maandag 21 mei 2012

Cảnh nhật thực tại châu Á

21/5/2012

Người dân tại Nhật Bản, Trung Quốc và các nước châu Á có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh tượng mặt trăng che khuất mặt trời hôm nay.
> Nhật thực ở Việt Nam


Đĩa mặt trăng nằm gọn trong đĩa mặt trời tại Nhật Bản.
Đĩa mặt trăng nằm gọn trong đĩa mặt trời tại Nhật Bản vào sáng 21/5. Ảnh: AFP.

Bức ảnh ghép cho thấy quá trình nhật thực diễn ra ở miền nam Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
Bức ảnh ghép cho thấy quá trình nhật thực diễn ra ở miền nam Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.

Mặt trăng bắt đầu che khuất mặt trời trong bức ảnh được chụp tại Hong Kong hôm 21/5. Ảnh: AFP.

Mây che cảnh tượng nhật thực một phần tại thành phố Gucama, tỉnh Quezon, Philippines.
Mây che cảnh tượng nhật thực một phần tại thành phố Gumaca, tỉnh Quezon, Philippines. Ảnh: AFP.

Cảnh tượng nhật thực tại Nhật Bản.
Cảnh tượng nhật thực tại thành phố Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP.

Nhật thực tạo ra thứ giống như lưỡi liềm
Nhật thực tạo ra thứ giống như lưỡi liềm trên đảo Đài Loan. Ảnh: AFP.

Đĩa mặt trăng dịch chuyển ra ngoài đĩa mặt trời trong bức ảnh được chụp tại Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.

Minh Long

Nhật thực một phần ở Việt Nam

Sáng nay, người yêu thiên văn Việt Nam có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất trong năm - nhật thực một phần.

Trên thế giới có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực hình khuyên sáng nay, nhưng ở Việt Nam chỉ có điều kiện quan sát nhật thực một phần, Nhiều câu lạc bộ thiên văn đã tổ chức mọi người quan sát hiện tượng này. Ảnh do HAAC cung cấp.
Ảnh do độc giả Anh Khoa chụp tại thành phố Buôn Ma Thuột lúc 6h02.
Do Việt Nam nằm trong vùng nửa tối của bóng mặt trăng, đồng thời quá trình diễn ra hiện tượng vào rạng sáng và kết thúc sớm vào khoảng 6h sáng nên người quan sát tại Việt Nam chỉ xem được giai đoạn sau của hiện tượng. Bức ảnh được chụp tại Đồng Tháp. Ảnh: Trọng Nhân/HAAC.
Nhật thực một phần bắt đầu từ 3h56 theo giờ Việt Nam, còn pha hình khuyên bắt đầu lúc 5h06. Tại Hà Nội, thời điểm người xem có thể quan sát là khi mặt trời mọc lúc 5h17 và kết thúc khoảng 6h13. Ảnh: Trương Anh Đức.
Tại TP HCM, quãng thời gian quan sát thuận lợi là vào lúc 5h30 đến 6h02 khi mặt trời lên cao. Ảnh: HAAC.
Các bạn trẻ háo hức quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú. Ảnh: HAAC cung cấp.
Hình ảnh ghi nhận tại Công viên Biển Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng vào rạng sáng nay. Nhật thực bắt đầu khoảng 5h20, nhưng phải đến khoảng 6h15 bầu trời ít mây mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát. Ảnh: Khan G Nguyen.
Sau lần quan sát này, phải đến 9/3/2016 người ở Việt Nam mới lại có thể quan sát nhật thực lần nữa. Ảnh: Trương Anh Đức.
Nhật thực hình khuyên xảy ra hàng năm khi trái đất ở vị trí gần nhất so với mặt trời và mặt trăng ở vị trí xa nhất so với địa cầu. Do đó mặt trăng không đủ lớn để che khuất toàn bộ mặt trời và hai vùng nửa tối tạo ra bởi mặt trăng sẽ mở rộng hơn so với khi nhật thực toàn phần, đồng thời xen phủ nhau tạo thành một vùng gọi là vùng bóng tối giả. Cư dân những vùng trên trái đất bị vùng bóng tối giả này quét qua sẽ quan sát được nhật thực hình khuyên, còn trong vùng nửa tối sẽ quan sát được nhật thực một phần. Ảnh: Trương Anh Đức.
Hương Thu

http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/anh/2012/05/nhat-thuc-mot-phan-o-viet-nam/

Geen opmerkingen:

Een reactie posten