dinsdag 28 februari 2017

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến Hà Nội ngày 27-2-2017 trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên.

Thứ ba, 28/2/2017 | 15:51 GMT+7
|

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến Hà Nội

Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko hôm nay đến sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam, kéo dài đến ngày 5/3.

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến Hà Nội. Phó chủ tịch nước Việt Nam Đặng Thị Ngọc Thịnh chào đón quốc khách tại sân bay. Ảnh: Giang Huy.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến Hà Nội lúc hơn 15h chiều nay, trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên.
"Chúng tôi hy vọng chuyến thăm của chúng tôi tới Việt Nam sẽ đóng góp cho việc thúc đẩy hơn nữa hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta", Nhật hoàng Akihito hôm nay nói tại sân bay Haneda, Tokyo, trước khi khởi hành tới Việt Nam.
Nhà vua Akihito và Hoàng hậu là biểu tượng cao quý của đất nước và khối đoàn kết Nhật Bản. Nhà vua và Hoàng hậu chỉ thực hiện các chuyến thăm nhân dịp kỷ niệm đặc biệt đối với các đối tác có quan hệ thân thiết. Kể từ khi lên ngôi Nhà vua Akihito, người có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam và ủng hộ tăng cường giao lưu với Việt Nam, mới thăm chính thức 26 nước, trong tổng số 57 nước đã đặt chân đến.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản được chào đón tại sân bay Nội Bài.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản được đón chào tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Giang Huy.
Chuyến thăm của Nhật hoàng và Hoàng hậu diễn ra không lâu sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến Việt Nam hồi giữa tháng một. Ông tuyên bố nước này quyết định sẽ đóng 6 tàu tuần tra mới cho Việt Nam, các tàu này trị giá 38,5 tỷ Yen (338 triệu USD), nằm trong khoản Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mới trị giá 123 tỷ Yen (1,05 tỷ USD) mà Nhật dành cho Việt Nam.
Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nhà cung cấp viện trợ phát triển ODA lớn nhất, chiếm hơn 30% tổng ODA viện trợ cho Việt Nam. 
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản lên xe rời sân bay Nội Bài. Ảnh: Giang Huy.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản lên xe rời sân bay Nội Bài. Ảnh: Giang Huy.
Nhật Bản là đối tác thứ hai về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với hơn 42 tỷ USD, chiếm 15% tổng FDI vào Việt Nam; là đối tác thứ ba về du lịch, năm 2016 có gần 700.000 lượt khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam. Nhật cũng là đối tác thứ 4 về thương mại, kim ngạch song phương ước đạt gần 30 tỷ USD trong năm ngoái.
Nhật hoàng và Hoàng hậu dự kiến tới Huế sau đó, rồi rời đi Bangkok để viếng Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej băng hà năm ngoái.
Việt Anh
Xem thêm:
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nha-vua-va-hoang-hau-nhat-ban-den-ha-noi-3547246.html

Thứ ba, 28/2/2017 | 15:51 GMT+7
|
Thứ ba, 28/2/2017 | 15:51 GMT+7

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản đến Hà Nội

Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko hôm nay đến sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam, kéo dài đến ngày 5/3.

nha-vua-va-hoang-hau-nhat-ban-den-ha-noi-page-2
Máy bay chở Nhà vua và Hoàng hậu hạ cánh tại Hà Nội.
nha-vua-va-hoang-hau-nhat-ban-den-ha-noi-page-2-1
Nhà vua và Hoàng hậu xuống máy bay.
nha-vua-va-hoang-hau-nhat-ban-den-ha-noi-page-2-2
Hoàng hậu Michiko tại sân bay.
nha-vua-va-hoang-hau-nhat-ban-den-ha-noi-page-2-3
Nhà vua và Hoàng hậu được đón tiếp tại khách sạn. 
nha-vua-va-hoang-hau-nhat-ban-den-ha-noi-page-2-4
Nhà vua và Hoàng hậu tại khách sạn ở Hà Nội.
Xem thêm:
Đám cưới hoàng gia năm 1959 là sự kiện được người dân Nhật Bản hân hoan chào đón và theo dõi

Thứ hai, 27/2/2017 | 11:41 GMT+7

Nhật hoàng Akihito - Hoàng đế gần gũi của người dân

Là người có tư tưởng gần dân, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đã nỗ lực hết mình để đoàn kết người dân Nhật Bản vượt qua những thời khắc khó khăn.

nhat-hoang-akihito-hoang-de-gan-gui-cua-nguoi-dan
Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko. Ảnh: Reuters
Nhật hoàng Akihito là nhà vua thứ 125 của Nhật Bản, một trong những quốc gia có chế độ quân chủ được duy trì lâu đời nhất trên thế giới. Vương triều Nhật Bản bắt đầu từ năm 660, khi hoàng đế Jimmu lên ngôi, trở thành nhà vua đầu tiên của đất nước.
Là vị vua kế nhiệm Thiên hoàng Hirohito, người đã dẫn dắt nước Nhật qua Thế chiến II, Nhật hoàng Akihito là vị quân chủ duy nhất trên thế giới hiện nay giữ danh hiệu hoàng đế, theo CNN. Tuy nhiên, sau chiến tranh, vai trò của hoàng đế ở Nhật Bản chỉ còn mang tính biểu tượng, là người đứng đầu quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến.
Theo các nhà sử học, mặc dù không nắm giữ quyền lực như cha và các bậc tiền nhân, Nhật hoàng Akihito đã có vai trò rất lớn trong việc xây dựng lại hình ảnh của hoàng gia và hoàng đế trong suốt thời gian cai trị của mình.
Hiến pháp Nhật năm 1945 duy trì Ngai vàng Hoa cúc ở nước này, nhưng không công nhận vị thế hậu duệ của thần thánh cũng như quyền lực chính trị trực tiếp của Nhật hoàng. Bởi vậy, Nhật hoàng Akihito đóng vai trò là "biểu tượng của quốc gia và sự đoàn kết của nhân dân", ông có được vị thế này là nhờ vào "ý nguyện của nhân dân, người thực sự có quyền lực tối thượng".
Nhà vua Akihito thực hiện các hoạt động được quy định trong hiến pháp như bổ nhiệm thủ tướng, phê chuẩn việc bổ nhiệm các quan chức cấp cao, triệu tập Quốc hội, công bố luật và các điều ước, trao tặng tước hiệu… Trong các vấn đề quốc sự, quyết định của Nhà vua được đưa ra dựa trên sự tư vấn và chấp thuận của chính phủ Nhật Bản.
Trong bài phát biểu hiếm hoi trên truyền hình sau thảm họa động đất sóng thần diễn ra ở Nhật Bản năm 2011, Nhật hoàng Akihito đã sử dụng tiếng Nhật hiện đại, gần gũi, thay vì ngôn ngữ triều chính vốn xa lạ với đa số người dân nước này.
"Từ sâu thẳm trái tim mình, tôi hy vọng người dân sẽ cùng nắm tay nhau, đối xử với nhau bằng tình thương và cùng nhau vượt qua những thời khắc khó khăn", ngài nói. Ngài cùng Hoàng hậu Michiko đã tới thăm vùng hứng chịu thảm họa, cúi mình hỏi han những người bị mất nhà cửa, một cử chỉ được coi là biểu tượng cho lòng cảm thông với người dân của Hoàng gia.
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm người dân vùng thiên tai
Vai trò thật sự của Nhà vua Akihito là vừa đảm bảo sự liên tục, vững vàng cho người dân Nhật Bản, vừa góp phần hàn gắn quan hệ với những quốc gia mà đế quốc Nhật từng xâm lược trong Thế chiến II, theo AsianHistory.
Nhà vua từng tuyên bố ngài ước gì thảm kịch chiến tranh sẽ không lặp lại và "bày tỏ lòng thương tiếc sâu sắc với những người đã ngã xuống trong chiến tranh".
"Akihito là hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản thời hậu chiến thực thi hiến pháp hòa bình, vai trò của ông là biểu tượng cho sự đoàn kết dân tộc", Koichi Nakano, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Sophia, Tokyo, nhận xét. "Ông ấy rất quan tâm đến những vấn đề chiến tranh và hòa giải với các nước châu Á".
Đưa hoàng gia gần với người dân
nhat-hoang-akihito-hoang-de-gan-gui-cua-nguoi-dan-1
Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản hỏi thăm người dân ở vùng thiên tai tại Fukushima. Ảnh: Reuters
Nhật hoàng Akihito được coi là một hoàng đế rất gần dân, với những nỗ lực không mệt mỏi để thay đổi hình ảnh của người đứng đầu Ngai vàng Hoa cúc trong mắt người dân Nhật Bản.
Mỗi năm, ngài gặp gỡ rất nhiều người đủ mọi tầng lớp xã hội tại Hoàng cung, từ các quan chức chính phủ đến lãnh đạo địa phương, nông dân, ngư dân, doanh nhân… Ngài và Hoàng hậu Michiko cũng đến thăm các tỉnh thành, đảo xa, tới các cơ sở phúc lợi, văn hóa và công nghiệp để trực tiếp gặp gỡ, động viên, khích lệ người dân địa phương, đặc biệt là các vùng hứng chịu thiên tai.
Nhà vua và Hoàng hậu cũng không để bụng khi một nữ sinh chụp ảnh họ và đăng lên Twitter khi họ tới thăm khu phố, mặc dù hành động này của cô bé đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi trong dư luận. Trong khi giới trẻ coi đó là hành động bình thường, nhiều người thuộc thế hệ già lại cho rằng đó là sự bất kính lớn với Nhà vua và Hoàng hậu.
Nỗ lực đưa Hoàng gia gần hơn với người dân còn được thể hiện trong mong muốn thoái vị của Nhật hoàng Akihito. Theo hiến pháp, hoàng đế Nhật Bản là nam giới và họ phải nắm giữ ngôi vị này cho đến khi qua đời. Tuy nhiên, Nhật hoàng Akihito trong bài phát biểu trên truyền hình hồi tháng 8 năm ngoái bất ngờ tuyên bố muốn nhường ngôi vì tuổi cao, sức yếu.
Theo chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản Eri Hotta, việc Nhật hoàng thoái vị là một vấn đề rất nhạy cảm ở Nhật Bản hiện nay, bởi điều đó đòi hỏi Quốc hội Nhật phải sửa đổi Luật Hoàng gia trong một quá trình rất phức tạp. Nó cũng có thể làm trì hoãn các kế hoạch mà Thủ tướng Shinzo Abe đang theo đuổi nhằm cải cách hiến pháp hòa bình của đất nước, trao nhiều vai trò hơn cho quân đội.
Nhật hoàng Akihito nhấn mạnh rằng ông muốn thoái vị không chỉ vì do tuổi tác và sức khỏe, cho rằng đây là thời điểm để Nhật Bản xem xét lại quy định về kế vị trong tương lai. Ngài hy vọng rằng các hoàng đế Nhật Bản cũng có thể thoái vị tương tự những gì các nhà vua, nữ hoàng Hà Lan, Bỉ hay thậm chí là Giáo hoàng đã làm trước đây.
Hotta cho rằng thông điệp mà Nhật hoàng Akihito muốn đưa ra là các hoàng đế dù sao cũng đều là con người chứ không phải thánh thần, cũng phải trải qua những quy luật như bất cứ người thường nào khác, trong đó có vấn đề tuổi tác.
"Nhật hoàng Akihito muốn sát cánh cùng người dân, lắng nghe tiếng nói của họ, gần gũi với họ trong từng nếp nghĩ. Chính niềm tin vào người dân và sự sẵn sàng đứng lên vì niềm tin đó của ngài, hơn là việc được ngẫu nhiên sinh ra trong gia đình hoàng tộc, mới là biểu tượng quốc gia đúng đắn của một đất nước Nhật Bản dân chủ", Hotta nhấn mạnh.
Trí Dũng


Phở ‘thống lĩnh’ món ăn ưa thích dịp trao Giải Oscar

Phở ‘thống lĩnh’ món ăn ưa thích dịp Oscar


Phở của Việt Nam là món ăn được ưa thích nhất, được nhiều người Mỹ lựa chọn nhất để thưởng thức trong khi xem lễ trao giải Oscar.
Theo trang web Grubhub, công ty cung cấp ứng dụng gọi món ăn trên toàn nước Mỹ, năm ngoái, số người gọi đặt món phở tăng 192% trong lễ trao giải Oscar so với các ngày Chủ Nhật khác trong năm 2016.
Món phở của Việt Nam vượt qua các món ăn nổi tiếng của các sắc dân khác ở Mỹ như Mexico, Nhật, Italy và Thái Lan.
Ngoài ra, kênh truyền hình CNBC đưa tin, người xem lễ trao giải Oscar cũng chọn các món cay hơn và “sành điệu” hơn so với bình thường như món mỳ xào cay, salad thịt bò cay hay món cuốn cá ngừ cay. Bốn trong số 10 món đứng đầu năm ngoái được chế biến với các gia vị cay.
Grubhub cũng xác định rằng một số thành phố có xu hướng đặt các món đắt tiền như thịt bê hay sushi. Số đơn hàng gọi các món như vậy ở Philadelphia tăng 30%; ở San Francisco tăng 21% và Denver tăng 19% so với các ngày khác không phải là lễ trao giải Oscar.
Thủ đô Washington DC và thành phố New York cũng nằm trong 10 thành phố nơi người dân đặt các món ăn “sành điệu” để thưởng thức trong khi xem lễ trao giải Oscar.
Theo quan sát của phóng viên VOA Việt Ngữ, có thể dễ dàng tìm thấy các nhà hàng bán món phở ở Mỹ, nhất là những nơi có đông người Việt sinh sống như tiểu bang California hay Virginia. Giá một bát thường ở mức dưới 10 đôla.
Buổi lễ trao giải Oscar lần thứ 89 sẽ diễn ra tại Hollywood ở Los Angeles vào chiều 26/2 (giờ địa phương), tức sáng sớm 27/2 giờ (Hà Nội).

Những bộ ‘xiêm y’ đẹp nhất tại lễ trao giải Oscar 2017

Những bộ ‘xiêm y’ đẹp nhất tại lễ trao giải Oscar 2017

Chrissy Teigen. (Hình: Valerie Macon/AFP/Getty Images)
LOS ANGELES, California (NV) – Lễ trao giải Oscar lần thứ 89 vừa diễn ra thành công Chủ Nhật, 26 Tháng Hai tại nhà hát Dolby Theatre, Hollywood. Bên cạnh việc vinh danh các tài năng điện ảnh, Oscar còn là dịp để khán giả, đặc biệt là phái nữ, chiêm ngưỡng trang phục của các tài tử siêu sao Hollywood. Dưới đây là một trong số các “xiêm y” ấn tượng trong lễ trao giải năm nay, theo trang mạng Stylecaster.
1. Chrissy Teigen
Vợ của danh ca John Legend, người trình diễn ca khúc “City of Stars” trong bộ phim La La Land, Chrissy Teigen, thể hiện sự gợi cảm của mình trong xiêm y của nhà thiết kế Zuhair Murad. Bộ váy xẻ tài cao khéo léo khoe đường cong nóng bỏng của bà mẹ một con.
Những bộ 'xiêm y' đẹp nhất tại lễ trao giải Oscar 2017
Jessica Biel. (Hình: Frazer Harrison/Getty Images)

2. Jessica Biel
Vợ của nam ca sĩ Justin Timberlake, nữ diễn viên Jessica Biel, diện trang phục của nhà mốt Kaufmanfrancom, giày của thương hiệu Stuart Weitzman và trang sức của Tiffany & Co. Chiếc vòng cổ choker cao được thiết kế xòe tua tua lạ mắt kéo dài xuống cổ váy tạo nét đồng điệu cho bộ cánh. Kiểu tóc của nữ diễn viên được búi thấp, hài hòa với kiểu trang điểm nhẹ nhàng nhưng đầy quyến rũ.
Những bộ 'xiêm y' đẹp nhất tại lễ trao giải Oscar 2017
Ruth Negga. (Hình: Frazer Harrison/Getty Images)
3. Ruth Negga
Nữ diễn viên được đề cử giải “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” với vai diễn trong bộ phim “Loving”, Ruth Negga, thu hút nhiều ống kính của nhiếp ảnh gia trên thảm đỏ với chiếc váy của thương hiệu Valentino. Nổi bật trên trang phục đỏ quyến rũ là chiếc ribbon màu xanh với ý nghĩa “Stand with ACLU”, một tổ chức bảo vệ quyền tự do và bình đẳng cho các nhà làm phim.
Những bộ 'xiêm y' đẹp nhất tại lễ trao giải Oscar 2017
Karlie Kloss. (Hình: Frazer Harrison/Getty Images)
4. Karlie Kloss
Siêu mẫu Karlie Kloss nổi bật trên thảm đỏ Oscar với bộ váy trắng của thương hiệu Stella McCartney. Với mái tóc vàng chấm vai cùng với chiếc vòng cổ choker kim cương giúp làm tôn lên vẻ đẹp của siêu mẫu 24 tuổi.
Những bộ 'xiêm y' đẹp nhất tại lễ trao giải Oscar 2017
Emma Stone. (Hình: razer Harrison/Getty Images)
5. Emma Stone
“Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” năm nay, Emma Stone, đến dự lễ trao giải Oscar với trang phục của thương hiệu Givenchy Haute Couture và trang sức của Tiffany & Co.
Không chỉ cuốn hút người đối diện với chiếc váy cổ điển quyến rũ, nữ diễn viên Emma Stone còn gửi gắm thông điệp của mình qua bộ váy. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy trên dây váy của nữ diễn viên có đính một huy hiệu nhỏ “Planned Parenthood” thể hiện sự phản đối của cô với chính sách tranh cãi của tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề di dân và vấn đề về Planned Parenthood.
Những bộ 'xiêm y' đẹp nhất tại lễ trao giải Oscar 2017
Viola Davis. (Hình: Frederic J. Brown/AFP/Getty Images)
6. Viola Davis
Không chỉ đoạt giải thưởng “Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất” năm nay mà nữ diễn viên da màu Viola Davis còn thu hút truyền thông và khán giả với trang phục màu đỏ của thương hiệu thời trang Armani. Mái tóc màu nâu brunette được cắt tém không hề làm lu mờ mà trái lại, mang đến vẻ đẹp trẻ trung cho cô. (N.A)

http://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/pn-cac-bo-trang-phuc-dep-nhat-tai-le-trao-giai-oscar-2017/

Khách Trung Quốc ‘nạp’ cho Las Vegas hơn $10 tỷ mỗi năm

Khách Trung Quốc ‘nạp’ cho Las Vegas hơn $10 tỷ mỗi năm

Hà Tường Cát/Người Việt
Giàn đèn con rồng nặng 1.25 tấn của Lucky Daragon Hotel and Casino. (Hình: Getty Images)
Hiện nay số du khách Trung Quốc đến Mỹ mỗi năm vào khoảng 2.5 triệu người và đang trên đà gia tăng, tuy nhiên vẫn còn đứng vào hàng thứ 5 sau các du khách từ Canada, Mexico, Nhật, Anh Quốc. New York là thành phố thu hút du khách Trung Quốc nhiều nhất, rồi tới thủ đô Washington D.C., kế tiếp là Las Vegas, San Francisco,…
Dân Trung Quốc đem lại cho ngành kỹ nghệ du lịch Mỹ doanh thu $24 tỷ mỗi năm. Riêng Las Vegas chiếm được phân nửa số tiền ấy dù chỉ có khoảng 10% du khách Trung Quốc, 250,000 người, đến thăm nơi đây. Theo số liệu của Hội Ðồng Quản Trị Kỹ Nghệ Du Lịch Nevada, năm 2014 Las Vegas thu được $12 tỷ từ du khách Trung Quốc.
Tình trạng kinh tế khó khăn và việc phá giá đồng tiền ở Trung Quốc năm 2015 phần nào có ảnh hưởng, nhưng Las Vegas vẫn có 206,000 du khách đến từ Trung Quốc, với chi tiêu về cờ bạc $10 tỷ, nghĩa là bình quân mỗi đầu người $50,000.
Trên thực tế, hầu hết du khách không tiêu xài mỗi người đến mức $50,000 ấy, cho nên có thể hiểu là có một thành phần các đại phú Trung Quốc đã cờ bạc ăn thua nhiều chục triệu dollars ở Las Vegas.
Cuối năm ngoái, Las Vegas có thêm một khách sạn và sòng bài mới: Lucky Dragon, khởi công xây dựng năm 2015 và khai trương ngày 3 Tháng Mười Hai năm 2016.
Lucky Dragon Hotel and Casino không thuộc loại các cơ sở đồ sộ ở Las Vegas, thành phố có 17 trong số 20 khách sạn lớn nhất thế giới. Lucky Dragon chỉ là một khách sạn 9 tầng với 201 phòng và sòng bài 18,900 sqf. nằm ở khu phía Bắc Las Vegas Blvd. Từ hai thập niên qua, đây là một khu vực suy tàn khi những khách sạn sòng bài lớn đều tập trung tại khu phía Nam Las Vegas Blvd. ở đoạn quen gọi là The Strip.
Lucky Dragon là trung tâm giải trí/nghỉ dưỡng (resort) đầu tiên ở Las Vegas cho đến nay được đặc biệt xây dựng theo chủ đề Trung Hoa và nhắm thu hút các đối tượng du khách Trung Quốc cũng như dân Mỹ gốc Á. Ngân khoản tài trợ cho dự án là qua một chương trình của liên bang được gọi là EB-5, cấp visa và quy chế thường trú cho người ngoại quốc đầu tư ít nhất $500,000 vào Mỹ.
Khách Trung Quốc 'nạp' cho Las Vegas hơn $10 tỷ mỗi năm
Các bàn bài lá, chơi baccarat và các kiểu chơi khác, là loại cờ bạc quen thuộc của dân Trung Hoa và Á Châu. (Hình: Getty Images)
David Jacoby, giám đốc điều hành, từ chối không tiết lộ có bao nhiêu nhà đầu tư Trung Quốc tham gia cũng như tổng chi phí của dự án. Nhưng ông nói rằng con số $370 triệu do truyền thông đưa ra không đúng, Theo ước lượng, tổng phí tổn phải tới mức trên dưới $1 tỷ vì tốn kém không chỉ ở xây dựng mà còn do nhiều công trình tỉ mỉ khác bên trong.
Hai dự án lớn khác cũng đã được khởi công tại khu phía Bắc, Resorts World trị giá hơn $4 tỷ do một công ty Malaysia đã có hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành khai thác cờ bạc ở thị trường Châu Á, với một khách sạn 3,200 phòng, kiến trúc và trang trí theo kiểu mẫu Trung Hoa, Dự án thứ nhì, Alon Las Vegas, tọa lạc gần đoạn giữa The Strip, trị giá $2 tỷ, do công ty Australia Crown Resort, cũng nhắm vào dân Trung Quốc được coi như loại khách quan trọng nhất.
Lucky Dragon là xâm nhập “Made in China” đầu tiên vào ngành giải trí/cờ bạc trên thị trường Mỹ. Môn chơi bài lá Baccarat” rất phổ thông ở Châu Á, và sòng bài này có 7 bàn VIP trên tầng hai, gần các nhà hàng sang trọng bán đồ ăn Á Châu. Văn hóa Á Châu thể hiện không chỉ qua những trang trí nội thất, ở các phòng khách sạn, hay dùng các màu sắc chủ yếu là đỏ và vàng, mà còn thấy qua một trà thất êm đềm thay vì quầy rượu hay night club ồn ào kiểu Tây phương. Theo quảng cáo, gọi một bình trà ở Cha Garden trong Lucky Dragon với giá $12, khách có thể lựa chọn trong hàng chục loại trà nổi tiếng nguyên thủy Trung Hoa, nhưng không thể gọi thêm đường hay sữa theo lối uống Tây phương.
Theo lối Trung Hoa, tất cả mọi chi tiết ở Lucky Dragon đều dựa trên tính toán phong thủy. Số 4 là số xui nên không thể tìm thấy ở đây, kể cả khách sạn không có tầng nào gọi là tầng số 4. Bước qua cửa, là khách có thể dùng tiếng Anh hay tiếng phổ thông Trung Quốc để trao đổi với 800 nhân viên làm việc trong sòng bài và khách sạn.
Giàn đèn treo nặng 1.25 tấn tại khách sảnh chính, là một con rồng bằng pha lê giữa các trái cầu cũng bằng pha lê. Năm nhà hàng ăn trong Lucky Dragon có đầu bếp chuyên môn cung cấp các món ăn đúng kiểu Trung Hoa cũng như các nước Châu Á khác như Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan. Do đó vào đây người ta sẽ tìm thấy một không khí hoàn toán Á Ðông, chưa từng có tại nơi nào khác ở Las Vegas.
Khách sạn/sòng bài Goald Coast gần Las Vegas China Town khai trương năm 1988 và được tu sửa trong những năm 2002 và 2008 chỉ có một phần hình ảnh Trung Hoa, lúc đó người ta chưa chú trọng đến việc thu hút khách Châu Á.
Các công ty kỹ nghệ giải trí/cờ bạc của Mỹ và Tây phương từ lâu đã đầu tư vào thị trường Châu Á ở Singapore và nhất là đặc khu hành chính Macau. Thu nhập của kinh đô cờ bạc thế giới Macau hiện nay lớn gấp 10 lần Las Vegas. Trong khi đó thì các công ty Mỹ lại gặp nhiều khó khăn để phát triển ở thị trường nội địa như Atlantic City và ngay cả Las Vegas.
Giới đầu tư Trung Quốc, nhận định được chỗ trống trong hoạt động của các công ty Mỹ, đã không bỏ qua cơ hội, khai thác nhắm vào khách Á Châu, đến từ nước ngoài cũng như một khối đông đảo hơn từ các tiểu bang lân cận đặc biệt là Nam California.
Ðể tạo điều kiện cho khách Trung Quốc, từ Tháng Mười Hai năm ngoái hãng hàng không Hainan Airlines đã mở đường bay thẳng từ Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Kông đến phi cảng quốc tế Las Vegas/McCarran. Như thế cạnh tranh của Trung Quốc sẽ ngày càng gia tăng ngay tại thị trường Mỹ.

http://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/khach-trung-quoc-nap-cho-las-vegas-hon-10-ty-moi-nam/

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký sắc lệnh "Du lịch...Miễn Visa" cho công dân Việt Nam

Donald Trump ký một chính sách du lịch miễn visa cho công dân Việt Nam


Tuesday, 28/02/2017 11:18
Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump đã ký một sắc lệnh cho phép tất cả công dân Việt Nam có thể đi du lịch đến Hoa Kỳ mà không cần xin cấp visa.



Lệnh vừa mới ban hành đóng vai trò như một sự thay đổi trong chính sách thị thực cho người Việt Nam du lịch đến Hoa Kỳ, sẽ cho phép họ ở lại Hoa Kỳ với thời hạn tối đa 180 ngày chỉ dành cho mục đích Du lịch hoặc Kinh doanh. Việc ở lại hơn 180 ngày thì vẫn phải yêu cầu có visa.
Ông Trump nói rằng biện pháp này nhằm mục đích củng cố quan h-..ệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Tuy nhiên, người Việt Nam đa quốc tịch sẽ bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ nếu hộ chiếu còn lại của họ đến từ Syria, Iraq, Iran, Sudan, Libya, Somalia và Yemen – bảy quốc gia thuộc cộng đồng Hồi giáo đang thuộc diện “được quan tâm”.
Điều này thể hiện rằng việc đàm phán về thương mại và thị thực song phương đã được thảo luận giữa tổng thống Trump và Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Một nguồn tin từ Nhà Trắng đã tiết lộ rằng ông Trump có thể rút lại cơ hội đi du lịch đến Hoa Kỳ mà không cần thị thực của các công dân Úc sau khi huỷ tất cả các giao dịch thương mại với quốc gia này.
Việc cho phép công dân Việt Nam sang Hoa Kỳ tự do không phải lệnh duy nhất được ký kết có hiệu lực bởi tổng thống Trump kể từ khi nhậm chức. Ông đã ký năm lệnh điều hành mới – bao gồm việc tiến hành xem xét và phê duyệt các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên bảo vệ môi trường.
Tổng thống Donald Trump đã ký các lệnh điều hành nhằm thúc đẩy việc xây dựng các đường ống dẫn hiện đang gây tranh cãi là Dakota Access và Keystone XL.
Ông cũng đã ký một lệnh điều hành vào ngày Thứ Hai về việc ngăn chặn các quỹ liên bang khỏi các tổ chức khuyến khích việc phá thai trên toàn thế giới, bao gồm cả các Liên đoàn Làm cha mẹ Có kế hoạch, điều mà các nhà hoạt động đã tuyên bố rằng đây là việc tổng thống xem là hành động bảo vệ sự sống quan trọng đầu tiên khi đang trong nhiệm kỳ.
Chính sách này, được gọi là Chính sách Thành phố Mexico hoặc Quy tắc Gag Toàn cầu, lần đầu tiên được ban hành dưới thời Ronald Reagan và ngăn chặn quỹ liên bang khỏi việc đi đến các tổ chức nước ngoài thực hiện nạo phá thai bên ngoài Hoa Kỳ, hoặc vận động hành lang để hợp pháp hoá việc thực thi điều này ở các nước khác.
Ông đã chính thức rút lui Hoa Kỳ khỏi Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương vào thứ hai, làm tăng khoảng cách giữa Mỹ và các đồng minh châu Á, cũng như khiến ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực gia tăng.
Nhằm thực hiện đầy đủ cam kết về chiến dịch nhằm kết thúc sự tham gia của Hoa Kỳ đối với 2015 PACT, ông Trump đã ký một lệnh thi hành tại Phòng Bầu dục nhằm kéo Hoa Kỳ ra khỏi khối 12 quốc gia TPP.
Mổ sống cướp nội tạng ở Trung Quốc – Tội ác kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại

Mổ sống cướp nội tạng ở Trung Quốc – Tội ác kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại

Từ năm 2006, tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc lần đầu tiên đã bị đưa ra ánh sáng. Các cuộc điều tra quốc tế sau đó đã...
Cô ăn thịt lợn hàng ngày, gần đây thấy đau đầu, đau chân, kết quả chụp X-quang gây sốc

Cô ăn thịt lợn hàng ngày, gần đây thấy đau đầu, đau chân, kết quả chụp X-quang gây sốc


http://vntinnhanh.info/donald-trump-ky-mot-chinh-sach-du-lich-mien-visa-cho-cong-dan-viet-nam.html

Nga vượt qua Saudi Arabia, thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất, với 10.49 triệu thùng dầu thô mỗi ngày

Nga vượt qua Saudi Arabia, thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất

Một xưởng lọc dầu tại Saudi Arabia (Hình: saudiarabia.blogspot)
MOSCOW, Nga (NV) – Nga vượt qua Saudi Arabia để trở thành quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới hồi Tháng Mười Hai vừa qua, khi cả hai quốc gia khởi sự giới hạn nguồn cung cấp trước khi có thỏa thuận với các quốc gia khác để giảm bớt mức sản xuất dầu.
Bản tin của Bloomberg cho hay Nga bơm lên khoảng 10.49 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong Tháng Mười Hai 2016, giảm khoảng 29,000 thùng so với Tháng Mười Một, theo một bản báo cáo đưa ra ngày Thứ Hai tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia.
Saudi Arabia và các quốc gia xuất cảng dầu thô khác trong khối OPEC, hồi cuối Tháng Mười Một 2016 quyết định giảm nguồn cung cấp khoảng 1.2 triệu thùng mỗi ngày trong sáu tháng, khởi sự từ ngày 1 Tháng Giêng năm 2017. Vì quyết định này, dầu thô tăng giá khoảng 20% từ cuối Tháng Mười Một tới nay.
Mỹ là quốc gia sản xuất dầu thô lớn hàng thứ ba thế giới, với 8.8 triệu thùng mỗi ngày trong Tháng Mười Hai 2016, so với mức trước đó là 8.9 triệu thùng. Iraq đứng hàng thứ tư với 8.26 triệu thùng và Trung Quốc đứng hàng thứ năm với 3.98 triệu thùng mỗi ngày. (V.Giang)

http://www.nguoi-viet.com/the-gioi/nga-vuot-qua-saudi-arabia-san-xuat-dau-lon-nhat/

zondag 26 februari 2017

Nghề sửa quần áo ở Little Saigon (California) : ‘Cứ rung đùi là có tiền’

Nghề sửa quần áo ở Little Saigon: ‘Cứ rung đùi là có tiền’

Quốc Dũng/Người Việt
Bà Hà Nguyễn sửa áo cho khách, bên cạnh là hàng loạt chỉ may đặt riêng từ hãng. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)
LITTLE SAIGON, California (NV) – Cũng làm nghề may nhưng họ không biến những tấm vải đơn điệu để cho ra các bộ quần áo đủ kiểu, mà họ dùng bàn tay khéo léo của mình biến những bộ quần áo từ bình dân đến hàng đắt tiền như Louis Vuitton, Gucci… trở nên hợp với vóc dáng của khách hàng theo kiểu “đo ni đóng giày.”
Nghề sửa quần áo ở Little Saigon tồn tại bền bỉ hàng chục năm qua đã làm đẹp cho biết bao người, trong đó có không ít nghệ sĩ nổi tiếng cũng chọn những cửa tiệm này để sửa trang phục diễn của mình.
Khi tôi đến tiệm sửa quần áo Liên Hương, góc đường Garden Grove và Cannery, Garden Grove, cũng là lúc ca sĩ Mai Tiến Dũng của trung tâm Thúy Nga đang được bà chủ tiệm Huệ Nguyễn đo quần áo để chỉnh sửa. Từng chiếc kim tây được ghim vào tay áo, hông áo, mông quần, ống quần… cốt làm sao để trang phục diễn của ca sĩ vừa vặn, “không một tí thừa” như lời bà Hà Nguyễn, em gái bà Huệ, cùng làm chủ cửa tiệm này, nói.
“Ngoài hát hay, Mai Tiến Dũng rất chăm chút bề ngoài, đó cũng là cách tôn trọng khán giả. Sửa đồ không thể đo người mà sửa được, mà khách muốn sửa cái gì, phải mặc đồ đó vào người, tôi nhìn sẽ biết chỗ nào cần sửa. Cứ thế mà dùng ghim để bóp lại những chỗ rộng, tay áo dài thì lên cho vừa… Phải ghim để khách hình dung được dáng áo quần sau khi sửa, sau đó tôi mới sửa theo cái ghim đó,” bà Hà giải thích.
Sửa mọi loại quần áo
Bà Hà cho biết: “Sửa quần áo không phải hàng hợp đồng, mà là hàng khách, nên không theo một mẫu cố định, mà theo hình thể của mỗi người. Vì vậy, vóc dáng mỗi người có chỗ nhỏ, chỗ to khác nhau nên phải làm theo hình thể của khách. Đặc biệt của sửa quần áo là như vậy. Trong khi hãng thì may theo một chuẩn nhất định, còn mình thì sửa đồ của hãng theo vóc dáng người mặc. Chẳng hạn, người có ngực nhưng eo lại nhỏ, thế thì phải bóp phần eo một chút, nếu không thì mặc thùng thình rất xấu.”
“Phải nói là người ta sửa mọi thứ, từ áo sơ mi, áo vest, váy, đầm, đồ cưới… thậm chí đồ lót cần giúp thì tôi cũng làm được. Xu hướng thời trang hiện nay thay đổi xoành xoạch, nên khi nhận những đồ của các hãng nổi tiếng, mình còn học được các kiểu may mới nữa. Chẳng hạn, đồ của hãng Louis Vuitton không những thiết kế đặc biệt mà còn may rất lắt léo, nên phải suy nghĩ một chút trước khi sửa. Đồ càng hàng hiệu càng khó, nó không đơn giản, nó cầu kỳ lắm. Vì khó hơn, thời gian làm lâu hơn nên tiền khách trả cho tôi đương nhiên phải tương ứng,” bà nói.
“Sửa quần áo không đơn giản là lên lai, bóp ống, lên tay… mà sửa tất tần tật. Mở tiệm mà chỉ lên lai đơn giản thì không có khách mấy. Bởi vì bây giờ người Việt mình qua đây đông lắm, nên họ sửa được những gì đơn giản ở nhà, như mẹ sửa cho con, bà sửa cho cháu. Nếu chỉ lên lai chắc tôi đóng cửa dẹp tiệm từ lâu rồi,” bà nói thêm.
Nghề sửa quần áo ở Little Saigon: 'Cứ rung đùi là có tiền’
Bà Huệ Nguyễn đo quần, còn bà Hà Nguyễn sửa áo vest cho ca sĩ Mai Tiến Dũng. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)
Tiệm Phi’s Alterations, góc đường Beach và McFadden, trong khu chợ Thuận Phát, Westminster, của ông Trần Công Phi tuy là một tiệm nhỏ nhưng có đến năm thợ thay phiên nhau nhận và sửa đồ cho khách.
“Thường khách đến tiệm để lên lai và sửa đồ vest nhiều. Tuần nào cũng mấy chục bộ vest, quần thì không tính nổi. Lên lai thì khách chỉ cần đi vòng vòng trong chợ chừng 15-20 phút thì lấy liền. Còn áo soiree thì chừng 2-3 tiếng, cũng có những áo cưới phải làm vài ngày mới xong,” ông cho biết.
“Tôi nhận sửa mọi loại quần áo. Đồ của hãng nào cũng vậy, làm như thường thôi. Cứ coi theo đúng nguyên bản mà sửa. Đồ rẻ tiền mình cũng làm ngần ấy công, mà đồ mắc tiền cũng làm ngần ấy công, chứ không phải thấy đồ mắc tiền thì lấy công cao. Phương châm của tôi là đẹp, rẻ, lẹ, và cần nhất đúng hẹn thì sẽ giữ được chân khách. Có lẽ vì vậy mà nhiều nghệ sĩ của trung tâm Thúy Nga như Bằng Kiều, Lương Tùng Quang, Hồng Đào… cũng chọn tiệm để sửa đồ,” ông giới thiệu.
Khiêm tốn hơn, tiệm Phương, góc đường Westminster và Magnolia, trong tiệm Launderland Water thuộc chợ Mỹ Thuận, Westminster, tuy nhỏ và chỉ một mình bà chủ tiệm Phương Nguyễn nhận và sửa đồ, nhưng bà làm việc không ngừng tay.
“Tôi không giới hạn gì từ khách, cái gì cũng làm hết, từ may đồ mới đến may áo gối, đương nhiên sửa đồ vẫn là chính. Nói chung, đến với nghề may thì làm cái gì cũng được hết. Chỉ trừ khách mua cái áo hay cái quần được giá rẻ, nhưng tiền khách sửa còn mắc hơn tiền mua, mà sửa lại thì đồ cũng không đẹp nên tôi mới bàn với khách đừng làm tốn tiền. Mặc dù tôi làm kiếm sống là chính, nhưng trong kiếm sống đó mình cũng phải có cái để khách hàng đi rồi cũng vui vẻ trở lại lần sau,” bà cho hay.
Nghe đến đây, bà Thúy Trần, cư dân Garden Grove, một khách hàng của tiệm, tiếp lời: “Cái này tôi xác nhận, tôi sửa quần áo ở đây hai năm nay và thấy chị Phương làm nhưng không vẽ vời. Đồ của khách thấy cần sửa chị mới nhận sửa, vì sợ khách mất tiền. Chị làm bằng lương tâm của mình. Trước đây tôi cũng sửa vài nơi nhưng giá cao, và họ làm hay nói quá về việc làm của mình. Còn ở đây, khách mang đồ đến còn nhờ bà chủ góp ý, nên chị Phương còn kiêm luôn tư vấn cho khách. Đặc biệt tôi phục chị ở chỗ, chỉ cần khách đến một lần thì lần sau chị không những nhớ tên khách mà còn nhớ cả đồ khách mang đến là gì.”
Nghề “làm dâu trăm họ”
Theo các chủ tiệm sửa quần áo, trước khi đi sửa, nếu quần áo chỉ giặt khô thì không nói, còn lại đều phải giặt và sấy trước. “Bởi vì có nhiều loại vải rút dữ lắm, nên giặt trước để giữa hai bên không hiểu lầm nhau. Tôi thường hỏi khách là đồ này có giặt máy chưa, nếu chưa thì mang về giặt để sửa cho chính xác. Có những cái tôi nhìn thấy khách mặc sẽ vừa khi đồ đã được giặt. Vì vậy, khách cứ giặt đi rồi tính sau,” bà Hà Nguyễn nói.
“Làm nghề này cũng như ‘làm dâu trăm họ’ vậy, khách hàng cũng người này người kia, có người khó tính, có người dễ. Chẳng hạn, sửa xong rồi thì có rắc rối, không phải do sửa bị hư, mà khi tôi dùng ghim để làm dấu những chỗ sẽ sửa thì lúc đó khách đồng ý, nhưng khi làm xong thì khách muốn chật hơn hay rộng hơn thì đó mới là vấn đề. Có thể khách không hình dung được khi tôi ghim kim, chứ sửa thì phải có kỹ thuật, không thể sai được.’
“Bây giờ phần lớn đồ rộng sửa vô. Cứ 20 người khách thì có một người muốn sửa ra, nhưng phải cho phép có vải thì mới sửa ra được. Đó là kiểu nối vải, tuy xấu nhưng họ mặc được thì thôi. Nối vải thường nối lưng quần nhiều. Chỉ may ở tiệm tôi đều đặt từ hãng mà không làm chỉ thường hay mua ở chợ. Do vậy mà chỉ rất bóng và đẹp. Chỉ jean cũng đặt ở hãng nên quần jean lên lai chỉ không khác chỉ của quần jean nguyên thủy,” bà nói thêm.
Nhận xét về tiệm, bà Theresa Hà, cư dân Anaheim, cho hay: “Hai cô có tay nghề rất cao, cái gì sửa cũng được, rất khéo và có trách nhiệm, không để khách phàn nàn, bởi vì có nhiều tiệm chỉ hứa rồi để khách đợi. Còn ở tiệm này, mặc dù 10 giờ 30 sáng mới mở cửa nhưng sáng sớm 6-7 giờ hai cô đã ra đây sửa, rất đúng hẹn với khách. Nói vui vui là ‘Cột gãy, trứng chim bể gì cũng làm lại được hết.’ Quần áo gì hai cô cũng làm được, mà giá cả lại phải chăng, chứ vô tiệm Mỹ là ‘chém đứt cổ’. Có lẽ vì vì vậy mà khách ở đây không chỉ là người trẻ, mà khách ngoại quốc cũng nhiều.”
Nghề sửa quần áo ở Little Saigon: 'Cứ rung đùi là có tiền’
Bà Phương Nguyễn với cả “núi” quần áo cần sửa. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)
Trong khi đó, bà Phương Nguyễn cho biết: “Sửa đồ cho khách chỉ là đẹp hay không đẹp theo ý mình muốn thôi. Nghề này nếu làm tám tiếng thì không đủ sống. Làm ít nhất một ngày phải mười mấy tiếng mới được. Nên khi về nhà tôi mang theo để làm vào buổi tối. Còn mỗi sáng cứ 4 giờ đều dậy để làm tiếp. Làm nghề này phải chịu làm nhiều giờ thì mới sống được.”
“Nhiều lúc vô tình may vô ngón tay thì có, chứ đồ của khách thì không hư. Nghề kiếm sống của mình mà,” bà cười nói.
Ông Trần Công Phi nhận định: “Tôi gặp vài trường hợp khách hàng đòi phải chọn chỉ may đúng với chỉ nguyên bản, nhưng làm sao mà có được. Làm nghề dịch vụ mà, khó có thể làm vừa lòng hết tất cả mọi người.”
“So sánh với Mỹ thì mình làm lẹ lắm rồi, không khi nào giao đồ cho khách cỡ một tuần lễ đâu, bởi vì những đồ đòi hỏi cần nhiều thời gian thì tôi còn mang về nhà làm đêm cho kịp. Khách hàng ở tiệm là người ngoại quốc cũng ngang ngửa với người mình, bởi vì so sánh giá Mỹ thì mình rẻ hơn một nửa. Chẳng hạn họ lên lai là $12 thì mình chỉ lấy giá $5,” ông nói.
Tâm huyết với nghề!
Đến nay, theo nhẩm tính của ông Phi, với 73 tuổi đời, ông có hơn 50 năm làm nghề may. “Lúc mới sang đây tôi cũng không nghĩ làm nghề nào khác mà bắt đầu từ nghề may. Vậy là năm 1976 tôi mở tiệm may Hoàng trên đường Brookhurst. Sau đó khi thương xá Phước Lộc Thọ khánh thành thì tôi là một trong những người đầu tiên kinh doanh trong đó, và mở tiệm may Văn Quân,” ông kể.
“Tiệm Văn Quân ở đó được 23 năm thì tôi sang tiệm vì tiền thuê cao quá, với lại tôi cũng muốn nghỉ hưu. Nhưng ở nhà chưa được bao lâu thì ngứa ngáy tay chân nên tôi xin vào làm ở một tiệm may của Mỹ. Thấy làm ở tiệm này mất tự do quá, nên tôi quyết định mở tiệm Phi’s nho nhỏ này ở chợ Thuận Phát. Vậy mà tới nay cũng bảy năm rồi,” ông tâm sự.
Tiệm Phi’s của ông có lẽ là tiệm duy nhất đưa bảng giá hẳn hoi. Tiệm mở cửa từ 8 giờ 30 phút sáng đến 6 giờ chiều mỗi ngày, trừ Chủ Nhật nghỉ.
Nghề sửa quần áo ở Little Saigon: 'Cứ rung đùi là có tiền’
Ông Trần Công Phi với 50 năm gắn bó cùng nghề may. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)
Theo bà Phương Nguyễn, bà đến với nghề may chỉ vì gia đình không có tiền cho đi học nên bà phải học lấy một nghề để mưu sinh. “Vậy mà học từ từ rồi tôi thấy thích hẳn nghề may. Từ năm 1990 học xong thì tôi ra tiệm luôn.”
“Tôi sang đây năm 2003, lúc đầu có đi học nail nhưng bị dị ứng, không học nữa. Sau đó tôi đi làm cho một tiệm áo cưới trên đường Bolsa. Nhưng làm mệt quá, cuối cùng tôi học nail trở lại để lấy bằng, thế mà lấy bằng thì không đi làm,” bà cười nói.
“Lúc đó tôi có cô bạn làm ở tiệm giặt khô và được rủ về làm cùng. Biết tôi biết may, cô nhận đồ của khách về cho tôi sửa. Sau đó cô khuyến khích tôi mở tiệm và đến nay tiệm mở cũng gần 10 năm. Trước khi mở tiệm, vợ chồng tôi có ra thành phố để xin giấy phép. Cũng mất gần hai năm tôi mới có được khách, cũng nhờ người này giới thiệu người kia,” bà kể.
“Nghề này giúp tôi rèn được tính kiên nhẫn, tỉ mỉ. Tuy nhiên, nghề may là nghề nghèo, nhưng sống được. Nghề này ở đâu cũng vậy, chẳng bao giờ đói, lúc nào cũng có việc hết. Bước vô nghề may thì ổn định, bình an, không phải lo lắng gì nhiều. Giàu thì không giàu, chỉ bình bình vậy thôi, vì làm nghề bình dân mà,” bà nói và cho hay tiệm không có giá cả từng loại mà tùy vào yêu cầu của khách. Tuy vậy, vẫn có giá cho những loại mà khách hay làm.
Với 20 năm trong nghề, trong đó tám năm mở tiệm tại đây kể từ ngày chị em bà Huệ Nguyễn và Hà Nguyễn đến Mỹ. “Nghề này phải làm suốt ngày. Tôi sang đây hồi gần 40 tuổi, mắt còn sáng trưng, mà làm mới 7-8 năm nay nhưng mắt đã loạn, bỏ kính ra không thấy đường. Người ta nói nghề này ‘rung đùi là có tiền’ mà sao tôi không thấy tiền đâu, chỉ biết ‘tai làm hàm nhai’ thôi,” bà Hà cười nói.
Bà Huệ cho biết: “Nghề này giống như nấu ăn vậy, bỏ hết tâm huyết vào thì món đồ mới đẹp. Còn nếu làm cho xong việc thì không cách nào đẹp hết. Đó là cái nghề, cái nghiệp mà người làm phải chịu. Làm bỏ công rất nhiều nhưng tiền không bao nhiêu. Nghề này không cách nào nhiều tiền hết, vì không có tiền tip, không thể tính bằng giờ bởi vì có những món đồ chỉ làm trong năm phút, nhưng có món đồ phải làm hàng giờ mới xong.”
“Tôi qua đây đã lỡ thời nên làm, chứ tôi không yêu nghề may như Hà. May cứ ngồi yên một chỗ làm, đầu không nặng, nhưng cực quá mà tiền cũng không ổn định,” bà kể.
“Rồi chị em tôi hợp tác mở tiệm này để kiếm tiền nuôi con ăn học, vì ít ra nghề sửa quần áo cũng đủ sống, và có thời gian chăm sóc gia đình. Nhưng thú thật, kiếm tiền để sống bằng nghề này rất cực, phải cạnh tranh không chỉ với người mình mà cả người Mỹ, Nam Hàn…” bà cho biết.
Bà Hà nói thêm: “Khách của tôi ở đây ít khách Bolsa, mà khách ở xa tới, nhờ vậy mới sống được. Vì vậy chúng tôi chỉ biết cố gắng gửi hết tâm huyết vào sản phẩm để khách vui vẻ trở lại lần sau. Mùa này vắng, chứ vào mùa cưới thì rất bận rộn. Giá cả không biết chừng, vì phải nhìn đồ cần làm mới định giá được, chỉ có giá lên lai thì cố định $5.”
Theo các chủ tiệm, nghề sửa quần áo cũng có “ngày hạn.” Cứ vào sau Tết Âm Lịch, Tháng Tư khai thuế và Tháng Tám tựu trường thì khách sửa đồ chậm lại. Thời điểm đắt khách là từ Tháng Bảy đến Tháng Mười Hai, trong đó tháng đón Giáng Sinh là túi bụi vì vào mùa cưới.
—–
Liên lạc tác giả: truong.dung@nguoi-viet.com

http://www.nguoi-viet.com/little-saigon/nghe-sua-quan-ao-o-little-saigon-cu-rung-dui-la-co-tien/