Tổng thống Mỹ Barack Obama (REUTERS)
Còn hơn hai tuần nữan quân Mỹ sẽ bắt đầu rút khỏi Irak theo lịch trình dự kiến, hôm nay 14/12/2011 Tổng thống Mỹ Obama tới thăm căn cứ quân sự Fort Bragg, tiểu bang Carolina và đọc một bài diễn văn để một cách chính thức thông báo chấm dứt can thiệp quân sự của Mỹ tại Irak.
Căn cứ quân sự Fort Bragg rộng 650 km2 là nơi đồn trú của nhiều đơn vị tham chiến tại Irak. Vào thời điểm sát hạn rút quân 31/12, Tổng thống Obama muốn bày tỏ lòng biết ơn của nước Mỹ đến với các quân nhân.
Từ năm 2003 bắt đầu can thiệp vào Irak, hơn một triệu quân Mỹ đã được triển khai tại chiến trường này. Cuộc chiến kéo dài gần 9 năm trời này đã tiêu tốn của nước Mỹ không biết bao nhiêu tiền của và sinh mạng. Hàng nghìn tỷ đô la và 4500 quân nhân Mỹ đã bỏ mạng lại chiến trường Irak. Trước khi lên lên nắm quyền , ông Obama đã chỉ trích gay gắt người tiền nhiệm George Bush đã phát động một cuộc chiến tranh mà theo ông là tính toán sai lầm.
Việc chấm dứt chiến dịch quân sự tại Irak vẫn tiếp tục làm dấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi ở Hoa Kỳ. Nhiều chuyên gia về vấn đề Trung Đông nhận định còn phải mất nhiều năm nữa mới có thể rút ra được bài học lịch sử rõ ràng từ cuộc chiến Irak. Có điều chắc chắn là lại một lần nữa nước Mỹ phải rút khỏi một cuộc chiến mà họ không giành được chiến thắng.
Tính đến ngày hôm nay, vẫn còn 5500 lính Mỹ có mặt tại Irak. Con số này đã giảm rất nhiều so với 170 nghìn quân vào những lúc cao điểm của cuộc chiến.
Trong diễn văn trước các quân nhân Mỹ hôm nay, tổng thống Obama sẽ phải rất thận trọng không để nhắc tới cụm từ « sứ mệnh hoàn thành ». Nếu như hồi tháng 5 năm 2003, sau khi lật đổ Sadam Hussein, ông Bush đã bay ra tàu sân bay USS Abraham Lincon tuyên bố giành chiến thắng và cuộc chiến Irak đã chấm dứt, nhưng từ đó đến nay thực tế tại chiến trường này đã diễn ra hoàn toàn ngược lại với phát biểu của ông Bush khi đó.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20111214-obama-chinh-thuc-ket-thuc-chien-dich-cua-my-tai-irak
Từ năm 2003 bắt đầu can thiệp vào Irak, hơn một triệu quân Mỹ đã được triển khai tại chiến trường này. Cuộc chiến kéo dài gần 9 năm trời này đã tiêu tốn của nước Mỹ không biết bao nhiêu tiền của và sinh mạng. Hàng nghìn tỷ đô la và 4500 quân nhân Mỹ đã bỏ mạng lại chiến trường Irak. Trước khi lên lên nắm quyền , ông Obama đã chỉ trích gay gắt người tiền nhiệm George Bush đã phát động một cuộc chiến tranh mà theo ông là tính toán sai lầm.
Việc chấm dứt chiến dịch quân sự tại Irak vẫn tiếp tục làm dấy lên những cuộc tranh luận sôi nổi ở Hoa Kỳ. Nhiều chuyên gia về vấn đề Trung Đông nhận định còn phải mất nhiều năm nữa mới có thể rút ra được bài học lịch sử rõ ràng từ cuộc chiến Irak. Có điều chắc chắn là lại một lần nữa nước Mỹ phải rút khỏi một cuộc chiến mà họ không giành được chiến thắng.
Tính đến ngày hôm nay, vẫn còn 5500 lính Mỹ có mặt tại Irak. Con số này đã giảm rất nhiều so với 170 nghìn quân vào những lúc cao điểm của cuộc chiến.
Trong diễn văn trước các quân nhân Mỹ hôm nay, tổng thống Obama sẽ phải rất thận trọng không để nhắc tới cụm từ « sứ mệnh hoàn thành ». Nếu như hồi tháng 5 năm 2003, sau khi lật đổ Sadam Hussein, ông Bush đã bay ra tàu sân bay USS Abraham Lincon tuyên bố giành chiến thắng và cuộc chiến Irak đã chấm dứt, nhưng từ đó đến nay thực tế tại chiến trường này đã diễn ra hoàn toàn ngược lại với phát biểu của ông Bush khi đó.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20111214-obama-chinh-thuc-ket-thuc-chien-dich-cua-my-tai-irak
Geen opmerkingen:
Een reactie posten