dinsdag 31 augustus 2021

Toà sứ quán Mỹ 1,2 tỷ USD tại Việt Nam có thể đem lại nguồn lợi bao nhiêu cho các nhà thầu xây dựng?

 

Toà sứ quán Mỹ 1,2 tỷ USD tại Việt Nam có thể đem lại nguồn lợi bao nhiêu cho các nhà thầu xây dựng?

Toà sứ quán Mỹ 1,2 tỷ USD tại Việt Nam có thể đem lại nguồn lợi bao nhiêu cho các nhà thầu xây dựng?

Với mức đầu tư là 1,2 tỷ USD, tòa sứ quán Mỹ tại Việt Nam sẽ trở thành tòa sứ quán đắt nhất trên thế giới, lớn hơn tòa ở Anh 200 triệu USD, hơn 500 triệu USD so với toà ở Baghdad, đặc biệt có giá trị gấp gần 3 lần so với tòa sứ quán của Mỹ tại Trung Quốc.

Các nhà thầu trên thế giới hưởng lợi bao nhiêu từ các tòa sứ quán của Mỹ?

Trong quá trình xây dựng các tòa đại sứ của Mỹ ở Anh, Trung Quốc và Baghdad, nguồn lợi cho các nhà thầu từ việc trúng thầu để tiến hành thi công là không hề nhỏ.

Tòa đại sứ quán của Mỹ tại Bắc Kinh (Trung Quốc) được xây dựng trong 4 năm (từ 2004-2008) với tổng diện tích hơn 46.000 m2 và có 8 tầng. Theo đó, 2 công ty Zachry Construction và Caddell Construction đã trúng gói thầu với trị giá hơn 332 triệu USD.

Dự án xây dựng đã thu hút công ăn việc làm cho hơn 10.000 công nhân tại Trung Quốc. Ngoài ra, theo Zachry Construction, quá trình xây dựng đã cần làm việc với hơn 26 các đơn vị có kinh nghiệm thi công công trình tại các khu vực tại Bắc Kinh để quá trình vận hành diễn ra thành công.

Toà sứ quán Mỹ 1,2 tỷ USD tại Việt Nam có thể đem lại nguồn lợi bao nhiêu cho các nhà thầu xây dựng? - Ảnh 1.

Tòa đại sứ quán Mỹ trị giá 1 tỷ USD tại London (Anh). Nguồn: State Department

Tiếp đến, tòa đại sứ quán của Mỹ tại London (Anh) được đầu tư với tổng trị giá 1 tỷ USD, quy mô 48.128 m2 và 12 tầng. Theo đó, hợp đồng thầu xây dựng tại tòa đại sứ quán Anh có trị giá lên đến 650 triệu USD. Công ty trúng được gói thầu lớn này là Sir Robert McAlpine.

Trong đó, có 5 công ty chính tại Anh phụ trách việc xây dựng tòa nhà “tỷ USD” này gồm: Balfour Beatty, Laing O'Rourke, Mace, Sir Robert McAlpine and Skanska. Ngoài ra, chỉ có một nhà thầu từ Mỹ là Hensel Phelps. Điều này đã tạo công ăn việc làm cho nhiều công nhân thuộc các lĩnh vực như thiết kế, xây dựng.

Tòa đại sứ quán của Mỹ tại Baghdad (Iraq) được xây dựng trên khu đất rộng 42ha, gấp 5 lần tòa sứ quán tại Yerena (Armenia) và 10 lần tòa sứ quán tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Tổng mức chi cho tòa sứ quán này là 750 triệu USD và thu hút 16.000 công nhân từ nhiều các nhà thầu.

Trong đó nhà thầu chính First Kuwaiti của Iraq đã trúng được gói thầu có tổng giá trị 498,5 triệu USD. Nhà thầu này đã phụ trách hầu hết trong việc xây dựng, lắp đặt thiết bị và hệ thống điện.

Ngoài ra, công ty PAE Government Services cũng trúng được gói thầu gần 177 triệu USD phụ trách vận hành và duy trì tòa sứ quán mới này trong năm 2012. Tính đến hiện tại, công ty này đã nhận được hơn 339 triệu USD nhờ vào gói thầu cho dịch vụ hỗ trợ duy trì và vận hành tòa đại sứ quán tại Baghdad.

1,2 tỷ USD tại Việt Nam, cơ hội lớn cho các nhà thầu trong nước?

Theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ, trụ sở mới sẽ được xây dựng với quy mô 39.000 m2 trên khu đất rộng 3,2 ha. Công ty phụ trách mảng kiến trúc của tòa nhà “tỷ USD” này là EYP Architecture & Engineering, có trụ sở tại Washington D.C.

Gói thầu xây dựng của tòa nhà này vẫn chưa được công bố giá trị, nhưng nhìn từ con số 1,2 tỷ USD dự toán thì các nhà thầu có thể kỳ vọng một cơ hội lớn cho công ty tham gia. Ngoài ra, các hoạt động xây dựng sẽ đem lại rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam.


Toà sứ quán Mỹ 1,2 tỷ USD tại Việt Nam có thể đem lại nguồn lợi bao nhiêu cho các nhà thầu xây dựng? - Ảnh 2.

Hình ảnh 3D đầu tiên của tòa đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. Nguồn: EYP Architecture & Engineering

Với một dự án xây dựng trị giá tới 1,2 tỷ USD - toà nhà đại sứ quán Mỹ tại quận Cầu Giấy sẽ trở thành một tâm điểm trong thời gian tới ở khu vực này khi lựa chọn các nhà thầu cũng như các nhà cung cấp. Do không phải là một dự án xây dựng thông thường nên chắc chắn dự án này sẽ còn thu hút sự chú ý rất lớn khi tiến hành. Tuy nhiên, cơ hội cho các nhà thầu xây dựng Việt Nam ra sao thì không thể đoán trước.

Đặng Sơn

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Vì sao Mỹ đầu tư 1,2 tỷ USD, chi phí lớn như vậy để xây dựng tòa đại sứ mới tại Việt Nam?

Vì sao Mỹ đầu tư 1,2 tỷ USD, chi phí lớn như vậy để xây dựng tòa đại sứ mới  tại Việt Nam?

Khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sẽ xây tại Việt Nam có vốn đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD, nhiều hơn gần 500 triệu USD so với tòa đại sứ lớn nhất của Mỹ trên thế giới. Đại sứ Phạm Quang Vinh đã đưa ra 3 lý do quan trọng để Mỹ xây dựng tòa quán sứ mới với quy mô lớn tại Việt Nam.

Hiện nay, tòa đại sứ lớn nhất của Mỹ trên thế giới nằm ở thủ đô Baghdad của Iraq. Tọa lạc trên khu đất rộng 42ha, đây cũng là tòa đại sứ lớn nhất thế giới, và gấp khoảng 5 lần tòa sứ quán Mỹ ở Yerevan, vốn là cơ sở ngoại giao lớn thứ 2 của Mỹ ở nước ngoài. Tổ hợp tòa sứ quán ở Baghdad có chi phí xây dựng lên đến 750 triệu USD.

Tòa đại sứ Mỹ lớn thứ 2 thế giới là ở thủ đô Yerevan của Armenia. Được hoàn thành vào năm 2005, công trình này tọa lạc trên khu đất rộng gần 90.000 m2. Đại sứ quán lớn thứ 3 của Mỹ trên thế giới là ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Tòa nhà cao 8 tầng nằm trên 46.000 m2, có tổng chi phí 434 triệu USD.

Đặc biệt tòa đại sứ Mỹ được xây dựng tại London, Anh cũng chỉ có mức chi phí xây dựng 1 tỷ USD, đây hiện đang là tòa sứ quán đắt nhất của Mỹ từng được xây dựng trên thế giới.

Có thể thấy, với mức đầu tư xây dựng lên đến 1,2 tỷ USD, tòa đại sứ Mỹ xây dựng tại Việt Nam sẽ trở thành tòa sứ quán đắt nhất trên thế giới, lớn hơn tòa ở Anh 200 triệu USD, hơn 500 triệu USD so với toàn ở Baghdad, đặc biệt có giá trị gấp gần 3 lần so với tòa sứ quán của Mỹ tại Trung Quốc.

Vì sao Mỹ lại đầu tư xây dựng tòa đại sứ có giá trị lớn nhất tại Việt Nam? 

Phát biểu về mối quan hệ giữa 2 bên, Phó Tổng thống Mỹ Kamala cho rằng, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt là ý nghĩa đối với Mỹ. Việc Mỹ đã ký thỏa thuận thuê đất xây dựng sứ quán mới tại Hà Nội lên đến 99 năm là bằng chứng cho cam kết lâu dài của Mỹ đối với mối quan hệ hợp tác với Việt Nam. 

Ngoài ra, giải mã về việc đầu tư xây tòa đại sứ có giá trị 1,2 tỷ USD tại Việt Nam, Đại sứ Phạm Quang Vinh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ, cho biết, khi một nước quyết định đầu tư xây dựng tòa đại sứ, thì nó không chỉ là một tòa nhà. Đại sứ quán thể hiện Việt Nam quan trọng thế nào trong hợp tác của Mỹ với cả khu vực và với Việt Nam. "Phải đủ tầm quan hệ hai nước, vị thế khu vực, thì Hoa Kỳ mới quyết định ưu tiên về chính sách đối ngoại và đầu tư lớn vào đây", ông Vinh nhận xét.

Theo Forbes, thời gian gần đây, đối tác thương mại có kim ngạch song phương với Mỹ tăng nhanh nhất là Việt Nam. Kim ngạch song phương trong 6 tháng đầu năm 2021 của Việt Nam với Hoa Kỳ tăng hơn 50% so với cùng kỳ 2019. Xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ trong 6 tháng đầu năm đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Mexico. 

Theo báo cáo của Bộ Công thương Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2021, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị đạt gần 45,1 tỷ USD. Điều này đã chứng minh được tầm quan trọng của Việt Nam trong chiến lược thúc đẩy phát triển thương mại của Mỹ.

Đặc biệt, Đại sứ Phạm Quang Vinh còn chỉ ra 3 lý do tại sao Mỹ lại xây dựng tòa quán sứ có giá trị lớn nhất so với các tòa quán sứ của Mỹ đã từng xây dựng trên thế giới. 

"Trước hết, quan hệ hai nước cả về song phương hay về vấn đề gắn kết với khu vực đều chứng tỏ Mỹ cần phải có 1 bộ máy, bao gồm cả tòa nhà lớn hơn, đủ để thực hiện nhiệm vụ quan trọng hơn do đà quan hệ hai nước đã tạo ra.

Thứ 2, chắc chắn phải cam kết lâu dài hợp tác với Việt Nam, cũng như khu vực thì mới có sự kiện này.

Thứ 3, đây là câu chuyện hợp tác để gỡ những khó khăn thủ tục, "có đi có lại" và cùng thuận lợi giữa hai nước", cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mỹ cho biết.

Theo bà Kamala Harris, thời hạn 99 năm cho Đại sứ quán thể hiện cam kết lâu dài. Còn ông Phạm Quang Vinh thì nhận xét: "Chắc sẽ còn nhiều 99 năm khác nữa, tôi tin là như vậy".


Hồng Nhuận

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


https://cafef.vn/vi-sao-my-xay-dung-toa-dai-su-moi-co-gia-tri-len-den-12-ty-usd-tai-viet-nam-20210827113746106.chn

Afghanistan : Quân đội Mỹ rời khỏi Kabul, kết thúc cuộc chiến tranh 20 năm + Afghanistan : Hội Đồng Bảo An ra nghị quyết về di tản, không đề cập "vùng an toàn" + Taliban đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ điều hành sân bay Kabul

 

Afghanistan : Quân đội Mỹ rời khỏi Kabul, kết thúc cuộc chiến tranh 20 năm

Lực lượng Taliban kiểm soát sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, sau khi Mỹ rút hết quân khỏi Afghanistan, ngày 31/08/2021.
Lực lượng Taliban kiểm soát sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, sau khi Mỹ rút hết quân khỏi Afghanistan, ngày 31/08/2021. AP - Khwaja Tawfiq Sediqi

Theo thông báo của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, rạng sáng ngày hôm nay 31/08/2021, những người lính Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Kabul, để lại toàn bộ đất nước Afghanistan dưới sự kiểm soát cả Taliban, khép lại cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.


Trong một cuộc họp báo, tướng Kenneth McKenzie, chỉ huy trưởng các lực lượng Mỹ đóng tại Afghanistan, thông báo, vào lúc 19h29 phút, giờ quốc tế, ngày 30/08, chiếc máy bay vận tải quân sự C-17 cuối cùng của quân đội Mỹ đã cất cánh rời khỏi sân bay Kabul. Đại sứ Hoa Kỳ tại Kabul và một viên tướng nằm trong số những người Mỹ cuối cùng rời khỏi Afghanistan.

Ngay sau thông báo trên, Anas Haqqani, một lãnh đạo của phong trào Taliban đã hân hoan tuyên bố trên Twitter : « Chúng ta một lần nữa làm nên lịch sử. Hai mươi năm chiếm đóng Afghanistan của Hoa Kỳ và Nato đã kết thúc tối nay ».

Như vậy là Washington đã hoàn tất rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Afghanistan 24 giờ trước khi hết ngày 31/08, hạn chót mà tổng thống Joe Biden đã ấn định. Hai mươi năm sau khi đưa quân vào Afghanistan lật đổ chính quyền Taliban năm 2001, và sau 15 ngày di tản trong hỗn loạn, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã rời đi, để lại quyền cai quản đất nước cho phe Taliban.

Bộ Quốc Phòng Mỹ thừa nhận vẫn chưa thể đưa hết toàn bộ người Afghanistan muốn di tản như mong muốn. Theo số liệu của Lầu Năm Góc, cầu không vận bắt đầu từ ngày 14/08 đã đưa được tổng cộng 123.000 người. Ngày 30/08, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington hứa tiếp tục « giúp đỡ » tất cả những người Mỹ muốn rời Afghanistan và Hoa Kỳ sẽ làm việc với Taliban nếu họ giữ đúng cam kết. Theo ông Blinken, hiện vẫn còn khoảng từ 100 đến 200 công dân Mỹ kẹt lại ở Afghanistan. Cơ quan đại diện Mỹ tại Kabul đã được chuyển qua Doha (Qatar) để tiếp tục các hoạt động ngoại giao và lãnh sự.

Quân đội Mỹ cũng thông báo đã cho phá hủy toàn bộ các máy bay, xe bọc thép và hệ thống phòng không chống tên lửa trước khi rời khỏi sân bay Kabul.

Cuộc chiến tranh kéo dài và tiêu tốn tiền của nhất trong lịch sử nước Mỹ còn được khép lại bằng những mất mát đau thương trong những ngày cuối cùng. Vụ đánh bom khủng bố trước cửa sân bay Kabul nhóm Daech tại Afghanistan hôm 26/08 vừa rồi đã làm hơn 100 người chết, trong đó có 13 binh sĩ Mỹ.

Trong hai thập kỷ, ba đời tổng thống Mỹ nối tiếp sau George W. Bush đều muốn kết thúc cuộc chiến tranh Afghanistan. Chính quyền Donald Trump đã thương lượng thỏa thuận với Taliban năm 2020. Người kế nhiệm Joe Biden thực thi việc rút quân cuối cùng. Cuộc chiến tranh Afghanistan đã kết thúc như khi nó bắt đầu: Taliban nắm quyền.

Taliban ăn mừng chiến thắng

Ngay khi những người Mỹ sau cùng rời lãnh thổ, phe nổi dậy Taliban ngày 31/08/2021, đã tổ chức ăn mừng chiến thắng. Mang giày và áo chống đạn mầu be, bên trong là bộ quân phục rằn ri ngụy trang, tay cầm súng Mỹ, với lá cờ trắng in dòng tuyên thệ Shahada mầu đen, lực lượng đặc nhiệm của Taliban, có tên gọi « Badri 313 », diễu binh tại sân bay Kabul sáng nay, theo tường thuật của AFP.

Trước đó, những tiếng súng nổ vang lên ở Kabul mừng thắng lợi, ngay khi quân đội Mỹ thông báo kết thúc cuộc triệt thoái. Với Taliban, đây là một chiến thắng « lịch sử », 20 năm sau khi bị Mỹ - đứng đầu một liên quân quốc tế - đánh đuổi năm 2001, nay đã trở lại cầm quyền từ ngày 15/08/2021. 

Tại sân bay Kabul, phát ngôn viên của Taliban, Zabihullah Mujahid, tuyên bố : « Chúc mừng Afghanistan (…) Chiến thắng này là của chúng ta, của mọi người dân Afghanistan ». Vẫn theo phát ngôn viên này, « đây là một bài học lớn cho bất kỳ kẻ xâm lược nào khác và cho cả thế hệ tương lai của chúng ta » và « đây cũng là một bài học cho cả thế giới »« Hôm nay là một ngày lịch sử, đây là một thời khắc lịch sử và chúng ta tự hào về ngày hôm nay ». Trước báo giới, Zabihullah Mujahid còn tuyên bố « mong muốn có quan hệ tốt với Hoa Kỳ và thế giới ».

Nổi tiếng với những đạo luật hà khắc, trở lại cầm quyền lần này, Taliban đã ra sức chứng tỏ một diện mạo mới cởi mở và hòa dịu hơn, nhưng vẫn còn gây nghi ngại đối với nhiều nước và nhiều nhà quan sát.

Để trấn an phương Tây và thế giới, Taliban cam kết không trả thù những người từng cộng tác cho chính quyền cũ, tiến hành thành lập một chính phủ mở rộng cho nhiều phe phái khác, một khi toàn bộ các lực lượng quân sự nước ngoài rút đi.

Ông Zabihullah Mujahid nói tiếp : « Vương quốc Hồi Giáo tiến hành cuộc thánh chiến trong 20 năm qua. Giờ đây, vương quốc có đủ các quyền để điều hành một chính phủ sắp tới. Việc còn lại là thành lập một chính phủ bao gồm mọi thành phần ».

Vẫn theo AFP, Taliban chỉ trích phương Tây đã dẫn theo họ nhiều nhà trí thức giỏi nhất của Afghanistan. Taliban giờ phải bắt tay vào một nhiệm vụ to lớn mà không có giới trí thức : Vực dậy một đất nước và một nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

Afghanistan : Quân đội Mỹ rời khỏi Kabul, kết thúc cuộc chiến tranh 20 năm (rfi.fr)

Afghanistan : Hội Đồng Bảo An ra nghị quyết về di tản, không đề cập "vùng an toàn"

Lính Mỹ hộ tống người sơ tán tại sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, Afghanistan, ngày 25/08/2021.
Lính Mỹ hộ tống người sơ tán tại sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, Afghanistan, ngày 25/08/2021. © REUTERS - US MARINES

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm qua 30/08/2021 đã thông qua một nghị quyết về Afghanistan, kêu gọi phe Taliban tôn trọng các lời hứa, và để cho những ai muốn di tản được ra đi. Nhưng nghị quyết không đề cập đến vùng an toàn như tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề nghị cuối tuần qua.

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tường trình :

« Cuộc họp được cho là nhằm tìm ra giải pháp khẩn cấp để tiếp tục di tản, một khi người Mỹ đã ra đi. Nhưng rốt cuộc, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chỉ đưa ra một nghị quyết kêu gọi ‘‘phe Taliban tôn trọng các lời hứa, và để cho những người ngoại quốc cũng như người Afghanistan nào muốn di tản được ra khỏi nước’’.

Như vậy đây chỉ mới là kêu gọi, và hiện chưa phải là một nghị quyết mang tính ràng buộc. Đại diện Estonia hôm qua cho biết đã hy vọng vào một chủ trương cứng rắn hơn, chỉ trích Hội Đồng Bảo An không có hành động nào.

Về phía Anh Quốc, Hoa Kỳ và Pháp, cuối tuần rồi đã loan báo sẽ thiết lập một vùng an toàn, các nước này nói rằng đó là bước đầu trong khi chờ đợi xem xét hành động của Taliban một khi họ lập xong chính phủ. Đại sứ Anh giải thích : ‘‘Chúng tôi có các phương tiện gây áp lực, và có thể áp đặt trừng phạt nếu cần thiết’’.

Trên thực tế, các thành viên Hội Đồng Bảo An đã phải giảm nhẹ tầm mức vì Nga và Trung Quốc hôm qua vắng mặt, không bỏ phiếu ».

Afghanistan : Hội Đồng Bảo An ra nghị quyết về di tản, không đề cập "vùng an toàn" (rfi.fr)

Afghanistan: Taliban đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ điều hành sân bay Kabul

Sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, Afghanistan, ngày 31/08/2021 sau khi Mỹ rút hết quân.
Sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, Afghanistan, ngày 31/08/2021 sau khi Mỹ rút hết quân. AP - Kathy Gannon

Việc quân Mỹ kết thúc cuộc triệt thoái khỏi Afghanistan hôm nay, 31/08/2021, đang đặt ra vấn đề về kiểm soát sân bay quốc tế Kabul, địa điểm chính để tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Đây là vấn đề đang đuợc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Taliban.

Phía Taliban đã đề nghị với tổng thống Recep Tayyip Erdogan là Thổ Nhĩ Kỳ đảm nhiệm việc điều hành sân bay Kabul. Nếu như thoả thuận này được ký kết, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng sẽ có thêm nhiều lợi thế trên trường quốc tế.

Từ Istanbul, thông tín viên Anne Andlauer tường trình:

« Miễn là Taliban để họ bảo đảm an ninh cho các nhân viên tham gia vào sự vận hành của sân bay Kabul, chính quyền Ankara sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ đầy rủi ro này.

Khi báo chí trong nước hỏi về những động cơ thúc đầy họ chấp nhận điều hành sân bay Kabul, các lãnh đạo Thổ Nhỹ Kỳ giải thích rằng nước này muốn bảo đảm cho Afghanistan « không bị cắt đứt với thế giới hiện đại, văn minh », « duy trì các kênh chính trị, kinh tế rộng mở » và « giúp đỡ những người anh em Afghanistan ».

Chắc chắn Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn có được các lợi ích kinh tế. Nhưng đây không phải là mục tiêu chính của tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Cũng gần giống như cách mà ông đã làm với Libya vào năm ngoái, tổng thống Erdogan muốn Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một tác nhân quan trọng trong khu vực, nhất là trong khối các nước Hồi Giáo. Ông cũng muốn tìm cách cải thiện hình ảnh của Thổ nhĩ Kỳ đối với Mỹ và khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, hy vọng thu được các mối lợi về chính trị nội bộ, bởi vì hiện nay vị thế đảng AKP của ông đang bị suy yếu.

Cuối cùng, giúp cho Afghanistan không rơi vào tình trạng hỗn loạn cũng là cách để hạn chế tối đa các đợt di cư mà chiến thắng của phe Taliban gây ra ».

Afghanistan: Taliban đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ điều hành sân bay Kabul (rfi.fr)