DR
Chỉ còn hơn hai ngày nữa là đến thời khắc Noël. Trong dịp này, các cộng đồng người gốc Việt khắp nơi trên thế giới đã có rất nhiều hoạt động khác nhau, hoặc để chuẩn bị đón mừng dịp Giáng sinh long trọng, hoặc để thưởng thức những hương vị của kỳ nghỉ dài cuối năm.
Trong tạp chí Cộng đồng tuần trước, chúng tôi đã đưa quý vị đến với không khí đón Giáng sinh tại Giáo xứ Việt Nam vùng Paris. Tạp chí tuần này của RFI xin giới thiệu với quý vị những tiếng nói từ các nơi khác trên thế giới. Sau đây là lời tri âm của những người muốn chia sẻ cùng quý vị những suy nghĩ và cảm nhận về sinh hoạt của các cộng đồng gốc Việt trước thềm lễ Giáng sinh.
Khách mời của chúng tôi hôm nay là các linh mục Nguyễn Đức Vượng, Mai Khải Hoàn và ông Khanh Nguyễn (từ California và Virginia - Hoa Kỳ), linh mục Võ Thành Khanh và ông Dương Tuấn (từ Varsava - Ba Lan), cùng ông Nguyễn Đình Nguyên (từ Sydney - Úc).
Ba Lan : lễ Giáng Sinh, cơ hội hâm nóng lại đời sống đạo
Khách mời đầu tiên của chúng ta là linh mục Võ Thành Khanh từ Varsava, thủ đô Ba Lan, nơi một cộng đồng công giáo gốc Việt mới hình thành từ khoảng 10 năm trở lại đây. Xin mời quý vị nghe lời kể của linh mục Võ Thành Khanh :
Linh mục Võ Thành Khanh : « Cộng đồng Công giáo ở đây có khoảng 350 người trên tổng số khoảng 20.000 người Việt Nam. Anh em ở đây chia làm hai vùng. Một vùng ở trong trung tâm là Wólka Kosowska, một vùng nữa là chợ Marywinska. Ở mỗi vùng này, đều có một nhà nguyện, mỗi tuần đều có thánh lễ. Trong dịp Noel này, mỗi nhà nguyện đều tổ chức Noel riêng. Ở nhà nguyện trung tâm là chính, thì họ thuê thêm một phần đất nữa để mở rộng nhà nguyện, và mới đây đang sửa soạn làm hang đá, cho trang nghiêm hơn.
Hai cộng đồng đều mừng lễ ngày 24/12, và ngày 25 thì hai nhóm anh em, từ hai vùng này, cũng như tất cả các anh em, những người đi làm ăn buôn bán khắp nơi trên đất Ba Lan, thì đều tập trung về nhà thờ chính, nơi cộng đồng ngày xưa vẫn làm lễ, là nhà thờ Ostrobramska, 72, để mà cùng nhau mừng một thánh lễ chung vào lúc 2 giờ chiều, mừng lễ Giáng Sinh chung với nhau để giúp cho anh em, hâm nóng lại đời sống đạo của mình, đời sống đức tin, cũng như đây là cơ hội, để anh em về gặp nhau. Còn sau đó, vào đêm 25, thì sau thánh lễ, thì mời hết toàn bộ anh em về trên nhà hàng Quê Hương để cùng tham dự bữa tiệc mừng lễ Noel.
RFI : Thưa cha, trong dịp mùa vọng chuẩn bị cho lễ Noel, hai cộng đoàn mình có những hoạt động gì ?
Linh mục Võ Thành Khanh : « Ở bên này, vì họ sống trong đời sống buôn bán hàng ngày, tôi chỉ giúp cho họ trước thánh lễ vọng của Noel, có một phần giảng, tạm gọi như là phần giảng ''tĩnh tâm''. Nhưng thực sự là vì, họ không có điều kiện để đến nhà nguyện của mình, để mà tham dự tĩnh tâm như ở Đức và mấy nước khác. Vì phần lớn anh em không có giấy tờ, nên chỉ có chương trình giúp anh em tĩnh tâm, xưng tội vào trước thánh lễ, vào đêm 24/12. Thánh lễ trong cộng đoàn lớn Wólka Kosowska mở đầu vào 18h30 phút tối, với phần tập hát. Trước giờ tập hát, thì có chương trình giải tội hòa giải, chuẩn bị tâm tình cho anh em để đi vào trong thánh lễ của đêm vọng Giáng Sinh.
Cho dù anh em sống ở mỗi nơi, mỗi phương khác nhau, nhưng mà cái ngày Chúa Giáng Sinh là cái ngày mọi người đều quy tụ về thành một chỗ, thành một mối, thành một tinh thần, một đức tin. »
Tiếp theo đây là lời kể của anh Dương Tuấn, một trong những người gốc Việt theo Công giáo đầu tiên ở Ba Lan về ý nghĩa của dịp Giáng Sinh đối với các con anh.
Ông Dương Tuấn : « Em có hai cháu, một cháu 9 tuổi, một cháu 5 tuổi. Cháu nhỏ 5 tuối thì, chỉ đơn giản là nó rất vui, vì thấy dịp Noel nhà cửa được trang trí, mẹ cháu làm cây thông, đèn thông, đèn nháy trong nhà, thế rồi, đêm Noel đi chơi nhà thờ cũng thấy đẹp, thấy đông người. Thế còn cháu lớn 9 tuổi, trong trường học, cũng có giờ Công giáo, thì được học đạo nên cháu biết hơn. Rồi, cháu cũng đi tham dự nhà thờ, cháu cũng hiểu ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh hơn.
Về cái ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh thì thật ra, mỗi một năm các cháu lớn hơn một chút, thì mỗi một năm mình có cái cách nói chuyện, giải thích với các cháu. Thế nhưng mà gia đình bọn em cũng không có một cái gì đó quá ‘‘ghê gớm’’ lắm. Hàng năm Giáng Sinh, thì đưa các cháu đi nhà thờ, rồi cứ theo năm tháng, thì như vậy, tự các cháu cũng hiểu cái mầu nhiệm Giáng Sinh nhiều hơn. Tất nhiên là, đôi khi cũng nói chuyện, rồi con cái hỏi, rồi ví dụ như, đưa các cháu đi sinh hoạt ở các nhóm bạn ... Ví dụ như, cách đây hai ba hôm, thằng cu nhà em cũng đóng kịch ở trường, đóng lại vở kịch Giáng Sinh. Các cháu cũng được nhiều nguồn để các cháu học và các cháu hiểu hơn về truyền thống về lịch sử, cũng như về tinh thần của mùa Giáng Sinh. »
Úc : Noel – Giáng Sinh, ngày hội quốc gia
Ông Nguyễn Đình Nguyên, định cư tại Úc từ 15 năm năm nay. Khác với đa số các quốc gia trên địa cầu, nước Úc đón Noel rất khác lạ, và kỳ Noel đối với ông Nguyễn Đình Nguyên cũng mang một màu sắc khác :
Ông Nguyễn Đình Nguyên : « Trước khi nói đến cộng đồng người Việt ở Úc đón Noel như thế nào, thì có lẽ cũng nên biết qua một chút về đặc thù của lễ Giáng Sinh – Noel và Năm Mới ở Úc. Úc là một đất nước đa văn hóa. Có đến hơn 156 sắc tộc khắp nơi trên thế giới chung sống trong một ngôi nhà chung. Cũng như các nước Châu Âu và Mỹ, Giáng Sinh – Năm Mới là kỳ lễ chính và lớn nhất trong năm. Và thường thì đây là kỳ lễ lớn nhất của Úc, kéo dài từ đêm trước Giáng Sinh cho đến hết ngày đầu năm, và giữa hai ngày này, có một quãng cách khoảng vài ngày gì đó, thì các cơ quan công sở thường bắt nhân viên nghỉ phép để nghỉ trọn luôn cả thời gian này.
Về phương diện tín ngưỡng, ở Úc có nhiều cộng đồng chung sống, ngay cả đạo Kitô giáo cũng có rất nhiều dòng, dòng Chính thống giáo, Anh giáo, Phản thệ giáo, Catô La Mã và các dòng khác, … Ngày ăn Giáng Sinh và Năm Mới của họ hơi lệch nhau một chút xíu. Ngoài ra, còn nhiều tín ngưỡng khác cùng tồn tại, như Hồi giáo, Do Thái giáo, Hindu, Phật giáo, … Mỗi một sắc tộc có ngày kỷ niệm riêng. Do đó, cái ngày lễ hội chính của Úc là ngày Chúa Giáng Sinh, nhưng cuối cùng nó lại mang ý nghĩa xã hội lớn hơn là ý nghĩa tôn giáo. Đối với người Công giáo dẫu sao, đấy cũng là ngày tôn giáo của họ.
Đặc thù của nước Úc là bị ảnh hưởng bởi khí hậu vì là một nước ở Nam Bán Cầu, nên đón Giáng Sinh ở Úc cũng rất riêng, và rất thú vị. Giáng Sinh ở Úc rơi vào tháng 12 nên không có ngày ‘‘Giáng Sinh trắng’’, không có tuyết, không có ông già Tuyết. Nhưng mà người ta cũng phải có cây Noel, cũng phải có đồ ăn, cũng phải có nhiều thứ như thế …. có điều là đảo ngược hết, ví dụ cây Noel không giống cây ở vùng ôn đới hay hàn đới, rồi món ăn ở Úc trong mùa nóng quá như vậy, nên họ không thể dùng các món cho mùa lạnh, như gà gô, hay các món hầm ... mà người ta phải chuyển sang các món đặc trưng của Úc, ví dụ như bánh fooding, các loại bánh ngọt… Rồi ông già Noel cũng đặc sản. Ông già các nước khác phải là ông già Tuyết, nhưng mà ông già Noel Úc lại mặc quần ngắn và áo may ô.
Một đặc điểm riêng nữa là ngày Noel ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ là ngày sum họp gia đình, đa số ở trong nhà nhiều hơn, nhưng Giáng Sinh ở Úc là lễ mở, người ta đi ra ngoài, bởi vì ngày đó rất là nóng. Và một hoạt động văn hóa trở thành thường niên, kể từ những năm 1930, là các Carols Nights có các bài hát mừng Giáng Sinh ở ngoài trời, đặc biệt là ở Melbourne và Sydney. Các đêm đó tập hợp rất đông người, dân chúng không kể tôn giáo, tập hợp tại một sảnh lớn ở trong thành phố.
Trở lại hoạt động Giáng Sinh đối với cộng đồng người Việt. Đa số người Việt đến Úc sau năm 1975. Đặc biệt là tỷ lệ người theo đạo Thiên chúa trong cộng đồng người Việt ở Úc, rất cao, cao hơn nhiều so với người Thiên chúa giáo trong nước. Đa số người Thiên chúa giáo mình ở đây theo Kitô La Mã, do đó lễ hội Giáng Sinh có giá trị tín ngưỡng rất là lớn. Đa số họ đón Giáng Sinh rất trân trọng, cũng không thua kém gì các dòng Kitô ở Việt Nam cả.
RFI : Thế còn về những người như anh, chẳng hạn, không thuộc đạo Thiên chúa, thì đón Noel này như thế nào ?
Ông Nguyễn Đình Nguyên : Như chúng tôi đã trình bày, không chỉ riêng gia đình chúng tôi. Từ trước đến giờ gia đình mình bên nhà theo Phật giáo, mặc dù chỉ là tân tòng, chứ không phải Phật tử gốc. Cái cảm nhận của ngày Giáng Sinh với chúng tôi, đại đa số, chứ không hẳn là một số, với những người không theo [Thiên chúa giáo], thì đó chỉ là một ngày lễ của quốc gia, của dân tộc thôi, mình cũng được nghỉ chung.
Một số bạn bè của tôi cũng sắm những cây Noel (…). Cây Noel ấy đối với họ chỉ là cho trẻ con, cho chúng tụ hợp lại, mở quà. Ông già Noel cũng giống như một vị thánh tặng quà các cháu nhân ngày đó, giống như mừng tuổi ở Việt Nam vậy đó. Thực ra, gia đình tôi ở đây từ 15 năm, thì những năm đầu tiên, khi các cháu còn nhỏ, thì mình cũng làm cái cây Noel, nhưng mình cũng không nặng về tôn giáo lắm. Rồi lần lượt, khi các cháu lớn lên rồi thì, cảm giác cũng không mặn mòi gì, thì cái văn hóa đó trong gia đình tự nhiên cũng biến dần đi.
Nhưng mà mình vẫn có sinh hoạt với bạn bè, thường là giống như bên Việt Nam, gần vào dịp Tết, dịp này là lúc hội họp với nhau, gặp gỡ bạn bè là nhậu nhẹt, gặp gỡ cuối năm, chúc tụng, thì cứ tuần này đến nhà này, thì tuần sau đến nhà khác, mình cũng tranh thủ ngày lễ của dân tộc, bởi vì mình chọn nơi này làm quê hương, thì cũng coi đó là ngày lễ thôi, chứ không có ý nghĩa về tôn giáo gì cả.»
California : “Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” dành cho tất cả trẻ em ...
Từ Hoa Kỳ, ông Khanh Nguyễn, Chủ tịch Little Saigon Foundation, kể lại với chúng tôi ngày hội cho trẻ em “Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh”, do hiệp hội của ông tổ chức liên tục hàng năm đến nay là lần thứ 19, tại Wesminster (Quận Cam – California – Hoa Kỳ). “Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” là một ngày hội không phân biệt tôn giáo :
Ông Khanh Nguyễn : « Số lượng tham gia đông nhất là vào năm 2010, là 6.000 em. Còn vào ngày thứ Bảy vừa qua, tại khuôn viên thành phố Wesminster, khoảng 5.000 em nhỏ cùng với gia đình đã đến tham gia chương trình. Hồi xưa (tức từ năm 1993), lúc mới khởi đầu, đối tượng của chúng tôi là những em người Việt Nam. Chúng tôi muốn tạo cho các em niềm vui vào dịp Giáng Sinh. Chúng tôi rất mong muốn các em có những kỳ niệm đẹp vào tuổi ấu thơ.
Trong những năm gần đây, chương trình “Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” đã được sự tham gia của không chỉ cộng đồng người Việt Nam, mà cả còn có cộng đồng Mỹ, cộng đồng Mễ, cộng đồng Đại Hàn tham gia vào việc tổ chức. Và chương trình không chỉ dành cho các trẻ em Việt Nam, mà còn cho tất cả các trẻ em, thuộc tất cả các sắc tộc trong cộng đồng.
Bên cạnh việc giúp đem lại niềm vui cho trẻ em Việt Nam tại hải ngoại, cách đây 12 năm, nhân một chuyến cứu trợ bão lụt, tổ chức Little Saigon Foundation đã quyên góp gởi quà về cho trẻ em ở Việt Nam. Và từ đó, tổ chức Little Saigon Foundation chúng tôi thường xuyên yểm trợ các sinh hoạt xã hội và bác ái cho Việt Nam qua các chương trình, như Hoa Nhân ái, chương trình tr ại hè cho các trẻ em khuyết tật, như chương trình giúp con em người bị bệnh cùi,… Hàng năm các tình nguyện viên, chủ yếu là các thành viên Hướng đạo sinh, giúp chúng tôi thực hiện các hoạt động bác ái và từ thiện tại Việt Nam. Và cũng hàng năm, chúng tôi tổ chức ‘‘Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh’’ với tên gọi ‘‘Đêm yêu thương’’ tại Việt Nam, cho hàng ngàn em nhỏ ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, hay nghèo khó ở vùng ngoại ô Sài Gòn. Như ngày 17/12 vừa qua, chúng tôi đã phát quà cho 1.000 em nhỏ tại Vinh. »
Ước mơ tự do – bác ái và tâm nguyện hướng về Việt Nam
Linh mục Nguyễn Đức Vượng, chánh xứ xứ đạo Các thánh tử vì đạo – tiểu bang Virginia thì cho biết nhiều hoạt động đã được tổ chức tại giáo xứ với hơn 2.000 gia đình. Xứ đạo do cha Vượng phụ trách là một trong những xứ đạo của cộng đồng người gốc Việt được xây dựng sớm nhất tại Hoa Kỳ.
Linh mục Nguyễn Đức Vượng : « Năm nay chúng tôi tổ chức như sau : thứ nhất là, các buổi sinh hoạt tĩnh tâm cho giới trẻ (tức là những người từ 7 tuổi đến 35 tuổi) ở trong ngoài giáo xứ. Khoảng trên dưới 1.000 em người Việt Nam đã trở về giáo xứ vào ngày 17/12 vừa qua. Chúng tôi nhờ một nhạc sĩ nổi tiếng đến làm một buổi hòa nhạc lấy chủ đề là ‘‘Đâm rễ trong đức tin’’ đối với giới trẻ. Rất nhiều bạn trẻ từ các trường đại học, trung học, là những người Việt Nam, khi về nghỉ trong dịp lễ này, đã đến tham dự cùng với cha mẹ các em.
Việc thứ hai là, chúng tôi đang chuẩn bị, với các giới trung niên, nghĩa là từ 35-60 tuổi, anh chị em trong 9 ca đoàn, cùng với các em thiếu niên, sẽ trình bày một đêm thánh ca. Và tới thứ sáu này (23/12), vào lúc 18h30, giờ Hoa Thịnh Đốn, chúng tôi có mở trên website http://www.cttdva.com/. Quý vị vào trong đó, sẽ có những chương trình thánh ca để chúc mừng ngày Giáng Sinh với tất cả mọi người trên khắp đất nước, nhất là người Việt Nam chúng ta ở hải ngoại.
Chúng tôi rất vui mừng, bởi vì sau khi xây dựng xong ngôi thánh đường vật chất, thì chúng tôi sẽ xây dựng những ngôi thánh đường của từng hội đoàn, của từng gia đình để làm sao cho ai cũng có thể thể hiện được sự tự do - mình làm con cái Thiên Chúa. Vì chính Thiên Chúa đã cho chúng ta sự tự do để con người làm những việc tốt, để cho con người giúp cho nhau có sự công bình và bác ái. »
Linh mục Mai Khải Hoàn, chủ tịch Liên đoàn Công giáo miền Tây Nam Hoa Kỳ, đặc biệt nhấn mạnh đến các hoạt động của giới trẻ trong thời gian gần đây và những suy nghĩ hướng về Việt Nam trong mùa lễ Giáng sinh này.
Linh mục Mai Khải Hoàn : « Đặc biệt ở trong giáo phận Orange (California), hàng năm những người trẻ có nhiều sinh hoạt. Tôi thấy mấy năm trước, sự tham gia của người trẻ trong các buổi tĩnh tâm có vẻ hơi thưa thớt. Rất đặc biệt là trong năm nay, giới trẻ tham dự rất đông. Đây là điều rất đáng ngạc nhiên. Buổi cầu nguyện cho Thái Hà vừa rồi được tổ chức vào tối ngày 10/11. Đây là buổi thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà, cho tự do tôn giáo, cho công lý và nhân quyền ở Việt Nam, được Liên đoàn Công giáo miền Tây Nam Hoa Kỳ, với sự hợp tác của các tôn giáo, với các đoàn thể bên ngoài tổ chức. Mục đích là để cầu nguyện cho tự do tôn giáo ở Việt Nam, cho nhân quyền, cho công lý, đặc biệt là cho giáo xứ Thái Hà.
Chúng ta được nghe và biết, trong thời gian vừa qua, nhà cầm quyền cộng sản đã có những hành động đàn áp đối với các giáo dân ở Thái Hà. Thấy được như vậy, thì đồng bào ở đây, không có phân biệt tôn giáo, đều rất bức xúc. Họ muốn có tiếng nói để yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo, bảo vệ lãnh thổ, cũng như nhân quyền và công lý. Liên đoàn Công giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ trong tuần sắp tới đây sẽ gửi các thỉnh nguyện thư lên chính phủ Hoa Kỳ, cũng như các cơ quan tranh đấu cho nhân quyền ở trên thế giới để can thiệp đối với vấn đề tự do, nhân quyền và tự do tôn giáo ở bên Việt Nam. »
Xin chân thành cảm ơn các linh mục Võ Thành Khanh, Mai Khải Hoàn và Nguyễn Đức Vượng, cùng các ông Khanh Nguyễn, Nguyễn Đình Nguyên và Dương Tuấn.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111222-cac-cong-dong-goc-viet-tai-uc-ba-lan-va-hoa-ky-don-giang-sinh-2011
Khách mời của chúng tôi hôm nay là các linh mục Nguyễn Đức Vượng, Mai Khải Hoàn và ông Khanh Nguyễn (từ California và Virginia - Hoa Kỳ), linh mục Võ Thành Khanh và ông Dương Tuấn (từ Varsava - Ba Lan), cùng ông Nguyễn Đình Nguyên (từ Sydney - Úc).
Ba Lan : lễ Giáng Sinh, cơ hội hâm nóng lại đời sống đạo
Khách mời đầu tiên của chúng ta là linh mục Võ Thành Khanh từ Varsava, thủ đô Ba Lan, nơi một cộng đồng công giáo gốc Việt mới hình thành từ khoảng 10 năm trở lại đây. Xin mời quý vị nghe lời kể của linh mục Võ Thành Khanh :
Linh mục Võ Thành Khanh : « Cộng đồng Công giáo ở đây có khoảng 350 người trên tổng số khoảng 20.000 người Việt Nam. Anh em ở đây chia làm hai vùng. Một vùng ở trong trung tâm là Wólka Kosowska, một vùng nữa là chợ Marywinska. Ở mỗi vùng này, đều có một nhà nguyện, mỗi tuần đều có thánh lễ. Trong dịp Noel này, mỗi nhà nguyện đều tổ chức Noel riêng. Ở nhà nguyện trung tâm là chính, thì họ thuê thêm một phần đất nữa để mở rộng nhà nguyện, và mới đây đang sửa soạn làm hang đá, cho trang nghiêm hơn.
Hai cộng đồng đều mừng lễ ngày 24/12, và ngày 25 thì hai nhóm anh em, từ hai vùng này, cũng như tất cả các anh em, những người đi làm ăn buôn bán khắp nơi trên đất Ba Lan, thì đều tập trung về nhà thờ chính, nơi cộng đồng ngày xưa vẫn làm lễ, là nhà thờ Ostrobramska, 72, để mà cùng nhau mừng một thánh lễ chung vào lúc 2 giờ chiều, mừng lễ Giáng Sinh chung với nhau để giúp cho anh em, hâm nóng lại đời sống đạo của mình, đời sống đức tin, cũng như đây là cơ hội, để anh em về gặp nhau. Còn sau đó, vào đêm 25, thì sau thánh lễ, thì mời hết toàn bộ anh em về trên nhà hàng Quê Hương để cùng tham dự bữa tiệc mừng lễ Noel.
RFI : Thưa cha, trong dịp mùa vọng chuẩn bị cho lễ Noel, hai cộng đoàn mình có những hoạt động gì ?
Linh mục Võ Thành Khanh : « Ở bên này, vì họ sống trong đời sống buôn bán hàng ngày, tôi chỉ giúp cho họ trước thánh lễ vọng của Noel, có một phần giảng, tạm gọi như là phần giảng ''tĩnh tâm''. Nhưng thực sự là vì, họ không có điều kiện để đến nhà nguyện của mình, để mà tham dự tĩnh tâm như ở Đức và mấy nước khác. Vì phần lớn anh em không có giấy tờ, nên chỉ có chương trình giúp anh em tĩnh tâm, xưng tội vào trước thánh lễ, vào đêm 24/12. Thánh lễ trong cộng đoàn lớn Wólka Kosowska mở đầu vào 18h30 phút tối, với phần tập hát. Trước giờ tập hát, thì có chương trình giải tội hòa giải, chuẩn bị tâm tình cho anh em để đi vào trong thánh lễ của đêm vọng Giáng Sinh.
Cho dù anh em sống ở mỗi nơi, mỗi phương khác nhau, nhưng mà cái ngày Chúa Giáng Sinh là cái ngày mọi người đều quy tụ về thành một chỗ, thành một mối, thành một tinh thần, một đức tin. »
Tiếp theo đây là lời kể của anh Dương Tuấn, một trong những người gốc Việt theo Công giáo đầu tiên ở Ba Lan về ý nghĩa của dịp Giáng Sinh đối với các con anh.
Ông Dương Tuấn : « Em có hai cháu, một cháu 9 tuổi, một cháu 5 tuổi. Cháu nhỏ 5 tuối thì, chỉ đơn giản là nó rất vui, vì thấy dịp Noel nhà cửa được trang trí, mẹ cháu làm cây thông, đèn thông, đèn nháy trong nhà, thế rồi, đêm Noel đi chơi nhà thờ cũng thấy đẹp, thấy đông người. Thế còn cháu lớn 9 tuổi, trong trường học, cũng có giờ Công giáo, thì được học đạo nên cháu biết hơn. Rồi, cháu cũng đi tham dự nhà thờ, cháu cũng hiểu ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh hơn.
Về cái ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh thì thật ra, mỗi một năm các cháu lớn hơn một chút, thì mỗi một năm mình có cái cách nói chuyện, giải thích với các cháu. Thế nhưng mà gia đình bọn em cũng không có một cái gì đó quá ‘‘ghê gớm’’ lắm. Hàng năm Giáng Sinh, thì đưa các cháu đi nhà thờ, rồi cứ theo năm tháng, thì như vậy, tự các cháu cũng hiểu cái mầu nhiệm Giáng Sinh nhiều hơn. Tất nhiên là, đôi khi cũng nói chuyện, rồi con cái hỏi, rồi ví dụ như, đưa các cháu đi sinh hoạt ở các nhóm bạn ... Ví dụ như, cách đây hai ba hôm, thằng cu nhà em cũng đóng kịch ở trường, đóng lại vở kịch Giáng Sinh. Các cháu cũng được nhiều nguồn để các cháu học và các cháu hiểu hơn về truyền thống về lịch sử, cũng như về tinh thần của mùa Giáng Sinh. »
Úc : Noel – Giáng Sinh, ngày hội quốc gia
Ông Nguyễn Đình Nguyên, định cư tại Úc từ 15 năm năm nay. Khác với đa số các quốc gia trên địa cầu, nước Úc đón Noel rất khác lạ, và kỳ Noel đối với ông Nguyễn Đình Nguyên cũng mang một màu sắc khác :
Ông Nguyễn Đình Nguyên : « Trước khi nói đến cộng đồng người Việt ở Úc đón Noel như thế nào, thì có lẽ cũng nên biết qua một chút về đặc thù của lễ Giáng Sinh – Noel và Năm Mới ở Úc. Úc là một đất nước đa văn hóa. Có đến hơn 156 sắc tộc khắp nơi trên thế giới chung sống trong một ngôi nhà chung. Cũng như các nước Châu Âu và Mỹ, Giáng Sinh – Năm Mới là kỳ lễ chính và lớn nhất trong năm. Và thường thì đây là kỳ lễ lớn nhất của Úc, kéo dài từ đêm trước Giáng Sinh cho đến hết ngày đầu năm, và giữa hai ngày này, có một quãng cách khoảng vài ngày gì đó, thì các cơ quan công sở thường bắt nhân viên nghỉ phép để nghỉ trọn luôn cả thời gian này.
Về phương diện tín ngưỡng, ở Úc có nhiều cộng đồng chung sống, ngay cả đạo Kitô giáo cũng có rất nhiều dòng, dòng Chính thống giáo, Anh giáo, Phản thệ giáo, Catô La Mã và các dòng khác, … Ngày ăn Giáng Sinh và Năm Mới của họ hơi lệch nhau một chút xíu. Ngoài ra, còn nhiều tín ngưỡng khác cùng tồn tại, như Hồi giáo, Do Thái giáo, Hindu, Phật giáo, … Mỗi một sắc tộc có ngày kỷ niệm riêng. Do đó, cái ngày lễ hội chính của Úc là ngày Chúa Giáng Sinh, nhưng cuối cùng nó lại mang ý nghĩa xã hội lớn hơn là ý nghĩa tôn giáo. Đối với người Công giáo dẫu sao, đấy cũng là ngày tôn giáo của họ.
Đặc thù của nước Úc là bị ảnh hưởng bởi khí hậu vì là một nước ở Nam Bán Cầu, nên đón Giáng Sinh ở Úc cũng rất riêng, và rất thú vị. Giáng Sinh ở Úc rơi vào tháng 12 nên không có ngày ‘‘Giáng Sinh trắng’’, không có tuyết, không có ông già Tuyết. Nhưng mà người ta cũng phải có cây Noel, cũng phải có đồ ăn, cũng phải có nhiều thứ như thế …. có điều là đảo ngược hết, ví dụ cây Noel không giống cây ở vùng ôn đới hay hàn đới, rồi món ăn ở Úc trong mùa nóng quá như vậy, nên họ không thể dùng các món cho mùa lạnh, như gà gô, hay các món hầm ... mà người ta phải chuyển sang các món đặc trưng của Úc, ví dụ như bánh fooding, các loại bánh ngọt… Rồi ông già Noel cũng đặc sản. Ông già các nước khác phải là ông già Tuyết, nhưng mà ông già Noel Úc lại mặc quần ngắn và áo may ô.
Một đặc điểm riêng nữa là ngày Noel ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ là ngày sum họp gia đình, đa số ở trong nhà nhiều hơn, nhưng Giáng Sinh ở Úc là lễ mở, người ta đi ra ngoài, bởi vì ngày đó rất là nóng. Và một hoạt động văn hóa trở thành thường niên, kể từ những năm 1930, là các Carols Nights có các bài hát mừng Giáng Sinh ở ngoài trời, đặc biệt là ở Melbourne và Sydney. Các đêm đó tập hợp rất đông người, dân chúng không kể tôn giáo, tập hợp tại một sảnh lớn ở trong thành phố.
Trở lại hoạt động Giáng Sinh đối với cộng đồng người Việt. Đa số người Việt đến Úc sau năm 1975. Đặc biệt là tỷ lệ người theo đạo Thiên chúa trong cộng đồng người Việt ở Úc, rất cao, cao hơn nhiều so với người Thiên chúa giáo trong nước. Đa số người Thiên chúa giáo mình ở đây theo Kitô La Mã, do đó lễ hội Giáng Sinh có giá trị tín ngưỡng rất là lớn. Đa số họ đón Giáng Sinh rất trân trọng, cũng không thua kém gì các dòng Kitô ở Việt Nam cả.
RFI : Thế còn về những người như anh, chẳng hạn, không thuộc đạo Thiên chúa, thì đón Noel này như thế nào ?
Ông Nguyễn Đình Nguyên : Như chúng tôi đã trình bày, không chỉ riêng gia đình chúng tôi. Từ trước đến giờ gia đình mình bên nhà theo Phật giáo, mặc dù chỉ là tân tòng, chứ không phải Phật tử gốc. Cái cảm nhận của ngày Giáng Sinh với chúng tôi, đại đa số, chứ không hẳn là một số, với những người không theo [Thiên chúa giáo], thì đó chỉ là một ngày lễ của quốc gia, của dân tộc thôi, mình cũng được nghỉ chung.
Một số bạn bè của tôi cũng sắm những cây Noel (…). Cây Noel ấy đối với họ chỉ là cho trẻ con, cho chúng tụ hợp lại, mở quà. Ông già Noel cũng giống như một vị thánh tặng quà các cháu nhân ngày đó, giống như mừng tuổi ở Việt Nam vậy đó. Thực ra, gia đình tôi ở đây từ 15 năm, thì những năm đầu tiên, khi các cháu còn nhỏ, thì mình cũng làm cái cây Noel, nhưng mình cũng không nặng về tôn giáo lắm. Rồi lần lượt, khi các cháu lớn lên rồi thì, cảm giác cũng không mặn mòi gì, thì cái văn hóa đó trong gia đình tự nhiên cũng biến dần đi.
Nhưng mà mình vẫn có sinh hoạt với bạn bè, thường là giống như bên Việt Nam, gần vào dịp Tết, dịp này là lúc hội họp với nhau, gặp gỡ bạn bè là nhậu nhẹt, gặp gỡ cuối năm, chúc tụng, thì cứ tuần này đến nhà này, thì tuần sau đến nhà khác, mình cũng tranh thủ ngày lễ của dân tộc, bởi vì mình chọn nơi này làm quê hương, thì cũng coi đó là ngày lễ thôi, chứ không có ý nghĩa về tôn giáo gì cả.»
California : “Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” dành cho tất cả trẻ em ...
Từ Hoa Kỳ, ông Khanh Nguyễn, Chủ tịch Little Saigon Foundation, kể lại với chúng tôi ngày hội cho trẻ em “Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh”, do hiệp hội của ông tổ chức liên tục hàng năm đến nay là lần thứ 19, tại Wesminster (Quận Cam – California – Hoa Kỳ). “Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” là một ngày hội không phân biệt tôn giáo :
Ông Khanh Nguyễn : « Số lượng tham gia đông nhất là vào năm 2010, là 6.000 em. Còn vào ngày thứ Bảy vừa qua, tại khuôn viên thành phố Wesminster, khoảng 5.000 em nhỏ cùng với gia đình đã đến tham gia chương trình. Hồi xưa (tức từ năm 1993), lúc mới khởi đầu, đối tượng của chúng tôi là những em người Việt Nam. Chúng tôi muốn tạo cho các em niềm vui vào dịp Giáng Sinh. Chúng tôi rất mong muốn các em có những kỳ niệm đẹp vào tuổi ấu thơ.
Trong những năm gần đây, chương trình “Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” đã được sự tham gia của không chỉ cộng đồng người Việt Nam, mà cả còn có cộng đồng Mỹ, cộng đồng Mễ, cộng đồng Đại Hàn tham gia vào việc tổ chức. Và chương trình không chỉ dành cho các trẻ em Việt Nam, mà còn cho tất cả các trẻ em, thuộc tất cả các sắc tộc trong cộng đồng.
Bên cạnh việc giúp đem lại niềm vui cho trẻ em Việt Nam tại hải ngoại, cách đây 12 năm, nhân một chuyến cứu trợ bão lụt, tổ chức Little Saigon Foundation đã quyên góp gởi quà về cho trẻ em ở Việt Nam. Và từ đó, tổ chức Little Saigon Foundation chúng tôi thường xuyên yểm trợ các sinh hoạt xã hội và bác ái cho Việt Nam qua các chương trình, như Hoa Nhân ái, chương trình tr ại hè cho các trẻ em khuyết tật, như chương trình giúp con em người bị bệnh cùi,… Hàng năm các tình nguyện viên, chủ yếu là các thành viên Hướng đạo sinh, giúp chúng tôi thực hiện các hoạt động bác ái và từ thiện tại Việt Nam. Và cũng hàng năm, chúng tôi tổ chức ‘‘Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh’’ với tên gọi ‘‘Đêm yêu thương’’ tại Việt Nam, cho hàng ngàn em nhỏ ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, hay nghèo khó ở vùng ngoại ô Sài Gòn. Như ngày 17/12 vừa qua, chúng tôi đã phát quà cho 1.000 em nhỏ tại Vinh. »
Ước mơ tự do – bác ái và tâm nguyện hướng về Việt Nam
Linh mục Nguyễn Đức Vượng, chánh xứ xứ đạo Các thánh tử vì đạo – tiểu bang Virginia thì cho biết nhiều hoạt động đã được tổ chức tại giáo xứ với hơn 2.000 gia đình. Xứ đạo do cha Vượng phụ trách là một trong những xứ đạo của cộng đồng người gốc Việt được xây dựng sớm nhất tại Hoa Kỳ.
Linh mục Nguyễn Đức Vượng : « Năm nay chúng tôi tổ chức như sau : thứ nhất là, các buổi sinh hoạt tĩnh tâm cho giới trẻ (tức là những người từ 7 tuổi đến 35 tuổi) ở trong ngoài giáo xứ. Khoảng trên dưới 1.000 em người Việt Nam đã trở về giáo xứ vào ngày 17/12 vừa qua. Chúng tôi nhờ một nhạc sĩ nổi tiếng đến làm một buổi hòa nhạc lấy chủ đề là ‘‘Đâm rễ trong đức tin’’ đối với giới trẻ. Rất nhiều bạn trẻ từ các trường đại học, trung học, là những người Việt Nam, khi về nghỉ trong dịp lễ này, đã đến tham dự cùng với cha mẹ các em.
Việc thứ hai là, chúng tôi đang chuẩn bị, với các giới trung niên, nghĩa là từ 35-60 tuổi, anh chị em trong 9 ca đoàn, cùng với các em thiếu niên, sẽ trình bày một đêm thánh ca. Và tới thứ sáu này (23/12), vào lúc 18h30, giờ Hoa Thịnh Đốn, chúng tôi có mở trên website http://www.cttdva.com/. Quý vị vào trong đó, sẽ có những chương trình thánh ca để chúc mừng ngày Giáng Sinh với tất cả mọi người trên khắp đất nước, nhất là người Việt Nam chúng ta ở hải ngoại.
Chúng tôi rất vui mừng, bởi vì sau khi xây dựng xong ngôi thánh đường vật chất, thì chúng tôi sẽ xây dựng những ngôi thánh đường của từng hội đoàn, của từng gia đình để làm sao cho ai cũng có thể thể hiện được sự tự do - mình làm con cái Thiên Chúa. Vì chính Thiên Chúa đã cho chúng ta sự tự do để con người làm những việc tốt, để cho con người giúp cho nhau có sự công bình và bác ái. »
Linh mục Mai Khải Hoàn, chủ tịch Liên đoàn Công giáo miền Tây Nam Hoa Kỳ, đặc biệt nhấn mạnh đến các hoạt động của giới trẻ trong thời gian gần đây và những suy nghĩ hướng về Việt Nam trong mùa lễ Giáng sinh này.
Linh mục Mai Khải Hoàn : « Đặc biệt ở trong giáo phận Orange (California), hàng năm những người trẻ có nhiều sinh hoạt. Tôi thấy mấy năm trước, sự tham gia của người trẻ trong các buổi tĩnh tâm có vẻ hơi thưa thớt. Rất đặc biệt là trong năm nay, giới trẻ tham dự rất đông. Đây là điều rất đáng ngạc nhiên. Buổi cầu nguyện cho Thái Hà vừa rồi được tổ chức vào tối ngày 10/11. Đây là buổi thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà, cho tự do tôn giáo, cho công lý và nhân quyền ở Việt Nam, được Liên đoàn Công giáo miền Tây Nam Hoa Kỳ, với sự hợp tác của các tôn giáo, với các đoàn thể bên ngoài tổ chức. Mục đích là để cầu nguyện cho tự do tôn giáo ở Việt Nam, cho nhân quyền, cho công lý, đặc biệt là cho giáo xứ Thái Hà.
Chúng ta được nghe và biết, trong thời gian vừa qua, nhà cầm quyền cộng sản đã có những hành động đàn áp đối với các giáo dân ở Thái Hà. Thấy được như vậy, thì đồng bào ở đây, không có phân biệt tôn giáo, đều rất bức xúc. Họ muốn có tiếng nói để yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo, bảo vệ lãnh thổ, cũng như nhân quyền và công lý. Liên đoàn Công giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ trong tuần sắp tới đây sẽ gửi các thỉnh nguyện thư lên chính phủ Hoa Kỳ, cũng như các cơ quan tranh đấu cho nhân quyền ở trên thế giới để can thiệp đối với vấn đề tự do, nhân quyền và tự do tôn giáo ở bên Việt Nam. »
Xin chân thành cảm ơn các linh mục Võ Thành Khanh, Mai Khải Hoàn và Nguyễn Đức Vượng, cùng các ông Khanh Nguyễn, Nguyễn Đình Nguyên và Dương Tuấn.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111222-cac-cong-dong-goc-viet-tai-uc-ba-lan-va-hoa-ky-don-giang-sinh-2011
Geen opmerkingen:
Een reactie posten