AFP
2011 có thể được xem là một năm rất quan trọng đối với Biển Đông, với việc yêu sách chủ quyền quá đáng mà Trung Quốc muốn áp đặt đều ít nhiều bị khu vực bác bỏ. Trong lúc Mỹ cụ thể hóa quyết định dấn thân tích cực trở lại vùng Châu Á, các nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc đều công khai lên tiếng bảo vệ quyền tự do hàng hải.
Trả lời phỏng vấn của RFI, trong số các sự kiện đáng chú ý nhất, giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, thuộc trường Đại học George Mason (Virginia-Hoa Kỳ) đặc biệt chú ý đên các động thái mới của Hoa Kỳ, Ấn Độ, ASEAN trong hồ sơ Biển Đông.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Tôi thấy có 3 sự kiện nổi bật : (1) Mỹ tuyên bố trở lại Á Châu, với những động thái rõ rệt cho thấy họ càng ngày càng tích cực. (2) Ấn Độ tỏ ra dấn thân tích cực hơn ở vùng này. (3) Các quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, tương đối có thái độ cương quyết hơn trước sự lấn sân của Trung Quốc.
RFI : Sự kiện Hoa Kỳ cụ thể hơn trong việc trở lại Châu Á Thái Bình Dương mang ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Hoa Kỳ vẫn tuyên bố là cường quốc châu Á Thái Bình Dương từ thời ông Nixon. Nhưng mà từ đó trở đi, Hoa Kỳ cứ rút dần ra ngoài, không can thiệp gì cả, mà đóng vai trò rất mơ hồ. Thí dụ trong chiến tranh Cam Bốt thì Hoa Kỳ chỉ ké vào với Trung Quốc mà thôi.
Lần này thì chúng ta thấy là Hoa Kỳ đưa ra rất nhiều tuyên bố (của Tổng thống, Tổng trưởng Quốc phòng, Ngoại giao, rồi các Tư lệnh Thái Bình Dương) cho thấy họ tích cực trở lại Thái Bình Dương.
Ngoài ra, ta còn thấy những động tác, những hành động và biện pháp cụ thể. Thí dụ như ông Obama - khác với chính quyền Bush - đều sang tham dự các hội nghị thượng đỉnh ở Á Châu, và hội nghị APEC, đủ hết, rồi ký kết thành lập căn cứ quân sự ở bên Úc, dùng những phương tiện gần như căn cứ quân sự ở Singapore, và xác định với Philippines rằng hiệp ước phòng thủ giữa hai bên có hiệu lực và nếu Philippines bị tấn công thì Mỹ sẽ trợ giúp. Tất cả động thái đó nó nổi bật hơn ngày xưa rất nhiều.
Ấn Độ cũng có động thái kiên quyết hơn tại Biển Đông
Trước kia hồi còn chiến tranh lạnh, Ấn Độ đứng trung lập giữa hai khối. Họ không can dự vào bên nào cả, và đối với Mỹ, quan hệ có thể gọi là bình thường, nếu không nói là lạnh nhạt, nhiều khi lại có mâu thuẫn với nhau.
Nhưng ngược lại lần này, chúng ta thấy Ấn Độ thân thiện hơn với Mỹ, và nhất là trên vấn đề Biển Đông chẳng hạn, khi hãng dầu của Ấn Độ tìm cách khai thác ở Biển Đông, trong hiệp ước với Việt Nam, Trung Quốc chống đối, thì Ấn Độ vẫn tiếp tục, và chính phủ Ấn Độ nói là hỗ trợ những việc đó. Điều đó khác hẳn với thái độ ngay cả của Mỹ.
RFI : Còn yếu tố thứ ba là khối ASEAN, mà theo nhận định của giáo sư, cũng có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Thật ra khối ASEAN có thái độ tương đối có vẻ cương quyết hơn đối với chuyện lấn sân của Trung Quốc. Trong những hội nghị kể từ năm 2009, và nhất là trong năm 2010 và 2011, thì họ đã cất lên tiếng nói, chứ trước kia, chúng ta thấy nhiều quốc gia cũng không dám đặt vấn đề Biền Đông trong chương trình nghị sự vì Trung Quốc chống đối.
Thế mà gần đây họ đặt hết cả (lên bàn hội nghị) và trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á gần đây nhất, có 18 quốc gia họp thì đến 16 nước lên tiếng về Biển Đông. Thì chúng thấy có một sự dồng thuận, ít nhất về vấn đề Biển Đông, dù chỉ tương đối thôi.
Nhưng mà điều đăc biệt là trong khối ASEAN, Việt Nam có thái độ cương quyết hơn rất nhiều.
RFI : Trong tình hinh Biển Đông như vậy, đối sách của Việt Nam, theo giáo sư, có gì khác hơn so với trước đây ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng :Kể từ năm 2009, thái độ của Việt Nam tích cực hơn và họ không còn chiụ nhượng bộ Trung Quốc. Trong đối sách của Việt Nam, điểm quan trọng nhất tôi thấy là họ đã xích lại gần với Mỹ hơn, nhất là về phương diện quan hệ quốc phòng.
Còn đối sách trên vấn đề Biển Đông, thì chúng ta thấy Việt Nam đã làm một số động tác : (1) Đã tìm cách công khai hóa và đa phương hóa vấn đề Biẻn Đông ; (2) Đã tìm những đối lực đối với Trung Quốc dù không nói ra. Những quan hệ quốc phòng với Mỹ, với Nhật, với Ấn Độ cho thấy điều đó ; (3) Tăng cường khả năng quốc phòng bằng một loạt thương vụ mua bán vũ khí ; (4) Dùng các cuộc hội thảo và các diễn đàn đa phương để tìm kiếm giải pháp hòa bình.
RFI : Việt Nam phải làm gì để tranh thủ xu thế hồ sơ Biển Đông được quốc tế hóa ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Việt Nam nên cứ tiếp tục thực hiện 4 điểm mà tôi nói ở trên. Đó là điều thứ nhất. Điểm thứ 2 tôi nghĩ cũng phải tìm cách đẩy mạnh, đó là các ông như ông Trọng, ông Dũng, ông Sang đi nhịp nhàng với nhau, sau Đại Hội Đảng năm vừa rồi. Chúng ta thấy có một chính sách đoàn kết với nhau, và tôi nghĩ là Việt Nam phải củng cố đoàn kết nội bộ. Và sau đó, theo tôi, Việt Nam cũng phải cần tranh thủ công luận trong nước và thế giới.
RFI : Nhưng trong vấn đề tranh thủ công luận trong nước thì Việt Nam đã có một hành động có thể xem là không rõ ràng khi trấn áp những cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội chống Trung Quốc gây hấn trong thời gian qua ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Tôi nghĩ việc Việt Nam chặn biểu tình có hai lý do : Thứ nhất là những cuộc biểu tình đó từ việc đòi Biển Đông, chống Trung Quốc, có thể trở thành chống chính phủ, họ không muốn chuyện đó xẩy ra. Điểm thứ hai là biểu tình nhiều quá, có thể gây ra căng thẳng đối với Trung Quốc một cách không cần thiết. Chính quyền không muốn điều đó…
Nhưng mà vì công luận bất bình Trung Quốc lớn quá, thành ra chúng ta thấy Việt Nam cũng đã tương đối bật đèn xanh lúc đầu, rồi lại tìm cách kiểm soát lại. Chúng ta thấy là khi ông Trọng sang bên kia nói chuyện với Trung Quốc, hai bên đã đồng ý là ít nhất phải tìm cách để giảm những chuyện đó. Ở Việt Nam chuyện đó đã giảm, bây giờ Việt Nam cần phải đòi bên Trung Quốc thực hiện.
RFI : Qua năm 2012, đâu là những điểm cần chú ý trong hồ sơ Biển Đông ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Thứ nhất, chúng ta cần theo dõi chính sách của Mỹ, nhất là sự chuyển binh của Hoa Kỳ. Họ nói sẽ chuyển dần qua châu Á sau khi đã rút quân khỏi Irak và tìm cách giảm bớt quân ở Afghanistan. Cần phải xem quân đội của Mỹ tái bố trí như thế nào ? chuyển sang Biển Đông đến mức độ nào, và nhất là quan hệ quốc phòng của Mỹ với các đồng minh cũ và mới. Đặc biệt là xem xem họ triển khai ra sao ở Úc, Singapore, Philippines.
Điểm thứ hai cần theo dõi nữa là xem thái độ của Trung Quốc. Hiện nay họ tương đối hoà diụ lại, nhưng mà cần xem xem thái độ của họ với các công ty dầu khai thác vùng tranh chấp như thế nào, liệu Bắc Kinh còn đe doạ hay không các công ty - trường hợp công ty Ấn Độ, công ty Exxon Mobil - khai thác những vùng mà Việt Nam xem là vùng 200 hải lý của mình.
Điểm thứ ba là xem khả năng đoàn kết của ASEAN đến mức độ nào. Và thứ tư là xem tiến bộ trong việc soạn thảo luật ứng xử ở Biển Đông ra sao. Tôi nói đến bản code of conduct, chứ không phải là cái nguyên tắc về thi hành luật ứng xử. Đó là những điều chúng ta cần theo dõi để biết là tình hình Biển Đông nó biến chuyển tích cực hay là tiêu cực.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111228-bien-dong-nam-2011-noi-bat-voi-dong-thai-kien-quyet-hon-cua-my-an-va-asean
RFI : Sự kiện Hoa Kỳ cụ thể hơn trong việc trở lại Châu Á Thái Bình Dương mang ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Hoa Kỳ vẫn tuyên bố là cường quốc châu Á Thái Bình Dương từ thời ông Nixon. Nhưng mà từ đó trở đi, Hoa Kỳ cứ rút dần ra ngoài, không can thiệp gì cả, mà đóng vai trò rất mơ hồ. Thí dụ trong chiến tranh Cam Bốt thì Hoa Kỳ chỉ ké vào với Trung Quốc mà thôi.
Lần này thì chúng ta thấy là Hoa Kỳ đưa ra rất nhiều tuyên bố (của Tổng thống, Tổng trưởng Quốc phòng, Ngoại giao, rồi các Tư lệnh Thái Bình Dương) cho thấy họ tích cực trở lại Thái Bình Dương.
Ngoài ra, ta còn thấy những động tác, những hành động và biện pháp cụ thể. Thí dụ như ông Obama - khác với chính quyền Bush - đều sang tham dự các hội nghị thượng đỉnh ở Á Châu, và hội nghị APEC, đủ hết, rồi ký kết thành lập căn cứ quân sự ở bên Úc, dùng những phương tiện gần như căn cứ quân sự ở Singapore, và xác định với Philippines rằng hiệp ước phòng thủ giữa hai bên có hiệu lực và nếu Philippines bị tấn công thì Mỹ sẽ trợ giúp. Tất cả động thái đó nó nổi bật hơn ngày xưa rất nhiều.
Ấn Độ cũng có động thái kiên quyết hơn tại Biển Đông
Trước kia hồi còn chiến tranh lạnh, Ấn Độ đứng trung lập giữa hai khối. Họ không can dự vào bên nào cả, và đối với Mỹ, quan hệ có thể gọi là bình thường, nếu không nói là lạnh nhạt, nhiều khi lại có mâu thuẫn với nhau.
Nhưng ngược lại lần này, chúng ta thấy Ấn Độ thân thiện hơn với Mỹ, và nhất là trên vấn đề Biển Đông chẳng hạn, khi hãng dầu của Ấn Độ tìm cách khai thác ở Biển Đông, trong hiệp ước với Việt Nam, Trung Quốc chống đối, thì Ấn Độ vẫn tiếp tục, và chính phủ Ấn Độ nói là hỗ trợ những việc đó. Điều đó khác hẳn với thái độ ngay cả của Mỹ.
RFI : Còn yếu tố thứ ba là khối ASEAN, mà theo nhận định của giáo sư, cũng có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Thật ra khối ASEAN có thái độ tương đối có vẻ cương quyết hơn đối với chuyện lấn sân của Trung Quốc. Trong những hội nghị kể từ năm 2009, và nhất là trong năm 2010 và 2011, thì họ đã cất lên tiếng nói, chứ trước kia, chúng ta thấy nhiều quốc gia cũng không dám đặt vấn đề Biền Đông trong chương trình nghị sự vì Trung Quốc chống đối.
Thế mà gần đây họ đặt hết cả (lên bàn hội nghị) và trong Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á gần đây nhất, có 18 quốc gia họp thì đến 16 nước lên tiếng về Biển Đông. Thì chúng thấy có một sự dồng thuận, ít nhất về vấn đề Biển Đông, dù chỉ tương đối thôi.
Nhưng mà điều đăc biệt là trong khối ASEAN, Việt Nam có thái độ cương quyết hơn rất nhiều.
RFI : Trong tình hinh Biển Đông như vậy, đối sách của Việt Nam, theo giáo sư, có gì khác hơn so với trước đây ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng :Kể từ năm 2009, thái độ của Việt Nam tích cực hơn và họ không còn chiụ nhượng bộ Trung Quốc. Trong đối sách của Việt Nam, điểm quan trọng nhất tôi thấy là họ đã xích lại gần với Mỹ hơn, nhất là về phương diện quan hệ quốc phòng.
Còn đối sách trên vấn đề Biển Đông, thì chúng ta thấy Việt Nam đã làm một số động tác : (1) Đã tìm cách công khai hóa và đa phương hóa vấn đề Biẻn Đông ; (2) Đã tìm những đối lực đối với Trung Quốc dù không nói ra. Những quan hệ quốc phòng với Mỹ, với Nhật, với Ấn Độ cho thấy điều đó ; (3) Tăng cường khả năng quốc phòng bằng một loạt thương vụ mua bán vũ khí ; (4) Dùng các cuộc hội thảo và các diễn đàn đa phương để tìm kiếm giải pháp hòa bình.
RFI : Việt Nam phải làm gì để tranh thủ xu thế hồ sơ Biển Đông được quốc tế hóa ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Việt Nam nên cứ tiếp tục thực hiện 4 điểm mà tôi nói ở trên. Đó là điều thứ nhất. Điểm thứ 2 tôi nghĩ cũng phải tìm cách đẩy mạnh, đó là các ông như ông Trọng, ông Dũng, ông Sang đi nhịp nhàng với nhau, sau Đại Hội Đảng năm vừa rồi. Chúng ta thấy có một chính sách đoàn kết với nhau, và tôi nghĩ là Việt Nam phải củng cố đoàn kết nội bộ. Và sau đó, theo tôi, Việt Nam cũng phải cần tranh thủ công luận trong nước và thế giới.
RFI : Nhưng trong vấn đề tranh thủ công luận trong nước thì Việt Nam đã có một hành động có thể xem là không rõ ràng khi trấn áp những cuộc biểu tình tại Sài Gòn và Hà Nội chống Trung Quốc gây hấn trong thời gian qua ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Tôi nghĩ việc Việt Nam chặn biểu tình có hai lý do : Thứ nhất là những cuộc biểu tình đó từ việc đòi Biển Đông, chống Trung Quốc, có thể trở thành chống chính phủ, họ không muốn chuyện đó xẩy ra. Điểm thứ hai là biểu tình nhiều quá, có thể gây ra căng thẳng đối với Trung Quốc một cách không cần thiết. Chính quyền không muốn điều đó…
Nhưng mà vì công luận bất bình Trung Quốc lớn quá, thành ra chúng ta thấy Việt Nam cũng đã tương đối bật đèn xanh lúc đầu, rồi lại tìm cách kiểm soát lại. Chúng ta thấy là khi ông Trọng sang bên kia nói chuyện với Trung Quốc, hai bên đã đồng ý là ít nhất phải tìm cách để giảm những chuyện đó. Ở Việt Nam chuyện đó đã giảm, bây giờ Việt Nam cần phải đòi bên Trung Quốc thực hiện.
RFI : Qua năm 2012, đâu là những điểm cần chú ý trong hồ sơ Biển Đông ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng : Thứ nhất, chúng ta cần theo dõi chính sách của Mỹ, nhất là sự chuyển binh của Hoa Kỳ. Họ nói sẽ chuyển dần qua châu Á sau khi đã rút quân khỏi Irak và tìm cách giảm bớt quân ở Afghanistan. Cần phải xem quân đội của Mỹ tái bố trí như thế nào ? chuyển sang Biển Đông đến mức độ nào, và nhất là quan hệ quốc phòng của Mỹ với các đồng minh cũ và mới. Đặc biệt là xem xem họ triển khai ra sao ở Úc, Singapore, Philippines.
Điểm thứ hai cần theo dõi nữa là xem thái độ của Trung Quốc. Hiện nay họ tương đối hoà diụ lại, nhưng mà cần xem xem thái độ của họ với các công ty dầu khai thác vùng tranh chấp như thế nào, liệu Bắc Kinh còn đe doạ hay không các công ty - trường hợp công ty Ấn Độ, công ty Exxon Mobil - khai thác những vùng mà Việt Nam xem là vùng 200 hải lý của mình.
Điểm thứ ba là xem khả năng đoàn kết của ASEAN đến mức độ nào. Và thứ tư là xem tiến bộ trong việc soạn thảo luật ứng xử ở Biển Đông ra sao. Tôi nói đến bản code of conduct, chứ không phải là cái nguyên tắc về thi hành luật ứng xử. Đó là những điều chúng ta cần theo dõi để biết là tình hình Biển Đông nó biến chuyển tích cực hay là tiêu cực.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111228-bien-dong-nam-2011-noi-bat-voi-dong-thai-kien-quyet-hon-cua-my-an-va-asean
Geen opmerkingen:
Een reactie posten