Show diễn đế vương của Madonna tại Super Bowl 2012 (Reuters)
Cách đây đúng 30 năm, Madonna, một cô gái tóc vàng đầy tham vọng bước chân vào làng giải trí ca nhạc. Chất giọng thật không có gì là đặc sắc, ngoại hình chỉ thuộc vào cỡ trung bình. Vậy mà cô gái tóc vàng ấy lại trở thành một ngôi sao hàng đầu thế giới, người đã tiến hành cuộc cách mạng dòng nhạc pop, hơn hai thập niên trước khi có hiện tượng Lady Gaga.
Không phải ngẫu nhiên mà Britney Spears tuyên bố nghỉ dưỡng sức trong năm 2012. Cũng không phải là một điều tình cờ khi mà đa số các diva của làng nhạc pop, từ Beyoncé cho đến Rihanna, từ Katy Perry cho đến Lady Gaga đều cho ra mắt các album của mình, trước tháng ba năm 2012. Bởi vì đó là thời điểm mà Madonna trình làng tập nhạc mới của cô với tựa đề MDNA. Năm 2012 được dự báo là năm của Nữ hoàng nhạc pop, đánh dấu 30 năm sự nghiệp ca hát của cô. Ngoại trừ trường hợp của cô ca sĩ Adele, thì có lẽ không ai mà muốn ‘‘đụng hàng’’ với Madonna, vào cái ngày trở lại trên tột đỉnh của thần tượng tóc vàng.
Bằng chứng là trong tuần lễ đầu tháng hai, album mới của Madonna đã chiếm hạng đầu tại 53 quốc gia theo dạng đặt mua trên các kênh phát hành âm nhạc trực tuyến. Tuy tập nhạc này chỉ chính thức ra mắt tại các cửa hiệu bán đĩa vào cuối tháng ba, nhưng chưa gì nhờ vào việc đặt mua trực tuyến, Madonna bảo đảm bán được hơn 5 triệu album chỉ trong vòng chưa đầy một tuần. trên tổng số 15 ca khúc mới, có gần một nửa được cho nghe thử trên các mạng xã hội và các kênh chia sẻ phim video, trong đó có nhạc phẩm Masterpiece, ca khúc chủ đề của bộ phim WE, đoạt được một giải Quả cầu vàng Golden Globe hồi cuối tháng giêng năm nay.
Tập nhạc mới của Madonna - MDNA - đánh dấu sự hợp tác giữa thần tượng nhạc pop với hai nhà sản xuất người Anh William Orbit và người Pháp Martin Solveig. Nhạc sĩ người Anh từng làm việc với Madonna trên album Ray of Light, phát hành vào năm 1998. Còn nhạc sĩ Martin Solveig là một trong những gương mặt nổi tiếng của dòng nhạc điện tử French Touch của Pháp (bên cạnh David Guetta, Bob Sinclar, Laurent Wolf, David Vendetta …) Anh soạn hầu hết các giai điệu trên tập nhạc mới của Madonna, đem lại nhiều thử nghiệm âm thanh khác lạ cho một album mang đậm sắc thái dance pop, dành cho giới yêu chuộng sàn nhảy.
Kết quả là nhạc phẩm trích đoạn Give me all your Luvin’ vừa được tung ra hồi đầu tháng hai, một nhịp điệu néo-rétro làm cho ta liên tưởng đến một số ca khúc của hai nhóm Blondie và B52’s. Đây không phải là lần đầu tiên Madonna hợp tác với một nghệ sĩ người Pháp. Trước đó, cô đã từng làpm việc với nhà thiết kế Jean Paul Gaultier, nhà nhiếp ảnh Jean Baptiste Mondino, các nhạc sĩ Mirwais, Guetta rồi Solveig. Sở dĩ Madonna yêu chuộng văn hoá Pháp là vì thân mẫu của cô (bà Madonna Louise Fortin) là một người Canada có nguyên quán ở các vùng nói tiếng Pháp.
Liệu 2012 sẽ là năm thành công của Madonna ? Ít ra, đó là tham vọng của thần tượng tóc vàng sau 3 năm vắng bóng. Trong thời gian gần đây, báo chí không ngừng so sánh Lady Gaga với Madonna, xem Gaga là người có thể truất phế bậc đàn chị, để rồi soán ngôi Nữ hoàng nhạc pop. Nhưng sỡ dĩ Gaga tung hoành trên vòm trời ca nhạc quốc tế, phần lớn cũng vì Madonna bỏ trống ngai vàng, vắng mặt sân chơi. Lần này, Madonna trở lại là để chính phục ngôi báu.
Bằng chứng rõ ràng nhất là cuộc biểu diễn vô cùng ngoạn mục, tuyệt đối hoành tráng nhân vòng chung kết tại giải Super Bowl của Hoa Kỳ vào đêm chủ nhật 5 tháng hai vừa qua. Không phải ngẫu nhiên mà Madonna khoác lên vai bộ trang phục của nữ hoàng Ai Cập Cléopâtre (Cleopatra). Y hệt như bộ phim cùng tên của đạo diễn Mankiewicz (Cleopatra 1963), Madonna xuất hiện trên một ngai vàng do hàng trăm dũng sĩ La Mã lôi kéo, ở trên đầu cô đội chiếc vương miện đầy góc nhọn sắc bén tựa như một nữ thần chiến tranh huyền thoại Bắc Âu.
Người khác xem mình là nữ hoàng (Queen), Madonna tự xưng là hoàng đế (Pharaoh – Empress), tức là còn cao hơn một bậc. Nét mặt trẻ trung muôn thuở nhờ thuốc botox, thân hình thon chắc dẽo dai nhờ tập thể dục yoga và pilates, Madonna đã ngoài 50 tuổi (53) mà vẫn sung mãn phong độ như thuở ban đầu. Show biểu diễn tại vòng chung kết Super Bowl là phát súng khai chiến đầu tiên của Madonna.
Tầm hỏa lực đủ mạnh để răn đe đối thủ, bản lĩnh dư thừa để tạo cơn sốt trên mạng : thu hút hàng trăm triệu lượt khán giả truy cập internet để xem màn biểu diễn của cô. Không phải ngẫu nhiên mà Madonna nhận lời biểu diễn mà không lấy tiền thù lao, cũng như cô đã không ngừng luyện tập cho liveshow này. Tuy chỉ dài có 15 phút, nhưng buổi biểu diễn lại phát huy tối đa hiệu quả quảng cáo. Super Bowl là bệ phóng, là bàn đạp mà Madonna sử dụng để lấy đà nhảy vọt, chinh phục lại ngai vàng bỏ trống. Cô gái ham vật chất rốt cuộc đã thực hiện một show diễn đế vương. A Material girl in an Imperial show.
Năm 2012 đánh đấu 30 năm sự nghiệp của Madonna. Lần đầu tiên, cô ký hợp đồng ghi âm là vào năm 1982 với hãng đĩa Sire Records, một chi nhánh của tập đoàn Warner. Từ khi vào nghề cho tới nay, Madonna đã cho phát hành 21 tập nhạc, trong đó có 12 album được ghi âm ở phòng thu, 6 tuyển tập và 3 đĩa live. Theo các số liệu chính thức, Madonna đã bán hơn 220 triệu album, nếu tính luôn đĩa đơn (single) thì số bán lên đến 350 triệu đĩa hát. Cho đến giờ cô đã đoạt 9 giải Grammy, 30 giải MTV Award và hàng loạt giải thưởng quốc tế khác.
Được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng vào năm 2008 (Rock and Roll Hall of Fame), cô cũng là một trong những nghệ sĩ giàu có nhất với tài sản được ước lượng là 400 triệu đô la Mỹ. Tuy không có chất giọng đặc sắc, nhưng Madonna ngự trị trên đỉnh cao trong ba thập niên liền nhờ nhiều yếu tố cộng hưởng. Thành danh vào thời kỳ đăng quang của kênh truyền hình MTV, Madonna hơn ai hết dùng sức mạnh của hình ảnh để chuyển tải điệu nhạc. Có lẽ cũng vì thế mà cô gợi hứng nhiều từ ngôn ngữ điện ảnh, cũng như các hình tượng của văn hóa phổ thông (pop culture) trong các video clip của mình.
Ngôn ngữ hình ảnh cũng là một cách để cho Madonna bù đắp, khuất lấp nếu không nói là che giấu những khiếm khuyết của mình. Madonna có thể hát không hay, những đổi lại cô có bước nhảy thuần thục, vũ đạo nhuần nhuyễn, công thức kỹ xảo tinh tế, lối dàn dựng công phu thì không chê vào đâu được. Về âm nhạc, giọng ca của Madonna với làn hơi mỏng manh, được sữa đổi hoàn chỉnh khá nhiều nhờ vào công đoạn hậu kỳ.
Nhưng điểm mạnh tuyệt đối của Madonna là sự thay đổi không ngừng về phong cách : một cô gái ham vật chất nhưng ngây thơ khờ khạo hay bị tình yêu dỗ ngọt, rồi một phụ nữ cứng cỏi sắc sảo với cung cách điều hành không thua gì đàn ông, một người đàn bà với dục vọng mãnh liệt không ngại trực diện các vấn đề nhạy cảm tế nhị như giới tính, tôn giáo, nhưng sau đó lại trở nên hiền hậu, dịu dàng khi được làm mẹ. Có thể xem Madonna là một nghệ sĩ có nhiều phong cách mà tới nay chưa ai bắt kịp.
Phương thức thoát xác biến dạng nếu không đạt được mục tiêu tự làm mới, thì ít ra người ta khó thể nào trách Madonna trong việc tìm kiếm một cách làm, khác với những gì cô đã làm. Sở dĩ nhiều người xem Madonna là người đã tiến hành cuộc cách mạng của dòng nhạc pop là vì cô biết mở rộng thế giới âm nhạc của mình bằng cách hợp tác với nhiều tài năng mới. Nhưng quan trọng hơn cả, cô biết nắm bắt các trào lưu của các cộng đồng thiểu số để rồi đưa vào dòng chính (mainstream), nhằm phổ biến cho đại chúng. Cuối cùng, sự thành công của Madonna nằm ở chỗ cô là một phụ nữ đầy bản lĩnh : ca hát chỉ là nghề tay trái, kinh doanh mới thật sự là nghề tay phải.
Trong cách kiểm soát hình ảnh, sử dụng các phương tiện truyền thông, mục tiêu tối hậu của Madonna vẫn là làm sao để quảng cáo và bán chạy sản phẩm cũng như thương hiệu của mình. Người Mỹ thường nói : "There is no business like show business". Về điểm này, Madonna kết hợp tài tình hơn ai hết hai chữ giải trí (show) và kinh doanh (business). Có thể nói Madonna là người đầu tiên vạch hướng đi cho nhiều nghệ sĩ phái nữ thế hệ sau. Lady Gaga thành công một phần nhờ vào tài năng riêng nhưng một phần là cũng nhờ vào việc ứng dụng các bí quyết thành công của bậc đàn chị. Các diva khác thì vỏ quýt dày, Madonna nhiều móng tay nhọn.
http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20120225-madonna-ngay-chinh-phuc-lai-ngoi-vi-nu-hoang-nhac-pop
Bằng chứng là trong tuần lễ đầu tháng hai, album mới của Madonna đã chiếm hạng đầu tại 53 quốc gia theo dạng đặt mua trên các kênh phát hành âm nhạc trực tuyến. Tuy tập nhạc này chỉ chính thức ra mắt tại các cửa hiệu bán đĩa vào cuối tháng ba, nhưng chưa gì nhờ vào việc đặt mua trực tuyến, Madonna bảo đảm bán được hơn 5 triệu album chỉ trong vòng chưa đầy một tuần. trên tổng số 15 ca khúc mới, có gần một nửa được cho nghe thử trên các mạng xã hội và các kênh chia sẻ phim video, trong đó có nhạc phẩm Masterpiece, ca khúc chủ đề của bộ phim WE, đoạt được một giải Quả cầu vàng Golden Globe hồi cuối tháng giêng năm nay.
Kết quả là nhạc phẩm trích đoạn Give me all your Luvin’ vừa được tung ra hồi đầu tháng hai, một nhịp điệu néo-rétro làm cho ta liên tưởng đến một số ca khúc của hai nhóm Blondie và B52’s. Đây không phải là lần đầu tiên Madonna hợp tác với một nghệ sĩ người Pháp. Trước đó, cô đã từng làpm việc với nhà thiết kế Jean Paul Gaultier, nhà nhiếp ảnh Jean Baptiste Mondino, các nhạc sĩ Mirwais, Guetta rồi Solveig. Sở dĩ Madonna yêu chuộng văn hoá Pháp là vì thân mẫu của cô (bà Madonna Louise Fortin) là một người Canada có nguyên quán ở các vùng nói tiếng Pháp.
Liệu 2012 sẽ là năm thành công của Madonna ? Ít ra, đó là tham vọng của thần tượng tóc vàng sau 3 năm vắng bóng. Trong thời gian gần đây, báo chí không ngừng so sánh Lady Gaga với Madonna, xem Gaga là người có thể truất phế bậc đàn chị, để rồi soán ngôi Nữ hoàng nhạc pop. Nhưng sỡ dĩ Gaga tung hoành trên vòm trời ca nhạc quốc tế, phần lớn cũng vì Madonna bỏ trống ngai vàng, vắng mặt sân chơi. Lần này, Madonna trở lại là để chính phục ngôi báu.
Bằng chứng rõ ràng nhất là cuộc biểu diễn vô cùng ngoạn mục, tuyệt đối hoành tráng nhân vòng chung kết tại giải Super Bowl của Hoa Kỳ vào đêm chủ nhật 5 tháng hai vừa qua. Không phải ngẫu nhiên mà Madonna khoác lên vai bộ trang phục của nữ hoàng Ai Cập Cléopâtre (Cleopatra). Y hệt như bộ phim cùng tên của đạo diễn Mankiewicz (Cleopatra 1963), Madonna xuất hiện trên một ngai vàng do hàng trăm dũng sĩ La Mã lôi kéo, ở trên đầu cô đội chiếc vương miện đầy góc nhọn sắc bén tựa như một nữ thần chiến tranh huyền thoại Bắc Âu.
Tầm hỏa lực đủ mạnh để răn đe đối thủ, bản lĩnh dư thừa để tạo cơn sốt trên mạng : thu hút hàng trăm triệu lượt khán giả truy cập internet để xem màn biểu diễn của cô. Không phải ngẫu nhiên mà Madonna nhận lời biểu diễn mà không lấy tiền thù lao, cũng như cô đã không ngừng luyện tập cho liveshow này. Tuy chỉ dài có 15 phút, nhưng buổi biểu diễn lại phát huy tối đa hiệu quả quảng cáo. Super Bowl là bệ phóng, là bàn đạp mà Madonna sử dụng để lấy đà nhảy vọt, chinh phục lại ngai vàng bỏ trống. Cô gái ham vật chất rốt cuộc đã thực hiện một show diễn đế vương. A Material girl in an Imperial show.
Năm 2012 đánh đấu 30 năm sự nghiệp của Madonna. Lần đầu tiên, cô ký hợp đồng ghi âm là vào năm 1982 với hãng đĩa Sire Records, một chi nhánh của tập đoàn Warner. Từ khi vào nghề cho tới nay, Madonna đã cho phát hành 21 tập nhạc, trong đó có 12 album được ghi âm ở phòng thu, 6 tuyển tập và 3 đĩa live. Theo các số liệu chính thức, Madonna đã bán hơn 220 triệu album, nếu tính luôn đĩa đơn (single) thì số bán lên đến 350 triệu đĩa hát. Cho đến giờ cô đã đoạt 9 giải Grammy, 30 giải MTV Award và hàng loạt giải thưởng quốc tế khác.
Được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng vào năm 2008 (Rock and Roll Hall of Fame), cô cũng là một trong những nghệ sĩ giàu có nhất với tài sản được ước lượng là 400 triệu đô la Mỹ. Tuy không có chất giọng đặc sắc, nhưng Madonna ngự trị trên đỉnh cao trong ba thập niên liền nhờ nhiều yếu tố cộng hưởng. Thành danh vào thời kỳ đăng quang của kênh truyền hình MTV, Madonna hơn ai hết dùng sức mạnh của hình ảnh để chuyển tải điệu nhạc. Có lẽ cũng vì thế mà cô gợi hứng nhiều từ ngôn ngữ điện ảnh, cũng như các hình tượng của văn hóa phổ thông (pop culture) trong các video clip của mình.
Nhưng điểm mạnh tuyệt đối của Madonna là sự thay đổi không ngừng về phong cách : một cô gái ham vật chất nhưng ngây thơ khờ khạo hay bị tình yêu dỗ ngọt, rồi một phụ nữ cứng cỏi sắc sảo với cung cách điều hành không thua gì đàn ông, một người đàn bà với dục vọng mãnh liệt không ngại trực diện các vấn đề nhạy cảm tế nhị như giới tính, tôn giáo, nhưng sau đó lại trở nên hiền hậu, dịu dàng khi được làm mẹ. Có thể xem Madonna là một nghệ sĩ có nhiều phong cách mà tới nay chưa ai bắt kịp.
Phương thức thoát xác biến dạng nếu không đạt được mục tiêu tự làm mới, thì ít ra người ta khó thể nào trách Madonna trong việc tìm kiếm một cách làm, khác với những gì cô đã làm. Sở dĩ nhiều người xem Madonna là người đã tiến hành cuộc cách mạng của dòng nhạc pop là vì cô biết mở rộng thế giới âm nhạc của mình bằng cách hợp tác với nhiều tài năng mới. Nhưng quan trọng hơn cả, cô biết nắm bắt các trào lưu của các cộng đồng thiểu số để rồi đưa vào dòng chính (mainstream), nhằm phổ biến cho đại chúng. Cuối cùng, sự thành công của Madonna nằm ở chỗ cô là một phụ nữ đầy bản lĩnh : ca hát chỉ là nghề tay trái, kinh doanh mới thật sự là nghề tay phải.
Trong cách kiểm soát hình ảnh, sử dụng các phương tiện truyền thông, mục tiêu tối hậu của Madonna vẫn là làm sao để quảng cáo và bán chạy sản phẩm cũng như thương hiệu của mình. Người Mỹ thường nói : "There is no business like show business". Về điểm này, Madonna kết hợp tài tình hơn ai hết hai chữ giải trí (show) và kinh doanh (business). Có thể nói Madonna là người đầu tiên vạch hướng đi cho nhiều nghệ sĩ phái nữ thế hệ sau. Lady Gaga thành công một phần nhờ vào tài năng riêng nhưng một phần là cũng nhờ vào việc ứng dụng các bí quyết thành công của bậc đàn chị. Các diva khác thì vỏ quýt dày, Madonna nhiều móng tay nhọn.
http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20120225-madonna-ngay-chinh-phuc-lai-ngoi-vi-nu-hoang-nhac-pop
Geen opmerkingen:
Een reactie posten