Các chuyên gia hàng hải ở khắp Đông nam châu Á đang họp tại Manila để thảo luận về một đề nghị của Philippines nhằm ngăn tránh các vụ xung đột trong tương lai ở vùng biển Đông. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Brian Padden từ Jakarta, Philippines vẫn ủng hộ việc ASEAN có một lập trường cứng rắn hơn đối với những tuyên bố của Trung Quốc nhận chủ quyền trong khu vực có tranh chấp giàu tài nguyên dầu khí này.
Hình: REUTERS
Ông Carl Thayer, một học gia chuyên về Đông nam châu Á của trường Đại học New South Wales ở Australia, nói rằng cuộc họp của các giới chức hàng hải ở Manila nằm trong khuôn khổ một kế hoạch phức tạp mà Trung Quốc và ASEAN đã đồng ý nhằm giải quyết các tuyên bố đòi chủ quyền đối chọi nhau trong vùng Biển Nam Trung Quốc, mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
Hồi tháng 7, cả hai bên đã đồng ý chấp nhận các hướng dẫn mơ hồ để thực thi một tuyên bố về ứng xử của các bên trong vùng Biển Đông và sau đó khai triển một bộ quy tắc ứng xử để giải quyết các tranh chấp. Ông Thayer nói cuộc họp này chỉ là mở đầu cho tiến trình đó.
Ông Thayer nói: “Vậy là các chuyên gia pháp lý của ASEAN đang hội họp và vấn đề là điều gì sẽ là điểm khác biệt giữa một tuyên bố về ứng xử của các bên và một bộ quy tắc ứng xử mang tính cưỡng chế về pháp lý. Đa số các chuyên gia về luật pháp quốc tế cho rằng sẽ phải là một hiệp ước. Nhưng đó là một con đường quá xa để đi tới.”
Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia đều đưa ra các tuyên bố nhận chủ quyền đối chọi nhau trong vùng Biển Đông, được cho là có những trữ lượng lớn về dầu khí.
Ông Thayer nói Philippines là lực đẩy đằng sau cuộc họp và muốn làm áp lực để ASEAN phải có một lập trường cứng rắn hơn đối với các tuyên bố đòi chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ vùng biển phía nam nước này.
Cả Philippines và Việt Nam đều than phiền về sự can thiệp của Trung Quốc đối với những tàu bè đi thăm dò dầu khí trong vùng nước mà hai nước này nhận là đặc khu kinh tế của mình. Bắc Kinh đã bênh vực các hành động của mình và nói rằng tàu bè của họ đang hành động trong hải phận của Trung Quốc.
Tại cuộc họp, Phó Tổng thống Philippines Jejomar Binay đề nghị biến khu vực tranh chấp thành một khu vực hòa bình, tự do, thân hữu và hợp tác.
Nhưng, theo đề nghị của Philippines, các nước đòi chủ quyền sẽ phải vạch ra khu vực nào đang có tranh chấp và khu vực nào không có tranh chấp. Việc thăm dò sau đó có thể được xúc tiến trong những khu vực không tranh chấp, trong khi những khu vực có tranh chấp sẽ biến thành một khu vực hợp tác chung.
Ông Thayer cho rằng, mặc dù Trung Quốc có thể không thích nói về một giải pháp đa phương cho vấn đề, nhưng họ đã đồng ý thảo luận với ASEAN về vấn đề này khi ký vào các hướng dẫn.
Nhưng ông Thayer nói điều này cũng có thể mang tác dụng có lợi cho Trung Quốc bởi vì một số nước ASEAN, như Campuchia và Miến Điện, có thiện cảm hơn với lập trường của Trung Quốc và có thể sẽ không muốn theo bất cứ chủ trương nào có thể bị coi là khiêu khích.
Ông Thayer cho biết" “Vì thế họ đang tìm cách lôi kéo các nước ASEAN khác vào việc chung quyết chủ trương đó về mặt pháp lý và nếu nó trở thành một điểm xung đột với Trung Quốc thì sẽ rất khó cho Philippin đạt được một sự đồng thuận về điểm này.”
Các kết quả của cuộc họp sẽ được chuyển cho các giới chức cấp cao của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, và tổ chức này sẽ đưa ra các đề nghị trước cuộc họp thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11 sắp tới.
Hồi tháng 7, cả hai bên đã đồng ý chấp nhận các hướng dẫn mơ hồ để thực thi một tuyên bố về ứng xử của các bên trong vùng Biển Đông và sau đó khai triển một bộ quy tắc ứng xử để giải quyết các tranh chấp. Ông Thayer nói cuộc họp này chỉ là mở đầu cho tiến trình đó.
Ông Thayer nói: “Vậy là các chuyên gia pháp lý của ASEAN đang hội họp và vấn đề là điều gì sẽ là điểm khác biệt giữa một tuyên bố về ứng xử của các bên và một bộ quy tắc ứng xử mang tính cưỡng chế về pháp lý. Đa số các chuyên gia về luật pháp quốc tế cho rằng sẽ phải là một hiệp ước. Nhưng đó là một con đường quá xa để đi tới.”
Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia đều đưa ra các tuyên bố nhận chủ quyền đối chọi nhau trong vùng Biển Đông, được cho là có những trữ lượng lớn về dầu khí.
Ông Thayer nói Philippines là lực đẩy đằng sau cuộc họp và muốn làm áp lực để ASEAN phải có một lập trường cứng rắn hơn đối với các tuyên bố đòi chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ vùng biển phía nam nước này.
Cả Philippines và Việt Nam đều than phiền về sự can thiệp của Trung Quốc đối với những tàu bè đi thăm dò dầu khí trong vùng nước mà hai nước này nhận là đặc khu kinh tế của mình. Bắc Kinh đã bênh vực các hành động của mình và nói rằng tàu bè của họ đang hành động trong hải phận của Trung Quốc.
Tại cuộc họp, Phó Tổng thống Philippines Jejomar Binay đề nghị biến khu vực tranh chấp thành một khu vực hòa bình, tự do, thân hữu và hợp tác.
Nhưng, theo đề nghị của Philippines, các nước đòi chủ quyền sẽ phải vạch ra khu vực nào đang có tranh chấp và khu vực nào không có tranh chấp. Việc thăm dò sau đó có thể được xúc tiến trong những khu vực không tranh chấp, trong khi những khu vực có tranh chấp sẽ biến thành một khu vực hợp tác chung.
Ông Thayer cho rằng, mặc dù Trung Quốc có thể không thích nói về một giải pháp đa phương cho vấn đề, nhưng họ đã đồng ý thảo luận với ASEAN về vấn đề này khi ký vào các hướng dẫn.
Nhưng ông Thayer nói điều này cũng có thể mang tác dụng có lợi cho Trung Quốc bởi vì một số nước ASEAN, như Campuchia và Miến Điện, có thiện cảm hơn với lập trường của Trung Quốc và có thể sẽ không muốn theo bất cứ chủ trương nào có thể bị coi là khiêu khích.
Ông Thayer cho biết" “Vì thế họ đang tìm cách lôi kéo các nước ASEAN khác vào việc chung quyết chủ trương đó về mặt pháp lý và nếu nó trở thành một điểm xung đột với Trung Quốc thì sẽ rất khó cho Philippin đạt được một sự đồng thuận về điểm này.”
Các kết quả của cuộc họp sẽ được chuyển cho các giới chức cấp cao của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, và tổ chức này sẽ đưa ra các đề nghị trước cuộc họp thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11 sắp tới.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten