5/2/2012
Mặc dù có tên trong danh sách những quốc gia lão hóa lực lượng lao động nhanh, kinh tế Thụy Điển vẫn khẳng định uy tín nhờ hệ thống trợ cấp lương tốt nhất thế giới.
> 15 thành phố tốt nhất để sống trên thế giới
> 15 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Lavia
Tỷ lệ lao động nghỉ hưu so với người đang đi làm là 1,251:1, công dân 65 tuổi trở lên chiếm 16,9%, trẻ em 0-14 tuổi chiếm 13,5%. Theo Ngân hàng Thế Giới, tới năm 2025 Latvia có thể mất một phần mười trong số 2,3 triệu dân, phụ nữ tại quốc gia Baltic này cũng sống lâu hơn nam giới 10 năm. Chính phủ phải mạnh tay cắt giảm nguồn cứu trợ trích ngân sách đi vay trị giá 10,2 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu. Hình thức là xóa bỏ 10% trợ cấp hưu trí hằng tháng, hạ 70% lương hưu những người vẫn đang đi làm. Tuy nhiên, các biện pháp trên gây ra phản ứng dữ dội, dẫn đến biểu tình trong cộng đồng. Bộ Tài chính Latvia cho hay, hiện người về hưu chiếm 25% dân số quốc gia, trong khi lực lượng lao động chỉ còn 43%. |
Solovenia
Tỷ lệ công dân nghỉ hưu so với người đi làm là 1,253:1, cao niên trên 65 tuổi chiếm 16,8%, trẻ em 0-14 tuổi chiếm 13,4%. Lực lượng lao động nhanh chóng lão hóa trở thành gánh nặng lớn cho ngân sách đối với Slovenia. Theo số liệu của Chính phủ, từ năm 2003 đến 2009, chi tiêu y tế tăng bình quân 7,1% trong khi tăng trưởng GDP cùng kỳ chỉ đạt 5,9%. Dù mức chăm sóc sức khỏe khởi sắc, Slovenia vẫn bị xếp vào nhóm nước phát triển trung bình của Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD), ít hơn mức chi 9,5% của các nước thuộc OECD tính riêng năm 2009. |
Thụy Điển
Tỷ lệ lao động nghỉ hưu đối với nhân lực hiện thời là 1,27:1, nhân công 65 tuổi chiếm 19,7%, trẻ em 0-14 tuổi chiếm 15,4%. World Bank dự kiến, năm 2040, nhóm người độ tuổi cao niên sẽ chiếm gần 30% dân số Thụy Điển. Tuy nhiên, nghiên cứu của Công ty Quản lý Tài sản Allianz Global Investors tuyên bố, dù phải đối mặt với tình trạng lão hóa nhân lực, Thụy Điển vẫn là nước sở hữu hệ thống lương hưu vững nhất trong 44 nền kinh tế lớn trên thế giới. Các quỹ hưu trí tại đây chủ yếu được đơn vị tư nhân tài trợ, gánh nặng tài chính công theo đó cũng giảm nhẹ. Trung bình một công dân Thụy Điển đóng góp 18,5% thu nhập của mình vào hệ thống lương hưu quốc gia mỗi năm. |
Áo
Tỷ lệ dân số nghỉ hưu so với lao động hiện thời là 1,3:1, công dân 65 tuổi chiếm 18,2%, trẻ em 0-14 tuổi chiếm 14%. Năm 2008, trợ cấp chi tiêu công cộng Áo đạt 12,3% GDP, cao hơn 5% so với mức trung bình các nước OECD. Hiện tại, bình quân cứ một người già trên 65 tuổi tại quốc gia này nghỉ hưu thì chỉ có 3,5 người trong độ tuổi lao động. Trong khi mức trung bình của OECD là 4,2 người, thông thường đàn ông Áo nghỉ hưu ở tuổi 62, phụ nữ là 57. Năm ngoái, OECD đã cảnh báo Áo cần cắt giảm nợ Chính phủ bằng cách hạn chế nghỉ hưu và loại bỏ trợ cấp hưu trí sớm. |
Bungari
Tỷ lệ hưu trí so với lao động hiện thời là 1,31:1, cư dân 65 tuổi trở lên: 18,2%, dân số 0-14 tuổi chiếm 13,9%. Với tỷ lệ dân số độ tuổi lao động lão hóa nhanh chóng, từ năm nay Chính phủ Bungari nâng tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 63 với nữ. Riêng với nam, độ tuổi này nâng lên từ 63 lên 65 tuổi. Tuy vậy, giải pháp này nhanh chóng tan vỡ do vấp phải sự kháng cự từ hàng nghìn công nhân. Hiện tại, Bungari có 2,2 triệu nhân lực về hưu trong tổng số 2,5 triệu lao động. Đây cũng là thành viên nghèo nhất khối Liên minh châu Âu với GDP bình quân đầu người thấp nhất, theo Eurostat. |
Hy Lạp
Tỷ lệ hưu trí so với lao động hiện thời là 1,38:1, số người trên 65 tuổi chiếm 19,6%, công dân 0-14 tuổi chiếm 14,2%. Gần một phần tư trong tổng số 11 triệu dân Hy Lạp đã về hưu. Các khoản trợ cấp mất sức lao động đang trở thành gánh nặng đè lên nền kinh tế yếu kém vốn đang được IMF và Liên minh châu Âu hết sức giúp đỡ. Năm ngoái, nước này cũng vướng một vụ lùm xùm về gian lận phúc lợi khi Chính phủ tiết lộ hàng ngàn người Hy Lạp đã chết vẫn được hưởng lương hưu. Tới nay, con số nhân lực Hy Lạp có thể được nghỉ hưu trước 65 tuổi đã ít hơn 10%. |
Italia
Tỷ lệ lao động mất sức so với nhân lực hiện thời là 1,47:1, dân số trên 65 tuổi chiếm 20,3%, trẻ em 0-14 tuổi đạt 13,8%. Italia là quốc gia có mức chi quỹ lương cao nhất, hơn 16% so với mức trung bình 11% toàn khối. Tỷ lệ lao động có việc làm tại Ý thấp nhất trong khu vực do nhân công nghỉ hưu từ lâu trước độ tuổi bình quân châu Âu, chỉ khoảng 34,7% lao động Italia tuổi từ 55-64 vẫn tiếp tục làm việc. Dự kiến đến năm 2018, các công dân Ý sẽ tiếp tục phải cống hiến sức lao động cho tới 70 tuổi. |
Đức
Tỷ lệ hưu trí so với lao động hiện tại là 1,54:1, người già trên 65 tuổi chiếm 20,6%, trẻ em 0-14 tuổi: 13,3%. Eurostat dự đoán, tới năm 2040, cứ một người về hưu thì chỉ còn 2 người tiếp tục lao động tại Đức. Quốc gia này cũng có gần 2,3 triệu phụ nữ từ 65 tuổi trở lên so với nam giới. Tuy vậy, những người này thường có tiền tiết kiệm hưu trí ít hơn so với nam giới khi nghỉ hưu. Toàn bộ nước Đức hiện nay có gần 60% công dân độ tuội 55 và 64 đang làm việc, trong khi con số đó ở Hy Lạp là 40,7%. |
Nhật Bản
Tỷ lệ lao động nghỉ hưu so với độ tuổi đang lao động là 1,74:1, dân số trên 65 tuổi chiếm 22,9%, trẻ em dưới 14 tuổi: 13,1%. Với tuổi thọ cao nhất thế giới, 86 tuổi, những dân cư tuổi từ 60 trở lên tại Nhật chiếm 43% vào năm 2040, theo chỉ số GAP. Kể từ năm 2000 tới nay, dân số độ tuổi 15 đến 64 giảm 4% trong khi đó trẻ em dưới 14 tuổi giảm 2% so với cùng kỳ. Năm ngoái, Nhật Bản công bố số liệu và cho biết lực lượng lao động đã giảm mạnh nhất từ năm 1920 tới nay. |
Monaco
Tỷ lệ lao động nghỉ hưu so với người trẻ là 2,18:1, dân số trên 65 tuổi: 26,9%, trẻ em dưới 14 tuổi chiếm 2,18%. Theo Factbook CIA, năm 2009 độ tuổi trung bình công dân Monaco là 49,9 năm và quốc gia này chỉ dành 1,2% GDP hỗ trợ giáo dục. Trong nỗ lực để thu hút các chuyên gia trẻ và doanh nghiệp thúc đẩy nền kinh tế, Hoàng tử Albert đã phải đưa ra những dịch vụ lãnh sự mới để thu hút giới đầu tư nước ngoài kể từ năm 2007. |
Tường Vi (theo CNBC)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten