donderdag 31 oktober 2019

Thái Lan : Biển Đông, trọng tâm thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 + Việt Nam lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền + Philippines muốn đẩy nhanh đàm phán về COC

Thái Lan : Biển Đông, trọng tâm thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35

mediaÁp phích thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh chụp ngày 02-04/10/2019.ASEAN
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 diễn ra tại Bangkok từ 02-04/11/2019. Theo trang mạng Khmer Times trong cương vị nước chủ nhà, Thái Lan xác nhận tranh chấp Biển Đông sẽ là ưu tiên của thượng đỉnh Đông Nam Á lần này.
Về phía Cam Bốt, chính quyền Phnom Penh sẽ tiếp tục quan điểm trung lập về vấn đề Biển Đông. Philippines thúc ép các nước bàn thảo sớm hoàn tất bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC), tránh để cho tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc dẫn tới chiến tranh.
Phát ngôn viên chính phủ Cam Bốt, Phay Siphan, hôm 30/10 cho biết Phnom Penh muốn thấy bộ Quy Tắc Ứng Xử sớm được hoàn tất, nhưng Cam Bốt sẽ không ngả về bên nào. Ông Phay Siphan phát biểu : Cam Bốt « đang thúc giục tăng cường các nguyên tắc của bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông, muốn Biển Đông là nơi hợp tác chứ không phải là nơi xảy ra chiến tranh ». Phát ngôn viên chính phủ Cam Bốt kêu gọi các bên tăng cường đối thoại để giải quyết tranh chấp.
Trước đó, thứ trưởng Ngoại giao Philippines, Junever Mahilum-West, đã cho rằng vấn đề biển Đông sẽ được đề cập trong các cuộc thảo luận tại thượng đỉnh ASEAN và nhấn mạnh đây là điều « không thể tránh khỏi», bởi vì các nhà lãnh đạo phải nắm được những gì xảy ra trong khu vực.
Khmer Times trích dẫn quan chức Philippines «khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông và nhận ra lợi ích của Biển Đông. Manila nhiệt liệt hoan nghênh việc quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc liên tục được cải thiện ».
Philippines là nước đảm nhiệm vai trò điều phối viên quan hệ đối thoại giữa ASEAN và Trung Quốc cho đến năm 2021.
Năm 2012, hội nghị ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh đã không ra được tuyên bố chung để lên án Trung Quốc về việc gia tăng sự hiện diện quân sự trên Biển Đông do Cam Bốt từ chối ký vào văn bản đó.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191031-thai-lan-bien-dong-trong-tam-taithuong-dinh-asean-lan-thu-35okkk

Biển Đông : Việt Nam lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền tại hội nghị ASEAN

mediaMột hòn đảo không có người ở thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Không ảnh chụp ngày 21/04/2017.REUTERS/Erik De Castro/File Photo
Trong hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc về việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18 tổ chức tại Đà Lạt hôm qua 15/10/2019, Việt Nam tố cáo Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, gây tác động tiêu cực cho an ninh khu vực.
Tuổi Trẻ và VnExpress dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, nhấn mạnh « những diễn biến phức tạp » trên Biển Đông đã cho thấy sự cấp thiết cần có Bộ quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc (COC) để ngăn ngừa những hành động tương tự trong tương lai. Theo ông, các hành vi của Trung Quốc gây bất lợi cho cuộc đàm phán về COC.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng khẳng định lập trường của Việt Nam về Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Tuyên bố trên được đưa ra trước các quan chức cấp cao của 9 nước ASEAN và Trung Quốc. Tuy không giữ vai trò chủ tọa (Trung Quốc và Philippines đồng chủ trì hội nghị), nhưng đoàn Việt Nam thẳng thừng tố cáo các hành vi đơn phương của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Như vậy đã Hà Nội bắt đầu mạnh dạn hơn, sau khi phó thủ tướng Phạm Bình Minh trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9 đã bày tỏ lo ngại về việc vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, nhưng không nêu đích danh Trung Quốc.
Từ đầu tháng 7/2019, Bắc Kinh đã đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với các tàu hải cảnh xâm nhập bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn không phải là vùng tranh chấp.
Nhóm tàu này vẫn liên tục hoạt động bất chấp các phản đối của Việt Nam. Trên thực địa hôm nay, theo trang Đại sự ký Biển Đông, tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã vào cách đất liền Việt Nam chỉ có 70 hải lý, và khi một tàu cảnh sát biển Việt Nam ngăn chận, đã bị hai tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát đe dọa.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20191016-bien-dong-viet-nam-len-an-trung-quoc-vi-pham-chu-quyen-tai-hoi-nghi-asean

ASEAN-Biển Đông: Philippines muốn đẩy nhanh đàm phán về COC

mediaThượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 sẽ mở ra tại Thái Lan vào thượng tuần tháng 11/2019. Ảnh minh họa./06/2019.REUTERS/Soe Zeya Tun
Đài truyền hình CNN trích dẫn các nguồn tin ngoại giao Philippines hôm qua 28/10/2019 cho biết: Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 sắp diễn ra vào đầu tháng 11 này tại Thái Lan, tổng thống Rodrigo Duterte sẽ thúc ép các nước bàn thảo để sớm hoàn tất bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông COC. Bắc Kinh vẫn trù trừ muốn kéo dài thảo luận văn kiện này đến năm 2022.
Thứ trưởng Ngoại Giao Philippines Juniver Mahilum-West cho biết từ ngày 02 đến 04/11/2019, tổng thống Rodrigo Duterte tới Bangkok tham dự thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35 và tiếp xúc với nhiều lãnh đạo các nước khác. Ông sẽ thúc đẩy để hoàn tất bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông.
Theo thứ trưởng Mahilum-West, thảo luận về COC là một chủ đề không “ tránh được” tại hội nghị ASEAN – Trung Quốc lần này.
Quan chức ngoại giao Philippines tuyên bố trước báo giới tại Manila: “Chúng tôi sẽ đưa vấn đề này ra thảo luận và hy vọng các nước sẽ đưa ra lập trường của mình”.
Philippinnes đảm nhiệm vai trò điều phối viên Quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc cho tới năm 2021 và Manila muốn đạt được bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông trong nhiệm kỳ tổng thống Duterte.
Từ hai thập niên qua, ASEAN muốn có một bộ quy tắc mang tính ràng buộc pháp lý để giải quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, nhưng các cuộc thảo luận diễn ra chậm, chủ yếu do Trung Quốc muốn cản trở, kéo dài thời gian chờ thời điểm thích hợp có lợi cho họ để đưa ra các điều kiện.
Các nước liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông cùng ASEAN, năm 2002 đã đưa ra bản Tuyên Bố Ứng Xử trên Biển Đông (DOC). Văn kiện trên mới chỉ mang tính chính trị để phòng ngừa leo thang căng thẳng trong các khu vực có tranh chấp chủ quyền.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191029-bien-dong-philippines-muon-thuong-dinh-asean-hoan-tat-coc

dinsdag 29 oktober 2019

Vụ 39 người Việt chết ngạt trong xe tải ở London, Anh: Tang tóc bao trùm Nghệ An, Hà Tĩnh


 Thủ tướng Anh Borris Johnson tiếc thương 39 người xấu số



Thủ Tướng Boris Johnson ký sổ chia buồn tại tòa nhà Hội Đồng Thurrock ở Essex. (Hình: STEFAN ROUSSEAU/POOL/AFP via Getty Images)
Thủ Tướng Anh Borris Johnson, Bộ Trưởng Nội Vụ Priti Patel cùng các thành viên khác của chính phủ, hôm 28 Tháng Mười, 2019, đã đến văn phòng Hội Đồng Thurrock ở Quận Essex, phía Đông London, để viết thư chia buồn, tưởng niệm và bày tỏ lòng tiếc thương 39 người chết khi bị giấu trong thùng chiếc xe vận tải vượt qua biên giới từ Bỉ vào Anh.
Vụ tai nạn thương tâm xảy ra hôm 23 Tháng Mười gây chấn động, trong lúc nhiều gia đình ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh của Việt Nam lo lắng có người thân trong số những người đã chết.
Ông Johnson cho biết ông, cũng như cả thế giới đều bị chấn động vì thảm kịch này và lên án những nghi can lấy đi mạng sống của những con người chỉ muốn tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thủ tướng còn cam đoan sẽ bắt những hung thủ chịu trách nhiệm trước công lý.
Sau khi ký sổ chia buồn, ông Johnson và các đại diện của chính phủ dâng hoa cho các nạn nhân tại công viên Mulberry.

Thư chia buồn có chữ ký của Thủ Tướng Johnson. (Hình: ROUSSEAU/POOL/AFP via Getty Images)
Bộ Trưởng Nội Vụ Anh Priti Patel ký sổ chia buồn. (Hình: STEFAN ROUSSEAU/POOL/AFP via Getty Images)
Thủ Tướng Johnson (trái) dâng hoa cho các nạn nhân ở công viên Mulberry. (Hình: STEFAN ROUSSEAU/POOL/AFP via Getty Images)
Thủ Tướng Boris Johnson và Cảnh Sát Trưởng Ben-Julian Harrington (phải) của Quận Essex tưởng niệm các nạn nhân tại công viên Mulberry. (Hình: STEFAN ROUSSEAU/POOL/AFP via Getty Images)
Một thông điệp chia buồn của Thủ Tướng Johnson để trên bó hoa. (Hình: STEFAN ROUSSEAU/POOL/AFP via Getty Images)
Bộ Trưởng Nội Vụ Priti Patel (trái) dâng hoa cho các nạn nhân. (Hình: STEFAN ROUSSEAU/POOL/AFP via Getty Images)
https://www.nguoi-viet.com/photo/thu-tuong-anh-borris-johnson-tiec-thuong-39-nguoi-xau-so/


 Anh là ai?

36K
10K




Vụ 39 người chết ngạt ở Anh: Tang tóc bao trùm Nghệ An, Hà Tĩnh





Bà Trần Thị Huệ (giữa), bà của nạn nhân Lê Văn Hà, khóc thương cho cháu. (Hình: NHAC NGUYEN/AFP via Getty Images)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Dù chưa có tin chính thức, nhưng không khí tang tóc đã phủ trùm lên một số làng xã ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, các địa phương có nhiều người rất có thể nằm trong chuyến xe định mệnh.
Tin tức nói rằng đã có ít nhất 24 gia đình tại Nghệ An và Hà Tĩnh đã khai báo con em của họ rất có thể nằm trong số 39 nạn nhân thiệt mạng.
Tới nay, qua các cuộc phỏng vấn của nhiều tổ chức truyền thông quốc tế, người ta mới thấy nêu tên 7 người nghi là nạn nhân như Phạm Thị Trà My, Anna Bùi Thị Nhung, Nguyễn Đình Lương, Nguyễn Đình Từ, Võ Ngọc Nam, Hoàng Văn Tiệp, Nguyễn Hùng.
Hoàng Văn Tiệp và Nguyễn Hùng là anh em họ hàng, trong khi Anna Bùi Thị Nhung và Nguyễn Đình Từ là bạn. Những người đó có thân nhân đã đến Anh trước đây và cũng đang ở lậu, làm lậu. Họ làm đầu cầu cho anh chị em, bạn bè sang tiếp theo nhưng chẳng may gặp nạn. Nhiều gia đình đã lập bàn thờ cho các thân nhân xấu số sau khi nhận được tin thông báo từ những người ở Anh.
Theo báo Daily Mail tổng hợp lại thông tin tức các nguồn tin khác, thân nhân của cô Anna Bùi Thị Nhung, 19 tuổi, đang sống trong những hy vọng vô cùng mong manh đến tuyệt vong.


Gia đình lập bàn thờ cho Lê Văn Hà dù chưa có tin chính thức. (Hình: NHAC NGUYEN/AFP/Getty Images)

“Tất cả những gì chúng tôi muốn là đưa được Anna về quê nhà. Chúng tôi muốn làm đám tang và chôn em. Em chỉ muốn tìm một đời sống khá hơn và chúng tôi vẫn không hình dung ra tại sao lại xảy ra như vậy,” chị Bùi Thị Loan, 26 tuổi, nói về người em Anna Bùi Thị Nhung từ một ngôi làng ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Nhung chấp nhận trả $10,000 để đi lậu sang Anh làm móng tay. Nhung đã gửi tin tức, hình ảnh khi đến Đức, đến Bỉ rồi mất tin tức từ ngày 21 Tháng Mười. Cô rời Việt Nam từ Tháng Tám qua một chuyến bay tới Bắc Kinh rồi lên đường đi Âu Châu.
Cách nhà của Anna khoảng gần một cây số, thân nhân của Nguyễn Đình Từ, một cựu công an viên, cũng đã lập bàn thờ cho ông. Thân nhân tin rằng ông Từ nằm trong số các người thiệt mạng sau khi ông Từ không đến gặp 2 thân khác, đều ở lậu và làm lậu ở sẵn Anh, chờ đón ông tại một điểm hẹn. Họ gọi về Việt Nam thông báo cho thân nhân mà không dám cho cảnh sát địa phương biết vì đang sống bất hợp pháp.
Một tấm hình của Nguyễn Đình Từ ngồi trên ghế công viên với cánh tay trần có hình xâm trổ đã được người anh của ông ta trao cho phóng viên của Daily Mail nhờ chuyển lại cho cảnh sát Anh giúp nhận diện.


Hình Nguyễn Đình Lương trên bàn thờ làm vội tại nhà ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. (Hình: DPA)

Gia đình nói rằng Nguyễn Đình Từ quen biết với Anna Bùi Thị Nhung, hy vọng đến nước Anh làm nghề móng tay. Từ rời khỏi Việt Nam ba tháng trước, làm tại một xưởng thợ tại Romania nhưng chỉ kiếm được khoảng hơn $500 một tháng, không đủ để trả chi phí ăn ở, đó là lý do ông tìm cách sang nước Anh.
Người đầu tiên được báo chí đề cập tuần trước là cô Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, qua mấy cái text nhắn trên điện thoại di động ghi cả địa chỉ nhà tại thị trấn Nghèn huyện Can Lôc, Hà Tĩnh: “Con đường đi nước ngoài không thành. Mẹ ơi, con yêu bố mẹ nhiều. Con chết vì không thở được.”


Võ Ngọc Nam, 28 tuổi, một trong 39 người nghi thiệt mạng ở Anh. (Hình: Facebook)

Người anh của cô Trà My nói với BBC là nhóm tổ chức chuyến đi cấm cô không được liên lạc với ai. Cô đã đi máy bay từ Hà Tĩnh sang Pháp, đã vượt lậu sang Anh ngày 19 Tháng Mười, 2019 nhưng bị bắt đuổi trở ngược lại. Chuyến đi liều lĩnh kế tiếp đã cướp đi mạng sống.
Ông Nguyễn Đình Gia, cư dân Hà Tĩnh, cho hay con trai ông là Nguyễn Đình Lương, một thanh niên 20 tuổi muốn sang Anh để hy vọng làm móng tay kiếm sống khá hơn sau khi đã ở lậu tại nước Pháp từ năm ngoái. Lương đã chịu tốn $14,000 để người ta giúp đưa lậu sang Anh.
Mấy ngày trước, ông Gia nhận được điện thoại từ một người đàn ông Việt Nam nói “Xin thông cảm về chuyện bất ngờ đã xảy ra…”
Ông Gia nói với hãng thông tấn AFP là ông rụng rời ngã xuống đất khi nghe vậy. Ông cho hay con ông rời Hà Tĩnh sang Nga làm từ năm 2017 rồi đi sang Ukraine. Tháng Tư, 2018, Lương sang Đức rồi tới Pháp. Sau đó anh nói muốn sang Anh.
“Có vẻ như nó trong cái xe tải gặp nạn,” ông Gia nói. Hiện bây giờ vợ của Lương đang phải ôm món nợ $14,000 trả cho chuyến đi định mệnh do chồng để lại. Tấm hình của Lương với cánh tay phải để trần trên có hình xâm được chuyển cho cảnh sát giúp nhận diện.
Một người nghi là nạn nhân khác tên Nguyễn Đình Từ, vài tháng trước đây, đã gọi về quê nhà nài nỉ vợ là Hoàng Thị Thương vay mượn số tiền $14,000 để trả cho vụ đi lậu từ Đức sang Anh. Chị Thương cho biết chồng chị làm lậu ở Romania rồi nước Đức.
“Tôi mất liên lạc với chồng từ ngày 21 Tháng Mười. Bây giờ tôi đang ôm món nợ lớn, không còn hy vọng và không còn nghị lực để làm gì cả,” chị nói.
Người bố của Từ cho biết, người thân của ông đang sống ở Anh cho hay Từ ở trong chiếc xe tải (chở 39 người) nên họ chờ để đón ở nơi hẹn mà không thấy.


Nguyễn Hùng 33 tuổi (bên phải) và Hoàng Văn Tiệp (bên trái) là anh em họ. (Hình: Facebook)

Tạ Thị Oanh, vợ của một người đàn ông khác 28 tuổi với 2 con là Võ Ngọc Nam, nói với báo chí trong nước là người chồng gọi về chiều ngày Thứ Ba, 22 Tháng Mười nói mình đi trên chiếc xe tải sang Anh và nhắc thông báo cho cha mẹ biết cũng như xin họ cầu nguyện cho mình.
“Sau khi thấy tin tức về 39 người trong thùng hàng ở Anh, cả gia đình tôi vô cùng rúng động.”
Bố của ông Nam là ông Võ Ngọc Luyện nói với nhà báo: “Chúng tôi nóng lòng chờ tin tức chính thức từ phía chính quyền.”
Tuy chưa có gì được xác nhận nhưng dấu hiệu tang tóc đã phủ trùm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. (TN)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/vu-39-nguoi-chet-o-anh-tang-toc-bao-trum-nghe-an-ha-tinh/

39 người chết trong xe vận tải ở Anh: Tại sao người Việt Nam liều mạng?


Linh Mục Simon Nguyễn. (Hình: Reuters)
LONDON, Anh (NV) – Nhiều người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở Anh cũng đang lo ngại người thân nằm trong số 39 thi thể trên xe vận tải.
Theo Reuters, một linh mục người Việt ở London hôm Thứ Ba, 29 Tháng Mười, cho biết có sáu gia đình ở Việt Nam liên lạc với ông vì lo ngại người thân nằm trong số 39 thi thể trên xe vận tải ở Anh Quốc.
Linh mục gốc Việt ở Anh kêu gọi cộng đồng người Việt cung cấp thông tin về các nạn nhân 
Linh Mục Simon Nguyễn cho hay, những gia đình này nói rằng họ biết người thân đang đi Anh lúc chiếc xe vận tải đang trên đường đến đây, nhưng không thể liên lạc được với người thân mấy ngày qua.
“Họ không có thông tin gì kể từ khi có tin tức về những người chết trên xe vận tải. Thông thường, nếu đi trót lọt, mỗi lúc, mỗi điểm, những người này đều báo cho gia đình ở Việt Nam biết để gia đình có thể yên tâm là họ vẫn bình an. Nhưng mấy ngày qua, kể từ khi xảy ra vụ việc, gia đình không nghe tin gì cả. Do đó, họ nghi ngờ là người thân nằm trong số các nạn nhân,” ông nói.
Hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười, Linh Mục Simon Nguyễn gặp gỡ cảnh sát Anh để chia sẻ thông tin về người thân mà những gia đình ở Việt Nam cung cấp cho ông để giúp nhận dạng nạn nhân.
Ông kêu gọi cộng đồng người Việt ở Anh, nhất là những người ở chui, mạnh dạn ra báo tin cho cảnh sát. Những người này có lẽ cũng đang lo ngại người thân mình nằm trong số 39 nạn nhân, nhưng họ không dám xuất hiện vì sợ bị bắt.
Cô Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, ở Hà Tĩnh, được cho là nằm trong số 39 người chết trong chiếc xe vận tải ở Anh hôm 23 Tháng Mười, được gia đình và bà con hàng xóm lập bàn thờ cầu nguyện tại nhà. (Hình: Linh Phạm/Getty Images)
Trước đó, hôm Thứ Bảy, cảnh sát Anh nói họ muốn cộng đồng người Việt ở Anh cũng như hải ngoại giúp nhận dạng nạn nhân.
“Quý vị cứ ra báo tin đi, quý vị được bảo vệ. Những người ở đây tôi có thể tin được. Khi cảnh sát nói vậy, họ sẽ giữ lời,” ông khuyên.
Linh Mục Simon Nguyễn cũng kêu gọi người dân ở những vùng nông thôn của Việt Nam không nên liều mạng thực hiện những chuyến đi nguy hiểm như vậy để đến Châu Âu với hy vọng đổi đời.
“Rất nhiều người đến đây bằng xe vận tải. Lúc nào tôi cũng nói với mọi người rằng rủi ro lắm, nguy hiểm lắm. Do đó, phải suy nghĩ kỹ mới quyết định. Mỗi lần có dịp về Việt Nam giảng đạo, tôi cũng khuyên mọi người là không nên đi như vậy vì dù có nghèo, cuộc sống ở đó có khó khăn, nhưng còn đỡ hơn là bỏ mạng,” Reuters trích lời Linh Mục Simon.
Ba mươi chín thi thể, gồm 31 nam và 8 nữ, được tìm thấy vào nửa đêm ngày 23 Tháng Mười sau khi chiếc xe vận tải từ Zeebrugge ở Bỉ đến thị trấn Grays của Anh.
Các nạn nhân vẫn chưa được nhận dạng, nhưng Việt Nam nói họ đang cố gắng giúp đẩy nhanh công việc này. Việt Nam đang lo ngại hầu hết các nạn nhân là người Việt.
Tại sao ngày càng nhiều người Việt Nam liều mạng thực hiện những chuyến đi như vậy? 
Theo ông Nguyễn Giang, trưởng ban Việt Ngữ đài BBC, “Nền kinh tế Việt Nam đang lên nhưng không phải ai cũng được hưởng lợi. Và Việt Nam có số lao động dư thừa khổng lồ.”
Còn theo Liên Hiệp Quốc, mặc dù Việt Nam cũng thành công đáng kể trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo, nhưng mức giảm này không đồng đều ở các nhóm dân số và vùng miền khác nhau.
Linh Mục Simon Nguyễn cầu nguyện cho các nạn nhân. (Hình: Reuters)
Bà Mimi Vũ, chuyên gia chống buôn người ở Sài Gòn, cho biết “Hầu hết người Việt Nam di cư sang Châu Âu và Anh Quốc là người ở một vài tỉnh của Việt Nam mà thôi.”
Ở những tỉnh này, mấy chục năm nay, có phong trào đi nước ngoài, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, để kiếm việc làm rồi gửi tiền về nhà.
Trong 10 năm qua, làn sóng di cư từ Việt Nam sang Anh bắt nguồn từ thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh ở miền Bắc, nhưng gần đây, số người di cư từ ba tỉnh nghèo miền Trung là Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày càng tăng.
Theo các chuyên gia, hiện nay, các tổ chức buôn người ở Việt Nam đưa khoảng 18,000 người sang Châu Âu một năm, nhưng chỉ chưa đầy 1,000 người sang Mỹ.
Tại sao nhiều người di cư chọn Anh Quốc? 
BBC cho hay, với người di cư Việt Nam, Anh Quốc có lẽ là điểm đến hàng đầu ở Châu Âu, theo Tiến Sĩ Tamsin Barber của Đại Học Oxford-Brookes, chuyên nghiên cứu về di cư và người Anh gốc Việt.
Tiến Sĩ Barber cho hay họ biết rằng nếu đến Anh trót lọt, sẽ rất dễ tìm được việc làm và kiếm nhiều tiền gửi về cho gia đình ở Việt Nam.
Hơn nữa, ở Anh cũng đã có một mạng lưới người Việt chuyên giúp người mới đến tìm chỗ ở và việc làm, vì đang có nhu cầu rất cao lao động tay nghề thấp cho các nhà hàng, tiệm nail của người Việt cũng như các nông trại trồng cần sa lậu.
Qua những cuộc phỏng vấn với người Việt hồi hương từ Anh Quốc, phần lớn đến Anh là làm những việc tay chân như làm nông nghiệp và đánh cá, nhưng cũng có người làm việc thời vụ, “thợ đụng” (tức đụng gì làm đó), hoặc mở tiệm buôn bán nhỏ. Có người cũng thất nghiệp.
Nhưng Tiến Sĩ Barber nhấn mạnh: “Hiện tại, không có con đường hợp pháp nào cho người di cư Việt Nam tay nghề thấp đến làm việc ở Anh. Do đó, muốn đến Anh thì chỉ có qua những con đường vòng và nguy hiểm.” (Th.Long)
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/39-nguoi-chet-trong-xe-van-tai-o-anh-tai-sao-nguoi-viet-nam-lieu-mang/
    •  Ảnh đại diện
      Trước 1975, dân Việt chưa bao giờ nghe đến nước nào trên thế giới nhận người Việt. Cho đến khi sau 1975, với phong trào tị nạn bằng tàu và nhiều nước trên thế giới tự do mở rộng vòng tay đón nhận người Việt, phong trào vượt biên mới bộc phát.
        •  Ảnh đại diện
          Long Nguyen nói trúng rồi đó. Đó là nguyên nhân Tổng Thống Trump quyết mạnh tay ngăn chặn di dân bất hợp pháp (tôi ủng hộ phần này của tổng thống). Lý luận của ông rất hợp lý: Chính vì có những quốc gia dễ dãi nhận (do muốn có nhân công giá rẻ, lao động làm những việc người bản xứ không chịu làm), mới khuyến khích thêm những người ôm mộng "đổi đời" liều mạng. Trong khi nếu họ chịu làm ăn siêng năng ở quốc gia bản xứ, họ vẫn sống tốt, có điều, họ mơ đổi đời nhanh chóng thôi ! Trong video clip dưới đây BBC phỏng vấn một cô gái đi lậu sang Anh, cô ta xác nhận nhà cô ta THUỘC HÀNG KHÁ GIẢ ở VN và cô ta ra đi cũng chả vì lý do chính trị gì cả. Đơn giản là họ muốn làm giàu nhanh chóng thôi, rồi té vào bẫy bọn buôn người !
          https://www.youtube.com/wat...
        Linh mục gốc Việt ở Anh kêu gọi cộng đồng người Việt cung cấp thông tin về các nạn nhân
        Linh mục gốc Việt ở Anh kêu gọi cộng đồng người Việt cung cấp thông tin về các nạn nhân Nhiều người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở Anh cũng đang lo ngại người thân nằm trong số 39 thi thể trên xe vận tải.
        Volume 90%
        02:29
        03:30
        03:30