Slide 1:
Về một miền biển quê hương. Vũng Tàu xưa và nay đã có nhiều thay đổi và tiếp tục đổi mới từng ngày, nhưng từng góc phố, con đường, núi non, biển cả của thành phố biển nhỏ nhắn, xinh đẹp, hiền hòa này đã và sẽ luôn thật đáng yêu, đáng nhớ trong lòng những người con đất Vũng và du khách. SlideShow Vũng Tàu qua một vài hình ảnh, gồm 3 file: -Thời Pháp thuộc. -Thời VNCH (trước 1975). -Vũng Tàu hôm nay. PHẦN MỘT VŨNG TÀU XƯA VÀ NAY QUA HÌNH ẢNHCách thành phố Sài Gòn 125 km và cách thành phố Biên Hòa 90 km về hướng đông, Vũng Tàu giống như một hòn đảo bởi nó được bao bọc ba mặt là biển và sông án ngữ mặt thứ tư. Vũng Tàu từ lâu nổi tiếng là điểm du lịch và nghỉ mát đặc biệt của Việt Nam. Khoảng đầu thế kỷ XVI bán đảo Vũng Tàu có tên ghi trong nhật ký hàng hải của người bồ Đào Nha là Oporeto CIN CHAGAS VERDAREIRAS (có nghĩa là “ Năm vết thương của Chúa Cứu Thế”). Gọi như vậy bởi vì Vũng Tàu, nhìn từ ngoài khơi vào, người đi biển thấy có năm ngọn núi, biểu tượng của niềm vui, của sự cứu giúp đối với họ. Đó là năm ngọn núi có tên là Kỳ Vân, Núi Dinh, Núi Nứa, Núi Lớn, Núi Nhỏ. Khi cuốn hải trình nổi tiếng Biển Phương Đông của một nhà hàng hải Pháp ra đời thì Vũng Tàu lại có tên là Cap Saint Jacques.Theo nhà văn Nguyễn Tuân, Saint Jacques là tên một loài sò quen thuộc với người Pháp - Coquille Saint Jacques có mặt tại vùng biển này. Trong thời Pháp thuộc Vũng Tàu có một cái tên khác là Ô Cấp hoặc Cấp, phiên âm của chữ Pháp Au Cap trong câu “Aller au cap”(đi ra đất mũi).
Vũng Tàu từng có tên gọi là Tam Thắng để ghi lại sự kiện thành lập ba ngôi làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam. Tam Thắng là biến âm của hai chữ Tam Thoàn - tức Tam Thuyền là ba chiếc thuyền do ba viên đội chỉ huy có nhiệm vụ bảo vệ dân và con đường thủy vào Gia Định chống lại bọn cướp biển. Năm 1882, Vua Minh Mạng cấp đất cho họ khai thác, lập nên ba làng Thắng như trên để làm ăn, sinh sống. Trong bản đồ dinh Trấn Biên của các chúa Nguyễn ( Thế kỷ XVII ) Vũng Tàu ngày nay đã được ghi là Thuyền áo. Năm 1905 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Cap Saint Jacques không còn là thành phố tự trị và trở thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa. Năm 1929 Cap Saint Jacques trở thành tỉnh riêng, rồi đến năm 1934 tỉnh Cap Saint Jacques lại hạ cấp xuống thành thành phố. Năm 1956, tỉnh Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu hợp nhất thành tỉnh Phước Tuy. Đến năm 1964, quận Vũng Tàu trở thành thị xã Vũng Tàu (có 5 khu phố). Năm 1979 là thủ phủ của đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo. Năm 1991, Vũng Tàu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bà rịa Vũng tàu và được công nhận đô thị loại 2 vào năm 1999.
Ngày 9 tháng 2 năm 1859, quân Pháp tiến vào Vũng Tàu. Sáng ngày 10 tháng 2, quân Pháp nổ súng, công phá các đồn ven biển và dùng quân bộ có trợ giúp tàu chiến tấn công đồn Phúc Thắng, Lương Thiện, Phúc Mĩ, viện cớ là có nhiệm vụ bảo vệ đường sông hướng vào Gia Định. Sau đó, các tàu chiến Pháp men theo sông Cần Giờ tiến vào cửa thủy Gia Định. Thời thuộc Pháp, Vũng Tàu là nơi nghỉ mát của quan chức thực dân Pháp. “Aller au cap”(đi ra đất mũi).
Geen opmerkingen:
Een reactie posten