Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy là có thể diệt trừ hẳn một loại nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra một chứng bệnh ung thư thường dẫn đến tử vong. Cuộc nghiên cứu cũng phản ánh những phức tạp của phương pháp này, nhất là khi những cách trị liệu khác nhau dường như có tác dụng khác nhau tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
Hình: Getty Images/Hemera
H. pylori là một loại trùng hết sức thông thường. nó hiện diện trong đường ruột của phân nửa dân số trên khắp thế giới.
Thường thì nó không gây rắc rối. Nhưng đôi khi nó gây loét, và, H. pylori có liên hệ đến ung thư bao tử, loại ung thư gây tử vong nhiều thứ 2 trên thế giới.
Một phương pháp trị liệu với 3 loại thuốc trong vòng 2 tuần lễ cho đến nay được coi là cách chữa trị được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây tại châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ thấy rằng cách điều trị với 4 loại thuốc trong vòng từ 5 đến 10 ngày đã tỏ ra hiệu nghiệm hơn.
Nhưng, theo một cuộc nghiên cứu mới, thì nó lại không hiệu nghiệm đồi với các bệnh nhân châu Mỹ La tinh, theo lời ông Robert Greenberg thuộc trung tâm nghiên cứu ung thư Seattle:
Ông nói: “Và chúng tôi cũng khá ngạc nhiên khi thấy rằng, phương pháp dùng 3 loại thuốc ở đây tốt hơn phương pháp dùng 4 loại thuốc.”
Ông Greenberg đã sắp xếp một cách ngẫu nhiên 1.500 người tham gia thử nghiệm những cách trị liệu khác nhau.
Kết quả cho thấy phương pháp dùng 4 loại thuốc, rất hiệu nghiệm tại nhiều nơi khác, thì tại châu Mỹ La tinh, lại ít hiệu quả hơn so với cách dùng 3 loại thuốc.
Cuộc nghiên cứu kể trên được thực hiện tại 7 nơi thuộc 6 nước, Mexico, Nicaragua, Honduras, Costa Rica, Colombia và Chilê.
Trong một bài nghiên cứu đăng trong tờ “The Lancet”, ông Greenberg và các nhà khoa học cùng nhóm của ông giải thích rằng điều trị bằng cách kết hợp khác nhau các loại thuốc có những kết quả khác nhau có thể là do những khác biệt theo vùng về sức kháng thuốc của vi khuẩn H. pylori đối với các loại kháng sinh đặc biệt và những loại thuốc khác trong mỗi phương pháp trị liệu .
Hơn 87% số người thuộc nhóm được điều trị bằng 3 loại thuốc đã khỏi bệnh, một tỉ lệ thành công cho thấy khả năng có thể diệt tận gốc vi khuẩn H. pylori. Nhưng theo nhà khoa học Greenberg, đó không phải là một quyết định đơn giản.
Ông giải thích: “Tôi cho rằng mặc dù chúng tôi khẳng định việc diệt tận gốc H. pylori là điều khả thi, bản thân chúng tôi cũng chưa thể biết chắc là một chương trình diệt tận gốc có thể thực thi được không và thực hiện như thế nào.”
Vì lẽ H. pylori hoành hành nhiều hơn tại các nước đang phát triển, việc diệt tận gốc tại các nơi đó có vẻ hợp lý, cho dù ông Greenberg cùng nhóm khoa học gia của ông cũng chưa đoan quyết được rằng có nên thực hiện hay không.
Trong một bài bình luận được công bố cùng với tài liệu nghiên cứu của ông Greenberg, một nhóm 3 chuyên gia người Brazil phản bác việc diệt trừ tận gốc vi trùng này trên bình diện rộng vì nhiều lý do, trong đó có mối lo ngại rằng việc sử dụng rộng rãi các loại kháng sinh có thể nhanh chóng gây ra tình trạng kháng thuốc, không riêng với H. pylori mà còn với các loại khuẩn gây bệnh khác nữa.
Thường thì nó không gây rắc rối. Nhưng đôi khi nó gây loét, và, H. pylori có liên hệ đến ung thư bao tử, loại ung thư gây tử vong nhiều thứ 2 trên thế giới.
Một phương pháp trị liệu với 3 loại thuốc trong vòng 2 tuần lễ cho đến nay được coi là cách chữa trị được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây tại châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ thấy rằng cách điều trị với 4 loại thuốc trong vòng từ 5 đến 10 ngày đã tỏ ra hiệu nghiệm hơn.
Nhưng, theo một cuộc nghiên cứu mới, thì nó lại không hiệu nghiệm đồi với các bệnh nhân châu Mỹ La tinh, theo lời ông Robert Greenberg thuộc trung tâm nghiên cứu ung thư Seattle:
Ông nói: “Và chúng tôi cũng khá ngạc nhiên khi thấy rằng, phương pháp dùng 3 loại thuốc ở đây tốt hơn phương pháp dùng 4 loại thuốc.”
Ông Greenberg đã sắp xếp một cách ngẫu nhiên 1.500 người tham gia thử nghiệm những cách trị liệu khác nhau.
Kết quả cho thấy phương pháp dùng 4 loại thuốc, rất hiệu nghiệm tại nhiều nơi khác, thì tại châu Mỹ La tinh, lại ít hiệu quả hơn so với cách dùng 3 loại thuốc.
Cuộc nghiên cứu kể trên được thực hiện tại 7 nơi thuộc 6 nước, Mexico, Nicaragua, Honduras, Costa Rica, Colombia và Chilê.
Trong một bài nghiên cứu đăng trong tờ “The Lancet”, ông Greenberg và các nhà khoa học cùng nhóm của ông giải thích rằng điều trị bằng cách kết hợp khác nhau các loại thuốc có những kết quả khác nhau có thể là do những khác biệt theo vùng về sức kháng thuốc của vi khuẩn H. pylori đối với các loại kháng sinh đặc biệt và những loại thuốc khác trong mỗi phương pháp trị liệu .
Hơn 87% số người thuộc nhóm được điều trị bằng 3 loại thuốc đã khỏi bệnh, một tỉ lệ thành công cho thấy khả năng có thể diệt tận gốc vi khuẩn H. pylori. Nhưng theo nhà khoa học Greenberg, đó không phải là một quyết định đơn giản.
Ông giải thích: “Tôi cho rằng mặc dù chúng tôi khẳng định việc diệt tận gốc H. pylori là điều khả thi, bản thân chúng tôi cũng chưa thể biết chắc là một chương trình diệt tận gốc có thể thực thi được không và thực hiện như thế nào.”
Vì lẽ H. pylori hoành hành nhiều hơn tại các nước đang phát triển, việc diệt tận gốc tại các nơi đó có vẻ hợp lý, cho dù ông Greenberg cùng nhóm khoa học gia của ông cũng chưa đoan quyết được rằng có nên thực hiện hay không.
Trong một bài bình luận được công bố cùng với tài liệu nghiên cứu của ông Greenberg, một nhóm 3 chuyên gia người Brazil phản bác việc diệt trừ tận gốc vi trùng này trên bình diện rộng vì nhiều lý do, trong đó có mối lo ngại rằng việc sử dụng rộng rãi các loại kháng sinh có thể nhanh chóng gây ra tình trạng kháng thuốc, không riêng với H. pylori mà còn với các loại khuẩn gây bệnh khác nữa.
Tin liên hệ
http://www.voanews.com/vietnamese/news/health-brief-h-pylori-7-21-11-125978538.html