maandag 29 februari 2016

Người giàu nhất Việt Nam sở hữu 1,6 tỷ đôla : ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup (theo tạp chí Forbes)

Người giàu nhất VN sở hữu 1,6 tỷ đôla

  • 5 tháng 3 2014

Image caption Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách của Forbes

Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup, đã tăng thêm 100 triệu đôla trong một năm qua, theo công bố mới nhất của tạp chí Forbes.
Tính đến tháng Ba năm 2014, ông Vượng sở hữu tổng số tài sản là 1,6 tỷ đôla, cao hơn so với 1,5 tỷ đôla cùng kỳ năm ngoái.
Số tài sản này đưa tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam xếp ở vị trí thứ 1.092 trong danh sách của Forbes, thấp hơn so với vị trí thứ 974 hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, trong một năm qua, số tỷ phú thế giới của Forbes cũng đã tăng từ 1.426 đến 1.645 người, đưa tổng giá trị tài sản ròng của danh sách này đạt 6,4 nghìn tỷ đôla, tăng một nghìn tỷ so với năm 2013.

Tỷ phú bất động sản

Hồi tháng Ba năm ngoái, ông Vượng đã trở thành tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes, chủ yếu nhờ 53% cổ phần trong Vingroup.
Hai tháng sau đó, hãng đầu tư danh tiếng Warburg Pincus cho biết sẽ đầu tư 200 triệu đôla vào Vincom Retail - một chi nhánh của Vingroup mà ông Vượng và gia đình chiếm hơn 60% cổ phần. Đây là mức đầu tư lần đầu lớn nhất của một nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Cũng trong năm 2013, Vincom Retail đã khánh thành dự án Vincom Mega Mall Royal City - được quảng bá là tổ hợp khu mua sắm và giải trí dưới mặt đất lớn nhất châu Á, với diện tích sử dụng lên đến 230.000 mét vuông.
Với dự án này, Vincom Retail đã trở thành nhà đầu tư bán lẻ lớn nhất Việt Nam.

Image caption Ông Vượng và gia đình sở hữu hơn 60% cổ phần trong Vincom Retail
Ông Vượng học ngành kinh tế địa chất tại trường Đại học Địa chất Moscow của Nga. Sau đó ông tới Ukraina và thành lập công ty LLC Technocom, hãng sản xuất hơn 100 sản phẩm đồ ăn khô, trong đó có mỳ ăn liền và bột khoai tây nghiền.
Ông bán công ty này, với giá không được công bố, cho hãng Nestle SA vào năm 2010. Technocom có kim ngạch hơn 100 triệu đôla vào thời điểm được ông bán đi.
Dựa trên doanh thu trung bình của nhiều lần sáp nhập và mua đi bán lại các công ty thực phẩm này trên khắp thế giới thì công ty có thể đã có trị giá 150 triệu đôla vào năm 2010 khi nhà tỷ phú này bán toàn bộ hoạt động này cho hãng thực phẩm Nestle SA có trụ sở tại Vevey, Thụy Sĩ, theo các số liệu tổng hợp của Bloomberg.
Ông trở lại Việt Nam năm 2001 khi ông thành lập công ty du lịch khách sạn Vinpearl. Năm sau ông thành lập Vincom, hoạt động trong lĩnh lực bất động sản thương mại và nhà ở trung và cao cấp. Vinpearl và Vincom, đều đã được niêm yết, sau đó được hợp nhất thành Tập đoàn Vingroup vào năm 2012.

Năm của tỷ phú công nghệ


Image caption Bill Gates là người giàu nhất thế giới năm 2014
Trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes năm 2014, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia với nhiều tỷ phú nhất, với tổng cộng là 492 người, theo sau đó là châu Âu (468 người) và châu Á (444 người).
Bốn quốc gia lần đầu tiên có tỷ phú lọt vào danh sách của Forbes là Algeria, Lithuania, Tanzania và Uganda.
Các tỷ phú công nghệ cũng được nhắc đến nhiều trong danh sách của Forbes năm nay.
Người sáng lập Microsoft, Bill Gates, đã vượt qua tỷ phú dầu mỏ của Mexico, ông Carlos Slim, để đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2014, với tổng giá trị tài sản là 76 tỷ đôla, cao hơn so với mức 67 tỷ đôla năm 2013.
Trong khi đó, nhà sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, trở thành tỷ phú có mức tăng tài sản ròng cao nhất trong danh sách của Forbes một năm qua.
Tài sản của ông đã tăng gấp đôi chỉ trong thời gian từ năm 2013-2014, đạt 28,5 tỷ đôla, nhờ sự nhảy vọt của giá cổ phiếu Facebook.
Jan Koum và Brian Acton, các nhà sáng lập WhatsApp, cũng đã lọt vào danh sách của Forbes, xếp ở vị trí lần lượt là 202 và 551, nhờ thương vụ tổng trị giá 19 tỷ đôla với Facebook.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/business/2014/03/140305_vietnamese_billionaire

Việt Nam có tỷ phú đôla đầu tiên

Cập nhật: 11:03 GMT - thứ ba, 5 tháng 3, 2013
Ông Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam được lọt vào danh sách của Forbes
Tạp chí Forbes vừa cập nhật danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2013, trong đó xếp ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Vinagroup, xếp thứ 974 trong danh sách, cùng với 49 tỷ phú khác.
Ông Vượng cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách này, với 1,5 tỷ đôla tài sản, chủ yếu nhờ 53% cổ phần trong Vingroup.
Hồi cuối tháng 10 năm ngoái, Bloomberg cũng cho biết ông Vượng và vợ ông, bà Phạm Thu Hương, sở hữu khoảng 50% cổ phần của Vingroup, tập đoàn lớn thứ năm trên thị trường tại Việt Nam về giá trị vốn hóa thị trường.
Không kể số cổ phiếu ông dùng làm thế chấp để tài trợ cho một số dự án nhà đất của công ty, ông Vượng có tài sản trị giá 1,3 tỷ đôla, theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg.
Với số tài sản lớn như vậy, tuy nhiên Bloomberg vào lúc đó nói ông chưa bao giờ xuất hiện trong bảng xếp hạng người giàu quốc tế.
Tỉ phú duy nhất ở Việt Nam?
Lần đầu tiên một người Việt Nam có tên trong danh sách tỉ phú thế giới do tạp chí Forbes công bố.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Ông Vượng học ngành kinh tế địa chất tại trường Đại học Địa chất Moscow của Nga. Sau đó ông tới Ukraina và thành lập công ty LLC Technocom, hãng sản xuất hơn 100 sản phẩm đồ ăn khô, trong đó có mỳ ăn liền và bột khoai tây nghiền.
Ông bán công ty này, với giá không được công bố, cho hãng Nestle SA vào năm 2010. Technocom có kim ngạch hơn 100 triệu đôla vào thời điểm được ông bán đi.
Dựa trên doanh thu trung bình của nhiều lần sáp nhập và mua đi bán lại các công ty thực phẩm này trên khắp thế giới thì công ty có thể đã có trị giá 150 triệu đôla vào năm 2010 khi nhà tỷ phú này bán toàn bộ hoạt động này cho hãng thực phẩm Nestle SA có trụ sở tại Vevey, Thụy Sĩ, theo các số liệu tổng hợp của Bloomberg.
Ông trở lại Việt Nam năm 2001 khi ông thành lập công ty du lịch khách sạn Vinpearl. Năm sau ông thành lập Vincom, hoạt động trong lĩnh lực bất động sản thương mại và nhà ở trung và cao cấp. Vinpearl và Vincom, đều đã được niêm yết, sau đó được hợp nhất thành Tập đoàn Vingroup vào năm 2012.

Thêm về tin này



Những người Việt trẻ 'làm nên thay đổi'

Những người Việt trẻ 'làm nên thay đổi'

  • 25 tháng 2 2016
Image copyright FORBES
Tạp chí Forbes lần đầu bình chọn danh sách những người tạo nên thay đổi ở châu Á dưới 30 tuổi.
Forbes lựa chọn 300 người trẻ của châu Á, trong đó có từ Việt Nam, trong 10 lĩnh vực: Nghệ thuật (nghệ thuật, phong cách, ẩm thực, đồ uống); Sản xuất và năng lượng; Giải trí và thể thao; Công nghệ tiêu dùng; Tài chính và Vốn đầu tư mạo hiểm; Công nghệ doanh nghiệp; Truyền thông và tiếp thị; Y tế và Khoa học; Kinh doanh xã hội; Bán lẻ và thương mại điện tử.
Có bảy gương mặt Việt Nam được chọn, gồm ba đại diện về bán lẻ và thương mại điện tử, hai trong sức khỏe và khoa học, và nghệ thuật và truyền thông mỗi lĩnh vực có một người.
Một trong số đó là người sáng lập chuỗi cửa hàng cà phê Urban Station, Đinh Nhật Nam, 26 tuổi.
Forbes cho biết Nam, cùng một nhóm đầu tư, cũng đang mở thêm chuỗi quán cà phê ở Trung Quốc. Anh cũng có một dự án nhập đồ uống chất lượng cao từ Singapore về Việt Nam.
Lê Hùng Việt Bảo, 29 tuổi, nghiên cứu hậu tiến sĩ tại trường đại học Chicago, lọt vào danh sách y tế và khoa học.
Trong danh sách này còn có Tạ Minh Tuấn, 27 tuổi, sáng lập Help International sau khi cha anh mắc bệnh ung thư nhằm hỗ trợ giới thiệu bác sĩ tư nhân tại Việt Nam.
Về truyền thông có Trần Đức Việt, 24 tuổi, vlogger trên Youtube.
Trong lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử có Lâm Thị Thúy Hà, 29 tuổi, đồng sáng lập dự án khởi nghiệp du lịch Triip.me.
Ngoài ra còn có Lê Hoàng Uyên Vy, 28 tuổi, Phó giám đốc điều hành của VinEcom, công ty bán lẻ trực tuyến.
Một người nữa là Lương Duy Hoài, 27, sáng lập trang Giao Hàng Nhanh.
Đầu năm nay, Forbes cũng lần đầu tiên công bố danh sách tương tự ở châu Âu.
Forbes đã năm lần thực hiện danh sách những người tuổi trẻ tài cao dưới 30 tuổi ở Mỹ.

Tin liên quan

Nhật cung cấp vũ khí cho Philippines giữa tranh chấp Biển Đông

Thứ hai, 29/02/2016

    Chuyên mục / Tranh chấp Biển Đông

    Nhật cung cấp vũ khí cho Philippines giữa tranh chấp Biển Đông

    Người Philippines biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila, ngày 25/2/2016.
    Người Philippines biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila, ngày 25/2/2016.
    Nhật Bản hôm nay (29/2) ký thỏa thuận cung cấp võ khí cho Philippines. Đây là hiệp ước quốc phòng đầu tiên kiểu này của Nhật tại khu vực, nơi các đồng minh của Mỹ đang báo động về những bước tiến hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Bộ trưởng Quốc phòng Philipines, Voltaire Gazmin, cho biết thỏa thuận ông ký với Đại sứ Nhật tại Manila, Kazuhide Ishikawa, mở đường cho việc cung cấp các thiết bị và công nghệ quốc phòng cho phép Manila và Tokyo tiến hành các dự án nghiên cứu và phát triển chung.
    Chi tiết các loại khí cụ sẽ sớm được quyết định trong các cuộc đàm phán sắp tới, nhưng ông Gazmin cho hay Nhật Bản bước đầu đã đề nghị cung cấp một máy bay do thám cho Philippines.
    Trước sức lấn lướt ngày càng quyết liệt của Bắc Kinh ở Biển Đông, Philippines đã quay sang Hoa Kỳ, và bây giờ đến Nhật Bản, trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự.
    Hai nước đã công khai nâng quan hệ an ninh và chính trị song phương lên tầm cao mới, kể cả bằng cách tổ chức các đợt diễn tập tìm kiếm-cứu hộ hải quân chung hồi năm ngoái.
    Đôi bên cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng, làm dấy lên khả năng sẽ có một hiệp ước an ninh cho phép lực lượng Nhật Bản tổ chức các cuộc tập trận chung lớn hơn tại Philippines trong khi Manila đã có các hiệp ước như thế với Hoa Kỳ và Australia.
    Theo AP, The Jakarta Post.
    X
    26.02.2016
    Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Nhật Bản và Philippine sắp ký hiệp định mở đường để Tokyo cung cấp chiến cụ cho Manila giữa căng thẳng Biển Đông. Đây sẽ là hiệp định đầu tiên như thế giữa Nhật với một nước ASEAN. Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho hay chính phủ Nhật có thể sẽ hoàn tất hiệp định về chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng cho Philippine trong tuần sau.

    http://www.voatiengviet.com/content/nhat-ban-cung-cap-vu-khi-cho-philippines-giua-tranh-chap-bien-dong/3212733.html

    Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc tăng gấp đôi,nhiều hàng thứ ba thế giới, sau Mỹ và Nga, chiếm gần 6% lượng vũ khí xuất khẩu trên toàn thế giới

    Thứ hai, 29/02/2016
    Sắp tới
    00:00 - 00:14 Truyền hình vệ tinh VOA
    00:15 - 00:29 Học tiếng Anh cùng VOA


      Tin tức / Thế giới / Châu Á

      Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc tăng gấp đôi

      Quân đội Trung Quốc thực tập bắn đại bắc tại một căn cứ quân sự ở Bắc Kinh, ngày 1/8/2015.
      Quân đội Trung Quốc thực tập bắn đại bắc tại một căn cứ quân sự ở Bắc Kinh, ngày 1/8/2015.
      Một tổ chức nghiên cứu ở Thuỵ Điển cho biết lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc trong 5 năm qua đã tăng gần gấp đôi trong lúc nước này cố gắng trở thành một nhà cung ứng vũ khí lớn trên thị trường toàn cầu. Thông tín viên đài VOA Shannon Van Sant tường thuật từ Hồng Kông.
      Một cuộc khảo cứu của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế ở Stockholm cho thấy lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã tăng 88% trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015.
      Ông Siemon Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao của viện này cho biết như sau.
      "Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy xuất khẩu. Rất nhiều những vụ xuất khẩu này là tới những nước mà Trung Quốc có những mối quan hệ tốt đẹp từ lâu, cho nên việc Trung Quốc cung ứng vũ khí cũng có một mục tiêu chiến lược. Thí dụ như Pakistan, Bangladesh và Myanmar."
      Trung Quốc giờ đây là nước xuất khẩu vũ khí nhiều hàng thứ ba thế giới, sau Mỹ và Nga, chiếm gần 6% lượng vũ khí xuất khẩu trên toàn thế giới từ năm 2011 đến năm 2015.
      Chúng ta có thể thấy một xu hướng tăng cường sức mạnh quân sự ở Á châu. Chúng ta có thể thấy các nước đã phản ứng trước những gì mà các nước láng giềng của họ đang làm, và một lực đẩy mạnh cho xu thế này chính là công cuộc hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc, sự gia tăng năng lực của Trung Quốc gắn liền một chính sách khá hung hãn của Trung Quốc.
      Trong cùng thời gian này, xuất khẩu vũ khí của Mỹ và Nga đã tăng với tỉ lệ lần lượt là 27% và 28% và vẫn tiếp tục dẫn đầu khá xa Trung Quốc và những nước khác trên thế giới.
      Trong 5 năm trước, lượng nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm 25%, cho thấy nước này bây giờ đã có đủ trình độ công nghệ để tự sản xuất nhiều loại vũ khí.
      Ông Wezeman cho biết những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và những nỗ lực ngày càng tăng của Trung Quốc để hiện đại hoá quân đội có thể làm bùng ra một cuộc chạy đua vũ trang ở Á châu. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm nay lên tới mức 141 tỉ đô la, tăng 10% so với năm ngoái.
      "Chúng ta có thể thấy một xu hướng tăng cường sức mạnh quân sự ở Á châu. Chúng ta có thể thấy các nước đã phản ứng trước những gì mà các nước láng giềng của họ đang làm, và một lực đẩy mạnh cho xu thế này chính là công cuộc hiện đại hoá quân đội của Trung Quốc, sự gia tăng năng lực của Trung Quốc gắn liền một chính sách khá hung hãn của Trung Quốc."
      Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, Việt Nam đã nhảy vọt từ hạng 43 để trở thành nước nhập khẩu vũ khí nhiều hàng thứ 8, chiếm khoảng 3% tổng số những vụ mua bán vũ khí trên thế giới. Ấn Độ chiếm khoảng 14% trong cùng thời gian này.
      Ông Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho rằng những hoạt động trong thời gian gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông làm cho căng thẳng gia tăng trên khắp vùng Đông Nam Á.
      "Rõ ràng là việc này ngay trước mắt đã tạo ra bất ổn cho khu vực, vì những nước như Việt Nam, Philippines và Indonesia vốn dĩ muốn tập trung nỗ lực vào mục tiêu phát triển kinh tế và tăng cường kiến trúc khu vực, nhưng họ bị vướng vào điều mà họ xem là một nhu cầu gần như là sinh tử để tăng cường sức mạnh quân sự của mình, để mua vũ khí, để chuyển ngân sách sang mục tiêu hiện đại hoá quân đội. Đó là một việc bất đắc dĩ, nhưng đó là việc mà họ phải làm trong lúc đối mặt với một Bắc Kinh mà họ xem là một mối đe dọa an ninh mỗi ngày một tăng."
      Rõ ràng là việc này ngay trước mắt đã tạo ra bất ổn cho khu vực, vì những nước như Việt Nam, Philippines và Indonesia vốn dĩ muốn tập trung nỗ lực vào mục tiêu phát triển kinh tế và tăng cường kiến trúc khu vực, nhưng bị vướng vào điều mà họ xem là một nhu cầu gần như là sinh tử để tăng cường sức mạnh quân sự, để mua vũ khí, để chuyển ngân sách sang mục tiêu hiện đại hoá quân đội. Đó là một việc bất đắc dĩ, nhưng đó là việc mà họ phải làm trong lúc đối mặt với một Bắc Kinh mà họ xem là một mối đe dọa an ninh mỗi ngày một tăng.
      Bà Bonnie Glaser, một nhà nghiên cứu cấp cao về Á châu và là giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho rằng tuy những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ có thể làm tăng mạnh những vụ mua bán vũ khí ở Á châu, các nước láng giềng của Trung Quốc không thể theo kịp Trung Quốc.
      "Họ muốn có những sự lựa chọn khác thay vì cảm thấy họ phải ứng phó với Trung Quốc và họ không có đủ khả năng, cho dù họ đã gia tăng chi tiêu để mua vũ khí. Không nước nào giáp ranh với Trung Quốc có thể theo kịp Trung Quốc. Quí vị cứ nhìn vào chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc là thấy ngay. Cho nên các nước Đông Nam Á sẽ phải tìm kiếm những cách thức có tính chất sáng tạo hơn. Họ có thể gia tăng khả năng của chính mình."
      Các nước láng giềng của Trung Quốc đã gia tăng hợp tác để bảo vệ những yêu sách chủ quyền của mình. Hồi đầu tháng này Việt Nam loan báo họ cho phép Ấn Độ thiết lập một trung tâm theo dõi vệ tinh ở miền nam Việt Nam. Trung tâm này sẽ giúp cho Việt Nam có được những hình ảnh về tình hình ở Biển Đông.

      http://www.voatiengviet.com/content/xuat-khau-vu-khi-cua-trung-quoc-tang-gan-gap-doi/3212521.html