donderdag 30 juni 2016

Euro 2016 : Bồ Đào Nha vào bán kết nhờ Ba Lan đá hỏng phạt đền


Bồ Đào Nha vào bán kết nhờ Ba Lan đá hỏng phạt đền
Thursday, June 30, 2016 3:28:46 PM




TỔNG HỢP - Chỉ một cú sút hỏng của Ba Lan trong 5 lần đá phạt đền luân lưu đã đưa Bồ Đào Nha vào bán kết Euro 2016 với cú sút quyết định của Quaresma sau khi cả hai đội hòa nhau 1-1 trong suốt 120 phút của trận tứ kết diễn ra hôm 30 tháng 6, lúc 12 giờ trưa (giờ California) trên sân Stade Velodrome, thành phố Marseille.

Thủ môn Ba Lan Fabianski (giữa) dù có bay người vẫn không thể cản phá quả banh sút vào của Sanches (thứ hai từ trái) của Bồ Đào Nha trong trận tứ kết Euro 2016. (Hình: Getty Images)
Trong trận đấu đầy căng thẳng, buộc phải giải quyết bằng những quả phạt đền luân lưu, Ronaldo cùng bốn đồng đội khác đã thành công trong khi về phía Ba Lan, việc sút hỏng của cầu thủ Blaszczykowski và bàn thắng quyết định của Quaresma buộc đội tuyển Đông Âu phải giã từ cuộc chơi.
Trước khi bước vào trận đấu, Ba Lan vào từ kết sau khi thắng Thụy Sĩ 5-4 bằng những quả phạt đền luân lưu sau khi cả hai hòa nhau 1-1 trong suốt 120 phút.
Wojciech Szczesny là cầu thủ duy nhất của Ba Lan vắng mặt trận đấu tứ kết với Bồ Đào Nha vì chấn thương, còn Fabianski sẽ tiếp tục ra sân trong khi Kapustka trở lại sau khi bị cấm một trận đấu.
Trong khi đó, phía Bồ Đào Nha, liên tiếp bốn trận đấu vừa rồi đều làm cho các cổ động viên thót tim với lối chơi rất mờ nhạt. Cả bốn trận đều hòa trong 90 phút. Riêng trận vòng 16 so tài với Croatia, sau khi cả hai không bên nào mở tỉ số suốt hai hiệp đấu chính thức buộc phải đấu thêm hai hiệp phụ 30 phút và may mắn đứng về phía Bồ khi phút 117, từ đường chuyền kiến tạo của Ronaldo, Quaresma ghi bàn thắng quý giá đưa đội nhà tiếp tục ra sân ở tứ kết.
Đối với siêu sao Ronaldo, nếu như trận so tài với Hungary ở vòng bảng, siêu sao này tỏa sáng với cúp đúp giúp đội nhà cầm hòa 3-3 trong trận đấu rượt đuổi tỉ số nghẹt thở căng thẳng đến phút cuối cùng, vẫn chưa cho thấy dấu ấn của mình (như trận bán kết giải UEFA Champions League vừa rồi) khi tất cả đồng đội cùng các cổ động viên đều đặt trên vai của anh với hy vọng sẽ giúp đưa Bồ Đào Nha vào đến bán kết lần thứ tư trong 5 kỳ Euro Cup.
Tiền vệ Bồ Đào Nha Renato Sanches (phải) vui mừng sau khi ghi bàn thắng vào lưới Ba Lan trong trận tứ kết Euro 2016. (Hình: Getty Images)
Tuy nhiên, ở trận đấu này, Ronaldo tuyên bố dứt khoát sẽ không cho đối thủ xứ Đông Âu có cơ hội nào để có mặt ở bán kết.
Đội hình hai đội:
Ba Lan: Fabianski - Piszcsek, Glik, Pazdan, Jedrzejczyk - Blazczykowski, Krychowiak, Maczynski, Grosicki - Milik, Lewandowski
Bồ Đào Nha: Rui Patricio - Cedric, Pepe, Fonte, Eliseu - Adrien Silva, Renato, William, Mario - Nani, Ronaldo.
Điều không ai ngờ đến là ngay từ phút thứ hai của trận đấu, Ba Lan có cơ hội mở tỉ số đầu tiên khi Grosicki của Ba Lan đá quả phạt trực tiếp, do lỗi lầm của hậu vệ Cedric của Bồ Đào Nha, để cho ngôi sao Bayern Munich, Lewandowski có cơ hội tung lưới thủ môn Patricio.
Trong suốt 25 phút sau đó, Bồ Đào Nha chưa cho thấy đường tấn công nào ra hồn trong khi siêu sao Ronaldo vẫn mất hút..., trái lại những pha áp sát của Ba Lan khiến cho hàng hậu vệ Bồ Đào Nha vất vả không ít. Mãi đến phút 29 trong đợt tấn công, Ronaldo mới có banh tung cú sút sà ngay trong vùng cấm địa nhưng thủ môn Ba Lan ngã người bắt dính kịp thời.
Tuy nhiên chỉ 4 phút sau đó, phút 33, Nani của Bồ Đào Nha có banh từ cánh phải ngay vùng cấm địa Ba Lan chuyền cho đồng đội Sanches tung cú sút banh trúng hậu vệ Ba Lan Krychowiak lệch hướng khiến cho thủ môn Ba Lan không thể cản phá, giúp đội nhà Bồ Đào Nha quân bình tỉ số 1-1.
Tiền đạo Ronaldo (phải) tranh bóng cùng với hậu vệ Ba Lan Michal Pazdan trong trận tứ kết Euro 2016 giữa Bồ Đào Nha và Ba Lan. (Hình: Getty Images)
Trong hiệp hai, phút 56, Rolando, trong pha tấn công của Bồ Đào Nha từ cánh trái, nhận được đường chuyền thọc sâu của đồng đội, áp sát khung thành nhưng lại tung cú sút đưa banh đi phía ngoài cột dọc.
Đáp trả lại, sau nhiều cơ hội tốt đến phút 68 Ba Lan cũng có cơ hội ngon ăn tuy nhiên cú dứt điểm của Milik quá nhẹ nên thủ môn Bồ Đào Nha kịp thời ngã người ôm gọn banh.
Phút 80 tưởng chừng như Ba Lan bị lủng lưới lần thứ hai khi hậu vệ phá banh về hướng thủ môn ở trong tình thế bất lợi, rất may banh lại ra ngoài cột dọc. Vài phút sau đó, từ đường banh thọc sâu xuống ngay sát vùng cấm địa Ba Lan, nhưng Ronaldo trong tư thế rất thuận lợi lại đá&gió, hụt banh, bỏ lỡ cơ hội bằng vàng có thể giải quyết trận đấu ngay trong 90 phút. Và cuối cùng cả hai phải giải quyết trận đấu bằng hai hiệp phụ 30 phút.
Trong suốt 30 phút hai hiệp phụ vẫn không bên nào nâng thêm tỉ số dù cả hai đều có một vài cơ hội ngon ăn nhưng đều không thành công nên cuối cùng phải giải quyết bằng những quả đá phạt đền luân lưu với kết quả Bồ Đào Nha vào tứ kết sau khi thắng Ba Lan 5-3 với bàn thắng quyết định của Quaresma sau khi Blaszczykowski của Ba Lan đá hỏng.
Vào bán kết, Bồ Đào Nha sẽ gặp đội thắng giữa Wales và Bỉ trong trận tứ kết ngày Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016. (TTC)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=231124&zoneid=1

Thứ bảy, 2/7/2016 | 04:17 GMT+7
Thứ bảy, 2/7/2016 | 04:17 GMT+7

Ronaldo và các đồng đội lập kỷ lục khó tin ở Euro

Bồ Đào Nha trở thành đội bóng đầu tiên trong lịch sử tiến tới bán kết Euro mà không thắng trận nào trong 90 phút thi đấu chính thức.

ronaldo-va-cac-dong-doi-lap-ky-luc-kho-tin-o-euro
Bồ Đào Nha lầm lũi tiến vào tứ kết Euro 2016. Ảnh: Reuters
Tại vòng bảng, Bồ Đào Nha hoà cả ba trận gặp Iceland, Áo và Hungary, giành vé đi tiếp với tư cách là một trong bốn đội đứng thứ ba có thành tích tốt. Vòng 1/8, thầy trò HLV Fernando Santos chọn lối chơi tử thủ, hoà 0-0 với Croatina sau hai hiệp đấu chính thức và giành vé đi tiếp nhờ bàn thắng ở phút 117 của Quaresma, trong tình huống tấn công nguy hiểm duy nhất mà họ tạo ra. Hôm qua, Ronaldo và các đồng đội trở thành đội bóng đầu tiên có mặt tại bán kết sau khi đánh bại Ba Lan ở loạt sút luân lưu (hoà 1-1 sau 120 phút).
Kể từ khi Euro có thể thức thi đấu vòng bảng vào năm 1980, chưa từng có đội bóng nào tiến được vào bán kết mà không thắng một trận nào trong 90 phút thi đấu chính thức như Bồ Đào Nha. Ở sân chơi World Cup chiến tích trên cũng chưa xảy ra.
Điều hi hữu trên xảy ra ở sân chơi Copa America năm 2011. Paraguay khi đó hoà cả ba trận gặp Brazil, Venezuela và Ecuardo tại vòng bảng, giành vé vào vòng tứ kết với tư cách là đội đứng thứ ba có thành tích tốt.
Tại tứ kết và bán kết, họ đều hoà 0-0 với Brazil và Venezuela trước khi kết liễu đối thủ ở loạt sút luân lưu. Tuy nhiên, đội bóng này đã không thể làm điều tương tự trong trận chung kết, khi để Luis Suarez và Diego Forlan của Uruguay ba lần chọc thủng lưới.
Ở CAN (giải vô địch các quốc gia châu Phi), Mali cũng vào tới bán kết mà không thắng trận nào trong 90 phút thi đấu chính thức vào năm 1972. Đội bóng này hoà Togo, Kenya và Cameroon ở vòng bảng trước khi thắng Zaire 4-3 tại bán kết ở hiệp phụ. Trong trận chung kết, Mali thua Congo 2-3.
“Chúng tôi biết thời gian qua mọi người chỉ trích phong độ của Bồ Đào Nha khá nhiều nhưng điều đó không quan trọng, đội đã có vé vào bán kết. Đến đây rồi thì mọi chuyện đều có thể xảy ra”, Cristiano Ronaldo, đội trưởng của Bồ Đào Nha, chia sẻ.
Nam Anh

http://euro.vnexpress.net/tin-tuc/tin-tuc/ronaldo-va-cac-dong-doi-lap-ky-luc-kho-tin-o-euro-3429469.html

Inemuri - Ngủ..."gật" kiểu Nhật ! + Con người có thể không ngủ trong bao lâu?

Bí quyết 'không bao giờ ngủ' của người Nhật

  • 30 tháng 6 2016
Image copyright Adrian Storey Uchujin
Image caption Người Nhật có những giấc ngủ ngắn ở nơi công cộng. Ảnh: Adrian Storey/Uchujin
Người Nhật không ngủ. Ai cũng nói thế, kể cả người Nhật.
Dĩ nhiên, điều này không đúng. Nhưng đây là một vấn đề rất thú vị nếu xét dưới góc độ logic xã hội và văn hóa.
Lần đầu tiên tôi biết đến độ thú vị của chuyện ngủ là trong lần đầu tiên tới Nhật, hồi thập niên 1980.
Khi đó, Nhật Bản đang ở đỉnh cao của thời kỳ Kinh tế Bong bóng nổi tiếng, một thời kỳ bùng nổ đầu tư bất thường. Vì thế, đời sống hàng ngày cũng rất bận rộn.
Lịch biểu của ai cũng chật cứng những cuộc hẹn làm việc và giải trí, vì thế họ có rất ít thời gian để ngủ. Lối sống ở thời này có thể tóm gọn lại trong một khẩu hiệu quảng cáo nổi tiếng khắp thời đó, ca ngợi tác dụng của một loại nước uống tăng lực: "Bạn có thể chiến suốt 24 giờ không?/ Doanh nhân! Hỡi doanh nhân! Hỡi doanh nhân Nhật Bản!"

‘Say mê làm việc quá mức’

Rất nhiều người phàn nàn: "Người Nhật chúng tôi say mê làm việc quá mức!"
Nhưng trong lời than phiền, người ta có thể cảm nhận được sự tự hào về đức chăm chỉ và có lẽ là đức tính ưu việt hơn so với phần còn lại của thế giới.
Vào thời đó, hàng ngày đi làm tôi đều nhìn thấy vô số người ngủ lơ mơ trên tàu điện ngầm. Một số người thậm chí ngủ ngay khi đang đứng, và chẳng ai tỏ ra ngạc nhiên trước chuyện đó.
Image copyright Adrian Storey Uchujin
Image caption Nhà Nhân chủng học Brigitte Steger phát hiện việc ngủ ở nơi công cộng được xã hội Nhật chấp nhận, và kiểu ngủ này tên là inemuri. Ảnh: Adrian Storey/Uchujin
Tôi thấy quan điểm này thật mâu thuẫn!
Hình ảnh tích cực của những nhân viên mẫn cán vốn sẵn sàng cắt ngắn giấc ngủ đêm và cau mày khi thức trễ vào buổi sáng, lại đi kèm với hành vi phổ biến là họ tranh thủ chợp mắt mọi lúc có thể, trên phương tiện công cộng, giữa những cuộc họp công ty, trong lớp học hay giữa giờ giảng - thứ hành vi trong tiếng Nhật gọi là "inemuri".
Nếu ngủ trên giường bị coi là lười biếng thì tại sao ngủ trong một sự kiện nào đó hay ngủ ngay trong giờ làm việc lại không bị đánh giá là còn tệ hơn cả sự lười biếng?
Lý nào lại cho phép trẻ em thức khuya ban đêm học bài nếu ngày hôm sau chúng sẽ ngủ gật trong lớp học?

'Giấc ngủ phản ánh cấu trúc, giá trị xã hội'

Giấc ngủ có thể mang rất nhiều ý nghĩa và ý thức hệ bên trong.
Việc phân tích cách phân bố những giấc ngủ và các tài liệu về giấc ngủ cho ta biết về những thái độ, những giá trị xuất hiện trong bối cảnh xảy ra giấc ngủ đó, hoặc bối cảnh khiến người ta nói về những giấc ngủ đó.
Tôi nhận thấy những sự kiện hàng ngày diễn ra một cách tự nhiên, không ai để ý đến thực ra lại phản ánh cấu trúc quan trọng, phản ánh những giá trị của xã hội.
Image copyright Adrian Storey Uchujin
Image caption Chúng ta thường nghĩ con người sẽ ngủ khi mặt trời lặn và thức dậy khi mặt trời mọc, nhưng nhịp sống hàng ngày phức tạp hơn nhiều. Ảnh: Adrian Storey/Uchujin
Chẳng hạn như chúng ta thường cho rằng tổ tiên chúng ta đi ngủ một cách "tự nhiên" khi trời tối và thức dậy khi Mặt Trời mọc.
Thậm chí trước khi phát minh ra đèn điện, con người ta thường bị mắng mỏ nếu thức khuya trò chuyện, uống rượu hay thư giãn.
Tuy nhiên, các học giả - thường là các võ sĩ samurai trẻ tuổi - thường được ca ngợi là có đức hạnh cao cả khi họ thức dậy lúc nửa đêm để dùi mài kinh sử, mặc dù thói quen này không hiệu quả lắm bởi nó thường khiến họ ngủ gục trong các giờ học ngày hôm sau, chưa kể lại còn tốn dầu thắp sáng vào ban đêm.
Việc chợp mắt chốc lát hiếm khi được ghi lại trong các tài liệu.
Thông thường, chuyện ai đó ngủ gật nơi công cộng chỉ được nhắc đến khi nó gây ra một tình huống hài hước, kỳ quặc nào đó, ví dụ như khi có người hát nhầm ở một buổi lễ kỷ niệm vì không để ý và đã thiếp đi trong suốt thời gian diễn ra buổi lễ. Người ta có xu hướng thích thú trêu chọc bạn bè vô tình ngủ gật nơi công cộng.
Dậy sớm từ lâu đã được ca tụng là một điều tốt, ít nhất là trong Nho Giáo và Phật Giáo.
Từ thời cổ xưa đã có các tài liệu cho thấy sự quan tâm đặc biệt đến giờ giấc làm việc của tầng lớp đầy tớ. Thế nhưng từ thời Trung cổ trở đi, thức giấc sớm là chuyện thường tình với mọi tầng lớp trong xã hội, và cụm từ "thức khuya dậy sớm" được dùng để nói về những người có đức hạnh.
Một khía cạnh thú vị khác là ngủ chung.
Ở Anh, cha mẹ thường được khuyên cho con cái, dù bé còn rất nhỏ, ngủ trong phòng riêng để học cách ngủ tự lập, và từ đó thiết lập lịch biểu ngủ cho bé.
Trái lại, ở Nhật, cha mẹ và bác sĩ vẫn dứt khoát cho rằng cần ngủ chung với trẻ ít nhất cho đến khi con đến tuổi đi học, và việc đó sẽ giúp trấn an trẻ, giúp trẻ phát triển thành những người lớn độc lập và dễ thích nghi với cộng đồng.
Image copyright Adrian Storey Uchujin
Image caption Kiểu ngủ inemuri hoàn toàn khác với giấc ngủ đêm và khác với cả giấc ngủ ngắn để lấy lại sức. Ảnh: Adrian Storey/Uchujin
Có thể thói quen văn hóa này giúp người Nhật có thể ngủ thoải mái giữa nơi đông người, ngay cả khi đã trưởng thành. Rất nhiều người Nhật nói họ thấy ở công ty thoải mái hơn so với khi ngủ một mình.
Hiện tượng trên cũng được thấy vào mùa xuân năm 2011, sau thảm họa sóng thần khủng khiếp hủy diệt nhiều thị trấn ven biển của nước Nhật.
Những người sống sót phải trú trong các khu lều trại tạm, nơi hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm người phải sống và ngủ trong không gian chung.
Dù cũng có nhiều xung đột và vấn đề, nhưng người sống sót mô tả việc chia sẻ không gian ngủ chung với cộng đồng giúp họ an tâm, thư giãn hơn và lấy lại được giấc ngủ như thông thường.

Inemuri - Ngủ kiểu Nhật

Tuy nhiên, thói quen ngủ giữa người xung quanh từ khi là trẻ con chưa thể giải thích được sự lan rộng của hiện tượng ngủ ngắn inemuri, đặc biệt là ở trường học và công sở.
Sau vài năm nghiên cứu chủ đề này, cuối cùng tôi nhận ra ở mức độ nào đó, inemuri không hề được coi là ngủ.
Không những nó được coi là khác giấc ngủ đêm thông thường, nó còn khác cả giấc ngủ trưa hay giấc ngủ cho lại sức.
Vậy làm sao ta nhận ra được điều này? Điều này được thể hiện ngay trong tên gọi của giấc ngủ inemuri, vốn là từ xuất phát từ hai ký tự tiếng Hán. "I" nghĩa là "có mặt" trong một tình huống không ngủ và "nemuri" nghĩa là ngủ.
Ý tưởng của Erving Goffman về việc "có tham dự vào các tình huống xã hội" rất hữu ích trong việc giúp chúng ta hiểu được các đặc tính xã hội của giấc ngủ inemuri và các quy tắc xung quanh kiểu ngủ này.
Bình thường thì chúng ta hoà mình vào những gì diễn ra xung quanh thông qua ngôn ngữ cơ thể và thông qua cách chúng ta diễn đạt bằng lời nói.
Tuy nhiên, chúng ta có thể phân tách sự chú tâm của mình đối với những thứ xung quanh thành sự tham dự chủ động và sự tham dự phụ thuộc.
Inemuri có thể được coi là sự tham dự phụ thuộc; nó được chấp nhận nếu như không làm phiền đến mọi thứ xung quanh - tương tự như hành vi mơ màng giữa ban ngày.
Thậm chí, dù tâm trí của người ngủ có "đi vắng", họ vẫn phải có khả năng quay trở lại thực tại ngay khi cần. Họ cũng phải tạo ra được ấn tượng với những người xung quanh rằng họ vẫn tham dự một cách chủ động với những gì đang diễn ra thông qua dáng người, qua ngôn ngữ cơ thể, cách ăn mặc và những thứ tương tự.
Image copyright Adrian StoreyUchujin
Image caption Những doanh nhân thường nói họ bị tấn công bởi 'con quỷ ngủ'. Ảnh: Adrian Storey/Uchujin
Hãy xem xét giấc ngủ inemuri ở nơi làm việc.
Về nguyên tắc, người lao động được trông đợi là phải tỏ ra tập trung vào công việc và tích cực đóng góp vào những gì diễn ra nơi làm; chuyện buồn ngủ tạo khiến người ta có ấn tượng là nhân viên đó có vẻ lười biếng, trốn tránh trách nhiệm.
Tuy nhiên, giấc ngủ này cũng có thể coi như là hệ quả của việc quá mỏi mệt vì công việc. Giấc ngủ inemuri có thể được tha thứ vì thực tế là nhiều cuộc họp kéo dài chỉ để ngồi nghe báo cáo của chủ tọa.
Nỗ lực tham dự thường được đánh giá cao hơn là hiệu quả thực sự của buổi họp. Có một người nói với tôi rằng: "Người Nhật chúng tôi có tinh thần Olympic - sự tham dự mới là đáng kể."

Ngủ để ‘thể hiện’ sự siêng năng?

Sự siêng năng, vốn được thể hiện qua chuyện làm việc nhiều giờ và cống hiến hết mức, được đánh giá rất cao như biểu hiện đạo đức tích cực ở Nhật Bản.
Một số người nỗ lực tham dự cuộc họp dù kiệt sức hay đang ốm bệnh, và điều này được đánh giá là thể hiện sự siêng năng, có trách nhiệm và tinh thần sẵn sàng hy sinh.
Bằng cách vượt qua nhu cầu nghỉ ngơi và tình trạng suy nhược cơ thể, người đó được cho là vững vàng về đạo đức và tinh thần, là người luôn tràn đầy năng lượng. Người như vậy được coi là đáng tin và sẽ được thăng tiến.
Nếu cuối cùng, họ không chịu nổi và thiếp đi vì kiệt sức, vì cảm lạnh hay bị bệnh tật gì đó thì họ có thể được tha thứ.
Hơn nữa, sự khiêm tốn cũng được coi là đức hạnh cao cả.
Vì không thể nào khoác lác về sự chăm chỉ của mình nên người ta có nhu cầu dùng những cách thức thích hợp để được xã hội công nhận là người chăm chỉ.
Biểu hiện mệt mỏi và bệnh tật thường được coi là hệ quả của nỗ lực làm việc siêng năng, nên giấc ngủ inemuri, hay thậm chí giả vờ ngủ bằng cách nhắm mắt, có thể được coi là chỉ dấu cho thấy người đó làm việc vất vả nhưng vẫn khỏe mạnh và có khả năng kiểm soát cảm xúc và kiểm soát chính họ.
Vì vậy, thói quen ngủ ngắn inemuri của người Nhật không phải là do lười biếng.
Thay vì vậy, nó là biểu hiện thuần túy của đời sống xã hội Nhật Bản để đảm bảo những nghĩa vụ thông thường, cho phép người ta có thể tạm thời "phiêu" ngay khi đang làm việc.
Và có một điều rõ ràng thế này: Người Nhật không ngủ. Họ không ngủ trưa. Họ chỉ ngủ inemuri. Điều đó cũng chẳng có gì khác biệt cả.
Tiến sĩ Brigitte Steger, là giảng viên cao cấp về Nhật Bản Hiện đại ở Khoa Nhật Bản học, Đại học Cambridge. Bài viết lần đầu được xuất bản trên tạp chí khoa học tên CAM của cựu sinh viên Đại học Cambridge.
Adrian Storey là nhiếp ảnh gia còn được biết với tên Uchujin. Adrian sinh ra ở Anh, hiện tại làm việc ở Tokyo. Ông là một nhà làm phim, biên tập viên và nhiếp ảnh gia tự do.
Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Future

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/06/160630_the-japanese-art-of-not-sleeping_vert_fut

Con người có thể không ngủ trong bao lâu?

  • 9 tháng 6 2015
Cách chúng ta sử dụng thời gian sống của mình thật đáng kinh ngạc. Nếu bạn sống đến 78 tuổi thì bạn đã mất chín năm xem ti vi, bốn năm lái xe, 92 ngày trong toilet và 48 ngày quan hệ tình dục.

25 năm để ngủ

Nhưng khi nói về hoạt động của con người thì có một hoạt động chiếm nhiều thời gian của chúng ta hơn hết: nếu bạn sống đến 78 tuổi thì có thể bạn đã mất 25 năm để ngủ. Để lấy lại một phần trong thời gian đó có lẽ cũng là điều hợp lý nếu chúng ta tự hỏi: chúng ta có thể thức liên tục trong bao lâu và mất ngủ liên tục dẫn đến hậu quả gì?
Tất cả những ai muốn tự mình kiểm nghiệm câu hỏi này sẽ cảm thấy rất khó thực hiện. “Sự thôi thúc bạn phải ngủ mạnh đến nỗi nó vượt cả nhu cầu cần phải ăn,” bà Erin Hanlon, một nhà nghiên cứu tại Đại học Chicago, nói, “Não bộ của bạn đơn giản là chìm vào giấc ngủ cho dù bạn có cố gắng đẩy lùi giấc ngủ như thế nào đi nữa.”
Tại sao nhu cầu phải ngủ lại mạnh như thế vẫn là một bí ẩn. “Chức năng chính xác của việc ngủ vẫn cần phải làm sáng tỏ,” Hanlon nói. Tuy nhiên, có điều gì đó trong giấc ngủ dường như ‘khởi động lại’ các hệ thống trong cơ thể chúng ta. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ thường xuyên và đủ giấc giúp chữa lành các căn bệnh, nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp trao đổi chất hợp lý và nhiều lợi ích khác nữa. Đó có lẽ là lý do tại sao chúng ta cảm thấy khoẻ khoắn sau một giấc ngủ sâu.
Còn nếu bạn thiếu ngủ thì sẽ dẫn tới bạn có nguy cơ bị tiểu đường, các bệnh tim mạch, béo phì, trầm cảm và các chứng bệnh khác. Ngoài ra chúng ta còn có những cảm giác rất khó chịu như thiếu năng lượng, cảm thấy choáng váng và cảm thấy mí mắt nặng trĩu đè trên mắt đang đau nhức. Nếu chúng ta tiếp tục đẩy lùi giấc ngủ thì khả năng tập trung cũng như trí nhớ ngắn hạn của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu chúng bỏ qua tất cả những điều này và tiếp tục thức liên tục nhiều ngày thì đầu óc chúng ta sẽ trở nên mất thăng bằng. Chúng ta sẽ trở nên bộc phát cảm xúc, hoang tưởng và có ảo giác. “Người ta sẽ trở nên ảo tưởng và hơi bị điên,” bà Atul Malhotra, giám đốc Trung tâm Y khoa Giấc ngủ tại Đại học California, San Diego, cho biết.
Các tài xế xe tải đường dài có một cách nói để mô tả chứng ảo giác do mất ngủ này: ‘nhìn thấy con chó đen’. Đó là khi họ nhìn thấy một cái bóng xuất hiện bên đường thì đó là lúc nên dừng tay lái.

‘Không sửa chữa được’

Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy sự suy sụp của cơ thể nếu như bị mất ngủ. Các hormones gây căng thẳng như adrenaline và cortisol tăng nhanh trong máu và làm cho huyết áp gia tăng. Trong khi đó, nhịp tim trở nên rối loạn và hệ miễn dịch trở nên yếu ớt, bà Malhotra giải thích. Những người mất ngủ luôn cảm thấy lo lắng và có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.
“Nếu có hư tổn gì thì sẽ không sửa chữa được,” ông Jerome Siegel, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ của Đại học California, Los Angeles, cho biết.
Nhưng chúng ta phải làm sao nếu giấc ngủ không đến? Một căn bệnh do gien gây ra hiếm gặp gọi là chứng mất ngủ FFI (mất ngủ gia đình gây tử vong) giúp chúng ta thấy được những hình ảnh đáng sợ nhất do hậu quả của chứng mất ngủ triền miên gây ra.
Chỉ có khoảng 40 gia đình trên toàn thế giới có gien gây ra FFI trong hệ di truyền của họ. Chỉ một gien khiếm khuyết khiến cho các protein trong hệ thần kinh biến thành các ‘prion’ và bị mất đi chức năng thông thường của chúng.
“Prion là các protein có những hình thù ngộ nghĩnh khiến cho người ta thức khuya,” bà Malhotra nói. Các prion này dồn lại ở các mô thần kinh, giết chết chúng và tạo ra những lỗ trong não bộ. Một bộ phận đặc biệt bị tổn thương nặng nề nhất ở các bệnh nhân FFI là vùng đồi thị, một vùng sâu của não bộ giúp kiểm soát giấc ngủ.
Bệnh nhân mắc chứng mất ngủ này bất thình lình sẽ hoạt động liên tục không nghỉ ngơi và phát sinh những triệu chứng kỳ quặc như đồng tử co nhỏ như đầu đinh ghim hay mồ hôi tuôn. Sau một vài tuần, bệnh nhân FFI rơi vào tình trạng mê tỉnh. Họ dường như là bị mộng du hay thể hiện những động tác cơ không chủ ý mà những người bình thường thường làm khi đi vào giấc ngủ. Sau đó họ sẽ bị giảm cân và mất trí nhớ và cuối cùng là tử vong.
“Tôi không nghĩ là mất ngủ là nguyên nhân dẫn đến tử vong cho các bệnh nhân này,” Siegel nói. Tương tự, chiến thuật tra tấn thường dùng là khiến tù nhân mất ngủ đã không khiến cho tù nhân nào phải tử vong mặc dù họ cũng rất đau khổ.

Áp lực gây tử vong?

Các thí nghiệm làm mất giấc ngủ ở động vật cũng đã cho thấy bằng chứng rằng việc mất ngủ tự thân nó không dẫn đến tử vong nhưng cái làm cho mất ngủ mới chính là thủ phạm.
Nghiên cứu của Giáo sư Allan Rechtschaffen tại Đại học Chicago vào những năm 1980 đã từng đặt những con chuột trên những chiếc đĩa đặt trên một khay nước. Hễ mỗi lần các con chuột này muốn ngủ như dấu hiệu về sự thay đổi sóng não cho thấy thì chiếc đĩa sẽ xoay tròn khiến cho chuột tỉnh trở lại.
Tất cả các con chuột được thí nghiệm đều chết sau một tháng liên tục như thế mặc dù nguyên nhân không rõ. Giáo sư Siegel cho rằng rất có thể đó là áp lực bị đánh thức trung bình ‘một ngàn lần một ngày’ đã khiến cho các hệ thống cơ quan của chuột bị mỏi mòn.
“Đó là vấn đề của việc diễn giải các nghiên cứu về giấc ngủ ở con người và động vật. Bạn không thể tước mất giấc ngủ của người và động vật hoàn toàn mà không có sự hợp tác của đối tượng hoặc không dùng một áp lực nào đó vừa đủ,” Siegel giải thích, “Nếu xảy ra tử vong thì vấn đề là nguyên nhân là do áp lực hay do mất ngủ? Phân tích chúng ta không hề dễ dàng.”
Tất cả những điều này sẽ khiến chúng ta khám phá giới hạn không ngủ của con người. Nhưng câu hỏi vẫn là: chúng ta có thể thức được bao lâu? Kỷ lục được mọi người nhắc đến nhiều nhất về một người tự nguyện mất ngủ là của Randy Gardner. Vào lúc thực hiện kỷ lục này, Gardner chỉ mới là học sinh trung học 17 tuổi ở San Diego, California. Để phục vụ một dự án khoa học hồi năm 1964, Gardner đã không ngủ liên tục 264 giờ, tức là hơn 11 ngày, theo các nhà khoa học đã theo dõi Gardner.
Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Future.

Tin liên quan

New York : Echtpaar wint 169 miljoen met... ’verkeerde’ lot

 
 
Exclusieve artikelen van de Telegraaf redactie

Echtpaar wint 169 miljoen met ’verkeerde’ lot

Gisteren, 22:27
NEW YORK - De 27-jarige Nancy Viola was boos op haar man omdat hij geen lot voor de Powerball had gekocht, zoals ze hem gevraagd had. In plaats daarvan kocht hij een lootje van een dollar in een andere loterij. Een goede beslissing bleek achteraf...

    De Powerball-jackpot stond op 900 miljoen dollar. „Iedereen had het erover, maar hij luisterde niet naar me,” herinnert Vioala zich tegenover de New York Daily News. „Uiteindelijk was dat juist goed.”
    De dag na de aankoop hoorde ze dat het winnende lot was gekocht bij de winkel waar ook haar man zijn lootje had gekocht. „Ik controleerde eerst de Mega Ball en daarna de rest van de getallen. Ze klopte allemaal. Kun je je voorstellen hoe dat voelt? Ik dacht dat ik een hartaanval kreeg.”

    Op het lot, dat haar man voor 1 dollar had gekocht, viel de jackpot van 169 miljoen dollar. Het echtpaar koos uiteindelijk voor een directe uitkering van 64.796.160 dolar.
    Hoe ze het geld gaan besteden weten Viola en haar man nog niet. „Het is nog steeds onwerkelijk,” zei ze bij de uitreiking van de gigantische cheque. „We moeten het eerst laten bezinken. Misschien kopen we een cabrio. In de toekomst misschien een groot huis. Het is nog erg wennen.”

    12 tháng 7 sẽ có phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc


    12 tháng 7 sẽ có phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc
    Wednesday, June 29, 2016 3:49:31 PM

    Bài liên quan


    PHILIPPINES - Ðó là thông báo từ Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. Philippines kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông hồi hạ tuần tháng 1 năm 2013.
    Trước nay, Trung Quốc vẫn khăng khăng khẳng định, Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc không có thẩm quyền phân xử vụ này và từ chối đệ trình luận điểm, chứng cứ.

    Không ảnh chụp hoạt động xây dựng tại Chữ Thập hồi năm ngoái sau khi bãi đá này bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo. (Hình: IHS Jane's Defence Weekly)

    Gần ba năm sau ngày tiếp nhận đơn kiện của Philippines, đưa ra các yêu cầu bổ túc luận điểm, chứng cứ, đối chiếu và xem xét các luận điểm, chứng cứ này, tổ chức điều trần, cuối tháng 10 năm 2015, Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc tuyên bố chấp nhận đơn kiện và khẳng định có thẩm quyền phân xử.
    Theo Tòa thì việc bị đơn từ chối tham gia vụ kiện không thể là lý do đình hoãn việc phân xử. Dựa trên nhiều yếu tố (luận điểm, chứng cứ mà Philippines đã đệ trình, nội dung Công ước về Luật Biển), người ta tin rằng, phán quyết mà Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc sắp công bố sẽ không có lợi cho Trung Quốc.
    Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã khuyến cáo Trung Quốc rằng, bất kể nội dung phán quyết thế nào thì Trung Quốc vẫn cần phải tôn trọng phán quyết đó.
    Trung Quốc thì gấp rút mở một cuộc đua về mặt ngoại giao, tìm kiếm và thuyết phục các quốc gia tuyên bố ủng hộ “lập trường của Trung Quốc về Biển Ðông” nhằm dọn đường cho việc phủ nhận phán quyết mà Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc sẽ công bố. Lập trường này bao gồm ba điểm chính: (1) Trung Quốc có chủ quyền “bất khả tranh biện” đối với khoảng 80% diện tích Biển Ðông, theo đường chín đoạn mà Trung Quốc tự vạch. (2) Tranh chấp về chủ quyền tại Biển Ðông không phải là chuyện của cộng đồng quốc tế mà là việc riêng giữa Trung Quốc và từng quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông. (3) Tranh chấp về chủ quyền tại
    Biển Ðông chỉ có thể được giải quyết bằng đàm phán song phương giữa Trung Quốc với từng quốc gia có bất đồng về chủ quyền. Trung Quốc không chấp nhận sự can dự của bên thứ ba, kể cả các tòa án quốc tế.
    Tháng trước, Trung Quốc từng khoe là đã có hơn 40 quốc gia ủng hộ “lập trường của Trung Quốc về Biển Ðông.” Ðiểm đáng chú ý là Trung Quốc không công bố danh sách 40 quốc gia đó mà chỉ kể tên vài quốc gia và gần như những quốc gia được kể tên đều phủ nhận việc ủng hộ “lập trường của Trung Quốc về Biển Ðông.” Truyền thông quốc tế đã thử kiểm tra và khẳng định, số quốc gia thực sự ủng hộ “lập trường của Trung Quốc về Biển Ðông” chỉ là tám. Ða số là tiểu quốc, không có biển và gần như không bận tâm đến Công ước về Luật Biển.
    Dù Trung Quốc vẫn tiếp tục khoe là càng ngày càng nhiều quốc gia ủng hộ “lập trường của Trung Quốc về Biển Ðông” nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc “chú thích” thêm là một số bày tỏ sự ủng hộ bằng văn bản, một số bày tỏ sự ủng hộ “bằng các biện pháp khác nhau”!
    Tuy nhiên nếu đúng là phán quyết mà Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc sắp công bố không có lợi cho Trung Quốc thì mức độ căng thẳng ở Biển Ðông cũng sẽ không giảm.
    Dẫu vẫn biết Cambodia là đồng minh thân cận của Trung Quốc, thường xuyên ngăn cản ASEAN thông qua những quyết định quan trọng nhưng không có lợi cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Ðông, song mới đây, Cambodia vẫn gây bất ngờ khi phủ nhận vai trò của Tòa Trọng Tài về Luật Biển.
    Ông Hun Sen, thủ tướng Cambodia kiêm thủ lĩnh Ðảng Nhân Dân Cambodia, vừa cáo buộc, phán quyết của Tòa Trọng Tài về Luật Biển, phân xử vụ Philippines kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông là một sự “thông đồng chính trị” thuộc loại “tệ hại nhất” dù chưa ai rõ nội dung phán quyết ra sao.
    Tại buổi kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Ðảng Nhân Dân Cambodia, Hun Sen dọa thêm, Cambodia sẽ phản đối nếu ASEAN đưa ra bất kỳ tuyên bố nào ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài về Luật Biển và lên án việc “một số quốc gia bên ngoài khu vực huy động lực lượng chống lại Trung Quốc” đã tạo ra những tác động tiêu cực đối với ASEAN và hòa bình ở Ðông Nam Á. (G.Ð)

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=231059&zoneid=5