2011-07-12
Cuộc Hội thảo về Dân số Phát triển của Tổ chức Các Đối tác Dân số và Phát triển, gọi tắt là PPD (Partners in Population and Development) mới được tổ chức tại Hà Nội.Giám đốc Điều hành của PPD, ông Harry S. Jooseery cho hay, Việt Nam là nuớc đông dân thứ 3 của khu vực Đông Nam Á, với tổng dân số vào khoảng trên 85 triệu người. Vấn đề gia tăng dân số sẽ đặt ra những thách thức gì đối với xã hội Việt Nam.
Đề cập đến vấn đề dân số Việt Nam, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi, Phó Viện Trưởng Viện Xã hội học Việt Nam nhận định:
“Về cơ bản cơ cấu dân số Việt nam trong khoảng 20 năm tới vẫn là cơ cấu dân số trẻ, vẫn ở trong thời kỳ dân số vàng, tức là tỉ lệ những người phụ thuộc kinh tế, những người cao tuổi, trẻ em so với những người lao động vẫn nhỏ.”
Vì sao dân số Việt Nam tiếp tục tăng trong khi nhà nước đã thực hiện chương trình Kế hoạch hoá Gia đình từ những năm trước đây, và hiện nay có nhiều cặp vợ chồng không muốn có trên hai con? Giải thích vấn đề này Tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi, cho biết:
Đà tăng trưởng dân số trong thời gian tới này, không phải do phụ nữ Việt Nam đẻ nhiều, chủ yếu là do cơ cấu dân số Việt Nam quá trẻ, có quá nhiều người bước vào tuổi sinh đẻ vì họ là sản phẩm của thời kỳ sinh đẻ cao cách đây khoảng độ 20, hay 25 năm. Đó là lý do chính của việc gia tăng dân số ngày nay.
Về vấn đề sinh đẻ thì tôi nghĩ rằng trong suốt khoảng 30 năm qua chính phủ đã có nhiều nỗ lực, các tổ chức quốc tế như Quỹ Dân số của Liên Hiệp Quốc cũng đã giúp đỡ rất nhiều để thúc đẩy kế hoạch hoá gia đình và tôi nghĩ nó rất thành công.”
“Quy mô dân số lớn đối với Việt Nam từ trước đến nay là một thách thức. Thách thức lớn nhất có lẽ là làm sao lo được cho người dân các dịch vụ xã hội cơ bản như lo ăn, lo học, lo chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho người dân, lo an sinh cho người cao tuổi, người tàn tật, lo nhà cửa, lo các dịch vụ xã hội cơ bản khác như cung cấp điện, nước sạch sinh hoạt, v.v…tất cả những vấn đề ấy đối với Việt Nam hiện nay đều là thách thức, và nó sẽ tăng lên khi quy mô dân số tăng lên.
Đấy là những thách đố lớn nhất đối với những nước có diện tích bé như Việt Nam, nhưng lại đông dân, mật độ dân cư cao. Thách thức đó càng đặc biệt lớn trong thời kỳ có sự chuyển đổi rất mạnh từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp như ở Việt Nam hiện nay.”
Tuy nhiên theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi thì quy mô dân số lớn cũng có những mặt tích cực, nó tạo ra những cơ hội phát triển cho Việt Nam. Như ông vừa cho biết hiện nay Việt Nam đang ở vào thời kỳ “dân số vàng”. Đâu là lợi thế từ yếu tố này? Ông nói:
“Dân số vàng là những người lao động sản xuất, làm ra của cải vật chất có tỉ lệ lớn trong tổng số dân số, tức là những người mà họ phải nuôi (người ăn theo) chiếm tỉ lệ thấp. Hiện nay đang ở vào khoảng độ cứ một người đi làm nuôi một người. Đó là một tỉ lệ rất thấp nếu so sánh với các nước khác trên thế giới. Tỉ lệ người lao động trong tổng dân số cao, điều đó có nghiã là số người chúng ta phải nuôi ít hơn, nên sẽ có nhiều cơ hội hơn cho tích lũy, đầu tư, phát triển. Thời kỳ dân số vàng Việt Nam có lợi thế, cơ hội như vậy.”
Dân số đông, liệu Việt Nam có lâm vào tình trạng thiếu ăn. Tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi cho biết:
“Tôi lại không lo lắng lắm về vấn đề lương thực vì Việt Nam hiện nay đang là nước xuất khẩu gạo thuộc loại hàng đầu thế giới. Tất nhiên nếu không có lương thực thì không một xã hội nào có thể tồn tại và phát triển được. Tại sao dân số tăng như vậy mà vấn đề lương thực không còn là vấn đề quan trọng hàng đầu?
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng, các nhà hoạch định chính sách cần phải nghĩ đến việc thay đổi chính sách sinh đẻ có kế hoạch – mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con. Nếu không trong tương lai trung hạn và dài hạn có thể Việt Nam lại lâm vào trường hợp mất cân bằng cơ cấu dân số thể hiện ở việc tỉ lệ sinh quá thấp như ở nhiều nước phát triển hiện nay tại châu Âu hay Nhật bản.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-popu-rise-chal-n-oppo-qn-07122011142507.html
Dân số trẻ
Kết quả tổng điều tra dân số của Tổng Cục Thống kê với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc cho thấy dân số Việt Nam đang tăng. Dự báo đến 2019 dân số Việt Nam sẽ trên 95 triệu người, năm 2029 là hơn 102 triệu người, và 2049 là trên 108 triệu người. Dân số sống ở thành thị sẽ tăng từ 25,4 triệu người lên 63,9 triệu người, chiếm tỉ lệ 56,8% trong tổng dân số cả nước.Đề cập đến vấn đề dân số Việt Nam, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi, Phó Viện Trưởng Viện Xã hội học Việt Nam nhận định:
“Về cơ bản cơ cấu dân số Việt nam trong khoảng 20 năm tới vẫn là cơ cấu dân số trẻ, vẫn ở trong thời kỳ dân số vàng, tức là tỉ lệ những người phụ thuộc kinh tế, những người cao tuổi, trẻ em so với những người lao động vẫn nhỏ.”
Vì sao dân số Việt Nam tiếp tục tăng trong khi nhà nước đã thực hiện chương trình Kế hoạch hoá Gia đình từ những năm trước đây, và hiện nay có nhiều cặp vợ chồng không muốn có trên hai con? Giải thích vấn đề này Tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi, cho biết:
Về cơ bản cơ cấu dân số Việt nam trong khoảng 20 năm tới vẫn là cơ cấu dân số trẻ, tức là tỉ lệ những người phụ thuộc kinh tế, những người cao tuổi, trẻ em so với những người lao động vẫn nhỏ.“Hiện nay tỉ suất sinh trung bình của một phụ nữ trong cuộc đời sinh sản họ chỉ sinh hai con thôi, và đó là mức sinh thay thế. Tuy nhiên về mặt khoa học dân số khi mức sinh tụt xuống đến mức mỗi phụ nữ chỉ sinh hai con dân số sẽ còn tăng khoảng từ 20 đến 25 năm nữa. Người ta gọi đó là đà tăng trưởng dân số.
PGS-TS Vũ Mạnh Lợi
Đà tăng trưởng dân số trong thời gian tới này, không phải do phụ nữ Việt Nam đẻ nhiều, chủ yếu là do cơ cấu dân số Việt Nam quá trẻ, có quá nhiều người bước vào tuổi sinh đẻ vì họ là sản phẩm của thời kỳ sinh đẻ cao cách đây khoảng độ 20, hay 25 năm. Đó là lý do chính của việc gia tăng dân số ngày nay.
Về vấn đề sinh đẻ thì tôi nghĩ rằng trong suốt khoảng 30 năm qua chính phủ đã có nhiều nỗ lực, các tổ chức quốc tế như Quỹ Dân số của Liên Hiệp Quốc cũng đã giúp đỡ rất nhiều để thúc đẩy kế hoạch hoá gia đình và tôi nghĩ nó rất thành công.”
Thách thức và cơ hội
Vấn đề dân số tăng sẽ đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức vô cùng to lớn, Phó Viện Trưởng Viện Xã hội học Việt Nam phân tích như sau:“Quy mô dân số lớn đối với Việt Nam từ trước đến nay là một thách thức. Thách thức lớn nhất có lẽ là làm sao lo được cho người dân các dịch vụ xã hội cơ bản như lo ăn, lo học, lo chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho người dân, lo an sinh cho người cao tuổi, người tàn tật, lo nhà cửa, lo các dịch vụ xã hội cơ bản khác như cung cấp điện, nước sạch sinh hoạt, v.v…tất cả những vấn đề ấy đối với Việt Nam hiện nay đều là thách thức, và nó sẽ tăng lên khi quy mô dân số tăng lên.
Đấy là những thách đố lớn nhất đối với những nước có diện tích bé như Việt Nam, nhưng lại đông dân, mật độ dân cư cao. Thách thức đó càng đặc biệt lớn trong thời kỳ có sự chuyển đổi rất mạnh từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp như ở Việt Nam hiện nay.”
Tuy nhiên theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi thì quy mô dân số lớn cũng có những mặt tích cực, nó tạo ra những cơ hội phát triển cho Việt Nam. Như ông vừa cho biết hiện nay Việt Nam đang ở vào thời kỳ “dân số vàng”. Đâu là lợi thế từ yếu tố này? Ông nói:
“Dân số vàng là những người lao động sản xuất, làm ra của cải vật chất có tỉ lệ lớn trong tổng số dân số, tức là những người mà họ phải nuôi (người ăn theo) chiếm tỉ lệ thấp. Hiện nay đang ở vào khoảng độ cứ một người đi làm nuôi một người. Đó là một tỉ lệ rất thấp nếu so sánh với các nước khác trên thế giới. Tỉ lệ người lao động trong tổng dân số cao, điều đó có nghiã là số người chúng ta phải nuôi ít hơn, nên sẽ có nhiều cơ hội hơn cho tích lũy, đầu tư, phát triển. Thời kỳ dân số vàng Việt Nam có lợi thế, cơ hội như vậy.”
Dân số đông, liệu Việt Nam có lâm vào tình trạng thiếu ăn. Tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi cho biết:
“Tôi lại không lo lắng lắm về vấn đề lương thực vì Việt Nam hiện nay đang là nước xuất khẩu gạo thuộc loại hàng đầu thế giới. Tất nhiên nếu không có lương thực thì không một xã hội nào có thể tồn tại và phát triển được. Tại sao dân số tăng như vậy mà vấn đề lương thực không còn là vấn đề quan trọng hàng đầu?
Quy mô dân số lớn đối với Việt Nam từ trước đến nay là một thách thức. Thách thức lớn nhất có lẽ là làm sao lo được cho người dân các dịch vụxã hội cơ bản...Bởi vì với tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng sản xuất lương thực cho nhân dân Việt Nam, ngoài ra còn dư thừa để xuất khẩu, và sự dư thừa để xuất khẩu sẽ còn kéo dài một thời gian. Tôi tin là Việt Nam có thể giải quyết được vấn đề lương thực.”
PGS-TS Vũ Mạnh Lợi
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng, các nhà hoạch định chính sách cần phải nghĩ đến việc thay đổi chính sách sinh đẻ có kế hoạch – mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con. Nếu không trong tương lai trung hạn và dài hạn có thể Việt Nam lại lâm vào trường hợp mất cân bằng cơ cấu dân số thể hiện ở việc tỉ lệ sinh quá thấp như ở nhiều nước phát triển hiện nay tại châu Âu hay Nhật bản.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-popu-rise-chal-n-oppo-qn-07122011142507.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten