Ảnh chụp trang web số báo đề ngày 20/10/2011 với trang bìa tập san khoa học Nature.
DR
Trên một số tập san khoa học quốc tế gần đây, nhiều tác giả Trung Quốc đã cố lồng vào bài viết của họ tấm bản đồ "lưỡi bò" biểu thị chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông. Sự kiện này từng bị giới nghiên cứu Việt Nam tố cáo. Trong số đề ngày 20/10/2011, đến lượt tạp chí khoa học có uy tín Nature phản đối hành vi lạm dụng khoa học để quảng bá mưu đồ chính trị, lấy ví dụ cụ thể từ trường hợp tấm bản đồ hình chữ U của Trung Quốc.
Quan điểm rõ ràng của tập san Nature - được công nhận là một tạp chí khoa học thuộc loại có uy tín nhất trên thế giới – đã được xác định trong hai bài viết công bố lần đầu tiên trên trang web của Nature ngày 19/10. Quan trọng hơn cả là bài xã luận (Editorial) của ban biên tập mang tựa đề “Uncharted territory” (tạm dịch Vùng hoang). Bài viết xác định ngay từ đầu :
“Mọi bản đồ chính trị nhằm mục đích thúc đẩy các đòi hỏi lãnh thổ đều không có chỗ đứng trong các bài báo khoa học. Giới nghiên cứu nên giữ quan hệ thân thiện với nhau bằng cách phi chính trị hóa các công trình của mình”.
Tuyên bố trên đây thực ra không có gì mới lạ vì chỉ khẳng định trở lại nguyên tắc thông thường về tính chất khách quan, phi chính trị vốn có của khoa học. Điểm mới nằm trong phần nêu bật đối tượng cần lưu ý : “Bản đồ nhằm thúc đẩy đòi hỏi lãnh thổ”. Và cụ thể hơn nữa là tấm bản đồ chủ quyền trên Biển Đông gọi nôm na là “lưỡi bò” mà Trung Quốc đã đơn phương chuyển lên Liên Hiệp Quốc vào năm 2009 :
“Hãy lấy trường hợp biển Nam Trung Hoa [tức Biển Đông] : Các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng phần lớn vùng biển này thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc, và các tấm bản đồ Trung Quốc có xu hướng lồng những đường gián đoạn vào để thể hiện quan điểm đó. Thế nhưng không có bất kỳ một thỏa thuận quốc tế nào công nhận chủ quyền của Trung Quốc, và nhiều nước khác cũng có đòi hỏi trùng lặp với Bắc Kinh.”
Điểm đáng phiền theo Nature, tuy nhiên là vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông trong thời gian qua, đã len lỏi vào các bài vở đăng trên các tập san khoa học, trong đó có tờ Nature. Ban biên tập tạp chí khoa học này ghi nhận :
“Trong một chiều hướng phát triển đáng ngại, ngày càng có nhiều tấm bản đồ trong đó có một đường gián đoạn bao trùm hầu như toàn bộ Biển Nam Trung Hoa [tức Biển Đông] biểu thị sở hữu của Trung Quốc, được các nhà khoa học Trung Quốc lồng vào những bài báo khoa học của họ. Cũng dễ hiểu là giới khoa học gia và công dân các nước lân cận cảm thấy bị chọc tức vì các tấm bản đồ đó, mà trong đa số trường hợp không liên quan gì đến chủ đề bài báo mà các nhà khoa học Trung Quốc công bố”.
Trong tình hình đó, Nature xác định : “Việc lồng các đường gián đoạn vào bản đồ không phải là một nhận xét khoa học - đó là một nhận định, và có dấu hiệu cho thấy là chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh [cho các nhà khoa học Trung Quốc] làm việc này. Đó là một yêu sách về chủ quyền lãnh thổ, và được đưa ra không đúng chỗ”.
Để ngăn ngừa việc tạp chí khoa học của họ bị tiếp tục lạm dụng như trong trường hợp nêu trên, ban biên tập Nature đã loan báo một quyết định dứt khoát : Giành quyền can thiệp vào những bài viết bị xét là có vấn đề, yêu cầu tác giả tự điều chỉnh, và nếu tác giả không làm, thì chính tạp chí Nature sẽ làm :
“Liên quan đến điều này (tranh chấp Biển Đông) và những tranh chấp quốc tế khác, quan điểm của tập san Nature là giới khoa học nên dựa vào khoa học. Các tác giả nên cố gắng phi chính trị hóa một cách tối đa những bài báo, bằng cách tránh những nhận xét mang tính kích động, những phát biểu gây tranh cãi, và những bản đồ còn tranh chấp. Trong trường hợp không tránh được những điều đó, chẳng hạn như một bài nghiên cứu về tài nguyên một quốc gia cần xét đến một hòn đảo nào đó, thì tấm bản đồ phải được ghi chú là “còn trong vòng tranh cãi (under dispute)” hoặc kèm theo lời mô tả có ý nghĩa tương tự. Về các bài viết trên tập san Nature, các biên tập viên có quyền lồng vào những ghi chú như thế, nếu tác giả không chịu làm như vậy”.
Chính quyền Trung Quốc ra lệnh cho giới nghiên cứu khoa học ?
Ngoài bài xã luận xác định quan điểm của mình, tập san Nature còn công bố một bài báo mang tính chất thông tin về cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học về các tấm bản đồ hình lưỡi bò của Trung Quốc được âm thầm đưa vào các bài báo khoa học trong thời gian qua.
Bài viết mang tựa đề “Angry words over East Asian seas” (tạm dịch : “Những lời lẽ phẫn nộ về các vùng biển Đông Á”) của nhà báo David Cyranoski, đã phác họa lại bối cảnh cuộc tranh chấp trên biển hiện nay giữa Trung Quốc và các láng giềng, từ Đài Loan, Nhật Bản cho đến các quốc gia Đông Nam Á, nêu bật tham vọng tăng cường việc khai thác biển của Bắc Kinh, với các hành động quyết đoán của Trung Quốc nhằm áp đặt đòi hỏi chủ quyền.
Riêng về Biển Đông, bài báo đã thuật lại điều được tác giả “cuộc chiến” về chủ quyền “tràn lên trang giấy của các tạp chí khoa học”, với một thí dụ cụ thể lấy từ một bài viết về biến đổi khí hậu tại Trung Quốc được chính tờ Nature công bố vào năm ngoái, chứa đựng một tấm bản đồ Trung Quốc hàm ý cho thấy là hầu như toàn bộ Biển Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Tác giả ghi nhận sự kiện các nhà nghiên cứu Việt Nam trên thế giới đã lên tiếng tố cáo việc lạm dụng các tấm bản đồ kiểu như trên, trên Nature cũng như hai tạp chí khoa học khác là Climatic Change và Science. Điểm đáng lưu ý nhất trong bài báo của tờ Nature là một số lời chứng của chính các nhà khoa học Trung Quốc, xác nhận rằng họ được chỉ thị của chính quyền để lồng các tấm bản đồ còn trong vòng tranh cãi vào trong các bài nghiên cứu của họ. Bài báo nêu lên hai trường hợp cụ thể :
Khi được tạp chí Climatic Change đề nghị chỉnh sửa tấm bản đồ “lưỡi bò” mà bà đã lồng vào một bài viết đã đăng, nhà nghiên cứu Thiệu Tuyết Mai (Xuemei Shao) của Viện Nghiên cứu Địa lý và Tài nguyên Thiên nhiên tại Bắc Kinh đã từ chối, và giải thích rằng sở dĩ bà đã lồng bản đồ đó vào bài báo, đó là do yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc.
Trường hợp thứ hai được nêu lên liên quan đến ông Phương Tinh Vân (Jingyun Fang), một chuyên gia về biến đổi khí hậu thuộc Đại học Bắc Kinh, đồng tác giả bài viết trên Nature. Về lý do lồng bản đồ “lưỡi bò” vào bài viết, nhân vật này khẳng định là ông phải tuân theo luật pháp của Trung Quốc (tức phải dùng bản đồ đường lưỡi bò).
Khi được tạp chí Nature chất vấn về nội dung chi tiết các luật lệ kể trên, từ ông Phương Tinh Vân, bà Thiệu Tuyết Mai, cho đến 4 nhà nghiên cứu Trung Quốc khác đều từ chối trả lời.
Trong phần kết luận bài báo, David Cyranoski đã ghi nhận rằng rốt cuộc cả ba tạp chí đã từng đăng bài của tác giả Trung Quốc có in bản đồ đường lưỡi bò, như Science, Nature và Climatic Change quyết định không xóa bỏ những bản đồ mang tính xúc phạm đó. Tuy vậy tác giả cũng đã trích lời giáo sư y khoa Nguyễn Văn Tuấn tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan ở Sydney (Úc), tiếp tục nói rằng : “Việc công bố bản đồ [đường lưỡi bò] thể hiện một sự lạm dụng khoa học“.
Là người đã gửi thư phản đối các vụ công bố này đến tổng biên tập các tập san khoa học, giáo sư Tuấn cho rằng bản đồ đăng trên các tập san khoa học phải được xử lý như các dữ liệu khoa học và được thẩm tra trước khi công bố.
Để hiểu rõ thêm về ý nghĩa của sự kiện tập san khoa học Nature khẳng định quan điểm chống lại việc công bố tấm bản đồ lưỡi bò, Ban Việt ngữ RFI đã được hân hạnh phỏng vấn giáo sư Nguyễn Văn Tuấn.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111024-tap-san-khoa-hoc-nature-canh-giac-voi-tam-ban-do-luoi-bo-cua-trung-quoc
“Mọi bản đồ chính trị nhằm mục đích thúc đẩy các đòi hỏi lãnh thổ đều không có chỗ đứng trong các bài báo khoa học. Giới nghiên cứu nên giữ quan hệ thân thiện với nhau bằng cách phi chính trị hóa các công trình của mình”.
Tuyên bố trên đây thực ra không có gì mới lạ vì chỉ khẳng định trở lại nguyên tắc thông thường về tính chất khách quan, phi chính trị vốn có của khoa học. Điểm mới nằm trong phần nêu bật đối tượng cần lưu ý : “Bản đồ nhằm thúc đẩy đòi hỏi lãnh thổ”. Và cụ thể hơn nữa là tấm bản đồ chủ quyền trên Biển Đông gọi nôm na là “lưỡi bò” mà Trung Quốc đã đơn phương chuyển lên Liên Hiệp Quốc vào năm 2009 :
“Hãy lấy trường hợp biển Nam Trung Hoa [tức Biển Đông] : Các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng phần lớn vùng biển này thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc, và các tấm bản đồ Trung Quốc có xu hướng lồng những đường gián đoạn vào để thể hiện quan điểm đó. Thế nhưng không có bất kỳ một thỏa thuận quốc tế nào công nhận chủ quyền của Trung Quốc, và nhiều nước khác cũng có đòi hỏi trùng lặp với Bắc Kinh.”
Điểm đáng phiền theo Nature, tuy nhiên là vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông trong thời gian qua, đã len lỏi vào các bài vở đăng trên các tập san khoa học, trong đó có tờ Nature. Ban biên tập tạp chí khoa học này ghi nhận :
“Trong một chiều hướng phát triển đáng ngại, ngày càng có nhiều tấm bản đồ trong đó có một đường gián đoạn bao trùm hầu như toàn bộ Biển Nam Trung Hoa [tức Biển Đông] biểu thị sở hữu của Trung Quốc, được các nhà khoa học Trung Quốc lồng vào những bài báo khoa học của họ. Cũng dễ hiểu là giới khoa học gia và công dân các nước lân cận cảm thấy bị chọc tức vì các tấm bản đồ đó, mà trong đa số trường hợp không liên quan gì đến chủ đề bài báo mà các nhà khoa học Trung Quốc công bố”.
Trong tình hình đó, Nature xác định : “Việc lồng các đường gián đoạn vào bản đồ không phải là một nhận xét khoa học - đó là một nhận định, và có dấu hiệu cho thấy là chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh [cho các nhà khoa học Trung Quốc] làm việc này. Đó là một yêu sách về chủ quyền lãnh thổ, và được đưa ra không đúng chỗ”.
Để ngăn ngừa việc tạp chí khoa học của họ bị tiếp tục lạm dụng như trong trường hợp nêu trên, ban biên tập Nature đã loan báo một quyết định dứt khoát : Giành quyền can thiệp vào những bài viết bị xét là có vấn đề, yêu cầu tác giả tự điều chỉnh, và nếu tác giả không làm, thì chính tạp chí Nature sẽ làm :
“Liên quan đến điều này (tranh chấp Biển Đông) và những tranh chấp quốc tế khác, quan điểm của tập san Nature là giới khoa học nên dựa vào khoa học. Các tác giả nên cố gắng phi chính trị hóa một cách tối đa những bài báo, bằng cách tránh những nhận xét mang tính kích động, những phát biểu gây tranh cãi, và những bản đồ còn tranh chấp. Trong trường hợp không tránh được những điều đó, chẳng hạn như một bài nghiên cứu về tài nguyên một quốc gia cần xét đến một hòn đảo nào đó, thì tấm bản đồ phải được ghi chú là “còn trong vòng tranh cãi (under dispute)” hoặc kèm theo lời mô tả có ý nghĩa tương tự. Về các bài viết trên tập san Nature, các biên tập viên có quyền lồng vào những ghi chú như thế, nếu tác giả không chịu làm như vậy”.
Chính quyền Trung Quốc ra lệnh cho giới nghiên cứu khoa học ?
Ngoài bài xã luận xác định quan điểm của mình, tập san Nature còn công bố một bài báo mang tính chất thông tin về cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học về các tấm bản đồ hình lưỡi bò của Trung Quốc được âm thầm đưa vào các bài báo khoa học trong thời gian qua.
Bài viết mang tựa đề “Angry words over East Asian seas” (tạm dịch : “Những lời lẽ phẫn nộ về các vùng biển Đông Á”) của nhà báo David Cyranoski, đã phác họa lại bối cảnh cuộc tranh chấp trên biển hiện nay giữa Trung Quốc và các láng giềng, từ Đài Loan, Nhật Bản cho đến các quốc gia Đông Nam Á, nêu bật tham vọng tăng cường việc khai thác biển của Bắc Kinh, với các hành động quyết đoán của Trung Quốc nhằm áp đặt đòi hỏi chủ quyền.
Riêng về Biển Đông, bài báo đã thuật lại điều được tác giả “cuộc chiến” về chủ quyền “tràn lên trang giấy của các tạp chí khoa học”, với một thí dụ cụ thể lấy từ một bài viết về biến đổi khí hậu tại Trung Quốc được chính tờ Nature công bố vào năm ngoái, chứa đựng một tấm bản đồ Trung Quốc hàm ý cho thấy là hầu như toàn bộ Biển Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Tác giả ghi nhận sự kiện các nhà nghiên cứu Việt Nam trên thế giới đã lên tiếng tố cáo việc lạm dụng các tấm bản đồ kiểu như trên, trên Nature cũng như hai tạp chí khoa học khác là Climatic Change và Science. Điểm đáng lưu ý nhất trong bài báo của tờ Nature là một số lời chứng của chính các nhà khoa học Trung Quốc, xác nhận rằng họ được chỉ thị của chính quyền để lồng các tấm bản đồ còn trong vòng tranh cãi vào trong các bài nghiên cứu của họ. Bài báo nêu lên hai trường hợp cụ thể :
Khi được tạp chí Climatic Change đề nghị chỉnh sửa tấm bản đồ “lưỡi bò” mà bà đã lồng vào một bài viết đã đăng, nhà nghiên cứu Thiệu Tuyết Mai (Xuemei Shao) của Viện Nghiên cứu Địa lý và Tài nguyên Thiên nhiên tại Bắc Kinh đã từ chối, và giải thích rằng sở dĩ bà đã lồng bản đồ đó vào bài báo, đó là do yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc.
Trường hợp thứ hai được nêu lên liên quan đến ông Phương Tinh Vân (Jingyun Fang), một chuyên gia về biến đổi khí hậu thuộc Đại học Bắc Kinh, đồng tác giả bài viết trên Nature. Về lý do lồng bản đồ “lưỡi bò” vào bài viết, nhân vật này khẳng định là ông phải tuân theo luật pháp của Trung Quốc (tức phải dùng bản đồ đường lưỡi bò).
Khi được tạp chí Nature chất vấn về nội dung chi tiết các luật lệ kể trên, từ ông Phương Tinh Vân, bà Thiệu Tuyết Mai, cho đến 4 nhà nghiên cứu Trung Quốc khác đều từ chối trả lời.
Trong phần kết luận bài báo, David Cyranoski đã ghi nhận rằng rốt cuộc cả ba tạp chí đã từng đăng bài của tác giả Trung Quốc có in bản đồ đường lưỡi bò, như Science, Nature và Climatic Change quyết định không xóa bỏ những bản đồ mang tính xúc phạm đó. Tuy vậy tác giả cũng đã trích lời giáo sư y khoa Nguyễn Văn Tuấn tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan ở Sydney (Úc), tiếp tục nói rằng : “Việc công bố bản đồ [đường lưỡi bò] thể hiện một sự lạm dụng khoa học“.
Là người đã gửi thư phản đối các vụ công bố này đến tổng biên tập các tập san khoa học, giáo sư Tuấn cho rằng bản đồ đăng trên các tập san khoa học phải được xử lý như các dữ liệu khoa học và được thẩm tra trước khi công bố.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111024-tap-san-khoa-hoc-nature-canh-giac-voi-tam-ban-do-luoi-bo-cua-trung-quoc
Geen opmerkingen:
Een reactie posten