vrijdag 7 oktober 2011

TQ chưa làm chủ công nghệ tàu cao tốc

5-10-2011

Tai nạn ở Ôn Châu là hồi chuông cảnh báo về an toàn.

Bấy lâu nay Trung Quốc tự hào về hệ thống đường sắt cao tốc, đặc biệt là công nghệ “cây nhà lá vườn”.

Trong chưa đầy bảy năm, Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới tàu cao tốc dày đặc hơn cả hệ thống của cả Nhật Bản và Đức thiết lập trong nhiều thập niên.



Và Trung Quốc mới chỉ đi được nửa chặng đường trong kế hoạch 15 năm để lắp đặt tổng cộng gần 10.000 dặm mạng lưới tàu cao tốc kết nối 24 thành phố lớn.

Tuy nhiên, Bấm vụ tai nạn tại Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang hồi cuối tháng Bảy, giết chết 40 người và làm bị thương gần 200 có thể xem là sự cố tồi tệ nhất về đường sắt cao tốc trên thế giới.

Nguyên nhân chính xác của thảm họa vẫn chưa rõ, nhưng các nhà điều tra đang nghi ngờ về khâu lắp ráp tín hiệu.

Trên thực tế, đa phần thiết bị mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc được nhập khẩu, bao gồm cả hệ thống tín hiệu.

Giới quan sát cho rằng ý thức bảo vệ sở hữu trí tuệ kém của Trung Quốc làm phức tạp thêm nỗ lực để Bắc Kinh có được công nghệ tiên tiến.

Hệ thống tín hiệu chính cho mạng tàu cao tốc Trung Quốc do công ty Hollysys Automation Technologies Ltd., thuộc Bộ Đường sắt Trung Quốc và có trụ sở ở Bắc Kinh, lắp đặt.

Hệ thống tín hiệu này có một số thiết bị công nghệ được Hollysys vẽ thiết kế kỹ thuật và đặt hàng từ công ty Hitachi Ltd. của Nhật Bản.

Bí mật công nghệ

Vấn đề là ở chỗ Hitachi sợ kỹ sư Trung Quốc có thể đánh cắp công nghệ.

Do đó kể cả khi Hollysys mua thiết bị này thì họ cũng không thể nắm hết được bí quyết công nghiệp bên trong.

Chính Hitachi cũng tỏ ra ngạc nhiên không hiểu làm cách nào mà Hollysys có thể đưa thiết bị của Hitachi vào cả hệ thống tín hiệu được sử dụng rộng rãi cho toàn mạng lưới của Trung Quốc.

"Cung cấp bản vẽ kỹ thuật (zumen) có nghĩa là chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào người mua công nghệ và rằng người mua sẽ không trở thành mối đe dọa cạnh tranh trong các thị trường khác."
Hitachi

Hollysys có mối quan hệ khá lâu với Hitachi, là nơi cung cấp bộ phận tín hiệu tự động được lắp ở mũi và đuôi tàu, là thiết bị đóng vai trò như hàng rào an toàn cuối cùng."

Hai chuyên viên cao cấp của Hitachi cho hay hãng này áp dụng cái mà họ gọi là "hộp đen" để giấu bí mật thiết kế bằng cách giữ lại các bản thiết kế kỹ thuật mà người Nhật gọi là “zumen”.

Hộp đen đóng vai trò cản trở nỗ lực làm nhái thiết bị này và cũng khó sửa lỗi khi có trục trặc.

"Cung cấp zumen có nghĩa là ... chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào người mua công nghệ của chúng tôi và rằng người mua sẽ không trở thành mối đe dọa cạnh tranh trong các thị trường khác", một chuyên viên cấp cao của Hitachi cho biết.

Hitachi luôn không giữ lại bí mật thiết kế khi làm việc với các công ty ở những nước khác trong dự án chung, chuyên viên này cho biết thêm.

Tức là Hitachi sẽ cung cấp zumen, hay bản vẽ thiết kế trong một số trường hợp.

Giới lãnh đạo Hitachi nói rằng thỏa thuận với Hollysys không phải là hợp đồng nghệ chuyển giao công nghệ, theo đó ​​sẽ chia sẻ chi tiết kỹ thuật mà chỉ là hợp đồng sản xuất thiết bị với chỉ số kỹ thuật được cung cấp bởi Hollysys.

Hitachi nói họ đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật "có giới hạn", theo hợp đồng thuộc loại này.

Nhà chức trách TQ rà soát lại an toàn đường sắt cao tốc trong hai tháng sau tai nạn hồi tháng Bảy.

Một người phát ngôn tại trụ sở chính của Hitachi ở Tokyo, Atsushi Konno, cho biết công ty "không bình luận về các sản phẩm của Hollysys, vì chúng tôi không có bất kỳ thông tin về sản phẩm cuối cùng của Hollysys phát triển từ các thiết bị của chúng tôi là gì."

Trong khi đó một kỹ sư tại châu Âu làm trong dự án thiết bị tín hiệu tự động cho hay ít nhất một thiết bị của Hollysys từng bị trục trặc trước khi khai trương nhưng sau đó đã được khắc phục.

Dominique Pouliquen, Giám đốc Alstom SA chi nhánh tại Trung Quốc, cho biết Trung Quốc và các nhà cung cấp thiết bị đường sắt cao tốc vẫn còn trong giai đoạn học hỏi.

"Quí vị có được công nghệ, sau đó, quý vị cần phải nghiên cứu và làm chủ được công nghệ", ông Pouliquen nói với một nhóm các phóng viên hồi tuần trước.

Đối với Trung Quốc, "Tôi nghĩ rằng tất cả là việc hấp thụ và làm chủ toàn bộ công nghệ họ mua được trong vòng 10 năm qua."

Hệ thống tín hiệu đường sắt là tập hợp phức tạp của hàng chục các thiết bị, các loại mạch và phần mềm giúp người lái tàu và trạm điều phối giám sát hoạt động của toàn bộ hệ thống an toàn.

Ngoài Hollysys, Trung Quốc cũng có công ty tín hiệu tàu quốc doanh riêng cùng làm việc với các công ty nước ngoài và cung cấp phần lớn về thiết bị cho dự án tàu cao tốc.

Công ty này đã đưa ra thông cáo "hết sức đau buồn" sau tai nạn và hứa nhận trách nhiệm của mình.

Bộ Đường sắt không đưa ra bình luận gì tuy có thông cáo cho biết, "cán bộ của chúng tôi sẽ điều tra, thay đổi phong cách làm việc, đi đến các cấp cơ sở và cố gắng để giải quyết vấn đề."

"Đột quị"

Trung Quốc mới đây ký hợp đồng phát triển tàu cao tốc cho Gruzia.

Kể từ những ngày đầu của kế hoạch phát triển đường sắt cao tốc, Bắc Kinh đã dựa vào các công ty trong nước, bao gồm cả Hollysys, chứ không dựa vào chuyên môn của nước ngoài.

Hollysys nói họ là một trong hai công ty đủ điều kiện để cung cấp một số công nghệ truyền tín hiệu cho tàu cao tốc nhanh nhất của Trung Quốc.

Bộ Đường sắt Trung Quốc quy định cấm các công ty nước ngoài đấu thầu.

Mặc dù mới mẻ trong ngành đường sắt cao tốc, Hollysys đã trở thành nhà cung cấp hệ thống tín hiệu trung tâm, mạch và phần mềm kể như phải ngăn được tai nạn xảy ra gần Ôn Châu bằng cách ngưng tàu cao tốc nếu phát hiện trục trặc với thiết bị tự động.

Tuy nhiên kết hợp được các thiết bị tín hiệu là thách thức lớn, đặc biệt là ở tốc độ mà Trung Quốc đã và đang mở rộng mạng lưới đường sắt.

"Vấn đề là phải có được hệ thống đồng bộ từ tất cả các thiết bị lẻ" , ông Marc Antoni, giám đốc công nghệ của SNCF, công ty điều hành tàu cao tốc TGV của Pháp cho biết.

Hollysys sau này được cổ phần hóa và Bộ Đường sắt Trung Quốc trao cho Hollysys hơn 100 triệu đôla hợp đồng truyền tín hiệu cho tàu cao tốc chỉ tính riêng trong năm 2010.

Theo báo cáo của công ty, tổng doanh thu của hãng trong năm ngoái đạt 262,84 triệu đôla.

Trong thư gửi cho cổ đông vào tháng Tám, Tổng Giám đốc điều hành Hollysys là Vương Lê nói về "tai nạn bi thảm" ở Ôn Châu và tái khẳng định rằng thiết bị Hollysys không bị lỗi.

Sau tai nạn này CRSC, Viện Nghiên cứu và thiết kế tín hiệu và truyền thông, thuộc Bộ Đường sắt Trung Quốc ra thông cáo “cùng gánh vác trách nhiệm”.

Tuy nhiên CRSC đã không bình luận trực tiếp về tai nạn, ngoài một tuyên bố ngày 23 tháng Tám nói rằng một trong những lãnh đạo của họ là ông Mã Sính, bị đột quị và chết trong quá trình trả l̀ời thanh tra về vụ tai nạn này.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/10/111005_china_bullet_trains_technology.shtml

Geen opmerkingen:

Een reactie posten