạch phân tán quyền lực của Hàn Quốc đặc biệt là để hướng về các thành phố phía nam. Hàn Quốc đã nhiều lần có kế hoạch chuyển bớt quyền lực đến các vùng khác để cân bằng hóa sự phát triển kinh tế, công nghiệp.
Tới nay tất cả các hoạt động kinh tế, tài chính và cả một phần lớn dân số Hàn Quốc đều tập trung cả ở Seoul. Ngoài mục đích phân tán quyền lực khỏi thủ đô Seoul đã bị quá tải, thì các chính quyền liên tiếp của Hàn Quốc còn theo đuổi mục tiêu chiến lược với kế hoạch « dời đô » về Sejong : thủ đô hiện tại là Seoul chỉ cách biên giới Bắc Triều Tiên chưa đầy 30 km do đó có nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công của Bình Nhưỡng trong trường hợp xảy ra xung đột võ trang.
Năm 2002 tổng thống tân cử Hàn Quốc Roh Moo Hyun hứa « dời đô » về phía nam cho dù ông chưa củng cố quyền lực. Cam kết đó đã gặp phải sự chống đối kịch liệt từ phía đối lập, sự thờ ơ của dư luận và cuối cùng dự án đã bị Tòa Bảo hiến bác bỏ. Chính vì thế mà sau này dự án dời đô chỉ thu hẹp trong lĩnh vực hành chính.
Tham vọng của chính quyền Seoul là đến năm 2030, thủ đô hành chính mới của Hàn Quốc, Sejong sẽ là một thành phố lớn với 5 triệu dân. Đây là thách thức lớn, vì trên nguyên tắc chỉ có khoảng 10 000 viên chức nhà nước sẽ dọn về Sejong làm việc. Nhưng theo ông Lee Je Wan, người chịu trách nhiệm về chính sách quy hoạch hóa Sejong vẫn tràn đầy hy vọng :
« Ngoài các viên chức nhà nước dọn về đây còn phải kể đến tất cả các văn phòng, cơ quan phụ thuộc vào các bộ. Bước kế tiếp là chúng tôi sẽ thu hút chú ý các doanh nghiệp để Sejong thực sự trở thành một trung tâm lớn của Hàn Quốc, có thể tự túc được về đủ mọi phương diện. Điều kiện sinh sống tại Seoul ngày khó khăn : giá nhà đất ngày càng cao, nhà cửa chật hẹp, đời sống ngày càng đắt đỏ. Vì vậy chúng tôi nghĩ rằng Sejong sẽ hấp dẫn hơn và có những lợi thế nhất định so với thủ đô Seoul hiện nay ».
Cho tới nay, các nhà đầu tư chưa mấy quan tâm đến Sejong. Chủ tịch phòng thương mại Pháp tại Seoul, David Pierre Jalicon giải thích sự thờ ơ của các nhà thầu địa ốc :
« Cả giới đầu tư lẫn tư nhân đều không mấy tin tưởng vào tiềm năng của Sejong. Hiện tại một nửa các căn hộ đã hoàn tất còn bị bỏ trống. Đối với người Hàn Quốc về sống ở Sejong không khác chi ‘bị đi đày’. Mọi người đều muốn sống ở những nơi thị tứ, đông người, nơi có nhiều sinh hoạt văn hóa, có nhiều phương tiện giải trí, nhiều cửa hàng … chứ không ai thích về những nơi quá tĩnh mịch. Bản thân tôi không nghĩ là sẽ có nhiều văn phòng dịch vụ đến Sejong làm ăn. Hàn Quốc có tổng cộng 50 triệu dân và một nửa trong số đó sinh sống tại Seoul. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải liên lạc với các đối tác thương mại, với các cơ quan hành chính, với các lãnh đạo trong chính quyền …. Tất cả những bộ phận đó được đặt cả ở Seoul. Vậy thì không một hãng nào chịu dọn tới Sejong. Về đó họ thương lượng với ai » ?
Một tập đoàn công nghiệp lớn như Samsung cũng tỏ ra thận trọng với việc thành lập một chi nhánh hay một cơ sở sản xuất tại Sejong. Cuối cùng thì tập đoàn công nghiệp này đã chọn mở rộng địa bàn tại một thành phố ven biển Hoàng Hải, gần với thị trường Trung Quốc hơn.
Theo báo cáo của viện kiểm toán Hàn Quốc, Sejong sẽ không đạt được những mục tiêu đã đề ra. Trong khi đó các vùng lân cận ngày càng bất mãn khi thấy trong tương lại từ nhà bưu điện đến đồn cảnh sát, từ ngân hàng đến trường học sẽ từng bước được chuyển về thành phố mới Sejong. Mới chỉ có các văn phòng địa ốc là đang phấn khởi. Một nhân viên môi giới trả lời phóng viên RFI :
« Chúng tôi thực sự hài lòng. Sejong đúng là ‘thành phố hạnh phúc’ Khi chính quyền dời văn phòng về đây, giá nhà đất sẽ tăng. Điều đó có nghĩa là đầu tư vào địa ốc ở thời điểm này sẽ rất có lời. Chỉ trong một hay hai năm nữa những người mua nhà sẽ giàu to. Có khá nhiều người sống chung quanh Sejong đang đăng ký mua nhà tại thành phố mới này ».
Thế nhưng khi màn đêm buông xuống, thì chỉ có một vài ánh đèn heo hắt từ trong tòa cao ốc đã xây xong tỏa ra. Sejong trong tương lai không biết ra sao, nhưng trước mắt thì không khác gì một thành phố ma. Một thách thức khác chờ đợi Hàn Quốc là hiện tượng dân số đang trên đà lão hóa.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh đẻ thấp nhất thế giới và theo dự phóng thì kể từ năm 2030 dân số nước này bắt đầu giảm sụt. Trong khi đó chính quyền đang lao vào ba dự án xây dựng những thành phố mới : Sejong, Songdo và Saemangeum. Songdo và Saemangeum cùng nằm sát ven bờ Hoàng Hải, nhìn thẳng sang Trung Quốc.
Theo quan điểm của nhà địa lý học, Valérie Gelezeau và cũng là giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Hàn Quốc tại trường Cao đẳng Khoa học Xã hội EHESS của Pháp việc chính quyền Seoul xây dụng ba thành phố mới nằm trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Hàn Quốc đối với toàn khu vực Đông Bắc Á. Đặc biệt là trong viễn cảnh hai nước Triều Tiên thống nhất trong tương lai và khi đó thì nước Triều Tiên thống nhất sẽ phải tìm ra một « thủ đô mới ». lịch sử cho thấy Triều Tiên đã nhiều lần dời đô.
Đành rằng viễn cảnh thống nhất còn rất xa vời, nhưng dư luận Hàn Quốc chờ đợi là một khi hai miền nam bắc không còn bị ngăn cách, Kaesong sẽ trở thành thủ đô mới của tất cả những người Triều Tiên. Hiện tại Kaesong là một đặc khu kinh tế, là dấu gạch nối giữa hai miền đất nước. Kaesong nằm trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên nhưng chỉ cách biên giới với Hàn Quốc có 7 km.
Có một điều hơi kỳ lạ là chính quyền Lee Myung Bak đang tìm cách lôi kéo trở lại một số các cơ quan, định chế tài chính về quanh Seoul. Đây là điều hoàn toàn đi ngược lại với dự án xây dựng thành phố mới Sejong được khởi động vào năm 2002. Điều này giải thích vì sao một phần lớn dư luận còn chưa tin vào tương lai chói lọi của Sejong như các bộ phim quảng các hay những thông điệp mà cơ quan tuyên truyền nhà nước phát đi.
Chỉ biết rằng, lịch sử Hàn Quốc cho thấy, quốc gia Đông Bắc Á này luôn thành công trong các công trình xây dựng các thành phố mới, chẳng hạn như những thị trấn chung quanh Seoul. Nhiều người hy vọng là lần này cũng vậy các chính quyền liên tiếp đã không phạm sai lầm khi đưa ra một đề án quá tham vọng như Sejong.
http://www.viet.rfi.fr/kinh-te/20120710-sejong-trung-tam-hanh-chinh-moi-cua-han-quoc
Geen opmerkingen:
Een reactie posten