dinsdag 21 februari 2012

"Xe Lam"...Nhìn thấy những "phương tiện giao thông cũ" mà "chạnh lòng


Nhìn thấy những "phương tiện giao thông cũ" mà "chạnh lòng"....
Hình ảnh

Gọi tên là "Xe Lam", nhưng thật ra có nhiều hiệu khác nhau (trong ảnh I, chiếc thứ 3 từ phải sang, là một chiếc Vespa)... Song do về sau loại xe của hãng "Lambretta" chiếm đa số, nên người sử dụng cứ gọi chung là xe "Lam" cho tiện....
Hình ảnh

Còn nhớ khoảng thập niên 60, Saigon đầy xe thổ mộ (xe ngựa), .... xe Lam này còn khá ít, Loại xe có thùng kéo chở được trên 10 người này là hình ảnh thường thấy trên các tuyến đường liên tỉnh về Saigon, ngang nhiên sánh vai cùng những Traction, Citroen, (khởi động máy bằng cây manivelle).... Năm 1964, trên một tấm lịch tháng có in hình một cô gái người Ý ngồi trên một chiếc xe có hình dáng giống Vespa, nhưng yên và thùng sau dài thòong... Bên dưới tấm ảnh chạy hàng chữ đỏ đậm "LAMBRETTA"...... Báo chí lúc bấy giờ xếp loại này và "Bết-ba" vào hạng "Sì-cút-tơ", bởi vận ga bằng tay, song trên thực tế thì cả hai cũng sang số bằng tay giống như các loại Mobylette và Sachs....

Khởi đầu, hông thùng xe kéo phía sau có dập nỗi chữ Lambretta, hay Vespa (tùy theo đầu kéo của hãng nào), nhưng dần về sau thì có kèm theo một con số (chắc là dung tích xy-lanh) như "Lambro 150, Lambro 175, Lambro 200, Lambro 500, Lambro 550' (như trong ảnh III).... Chính đây là nguyên nhân làm nảy sinh trong tiếng Việt một từ mới về giao thông vận tải : "Xe Lam".

Tuy ngày càng phổ biến, song có tiền mua một chiếc để chạy chở khách để độ nhật cũng không hẳn là chuyện dễ dàng trong thời buổi chiến tranh..... Năm 1966 - 67, chính phủ Saigon đã tiến hành một chương trình mang tên "Hữu sản hoá" nhằm cung cấp phương tiện hành nghề chuyên chở công cộng cho những ai cần việc làm và cũng để cải thiện đời sống giới thợ thuyền, phát triển hạ tầng cơ sở vận tải ... Đợt hữu sản hóa đầu tiên mang tên "Tự chủ" được thực hiện bằng cách cho giới lao động đang cầm lái thuê mượn tiền, và cho trả góp, để mua loại xe mà họ đang sử dụng để kiếm sống (giá rất rẻ)... Những chiếc xe hơi sản xuất tại Nhật như Datsun, Mazda, v..v... được trao cho những tài xế Taxi..... Ngoài màu sơn truyền thống lúc đó là "vàng mui, và xanh dương thân", còn được in thêm hàng chữ "Hữu sản hóa, đợt Tự chủ" lên hai bên hông xe,.... Những chiếc Taxi "mới" này đã hòa vào với giòng xe Renault 4, Renault 8, (như trong hình I của Nta522 huynh đài) hoặc Dauphine hay Simca (của Pháp) trước đó để làm thành một thí dụ khá sinh động cho hình ảnh Hòn ngọc Viễn Đông.... Xe Lam cũng vậy, nhưng trong giới này còn có một loại xe khác, có cửa hông ở phần chở khách (chỉ một cửa lên xuống, hình như cũng sản xuất tại Ý), có mái che gấp lại được, song về sau thì mất hẳn vì số lượng không nhiều, và phụ tùng thay thế cũng hiếm so với loại thường thấy.... Loại xe này về sau tại hạ nhìn thấy ở Thái Lan vào năm 1995, và nghe người ta nói nó là xe "Tuktuk", bởi âm thanh của tiếng máy phát ra...

Những đợt "Hữu sản hóa" về sau còn mang tên như "Tự lập", "Tự cường", v..v... cũng được thực hiện theo hình thái tương tự... Chỉ khác một điểm là những chiếc Taxi trong đợt "Tự cường" lại có màu sơn vàng và xanh nhạt trên thân chứ không đậm như những đợt trước.....
Hình ảnh

Riệng xe Lam, tuy đã bắt đầu xuất hiện nhiều, song việc chạy trong thành phố vẫn chưa mạnh, bởi còn một phương tiện vẫn tồn tại đến cuối năm 1970 : Xe ngựa.
Hình ảnh những con ngựa gầy còm gò lưng kéo theo một thân xe trên có những quang gánh và những người khách chen chúc trên chiếc chiếu rách lót dưới sàn đã là một kỷ niệm khắc sâu vào ký ức của những người Saigon nay đã trở thành những cụ ông cụ bà, cũng như những người đã trở về với cát bụi.... Bản thân người viết bài này nay vẫn thấy bồi hồi khi nhớ lại âm thanh tiếng lóc cóc của móng ngựa khua trên đường, những cái lắc lư qua lại của người ngồi trên xe, tiếng "Brrrrrr..." giật cục của ông Xà ích già mỗi khi ghì dây cương cho ngựa dừng lại để người khách nào đó xuống... rồi lại "ra roi" quất "trót" trong không khí một cái để con vật còm cõi tiếp tục mệt nhọc dấn bước....
Hình ảnh

Đến cuối năm 1970, đợt "hữu sản hóa" cuối cùng đã thay xe Lam vào chỗ của Xe ngựa... Saigon vắng hẳn hình ảnh của một thời kỷ niệm, khi những người xà ích trẻ trở thành những "Tài xế xe Lam", còn những cụ già xưa thì lui về vùng ngoại ô, hoặc bán ngựa và xe rồi... giải nghệ, hoặc tiếp tục nghề cũ ở những nơi xe Lam chưa thay thế hẳn... Chuyên chở rau từ ngoại thành vào cho các chợ ở Saigon với những buổi sáng tinh sương, ánh bình minh mới bắt đầu ngáy ngủ ló dạng... Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong những ký ức gởi cho "người phương xa" đã nhắc "... Nhớ ngựa thồ, ngoại ô xe vắng...". Những chiếc xe "Lam" đợt này có một logo hình tròn, in trên mặt trước của xe "Mã xa thay thế" (như trong bức ảnh thứ II của ABBA huynh đài)....
Hình ảnh

Ngoài ra, chính phủ Saigon về sau còn tiến hành những kế hoạch "Cải tiến dân sinh" khác, như chuẩn bị cho giới chạy Xích lô máy (ảnh II) chuyển sang lái Taxi, v..v... Song tất cả đã ... không thành...
Hình ảnh


Nay thì.... Hy vọng rồi tất cả sẽ là "Xe hơi hóa".....
 
 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten