vrijdag 31 maart 2017

Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc và Việt Nam

Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc

Các loại hoa quả Trung Quốc chứa nhiều hóa chất độc hại ngày càng xâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam luôn là nỗi ám ảnh của các bà nội trợ. Để nhận biết các loại hoa quả Trung Quốc không quá khó, chỉ cần một chút tinh ý sẽ giúp chị em đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình.

hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Phân biệt các loại rau củ
Cà rốt
hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Việt Nam (bên trái): Có cùi, cuống lá thường còn nguyên, đôi lúc còn rễ tỏa bao quanh củ. Củ nhỏ, có màu vàng nhạt, kích thước không đều nhau, không căng láng.
Trung Quốc (bên phải): Không cùi, màu cam đậm, tươi sáng. Kích thước to, suôn và các củ khá đều. Lá thường được tỉa gọn hay cắt sạch.
Tỏi
hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Tỏi Trung Quốc (bên phải): Củ to, các tép tỏi to và vỏ dễ bóc.
Tỏi Việt Nam (bên trái): Củ nhỏ, các tép tỏi nhỏ hơn và khó bóc vỏ, đặc biệt tỏi Việt Nam dậy mùi hơn tỏi Trung Quốc ngay cả khi chưa cho vào chế biến.
Khoai tây
hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Khoai tây Đà Lạt (bên trái): Vỏ mỏng nên khi đổ đống, các củ va chạm vào nhau nên dễ bị tróc vỏ, ruột vàng, mắt khoai nhỏ.
Khoai tây Trung Quốc (bên phải): Củ to, mắt to, vỏ dày, bị sượng khi nấu chín.
Gừng
hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Gừng Trung Quốc: Thường có 2 màu vỏ là màu vàng và màu vàng pha trắng nhợt. Gừng Trung Quốc có lớp vỏ nhẵn nhụi, căng mọng, củ to, đều, ít nốt sần sùi, được vệ sinh rất sạch sẽ.
Gừng Việt Nam: Có lớp vỏ xỉn màu hơn, rễ và nốt sần sùi nhiều hơn, kích thước nhỏ và có mùi thơm rất đặc trưng.
Hành
hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Hành Trung Quốc (bên trái): Củ to, chỉ có 1 tép, vỏ mỏng, không thơm.
Hành Việt Nam (bên phải): Vỏ dày, có vài tép trên một củ và rất thơm.
Hành tây
hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Hành tây Đà Lạt: Củ to, vỏ lụa ngoài màu trắng, dễ bị trầy xước.
Hành tây Trung Quốc: Vỏ ngoài màu vàng, tím hoặc trắng bóng, có hình dạng tròn đều hoặc bầu dục.
Cà chua
Cà chua Trung Quốc vỏ ngoài bóng, to và không có cuống.
hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Cà chua Việt Nam (bên trái): Thường có cuống, màu sắc tươi mới hơn.
Bắp cải
hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Bắp cải Trung Quốc: Có kích thước nhỏ hơn, tròn và mượt, không bị nhàu nát, đầu búp uốn vào, không xoăn.
Bắp cải Đà Lạt: Có kích thước khá lớn, có màu trắng.
Cải thảo
hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Cải thảo Đà Lạt bắp tròn trịa, màu nhạt. Còn cải thảo Trung Quốc hình thon dài và có màu xanh đậm.
Bí đỏ
hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Bí đỏ Việt Nam có kích thước nhỏ, vỏ ngoài sần sùi và hình dáng méo mó.
Bí đỏ Trung Quốc có kích thước lớn, quả dài, vỏ ngoài bóng và đẹp.
Phân biệt các loại quả
Hồng
hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Hồng Việt Nam (bên trái): quả có hình dạng tròn, dẹt trơn (giống trứng gà), phần cuống có nhiều đốm đen, không có rãnh. Vỏ có màu nhạt và có vết thâm. Kích thước quả nhỏ và không đều màu.
Hồng Trung Quốc (bên phải): quả tròn đều, to dẹt hơi vuông, có bốn khía. Kích thước to và đều nhau. Vỏ bóng đẹp, màu đỏ cam tươi, đậm, thường không có vết xước.
Nho
hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Nho Việt Nam: nho Phan Rang thường quả nhỏ, có màu đỏ hoặc tím nhạt, quả mọng, sờ vào quả thấy chắc và cứng. Cuốn rất tươi, chùm ngắn. Vị chua đậm.
Nho Mỹ: vỏ sậm hơn, thuôn dài, vị ngọt, giòn, rất ít hoặc không có hạt.
Nho Trung Quốc: quả tròn, to, thường đựng trong thùng lạnh. Quả có màu tím nhạt, có lớp phấn trắng đục. Ruột có nhiều hạt, mềm. Vị hơi chua.
Cam
hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Việt Nam: cam Vinh trái tròn, nhỏ, có màu xanh vàng, vỏ thường bị nám.
Mỹ, Úc hoặc Nam Phi: màu vỏ cam nhạt hơn cam Trung Quốc nhưng bề mặt vỏ lại dày, căng, xù xì hơn. Giá cam Mỹ tại chợ đầu mối Hóc Môn hiện là 56.000đ/kg.
Trung Quốc: chỉ có theo mùa, từ khoảng tháng Mười âm lịch đến Tết. Trái to, quả có màu đậm, vỏ mỏng, bề mặt vỏ mịn màng, phần cuống hơi nhọn và phần đít quả hơi bầu; đôi khi có kèm theo cả cành lá. Không hạt.
Quýt
hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Quýt Trung Quốc thường có hình dáng đẹp, màu vàng tươi, vỏ dầy và kích thước đồng đều hơn nhiều so với quýt Việt Nam. Khi bóc ra, đầu múi thường hay bị khô, xốp, không được mọng nước.
Về hương vị: Do được tiêm nhiều hóa chất bảo quản nên quýt Trung Quốc ngọt đậm, có vị đắng, thậm chí nhiều quả ngoài tươi ngon nhưng khi bóc ra các múi bị chín nhũn, có mùi hắc từ hóa chất, đôi khi bị mốc xanh.

hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Trong lê Trung Quốc, người ta tìm thấy hóa chất Endosulfan, đây là hóa chất độc hại cần loại trừ trên toàn thế giới của Liên hợp quốc. Do sử dụng nhiều chất bảo quản nên lê Trung Quốc giữ được vẻ ngoài hấp dẫn lâu hơn, trong khi chất lượng bên trong không được đảm bảo.
Thông thường, hình dáng những quả lê Trung Quốc thường to tròn, bóng đẹp, có màu xanh hoặc vàng tươi, quả đồng đều rất bắt mắt. Trong khi đó, lê Việt Nam lại thon dài, có vỏ sần sùi và màu vàng đậm.
Nếu như lê Việt Nam có vị ngọt, hơi chua, mùi thơm dịu thì lê Trung Quốc có vị ngọt đậm, không có mùi thơm đặc trưng.
Lựu
hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Nếu như lựu Việt Nam thường nhỏ, da sần sùi hoặc bị nám thì lựu Trung Quốc lại có kích thước lớn hơn, vỏ ngoài mịn, căng tròn hơn. Màu của vỏ thường trắng hồng.
Ngoài ra, lựu Trung Quốc thường có hạt đỏ rực, bắt mắt, các hạt đều nhau. Hạt lựu Trung Quốc thường không mùi hoặc mùi của hoá chất. Lựu Trung Quốc thường được bày bán sớm và dài hơn lựu Việt Nam do chứa nhiều chất bảo quản.
Xoài
hoa-qua-trung-quoc-3 Tuyệt chiêu đơn giản để nhận biết rau củ quả Trung Quốc
Xoài Trung Quốc thường được thúc chín một cách siêu tốc bằng những hóa chất độc hại.
Xoài Trung Quốc có mùi hắc, vỏ có màu vàng mờ, lấm tấm đen ở cuống. Những quả xoài vỏ màu xanh nhưng bên trong lại chín vàng, không có vị xoài là xoài Trung Quốc đã được ngâm tẩm nhiều hóa chất.
___________________________
Theo sức khỏe cộng đồng
GP TTTĐTH: 3362/GP-TTĐT do Sở TT&TT Hà Nội cấp

http://qtcs.com.vn/tuyet-chieu-don-gian-de-nhan-biet-rau-cu-qua-trung-quoc/

Trung Quốc..."gian manh" : "...Không có cái gọi là ‘đảo nhân tạo’ ở Biển Đông" (!) + Xung đột và ngoại giao trên Biển Ðông

Trung Quốc: Không có cái gọi là ‘đảo nhân tạo’ ở Biển Đông


Bộ Quốc phòng TQ tuyên bố 'không có cái gọi là đảo nhân tạo'. Ảnh chụp vệ tinh của CSIS cho thấy nhiều công trình xây dựng của TQ trên Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 9/3/2017.
Bộ Quốc phòng TQ tuyên bố 'không có cái gọi là đảo nhân tạo'. Ảnh chụp vệ tinh của CSIS cho thấy nhiều công trình xây dựng của TQ trên Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 9/3/2017.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm thứ Năm tuyên bố “không có cái gọi là đảo nhân tạo” ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp. Bộ Quốc phòng Trung Quốc lặp lại rằng bất kỳ công trình xây dựng nào tại đây chủ yếu cũng nhằm phục vụ các mục đích dân sự.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết vùng biển giàu tài nguyên này. Bắc Kinh đã tiến hành cải tạo đất và xây dựng trên một số đá, đảo thuộc quần đảo Trường Sa, nơi mà Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Các công trình xây dựng bao gồm các sân bay, bến cảng và nhiều cơ sở khác, trong đó bao gồm cả việc đổ một lượng cát lớn xuống các bãi đá hoặc cấu trúc, vốn chỉ nhô lên khi thủy triều xuống thấp.
Nhưng phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngụ ý rằng đây có lẽ là một sự hiểu lầm, dù ông nói thêm rằng Bắc Kinh hoàn toàn có quyền xây dựng tại đó bởi vì Trường Sa là một phần không thể tách rời khỏi lãnh thổ Trung Quốc.
Ông Ngô Khiêm nói trong một cuộc họp báo thường kỳ mỗi tháng:
“Không có cái gọi là đảo nhân tạo. Hầu hết các công trình xây dựng đều dành cho mục đích dân sự, kể cả các cơ sở phòng thủ cần thiết”.
Nhắc tới Hoa Kỳ, ông Ngô Khiêm nói mặc dù tình hình Biển Đông nhìn chung đang ổn định, một số nước ‘bên ngoài’ (ám chỉ Hoa Kỳ) lại lo lắng và muốn thổi phồng mọi chuyện và gây căng thẳng.
Khi được yêu cầu giải thích về phát biểu cho rằng không có đảo nhân tạo, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối trả lời. Ông nói Trung Quốc đã giải thích đầy đủ về công trình xây dựng của mình.
Hôm thứ Hai, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ nói Trung Quốc gần như đã hoàn tất phần lớn việc xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự chính trên các đảo nhân tạo mà nước này đã bồi đắp ở Biển Đông. Điều này cho phép Bắc Kinh có khả năng triển khai chiến đấu cơ và các thiết bị quân sự tới đây bất cứ lúc nào.

http://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-khong-co-cai-goi-la-dao-nhan-tao-o-bien-dong/3789194.html

ùng biển tranh chấp

Xung đột và Ngoại giao ở Biển Đông

Một người lính thủy quân lục chiến của Philippines bơi trong vùng nước quanh Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông (AP Photo/Bullit Marquez)
April 2001March 2009
500 km
500 mi
Leaflet | Map tiles by Stamen Design, CC BY 3.0 — Map data © OpenStreetMap
X
Ký hiệu
  • Trung Quốc
  • Philippines
  • Đài Loan
  • Việt Nam
  • Brunei
  • Malaysia
Một phần ba lưu lượng giao thông hàng hải toàn cầu. Ước tính khoảng 5 ngàn tỉ đôla thương mại hàng năm. Sáu quốc gia đòi chủ quyền. Một vùng biển. Đó chỉ là bề nổi của vấn đề.
Map of south china sea
  • Trung Quốc
  • Philippines
  • Đài Loan
  • Việt Nam
  • Brunei
  • Malaysia
Chào mừng các bạn tới Biển Đông, vùng biển chung của Đông Nam Á. Biển Đông là nơi có nguồn tài nguyên phong phú gần và dưới bề mặt—lòng biển chứa đựng nguồn cá dồi dào và đáy biển hứa hẹn trữ lượng dầu mỏ và khí đốt mà theo ước tính chính thức của Mỹ ít nhất ngang bằng với trữ lượng của Mexico, và theo một số ước tính gây tranh cãi của Trung Quốc, có thể chỉ thua trữ lượng của Ả-rập Saudi. Biển Đông cũng là một trong những tuyến đường biển có tầm chiến lược quan trọng nhất và bị tranh chấp nhiều nhất của thế kỷ 21.
Về phía bắc, Biển Đông giáp với Trung Quốc, nước tuyên bố mình có chủ quyền lịch sử từ hàng trăm năm trước. Ngày nay, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với 95 phần trăm vùng biển này và lệ thuộc vào đó để mang về 80 phần trăm lượng dầu thô nhập khẩu. Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với những đảo nhỏ ở Biển Đông và đã bồi đắp một diện tích khoảng 1.300 hectare để duy trì phần lớn là cơ sở hạ tầng quân sự, bao gồm cả những đường băng đủ dài để máy bay ném bom có thể cất cánh và hạ cánh.
Suốt nhiều thế kỉ qua, Biển Đông đã đóng vai trò thiết yếu đối với sự sống còn kinh tế của những nước giáp ranh như Việt Nam, Malaysia, Brunei, và Philippines.
Những quốc gia không có tuyên bố chủ quyền cũng có lợi ích của riêng mình. Ngư trường Natuna giáp với Biển Đông cũng có trữ lượng khí thiên nhiên thiết yếu cho nước Indonesia gần đó.
Xa hơn, Hàn Quốc và Nhật Bản không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng lệ thuộc vào quyền tự do qua lại ở đây để đáp ứng hơn phân nửa nhu cầu năng lượng của họ.
Mỹ, bảo vệ lợi ích của mình và của những đồng minh, duy trì một sự hiện diện quân sự trong khu vực. Giới chức Hải quân Mỹ dự định mở rộng lực lượng điều động ra nước ngoài của Hạm đội Thái Bình Dương thêm khoảng 30 phần trăm nữa đến trước năm 2021. [https://www.fas.org/sgp/crs/row/R42784.pdf]
Trong khi tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc của Châu Á trong hai thập kỷ qua vẫn tiếp tục, sự ổn định trong khu vực và sự tiếp cận đối với Biển Đông vẫn còn là một vấn đề có hệ quả toàn cầu.
Những vụ đụng độ giữa tàu tuần tra hải quân Trung Quốc và tàu đánh cá của những nước lân cận cho thấy nhiều nguy cơ châm ngòi xung đột quốc tế và đẩy những cam kết an ninh của Washington lên hàng đầu.
Nhiều nước phương Tây đã hối thúc Bắc Kinh tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), một văn kiện ấn định những khu vực kiểm soát hàng hải dựa trên đường bờ biển. Nhưng Trung Quốc phần nhiều xem những luật lệ quản trị hàng hải mà Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn là không tương thích với luật pháp trong nước; tệ hơn họ xem những luật lệ này là những công cụ của bá quyền phương Tây được định ra để hạn chế ảnh hưởng đang lớn dần của Trung Quốc trong tư cách một cường quốc thế giới.
Binh lính Trung Quốc tuần tra trên đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) trước bia chủ quyền có nội dung: “Nam Sa là đất của ta, thiêng liêng bất khả xâm phạm,” ngày 9 tháng 2 năm 2016.
Mỹ, nước đã ký vào UNCLOS nhưng không phê chuẩn, thường dựa vào thỏa thuận quốc tế này để giải quyết những tranh chấp lãnh thổ.
Vào tháng 7, một ban hội thẩm gồm năm thẩm phán ở thành phố The Hague đã đồng lòng bác bỏ cơ sở pháp lý của gần như tất cả những tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc. Trong vòng vài tuần, Tòa án Nhân dân Tối cao của Trung Quốc đã ban hành một quy định khẳng định “cơ sở pháp lý rõ ràng cho Trung Quốc bảo vệ trật tự hàng hải,” trong đó Bắc Kinh tuyên bố sẽ truy tố bất kỳ người nước ngoài nào bị phát hiện đang đánh cá hoặc thăm dò trong vùng biển tranh chấp.
Những phương tiện khác nhằm giải quyết những tranh chấp lãnh thổ phức tạp dường như cũng không hữu hiệu. Bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á, lâu nay đã bị trì hoãn và là văn kiện mà giới chức Bắc Kinh nói sẽ chung quyết vào năm 2017, sẽ không có mấy tác dụng trong việc giải quyết những tuyên bố chủ quyền chồng chéo. Cũng giống như phán quyết của tòa án ở The Hague, bất kỳ tuyên bố nào của ASEAN có tính ràng buộc pháp lý đều thiếu cơ chế có ý nghĩa để thi hành.

Tương lai phía trước

Mỹ lâu nay vẫn nói rằng họ không có lập trường chính thức về tranh chấp Biển Đông, dù Mỹ vẫn hay chỉ trích hành vi của Trung Quốc ở đó và đã mở rộng những liên minh quốc phòng với những nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
Khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, ông có thể sẽ phải nhanh chóng xử lý một cuộc khủng hoảng bên trên Biển Đông. Trước đây, chỉ vài tháng sau khi nhận nhiệm sở, cựu Tổng thống George W. Bush đã phải đối mặt với một cuộc tranh chấp quốc tế gây ra bởi một vụ va chạm trên không giữa một máy bay do thám của Mỹ và một máy bay chiến đấu của Trung Quốc gần đảo Hải Nam.
Chưa đầy bảy tuần sau khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức, tàu và máy bay của Trung Quốc đã đối đầu với tàu USNS Impeccable, một tàu do thám tại vùng biển nằm về phía nam Đảo Hải Nam, và ra lệnh cho tàu này rời đi. Mỹ cho biết họ có quyền ở đó và rằng tàu của họ đã bị quấy nhiễu. Bắc Kinh thì bênh vực hành động của mình. Ông Obama phản ứng bằng cách gửi một khu trục hạm có gắn phi đạn điều hướng tới để bảo vệ tàu Impeccable.
Những vụ việc như vậy có thể tiếp tục định hình những tranh chấp khi nó diễn ra trên biển và ở những thủ đô khắp thế giới. Cho tới khi những câu hỏi lớn hơn về chủ quyền lãnh hải được giải quyết, tuyến đường thủy này hứa hẹn sẽ vẫn là điểm tựa mà địa chính trị thương mại quốc tế và nền kinh tế toàn cầu đặt trọng tâm vào. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ những diễn biến khi chúng xảy ra, ngay ở đây.

Những tuyên bố chủ quyền chồng chéo: Tổng quan

Mỹ và những nước phương Tây khác đã thúc đẩy một "trật tự dựa trên luật lệ" ở Biển Đông, nơi mà một phần lớn giao thông vận tải hàng hải của thế giới đi qua, và gọi vùng biển này là thiết yếu đối với nền an ninh và sự thịnh vượng kinh tế của khu vực. Nhưng Bắc Kinh chủ yếu xem những luật lệ quản trị hoạt động hàng hải mà Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn là không tương thích với luật nội địa, và vẫn tiếp tục công tác nạo vét lấp đất ở bảy đảo đá có tranh chấp trong gần hai năm qua, tạo thành những đảo nhân tạo nhỏ.


Thời biểu sự kiện