Phó đô đốc Alexander Pama giới thiệu với báo chí tấm ảnh chụp ngày 10/04/2012, cho thấy một tàu hải giám Trung Quốc ngăn trở tàu chiến Philippines không cho bắt các ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập khu vực bãi Scarborough.
REUTERS/Romeo Ranoco
Dù chủ đề chính vẫn là những gì chờ đợi Tổng thống tân cử ở Pháp, vùng Biển Đông đang có dấu hiệu dậy sóng cũng không thoát khỏi sự chú ý của báo giới Pháp. Trên trang trang quốc tế, nhật báo Le Figaro có bài « Biển Trung Quốc (Biển Đông), đấu trường của một cuộc chiến mới về khí đốt » của thông tín viên Arnaud De La Grange, tại Bắc Kinh, nói về việc Trung Quốc và Philippines tranh chấp quyền kiểm soát một vùng có nhiều trữ lượng về nhiên liệu.
Tối thứ Hai vừa qua, nữ phát thanh viên đài truyền hình chính thức Trung Quốc đã nói nhầm khi khẳng định : « Tất cả chúng ta đều biết rằng Philippines là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Đó là một thực tế không thể tranh luận ».
Thực ra, phát thanh viên này muốn nói khu vực Bãi đá Scarborough, nơi đang có căng thẳng giữa hai nước từ nhiều ngày qua. Đoạn băng hình nói trên đã được đưa lên internet, kích động thêm các phần tử mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc và làm buồn rầu những người sử dụng internet tại Philippines.
Bài viết điểm lại vụ việc : Từ ba tuần nay, hải quân, tàu chiến Trung Quốc và Philippines đang trong tình thế mặt đối mặt một cách nguy hiểm ở Bãi đá Scarborough, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo, nơi được coi là có trữ lượng lớn về khí đốt tự nhiên.
Tất cả bắt đầu vào ngày 10/4 khi hải quân Philippines tiến hành ngăn chặn các tàu cá Trung Quốc xâm nhập nơi đây. Ngay lập tức, Bắc Kinh đưa hai tàu hải giám tới bảo vệ các tàu cá Trung Quốc. Từ đó đến nay, cả hai bên đều duy trì sự hiện của tàu chiến, tàu hải giám, ngư chính trong khu vực. Thậm chí, Manila đã huy động tàu hải quân lớn nhất của mình tới nơi này.
Bầu không khí mỗi ngày thêm căng thẳng. Hôm thứ Hai, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, bà Phó Oánh tuyên bố rằng Bắc Kinh chuẩn bị « đáp trả mọi leo thang », đồng thời, bà cũng nói là « ít lạc quan » về diễn tiến của tình hình Bãi đá Scarborough. Bắc Kinh còn cảnh báo các công dân của mình về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, dự trù được tổ chức vào thứ Sáu này ở Manila.
Các cuộc biểu tình này dường như được tổ chức bởi các nhóm thân cận với chính quyền, bởi vì ông Benigno Aquino đã đắc cử Tổng thống với cam kết phục hồi niềm tự hào dân tộc. Hôm qua, các công ty du lịch Trung Quốc ngừng đưa du khách sang Philippines.
Le Figaro nhắc lại những đòi hỏi về chủ quyền của các bên liên quan, ở Bãi đá Scarborough và trong vùng Biển Đông.
Bãi đá Scarborough cách đảo chính của Philippines 140 hải lý (230 km) về phía tây, tức là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, được quốc tế công nhận theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Chính vì vậy, Manila luôn luôn khẳng định chủ quyền của mình đối với Bãi đá này.
Trong khi đó, Trung Quốc viện dẫn cái gọi là « thực tế lịch sử » để đòi có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, do đó, Bắc Kinh có tranh chấp về chủ quyền với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Năm ngoái, Philippines đã tố cáo các tàu Trung Quốc ngăn cản hoạt động thăm dò dầu khí của nước này, thế nhưng, Bắc Kinh lại không chấp nhận đề nghị của Manila đưa hồ sơ tranh chấp này ra tòa án trọng tài quốc tế.
Trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc, các nước trong khu vực tìm cách xích lại gần Hoa Kỳ vào lúc chính quyền Obama điều chỉnh chiến luợc, tăng cường sự hiện diện tại châu Á.
Trong tình hình nóng bỏng này, Hoa Kỳ, một mặt tránh những động thái gây thêm căng thẳng, mặt khác, tái khẳng định cam kết hỗ trợ Philippines trong trường hợp nước này bị tấn công, theo tinh thần hiệp ước quân sự được ký từ năm 1951. Trong năm 2012, viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Philippines tăng gấp ba lần, đồng thời, Philippines còn đề nghị Mỹ giúp đỡ trang bị hệ thống phòng thủ của nuớc này.
Theo nhận định của Le Figaro, các tranh chấp ở Biển Đông không chỉ mang tính địa chính trị mà còn bao hàm cả nội dung kinh tế. Nhiều nước trong khu vực đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.
Một báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ năm 2008 đánh giá rằng vùng Biển Đông có trữ lượng lên tới 213 tỷ thùng. Theo tập đoàn dầu khí Anh BP, đây là trữ lượng cao nhất so với tất cả các nước trên thế giới, chỉ sau Ả Rập Xê Út và Venezuela.
http://www.viet.rfi.fr/diem-bao/20120511-bien-dong-dau-truong-cua-mot-cuoc-chien-moi-ve-khi-dot
Thực ra, phát thanh viên này muốn nói khu vực Bãi đá Scarborough, nơi đang có căng thẳng giữa hai nước từ nhiều ngày qua. Đoạn băng hình nói trên đã được đưa lên internet, kích động thêm các phần tử mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc và làm buồn rầu những người sử dụng internet tại Philippines.
Bài viết điểm lại vụ việc : Từ ba tuần nay, hải quân, tàu chiến Trung Quốc và Philippines đang trong tình thế mặt đối mặt một cách nguy hiểm ở Bãi đá Scarborough, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo, nơi được coi là có trữ lượng lớn về khí đốt tự nhiên.
Tất cả bắt đầu vào ngày 10/4 khi hải quân Philippines tiến hành ngăn chặn các tàu cá Trung Quốc xâm nhập nơi đây. Ngay lập tức, Bắc Kinh đưa hai tàu hải giám tới bảo vệ các tàu cá Trung Quốc. Từ đó đến nay, cả hai bên đều duy trì sự hiện của tàu chiến, tàu hải giám, ngư chính trong khu vực. Thậm chí, Manila đã huy động tàu hải quân lớn nhất của mình tới nơi này.
Bầu không khí mỗi ngày thêm căng thẳng. Hôm thứ Hai, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, bà Phó Oánh tuyên bố rằng Bắc Kinh chuẩn bị « đáp trả mọi leo thang », đồng thời, bà cũng nói là « ít lạc quan » về diễn tiến của tình hình Bãi đá Scarborough. Bắc Kinh còn cảnh báo các công dân của mình về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, dự trù được tổ chức vào thứ Sáu này ở Manila.
Các cuộc biểu tình này dường như được tổ chức bởi các nhóm thân cận với chính quyền, bởi vì ông Benigno Aquino đã đắc cử Tổng thống với cam kết phục hồi niềm tự hào dân tộc. Hôm qua, các công ty du lịch Trung Quốc ngừng đưa du khách sang Philippines.
Le Figaro nhắc lại những đòi hỏi về chủ quyền của các bên liên quan, ở Bãi đá Scarborough và trong vùng Biển Đông.
Bãi đá Scarborough cách đảo chính của Philippines 140 hải lý (230 km) về phía tây, tức là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, được quốc tế công nhận theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Chính vì vậy, Manila luôn luôn khẳng định chủ quyền của mình đối với Bãi đá này.
Trong khi đó, Trung Quốc viện dẫn cái gọi là « thực tế lịch sử » để đòi có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, do đó, Bắc Kinh có tranh chấp về chủ quyền với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Năm ngoái, Philippines đã tố cáo các tàu Trung Quốc ngăn cản hoạt động thăm dò dầu khí của nước này, thế nhưng, Bắc Kinh lại không chấp nhận đề nghị của Manila đưa hồ sơ tranh chấp này ra tòa án trọng tài quốc tế.
Trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc, các nước trong khu vực tìm cách xích lại gần Hoa Kỳ vào lúc chính quyền Obama điều chỉnh chiến luợc, tăng cường sự hiện diện tại châu Á.
Trong tình hình nóng bỏng này, Hoa Kỳ, một mặt tránh những động thái gây thêm căng thẳng, mặt khác, tái khẳng định cam kết hỗ trợ Philippines trong trường hợp nước này bị tấn công, theo tinh thần hiệp ước quân sự được ký từ năm 1951. Trong năm 2012, viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Philippines tăng gấp ba lần, đồng thời, Philippines còn đề nghị Mỹ giúp đỡ trang bị hệ thống phòng thủ của nuớc này.
Theo nhận định của Le Figaro, các tranh chấp ở Biển Đông không chỉ mang tính địa chính trị mà còn bao hàm cả nội dung kinh tế. Nhiều nước trong khu vực đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.
Một báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ năm 2008 đánh giá rằng vùng Biển Đông có trữ lượng lên tới 213 tỷ thùng. Theo tập đoàn dầu khí Anh BP, đây là trữ lượng cao nhất so với tất cả các nước trên thế giới, chỉ sau Ả Rập Xê Út và Venezuela.
http://www.viet.rfi.fr/diem-bao/20120511-bien-dong-dau-truong-cua-mot-cuoc-chien-moi-ve-khi-dot
Geen opmerkingen:
Een reactie posten