maandag 31 augustus 2015

Làn sóng mới người tỵ nạn chính trị Việt Nam tại Thái Lan

Làn sóng mới người tỵ nạn chính trị từ VN (phần 1)

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-06-18

ti-nan-thai-lan-622
Sau tám năm chờ đợi, chiều thứ Ba 25/11/2014 thêm 39 người Việt cư trú bất hợp pháp tại Thái Lan đã đặt chân xuống phi trường quốc tế Vancouver của Canada. Đây là đợt thứ nhì. Đợt đầu tiên với 28 người đã tới Vancouver hôm 13 tháng 11 năm 2014.
RFA
Từ khi VN tiến hành cải cách về kinh tế vào năm 1986, cho dù nền kinh tế đã phần nào phát triển. Tuy vậy trước việc chính quyền VN tiếp tục, bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ và tôn giáo, thì đến nay vẫn có một làn sóng ngầm không ít những người đấu tranh tìm đường trốn khỏi VN để xin tỵ nạn vì lý do chính trị và tôn giáo.
Cuộc sống hiện nay của họ ra sao và những người này còn sẽ tiếp tục đấu tranh hay không?
Trong bài thứ nhất, Anh Vũ sẽ giới thiệu về chặng dừng chân đầu tiên của những người tỵ nạn này ở Thái lan và Campuchia.
…Buộc phải rời bỏ quê hương
Sau khi chiến tranh VN kết thúc, do sự sai lầm trong các chính sách chính trị và kinh tế của nhà cầm quyền cộng sản, đã dẫn đến một làn sóng người VN lên đến gần một triệu người bỏ nước ra đi để tìm kiếm cơ hội tỵ nạn ở nước ngoài.
Từ năm 1986, đảng CSVN phải thực hiện một cuộc cải cách kinh tế để thoát ra khỏi bờ vực phá sản. Đời sống kinh tế trong nước có khá hơn, cũng như sau đó các trại tỵ nạn của người Việt ở nhiều nơi trên thế giới bị đóng cửa, các nước không còn muốn nhận thuyền nhân nữa; khi đó cuộc khủng hoảng người tị nạn Việt nam tưởng như đã chấm dứt.
Tuy vậy ít người biết rằng từ đó đến nay, vẫn còn một làn sóng người Việt nam tị nạn chính trị mới. Nhiều người trong số họ buộc phải bỏ nước ra đi, mà các nước trong khu vực Đông Nam Á là chặng dừng chân đầu tiên của họ.
Theo số liệu thống kê, hiện tại ở Thái lan đang có khoảng 950 người tỵ nạn, tương tự ở Campuchia cũng có đến gần 200 người.
Nói về lý do khiến bản thân phải chạy sang Campuchia để tỵ nạn, ông Hồ Văn Chỉnh cho chúng tôi biết:
Trước đây tôi ở tỉnh Vĩnh long, tôi đã bị chính quyền VN bắt cóc từ Campuchia đưa về VN bỏ tù. Sau khi tôi vượt ngục và trốn sang đây thì tôi bị kết án vắng mặt 17 năm, vì liên quan đến việc đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ và đòi đa nguyên, đa đảng
ông Hồ Văn Chỉnh
“Trước đây tôi ở tỉnh Vĩnh long, tôi đã bị chính quyền VN bắt cóc từ Campuchia đưa về VN bỏ tù. Sau khi tôi vượt ngục và trốn sang đây thì tôi bị kết án vắng mặt 17 năm, vì liên quan đến việc đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ và đòi đa nguyên, đa đảng.”
Anh Hoàng Đức Ái một nhà tranh đấu ở Nghệ An bị truy đuổi nên buộc phải bỏ nước ra đi đến Thái lan, anh nói:
“Lý do tôi phải đến Thái lan tỵ nạn là do tôi là 1 trong 8 người ở Nghệ An đã rải truyền đơn tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội.”
Thân phận tỵ nạn này còn dành cho những người sắc tộc H’mông, vì bị chính quyền đàn áp buộc họ phải từ bỏ tôn giáo mà họ tin theo. Một thầy truyền đạo người H’mông đang tỵ nạn ở Thái lan, yêu cầu được dấu danh tính cho chúng tôi biết. Ông nói:

Một gia đình dân tộc theo đạo Tin Lành, từ vùng Tây Nguyên chạy sang Thái Lan xin tị nạn năm 2010. Sau đó gia đình của anh Siu A Nem và 7 người con khi đến Canada tháng 7 năm 2014 (RFA)
Một gia đình dân tộc theo đạo Tin Lành, từ vùng Tây Nguyên chạy sang Thái Lan xin tị nạn năm 2010. Sau đó gia đình của anh Siu A Nem và 7 người con khi đến Canada tháng 7 năm 2014 (RFA)

“Quê quán của tôi ở VN là ở Lào cai, vì lý do ở VN tôi là một lãnh đạo tôn giáo, đã đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo cũng như tranh đấu chống việc chính quyền cướp đất của cộng đồng người H’mông chúng tôi.”
Khó khăn nơi “đất khách quê người”
Những khó khăn của những người bỏ nước ra đi tìm đường tỵ nạn ở nước ngoài khó mà kể hết, vì đối với họ tất cả đều mới lạ. Nói về những khó khăn hiện nay, anh Hoàng Đức Ái ghi nhận:
“Khó khăn thứ nhất là về công việc, mình không có việc làm. Thứ 2 là chính quyền Thái lan họ không cho mình nhập cư, nên nếu mình ra ngoài làm việc thì sợ họ bắt, vì nếu bị họ bắt thì chắc chắn sẽ nguy hiểm. Thứ 3 là vấn đề ngôn ngữ, vì không có ngôn ngữ thì rất khó khăn cho mình.”
Thầy truyền đạo người H’mông tiếp lời:
Quê quán của tôi ở VN là ở Lào cai, vì lý do ở VN tôi là một lãnh đạo tôn giáo, đã đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo cũng như tranh đấu chống việc chính quyền cướp đất của cộng đồng người H’mông chúng tôi
Một thầy truyền đạo người H’mông
“Ở Thái lan này thì cuộc sống nói chung cũng có nhiều cái khó khăn lắm, một là mình phải cố gắng đi kiếm việc làm, song vì mình là người sống bất hợp pháp nên người thuê mình làm họ ép giá rất là thấp. Cũng vì Thái lan họ không ký cái Công ước Quốc tế năm 1951 để bảo vệ người tỵ nạn, vì thế chúng tôi sang lánh nạn ở đây thì sự nguy hiểm luôn thường trực 24/24.”
Những khó khăn thì chồng chất như vậy, song việc có được Cao ủy tỵ nạn LHQ (UNHCR) cứu xét để cấp quy chế tỵ nạn cho những người tỵ nạn hay không thì là cả một vấn đề lớn và cũng hết sức khó khăn. Anh Hoàng Đức Ái khẳng định:
“Hiện tại, tình hình những người tỵ nạn ở Trung Đông hay những người tỵ nạn ở VN cũng rất là nhiều, mà Cao ủy (tỵ nạn) ở đây thì làm việc hết sức chậm trễ. Cho nên các hồ sơ tỵ nạn sau này càng lâu hơn vì số người tỵ nạn ngày càng đông. Như lịch phỏng vấn của tôi cũng đã dời lại 2-3 lần, bây giờ cũng đã hết 1 năm rồi.”
Kể cả những trường hợp đã được chấp nhận cho hưởng quy chế tỵ nạn ở Campuchia, song quyết định đó cũng không có hiệu lực. Từ đó dẫn đến tình cảnh những người này vẫn phải sống một cuộc đời vô tổ quốc từ nhiều năm nay. Từ Campuchia, ông Hồ Văn Chỉnh nói với chúng tôi:
“Sau khi UN rút quân thì họ giao tôi lại cho phía Capuchia và họ cấp cho tôi một cái giấy do Phó Thủ tướng ký, nhưng cái giấy này không có hiệu lực gì hết. Bây giờ thì họ khong công nhận, mà họ chỉ công nhận giấy nhập tịch thôi. Do đó hiện tại cuộc sống của chúng tôi cũng hết sức khó khăn và ở Campuchia bây giờ chúng tôi không có tương lai gì hết.”
Tuy nhiên, ở miền đất mới đa số những người tỵ nạn vẫn không từ bỏ công việc đấu tranh của mình, họ vẫn tiếp tục tham gia công việc đấu tranh trong điều kiện có thể. Anh Hoàng Đức Ái bày tỏ:
“Đối với những người tỵ nạn như tôi hay một số người bạn ở đây, hàng ngày vẫn theo dõi tình hình ở VN để tiếp tục đồng hành đấu tranh với những người đấu tranh trong nước. Đặc biệt là đối với các bạn trẻ, bằng những bài viết trên các trang blog.”
Hiện tại, tình hình những người tỵ nạn ở Trung Đông hay những người tỵ nạn ở VN cũng rất là nhiều, mà Cao ủy (tỵ nạn) ở đây thì làm việc hết sức chậm trễ. Cho nên các hồ sơ tỵ nạn sau này càng lâu hơn vì số người tỵ nạn ngày càng đông
Anh Hoàng Đức Ái
Thầy truyền đạo người H’mông cho chúng tôi biết hiện tại số người H’mông tỵ nạn về vấn đề tôn giáo ở Thái lan có khoảng 350 người và ông vẫn tiếp tục đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho bà con sắc tộc H’mông ở trong nước. Ông nói:
“Tôi vẫn tiếp tục hoạt động về niềm tin tôn giáo ở đây. Trước tình hình cộng sản VN đã ngăn cấm không cho đồng bào hoạt động tôn giáo tự do theo ý muốn của người dân thì tôi cũng tìm hiểu các thông tin về vấn đề này để viết các báo cáo để cho các tổ chức Nhân quyền biết, để lên tiếng bảo vệ đồng bào H’mông của chúng tôi.”
Về nguyện vọng chung của những người tỵ nạn hầu như cũng giống nhau, tất cả đều mong nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt nam ở khắp nơi trên thế giới và mong muốn nhanh chóng được đi định cư ở nước thứ 3. Ông Hồ Văn Chỉnh cho biết:
“Bây giờ cộng đồng thế giới hãy lên tiếng để giúp chúng tôi được đi định cư ở nước thứ 3, vì chỉ có thế chúng tôi mới có tương lai cho con cái sau này. Cho đến giờ tôi đã tỵ nạn ở đây 15 năm rồi, mà họ không cho chúng tôi nhập tịch gì hết. Chẳng biết tương lai của chúng tôi sẽ ra sao nữa.”
Được biết không phải chỉ có ở các nước Đông Nam Á, nhất là Thái lan mới có những người VN tỵ nạn về các lý do chính trị và tôn giáo. Tại một số quốc gia thuộc các châu lục khác hiện nay cũng có người tỵ nạn Việt Nam.
Trong bài sau, mời quý vị đón nghe phần tường trình của thông tín viên Tường An từ Paris, về cuộc sống của những người tỵ nạn đến từ VN ở Âu châu và Úc châu.

Tin, bài liên quan


Người tỵ nạn VN tại Thái Lan

Trong thời gian gần đây, vấn đề người tỵ nạn VN tại Thái Lan ngày càng gây nhiều chú ý. Hoàn cảnh của họ hiện giờ ra sao ? Họ có được sự trợ giúp của Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ hay những tổ chức bảo vệ người tỵ nạn không ?
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
2009-03-06
Những gia đình VN tỵ nạn bên Campuchia và bên Thái
Những gia đình VN tỵ nạn bên Campuchia và bên Thái sống tháng này qua năm nọ trong các khu vực ổ chuột.
Photo: RFA
Các chi tiết do chính người tỵ nạn cung cấp, và từ những tổ chức bảo vệ người tỵ nạn, cho thấy tình cảnh gian nguy của số người tỵ nạn VN đang ẩn náu trên xứ Chùa Vàng - với tương lai vô định.

Không nước nào nhận tương lai vô định 

Chúng tôi liên lạc được với nhiều người trong số nầy, và một số đồng ý mô tả tình cảnh của họ, nhưng với điều kiện ẩn danh và điều chỉnh ít nhiều giọng nói vì lý do an ninh, như một người cho biết như sau:
Một người tỵ nạn: “Cá nhân tôi rất là khó khăn tại vì đã vượt biên xin tỵ nạn tại Campuchia không có được kết quả. Số bà con tỵ nạn bên Thái Lan này thì tôi tiếp xúc chủ yếu là với những người đã có vô Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ rồi nhưng bị rớt – thậm chí rớt tới 2 lần. Vẫn còn rất nhiều người tỵ nạn VN ở đây nhưng tôi không dám quan hệ vì vấn đề an ninh cá nhân. Nói chung hoàn cảnh thì cơ cực lắm, làm từ sáng tới tối mà mới được chừng một trăm baht/một người. Có người còn chưa được vậy nữa. Tiền nhà, tiền điện, tiền nước, ăn uống sinh hoạt cực khổ lắm”.

“Cá nhân tôi rất là khó khăn tại vì đã vượt biên xin tỵ nạn tại Campuchia không có được kết quả. Số bà con tỵ nạn bên Thái Lan này thì tôi tiếp xúc chủ yếu là với những người đã có vô Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ rồi nhưng bị rớt – thậm chí rớt tới 2 lần.
Một người tỵ nạn (dấu tên)


Hoàn cảnh sống gian truân và phi pháp trên đất Thái cũng đang đeo đuổi nhiều người tỵ nạn khác mặc dù có được sự trợ giúp một ít từ các tổ chức nhân đạo bên ngoài, như một người tỵ nạn từ VN mô tả:
Người tỵ nạn thứ nhì: “Bây giờ tình cảnh của người tỵ nạn tại Thái Lan khó khăn. Điểm thứ nhất là anh em qua đây chưa được Cao Ủy Tỵ Nạn cấp giấy tờ. Thứ hai là chúng tôi đi lại sợ bị công an Thái bắt. Điểm thứ ba là bọn cộng sản đang lùng bố qua tận Thái Lan, số điện thọai của Đại sứ quán VN thường quấy nhiễu chúng tôi ban đêm. Còn đời sống của chúng tôi ở đây thì Ủy ban Cứu Người Vượt Biển BP SOS và Hội Nhân quyền ở Đức trợ giúp cho một ít”.
Chúng tôi liên lạc một người từ Tây Nguyên lánh nạn sang Campuchia, và rồi Thái Lan hiện giờ. Anh đang sống trong tình trạng chờ đợi tin tức từ Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, nhưng nhiều tháng trôi qua, anh –cũng như nhiều người khác đồng cảnh ngộ - vẫn tiếp tục đợi chờ:
Người tỵ nạn từ Tây Nguyên: “Tôi gặp khó khăn ở VN rồi qua đây, có đăng ký với UN, nhưng họ bắt chờ. Hai, ba lần tôi đến UN, giải thích là không có giấy tờ sợ đi đường bị cảnh sát Thái bắt. Nhưng họ bắt chờ - và đã chờ hơn 6 tháng rồi nhưng vẫn chưa có kết quả. Hiện có nhiều người như tôi. Về đời sống thì tôi phải đi làm thuê, và Nhà Thờ giúp một ít, và sống tạm thời như vậy với cuộc sống cũng khó khăn lắm.”

“Bây giờ tình cảnh của người tỵ nạn tại Thái Lan khó khăn. Điểm thứ nhất là anh em qua đây chưa được Cao Ủy Tỵ Nạn cấp giấy tờ. Thứ hai là chúng tôi đi lại sợ bị công an Thái bắt. Điểm thứ ba là bọn cộng sản đang lùng bố qua tận Thái Lan, số điện thọai của Đại sứ quán VN thường quấy nhiễu chúng tôi ban đêm
Một người tỵ nạn (dấu tên)


Kêu gọi những hội nhân quyền trên thế giới lên tiếng

Trong khi đó, trong diễn tiến mới nhất, một số người may mắn được Văn Phòng Cao Ủy Tỵ Nạn ở Bangkok cấp giấy như sau đây:
“Hôm qua Cao Ủy Tỵ Nạn cấp giấy cho 12 người rồi, và còn tiếp tục kêu những người tỵ nạn khác vào làm việc. Cũng nhờ mấy hội nhân quyền bên ngoài, như tổ chức của TS Nguyễn Đình Thắng, giúp đỡ mới được như vậy”.
Diễn tiến đó được một người tỵ nạn ở Thái Lan nhận xét:
“Tôi nghĩ rằng điều này rất là tốt, quý báu. Vì tôi cũng được biết câu chuyện ở Philippines, số người tỵ nạn VN bị rớt lại ở đó, có người bị kẹt tới 20 năm. Nhờ một số tổ chức của người Việt ở ngoài gíup đỡ cho số đồng bào này được định cư ở nước thứ ba. Điều đó rất quý. Hiện tại thì một số nỗ lực của một số tổ chức nước ngoài do người Việt chúng ta lập nên để cứu giúp những người tỵ nạn còn đang kẹt lại ở Thái Lan này – và Campuchia nữa, thì điều này rất là quý”.

Nhờ một số tổ chức của người Việt ở ngoài gíup đỡ cho số đồng bào này được định cư ở nước thứ ba. Điều đó rất quý. Hiện tại thì một số nỗ lực của một số tổ chức nước ngoài do người Việt chúng ta lập nên để cứu giúp những người tỵ nạn còn đang kẹt lại ở Thái Lan này – và Campuchia
Một người tỵ nạn (dấu tên)


Thưa qúy vị, chúng tôi được biết một trong những tổ chức ở hải ngọai ra sức cứu giúp số người tỵ nạn VN trên đất Thái hiện giờ là Ủy ban Cứu Người Vượt Biển Boat People SOS trụ sở tại Virginia, Hoa Kỳ. Theo TS Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Ủy ban, thì tổ chức này đang nỗ lực phối hợp với các cơ quan quốc tế khác, kể cả Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, để tìm giải pháp, mà chính những người lánh nạn này nói là hiện đã lên tới khỏang 200 trăm người:
Những người tỵ nạn: “Con số đó là con số thật đấy – và còn có thể cao hơn nữa. Con số 200 người trở lên chắc chắn là đúng rồi. Bởi vì tôi có một số lần đi lại văn phòng của Cao Ủy Tỵ Nạn tại Thái Lan này, qua tiếp xúc thì tôi biết được có rất nhiều người VN đã đến đó. Và hiện tại bây giờ vẫn tiếp tục có nguời đến nữa”
“Tôi nghĩ là hơn 200 người tỵ nạn. Con số này không có gì quá đáng cả”.

Mối hiểm nguy nữa là họ không có giấy tờ gì cả trong khi sống bất hợp pháp ở Thái Lan, khiến có thể bị trục xuất về Cambodge và từ Cambodge họ có thể bị trục xuất về lại VN.
TS Nguyễn Đình Thắng


Để cứu giúp hàng trăm người tỵ nạn ấy, Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển Boat People SOS có kế họach can thiệp về pháp lý và về chính sách, như TS Nguyễn Đình Thắng cho biết:
TS Nguyễn Đình Thắng: “Kế họach của chúng tôi gồm 2 mặt: Mặt thứ nhất là vận động về chính sách bởi vì hiện nay không những nước chủ nhà Thái Lan mà cả Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ cũng có mối quan tâm về dòng người tỵ nạn bắt đầu lại ra đi từ VN đến đất nước Thái Lan. Chính vì vậy mà họ có nhiều biện pháp – hoặc lờ đi hoặc rất khó khăn trong việc cứu xét hay gây chậm trễ.
Trong suốt thời gian chờ được cứu xét như vậy thì đồng bào lánh nạn của chúng ta không nhận được sự trợ giúp nào cả về mặt đời sống vốn hiện rất khó khăn. Và trong thời gian chờ đợi như vậy, chưa chắc họ được cứu xét để được đi định cư. Đó là chưa kể mối hiểm nguy nữa là họ không có giấy tờ gì cả trong khi sống bất hợp pháp ở Thái Lan, khiến có thể bị trục xuất về Cambodge và từ Cambodge họ có thể bị trục xuất về lại VN.
Nỗ lực thứ hai là những người tỵ nạn này phải được bảo vệ về mặt pháp lý. Bởi vì khi chúng ta vận động để Thái Lan và quốc tế - tức LHQ – bắt đầu quan tâm nhằm thực hiện đúng nhiệm vụ bảo vệ người tỵ nạn của họ, thì lúc đó chúng ta phải có luật sư để giúp đồng bào của chúng ta khai báo được đúng với kỳ vọng của luật pháp, đúng theo thể thức đòi hỏi của Cao ủy Tỵ nạn LHQ. Như vậy thì họ mới tăng triển vọng được xét cho tỵ nạn, và được bảo vệ, để sau cùng rồi được đi định cư.”

Con cái người sắc tộc thiểu số Việt Nam tị nạn tại Thái Lan được học hành ra sao?

Con cái người sắc tộc thiểu số VN tị nạn học hành tại Thái Lan ra sao?

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2015-08-31
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Những người phụ nữ H'mông ở Sa pa (ảnh minh họa)
Những người phụ nữ H'mông ở Sa pa (ảnh minh họa)
Photo courtesy vatgia.com
Nhiều người sắc tộc thiểu số Việt Nam chạy sang Thái Lan tìm qui chế tị nạn. Khi đi họ mang theo gia đình, con cái hay sinh con tại xứ người.
Trong khi chờ được xem xét qui chế tỵ nạn, con cái họ có được học hành không?
Cũng như những người khác, khi tìm đường vượt thoát khỏi Việt Nam với mong mỏi được công nhận là người tỵ nạn do bị bắt bớ, bách hại tại Việt Nam, những người thiểu số chấp nhận hy sinh bản thân họ để có một tương lai tự do cho con cái.
Sự hỗ trợ từ Cao ủy Tị nạn
Bắt đầu từ năm 2013, con cái của những người sắc tộc thiểu số Việt Nam tị nạn tại Thailand mới được đi học tại trường Thái. Tổ chức Bangkok Refugee Center (BRC) - trực thuộc Cao Ủy Tị Nạn Thái Lan là nơi đầu tiên và duy nhất giúp con cái của những người tị nạn tại Bangkok được đến trường.
BRC đứng ra tổ chức những khóa học tiếng Thái căn bản cho con cái những người sắc tộc Việt Nam tị nạn trong vòng một tháng. Sau đó BRC và người tị nạn cùng nhau tìm kiếm trường Thái để xin nhập học. Khi tìm được trường học bên BRC sẽ tiến hành thủ tục xin nhập học cho con cái những người tị nạn.
Em Sùng Thị Ly – 16 tuổi, người sắc tộc H’mong, hiện đang học tại một ngôi trường Thái ở Bangkok, chia sẻ về việc tổ chức BRC giúp đỡ để đi học tại Thái Lan, em khẳng định:
Lúc đầu mới đến trường Thái thì em cũng trục trặc về ngôn ngữ và bị đối xử không công bằng vì em là người cư trú bất hợp pháp. Khi mới đi học thì đường đi rất xa, em phải đi hai đoạn xe, em không biết nhà trường, địa chỉ đó rõ ràng nên đi lại rất khó.
Em Sùng Thị Ly
“Tổ chức BRC và Cao ủy Tị Nạn họ giúp đỡ hồ sơ để em được đến trường học”
BRC cũng hỗ trợ mỗi em học sinh là 3.000 Bath để các em mua sắm dụng cụ học tập, và 500 bath cho chi phí đi hàng tháng cho các em. Tiền học phí hàng tháng BRC sẽ giúp toàn bộ.
Mục sư A Ga, một người Montagnard đang tị nạn tại Bangkok – Thái Lan, khi được hỏi về sự hỗ trợ từ BRC để con của ông được để được học tại trường Thái, Mục sư nói:
“Con của Mục sư cũng được đi học tại trường Thái hai năm rồi, BRC có hỗ trợ 3000 bath về vấn đề quần áo giày dép, tiếp theo là họ hỗ trợ 500 bath mỗi một tháng”
Vài khó khăn khi xin đi học tại trường Thái.
Vì số chi phí eo hẹp từ Cao Ủy Tị Nạn không đủ cho một năm học của các em. Nên gia đình của của các em lại gặp một số khó khăn về vấn đề tài chính, số tiền đó không đủ cho chi phí mua quần áo, sách vở và đi lại.
Em Sùng Seo Lu chia sẻ khó khăn về tài chính khi chỉ nhận được sự hỗ trợ từ Cao Ủy Tị Nạn, em nói:
“BRC họ có hỗ trợ nhưng không đủ, chi phí cho đường đi, quần áo, giày, bút viết, giấy thì không đủ, mình phải tự lo một phần nào đó”
Đó chưa phải là khó khăn lớn nhất, bởi các trường học tại Thái chỉ chấp nhận giảng dạy bằng tiếng Thái cho con cái của những người tị nạn. Nên khi các em bước vào học tại trường Thái, các em gặp khó khăn về vấn đề ngôn ngữ. Bên cạnh đó các em cũng gặp một vài sự đối xử chưa được công bằng vì các em là con cái của những người đang cư trú bất hợp pháp tại Thái.

Nhiều đợt người dân tộc trốn chạy sự bắt bớ của nhà cầm quyền Việt Nam vượt biên sang Campuchia xin tỵ nạn.
Nhiều đợt người dân tộc trốn chạy sự bắt bớ của nhà cầm quyền Việt Nam vượt biên sang Campuchia xin tỵ nạn. AFP

Em Sùng Thị Ly chia sẻ về những khó khăn trong những ngày đầu đến trường Thái nhập học, em nhớ lại:
“Lúc đầu mới đến trường Thái thì em cũng trục trặc về ngôn ngữ và bị đối xử không công bằng vì em là người cư trú bất hợp pháp.
Khi mới đi học thì đường đi rất xa, em phải đi hai đoạn xe, em không biết nhà trường, địa chỉ đó rõ ràng nên đi lại rất khó. Thứ hai là em chưa biết tiếng Thái nên đi lại rất khó khăn.”
Tuy nhiên đây chưa phải là khó khăn lớn nhất, theo thông tin không chính thức thì BRC chỉ hỗ trợ chuyện học hành cho con em của những người tị nạn từ lớp một cho tới lớp sáu mà thôi.
Em Sùng Seo Lu buồn bã nói:
“Em chỉ biết thông báo từ BRC là họ chỉ hỗ từ lớp một cho đến lớp sáu mà thôi.”
Cơ hội tiếp cận nền giáo dục của Thái Lan.
Mặc dù gặp phải một số khó khăn như trên, nhưng con em của người sắc tộc thiểu số đang tị nạn Thailand đều rất tôn trọng cơ hội được đến trường.
Em Sùng Seo Lu khẳng định:
“Vẫn rất là khó nhưng mà mình nghĩ mình là người bất hợp pháp thì mình sẽ cố gắng hết sức để học”
Em chỉ biết thông báo từ BRC là họ chỉ hỗ từ lớp một cho đến lớp sáu mà thôi
Em Sùng Seo Lu
Em Sùng Thị Ly – 16 tuổi, hiện đang học tại một ngôi trường Thái ở Bangkok chia sẻ về trải nghiệm của mình về chương trình dạy học hoàn toàn bằng tiếng Thái, em tiếp lời:
“Họ dạy rất là tốt và em cũng hiểu.”
Ước mơ
Do sự hỗ trợ của BRC có hạn, và sự quan tâm của các tổ chức thiện nguyện và chăm lo cho người tị nạn tại Bangkok – Thái Lan chưa nhiều. Nên không phải tất cả con em của những người sắc tộc Việt Nam đang tị nạn tại Thái Lan đếu được đến trường.
Một thông tin không mấy vui được lan truyền trong những gia đình người dân tộc thiểu số Việt đang tỵ nạn tại Thái Lan là có thể BRC sẽ ngưng hỗ trợ vấn đề học hành đối với người đã học xong lớp 6, và sẽ không hỗ trợ gì đối với những gia đình bị bác đơn xin quy chế tị nạn.
Mục sư Aga bày tỏ về ước mơ được đến trường của những người sắc tộc Việt Nam đang tị nạn có con đang đi học hoặc chưa được đến trường, anh mong muốn:
“Ước mơ của những người tị nạn ở đây là con cái của họ được đến trường.”
Em Sùng Seo Lu tiếp lời:
“Em cũng có ước muốn các tổ chức thiện nguyện, các hội thiện nguyện tạo điều kiện giúp đỡ em. Vì em sắp học hết lớp Sáu, khi đó không biết Cao Ủy Tị Nạn còn tiếp tục hỗ trợ cho em nữa hay không.”
Tại Việt Nam nhiều trẻ em dân tộc thiểu số không có điều kiện để đến trường; nếu có thì cũng rất thiếu thốn. Khi ở trên đất Thái Lan, được thụ hưởng cơ hội học tập, và do vẫn còn nhiều hạn chế như trình bày của những người trong cuộc, ước vọng được tiếp tục học lên cao và thoát khỏi cuộc đời tăm tối không chỉ là nguyện ước của những gia đình người thiểu số mà còn của rất nhiều người quan tâm.

Lời kể của ba cô gái Hmong trẻ ở Cao Bằng bị bán sang Trung Quốc

Lời kể của những cô gái trẻ bị bán sang Trung Quốc

Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2015-08-29
Lời kể của những cô gái trẻ bị bán sang Trung Quốc Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
cs-1-600.jpg
Ba cô gái Hmong bị bán qua Trung Quốc: Minh, Sinh và Sua.
Ảnh do nạn nhân cung cấp

Việc lừa những phụ nữ sang Trung Quốc rồi bán cho những kẻ môi giới là một vấn nạn đang diễn ra tại các tỉnh miền bắc, nhất là các tỉnh vùng biên.
Thông tín viên Hoàng Dung của Đài Á Châu tự do có dịp liên lạc được với hai cô gái trẻ bị bán sang Trung Quốc, nhưng may mắn tìm cách trốn thoát lại về Việt Nam, và được họ kể lại vụ việc.
Quá trình chạy trốn
Đối với rất hầu hết các trường hợp khi bị bán sang Trung Quốc rồi thì việc thoát được là chuyện hết sức khó khăn. Lý do vì nạn nhân không biết tiếng Trung Quốc, không thông thuộc địa hình và bị trông chừng rất nghiêm ngặt.
Hai cô Lý Thị Minh, Lý thị Sua nằm trong số may mắn ít ỏi chạy thoát khỏi Trung Quốc để về Việt Nam. Trước hết cô Lý Thị Minh cho biết.
‘‘Sau khi tôi đã sinh được một thằng con Trai cho ông Phe thì tôi được tự do hơn mà không bị gò bó như trước nữa và được dùng điện thoại. Và từ đó tôi đã lấy lòng gia đình ông Pay Long Phe. Sau nhiều lần năn nỉ tôi xin về Việt Nam để gặp bố mẹ và người thân thì đến ngày 22/7/2015, ông Phe đồng ý và đưa tôi về đến biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Lúc đầu ông tính sẽ về gặp gia đình nhưng sau khi suy nghĩ lại ông quyết định ở bên kia biên giới để chờ tôi 3 ngày.
Cũng trong ngày 22/7/2015 ông Phe đã nhờ một người phụ nữ dắt tôi qua biên giới và tôi được gặp gia đình đón ở cửa khẩu Săm Pun, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang và đưa tôi về nhà. Ngày 23/7/2015, tôi đã gọi điện thoại để báo cho ông Pay Long Phe biết là tôi không quay trở lại Trung Quốc. Nhưng Ông ta và người đàn bà dẫn đường đã gọi lại để thuyết phục tôi trở lại với ông nhưng tôi từ chối.”
Cô Lý Thị Sua cũng kể về trường hợp của bản thân:
‘‘Vào trưa ngày 29/04/2011 tôi và chị Lý Thị Sinh bị ông Sùng Sái Lự và 2 người đàn ông khác đem đi cho tới khoảng 3h chiều thì họ tách chúng tôi đi 2 nơi. Khi ấy chúng tôi khóc lóc van xin, sau đó ông Sùng Sái Lự dọa sẽ gọi điện thoại cho 2 người lúc nãy đến sẽ giết. Vì thế chúng tôi phải chấp nhận nghe lời ông Sùng Sái Lự. Đến khoảng 17 giờ ngày 29/04/2011, tôi bị đưa đến nhà ông Sùng Sái Lự trong gia đình có vợ và có 2 người con, và một người phụ nữ. họ canh chừng tôi cận thận vì sợ tôi trốn thoát.
Tôi rất mong muốn phía chính quyền Việt Nam bắt những kẻ buôn bán chúng tôi ra trước pháp luật để trừng họ thích đáng để tôi không còn sợ hại nữa.
- Cô Lý Thị Sinh
Ngày 30/04/2011 tôi chứng kiến ông Sùng Sái Lự là người Hmông Trung Quốc đã bán một người cô gái Hmông tên là Sia và ông này đi đón nhiều cô gái khác về để bán. Đến ngày 05/05/2011, lợi dụng sơ hỡ của gia đình ông Sùng Sái Lự tôi trốn thoát và được 2 người dân Trung Quốc giúp đỡ, sau đó họ dẫn tôi đến gặp công an Trung Quốc đưa về đến cửa khẩu Săm Pun, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam họ dặn tôi không được nói với công an Việt Nam rằng cô được công an Trung Quốc giúp mà chỉ nói cô đã gặp được người tốt đưa về. Vào sáng ngày 06/05/2011 tôi được gia đình đón về nhà khi công an huyện Mèo Vạc đã thông báo cho công an huyện Bảo Lâm.”
Hai cô Minh và Sua cho biết thêm trong đợt bị lừa hồi năm 2011 còn có cô Lý Thị Sinh; tuy nhiên đến nay không biết tin tức gì của cô này. Lý Thị Sua chia sẻ về cô Lý Thị Sinh:
“Sau khi chúng tôi bị tách 2 người ra 2 nơi khác nhau và tôi đã khóc lóc xin được gọi điện gặp chị Sinh, vì thế ông Sùng Sái Lự đã chúng chúng tôi được nói chuyện khoảng 2 phút vì chúng tôi nói chuyện bằng tiếng phổ thông. Từ ngày chúng tôi gọi điện vào 01/05/2011 cho đến nay gia đình tôi không biết chị Sinh sống ở đâu, có còn sống nữa hay không?”
Sau khi thoát được về gia đình, vào ngày 17/07/2011 cô Lý Thị Sua nhận diện được một trong ba người đã lừa bán mình và bán chị Sinh và chị Minh sang Trung Quốc trong bữa chợ ở xóm Khuổi Vin nên cô đã làm đơn tố cáo đến công an Cao Bằng cũng như công an huyện Bảo Lâm. Đó là ông Lò Văn Hiền mà theo người dân ông này sống tại xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Cô Sua đã liên lạc với anh trai báo với công an sau đó công an huyện bắt Lò Văn Hiền. Tuy vậy sau một thời gian ngắn ông Dương Minh Hải là phó trưởng công an huyện Bảo Lâm đến gia đình cô Sua thông báo rằng công an đã điều tra và xác minh thấy ông Hiền không phải là tội phạm nên đã thả và Ông Hải khẳng định ông Hiền không phạm tội. Từ đó gia đình không thấy ông Hiền xuất hiện.
Vào ngày 24/08/2015 sau khi trở về Việt Nam cô Lý Thị Minh cũng tiếp tục làm đơn tố cáo những người bán mình sang Trung Quốc và nhờ công an phối hợp để tìm cô Lý Thị Sinh chưa biết sống chết thế nào. Tuy vậy vẫn chưa thấy chính quyền trả lời.
Nỗi ám ảnh
Dù thoát được trở về Việt Nam và được sum họp với gia đình, nhưng hai cô Lý thị Minh và Lý Thị Sua cho biết vẫn luôn bị ám ánh bởi những ngày tháng sống bên Trung Quốc nhất là khi đang còn người chị hiện không có thông tin.
Cô Lý Thị Minh tâm sự.
“Từ ngày tôi được về nhà thì tôi rất mừng nhưng tôi cũng rất lo lắng và không dám ra ngoài sợ bị nhóm của ông Lò Văn Hiền trả thù và sợ bắt cóc sang Trung Quốc tiếp. Hiện nay gia đình tôi cũng lo lắng cho tôi nên không đi làm thêm được. Mặt khác tôi không biết tương lai tôi sẽ làm gì và ra sao”?
Khi hỏi về nguyện vọng thì cô Lý Thị Sinh cho biết:
“Ước mong sẽ giải cứu được chị Lý Thị Sinh và nhiều thiếu nữ đang bị bán ở Trung quốc được về đoàn tụ với gia đình và tôi rất mong muốn phía chính quyền Việt Nam bắt những kẻ buôn bán chúng tôi ra trước pháp luật để trừng họ thích đáng để tôi không còn sợ hại nữa.”
Cái này tôi chưa nắm được đâu, nếu anh cần anh phải nhắn tin rõ địa chỉ cụ thể tên tuổi tôi mới kiểm tra lại được.
- Công an huyện Bảo Lâm
Chúng tôi có liên lạc với văn phòng công an huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng để hỏi về vụ việc của hai cô Lý thị Minh và Lý thị Sua cũng như đơn tố cảo của họ thì một viên chức ở đó trả lời:
“Cái này tôi chưa nắm được đâu, nếu anh cần anh phải nhắn tin rõ địa chỉ cụ thể tên tuổi tôi mới kiểm tra lại được.”
Anh Hoàng Văn Tính, một người dân địa phương, khi được hỏi về trường hợp của ba cô gái vừa nêu cho biết:
“3 cô gái đã mất tích từ năm 2011, cô Sua đã về được gia đình từ ngày 06/05/2011. Còn cô Minh về được một tháng, còn Lý Thị Sinh chưa biết tin tức gì, chưa liên lạc được, không biết còn sống hay đã chết”?
Để kết thúc, chúng tôi mượn lời của cô Huỳnh Thục Vy, thành viên của tổ chức xã hội dân sự độc lập có tên Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, nói về việc làm nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán phụ nữ Việt sang các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc:
“Nhằm ngăn chặn không để có trường hợp nào bị lừa bán nữa và sẽ đưa ra trước công luận biết. Hội sẽ hỗ trợ một ít về mặt kinh tế cho các nạn nhân nhưng hội muốn được gặp các nạn nhân để hiểu rõ về tình hình để đưa ra truyền thông và để viết báo cáo”.

Đô thị ma Shenfu ở tỉnh Liêu Ninh- điềm báo tài vận thay đổi của Trung Quốc

Thứ bảy, 29/8/2015 | 20:00 GMT+7

Đô thị ma - điềm báo tài vận thay đổi của Trung Quốc

Những đô thị vắng bóng người liên tục hình thành cho thấy lỗ hổng về chính sách cải cách và điều hành kinh tế ở Trung Quốc trong giai đoạn chuyển đổi.
27e7eef59dd53a82ad03e5bee87767-6574-8492
Khu đô thị mới Shenfu. Ảnh: Architizer
Shenfu là một đô thị mới mọc lên ở Trung Quốc với những cao ốc chọc trời còn ngổn ngang gạch vữa. Những căn hộ bỏ hoang nằm quanh một hồ nước lớn ngay tại khu trung tâm. Các tòa nhà cũ nát vốn được lên kế hoạch để trở thành một tổ hợp khách sạn, nhà hàng lộng lẫy nay trống trơn, không một bóng người.
Anh chàng môi giới nhà đất quảng cáo rằng nhiều gia đình đã chuyển đến sinh sống tại các chung cư đang hoàn thiện bên hồ. Nhưng khi đêm xuống, người ta chỉ có thể bắt gặp vài khung cửa sổ sáng đèn.
Đô thị Shenfu nằm ở tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, được xây dựng nhằm đón đầu dòng dân cư từ hai thành phố công nghiệp từng có bước phát triển bùng nổ là Thẩm Dương và Phủ Thuận. "Cứ xây nhà thì người ta khắc đến ở" là một câu nói cửa miệng vào thời điểm đó. Nhưng trái với dự đoán, tại vùng công nghiệp trọng điểm này, người dân đang dời đi thay vì đổ về.
Giới phân tích đánh giá các đô thị ma hình thành ngày một nhiều, kết hợp với những biến động gần đây của nền kinh tế là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính hệ thống.
Vấn đề hệ thống
Theo Washington Post, nền kinh tế Trung Quốc đang trải qua giai đoạn chuyển đổi đầy khó khăn. Những biến động mới đẩy ngành công nghiệp nặng, động lực đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, lâm vào cảnh lao đao. Thị trường chứng khoán chao đảo với đà sụt giảm mạnh. Nỗi lo âu của người dân về một nền kinh tế suy thoái tiếp tục lan rộng. Vùng đông bắc Trung Quốc là nơi cảm nhận rõ nét hơn cả sức ép của quá trình chuyển đổi cũng như tác động của suy thoái.
"Ai cũng biết vấn đề nằm ở đâu. Tất cả đều có tính hệ thống", một quan chức giấu tên nghiên cứu về chính sách tài chính ở Liêu Ninh nói. "Mọi người đều biết phải làm gì. Thay đổi cấu trúc nền kinh tế. Nhưng bắt đầu từ đâu thì chẳng ai hay", ông này bình luận. "Chúng ta có thể làm gì đây? Chuyển hướng vào lĩnh vực tài chính ư? Không thể cạnh tranh với các thành phố như Thượng Hải về mặt này được. Đầu tư vào công nghệ cao thì sao? Khó có thể thành công trong một sớm một chiều".
Được biết đến với biệt danh Vành đai Rỉ sét, vùng đông bắc Trung Quốc, gồm ba tỉnh Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Cát Lâm, từng sống sót qua nhiều giai đoạn khó khăn, như cái cách mà những con người nổi tiếng cứng cỏi ở đây chống chọi với cái lạnh thấu xương của mùa đông khắc nghiệt. Nhưng những thách thức mà họ đang đối mặt lại đặc biệt khó khăn bởi chúng cũng chính là vấn đề mà cả nước Trung Quốc gặp phải.
Làm thế nào để giảm sức ảnh hưởng của doanh nghiệp nhà nước và nâng cao vai trò của các tác nhân thị trường? Động lực nào sẽ giúp nền kinh tế đi lên khi mà ba đầu tàu xuất khẩu - xây dựng - nhà ở đã không còn đủ sức kéo? Hay làm sao để cải cách kinh tế mà không gây thêm tổn thương và biến động là những câu hỏi đang khiến các nhà hoạch định Trung Quốc đau đầu.
Ở Liêu Ninh, những vấn đề trên thậm chí còn cắm rễ sâu hơn bình thường. Các công nhân tại đây vẫn tự hào nhớ về thời kỳ huy hoàng của nền kinh tế bao cấp theo kiểu Liên Xô và cuộc cách mạng công nghiệp những năm 1950 do cố chủ tịch Mao Trạch Đông tiến hành. Doanh nghiệp tư nhân dường như là một khái niệm quá xa lạ ở vùng đất này.
"Ở đây họ không khuyến khích tự kinh doanh đâu", quan chức giấu tên nói. "Mọi người chỉ muốn một công việc ổn định tại một tập đoàn nhà nước lớn thôi".
Kinh tế Liêu Ninh giai đoạn 2003 - 2012 phát triển với tốc độ chóng mặt, trung bình ở mức 12,8%/năm, cao hơn mức 10,7% của cả nước. Số liệu thống kê chính thức nửa đầu năm nay cho thấy Trung Quốc đang tăng trưởng ở mức 7%. Nhưng, con số này ở Liêu Ninh tụt xuống chỉ còn 2,6%, thấp nhất trong số 31 tỉnh thành của cả nước.
AD-JD-91751440226867-9363-1440588284.jpg
Công nhân làm việc tại một xưởng sản xuất thiết bị máy móc thuộc thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Ảnh: Washington Post
Quận Thiết Tây thuộc thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, từng mệnh danh là "Ruhr của phương Đông", lấy theo tên một vùng ở Đức, nơi đóng vai trò là xương sống cho nền công nghiệp hùng mạnh của quốc gia này. Song, hiện tại, xương sống của nền kinh tế Trung Quốc có vẻ đang suy yếu.
Tại các công ty nhà nước, công nhân bị cắt giảm giờ làm, đồng nghĩa với việc mức lương cũng giảm theo, từ ngưỡng cao nhất khoảng 780 USD/tháng của hai năm trước, xuống còn khoảng 312 USD.
Ở khu vực tư nhân, như nhà máy Công ty Cơ khí Huayang, một doanh nghiệp sản xuất thiết bị hạng nặng của Thẩm Dương, tình hình còn ảm đảm hơn. Hiện chỉ có khoảng 30 nhân công vận hành các máy tiện cũ kỹ để sản xuất máy móc phục vụ ngành khai thác than. Nhà máy này từng có lúc sử dụng tới 400 lao động.
Yao Guanghe, 22 tuổi, bắt đầu làm việc tại xưởng của Huayang từ tháng 5, sau khi người chủ cũ của anh bị phá sản. Yao hiện rất lo lắng về tương lai của mình. "Thật khó để tìm được việc làm trong ngành này", anh nói. "Có việc làm đã là may lắm rồi".
Nhiều người dân ở đây đã bỏ đi tìm việc khác. Thực tế này giúp giảm bớt áp lực lên xã hội nhưng lại lấy mất những cá nhân tài năng của vùng đông bắc, để lại một cộng đồng dân cư già nua, chuyên gia nhận định.
Thiếu nhất quán
Để thể hiện sự quan tâm tới khu vực, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Chủ tịch Tập Cận Bình suốt 4 tháng qua thực hiện nhiều chuyến công tác tới vùng đông bắc. Cả hai ông đều nhấn mạnh sự cấp thiết của việc thúc đẩy đột phá, khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tìm động lực phát triển mới. Nhưng hai nhà lãnh đạo đồng thời cũng thể hiện một sự lưỡng lự, không muốn quay lưng với mô hình cũ, theo Washington Post.
Hồi tháng 4, ông Lý vẫn kêu gọi khởi động một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trọng điểm dù lợi nhuận đã giảm tới 23% trong nửa đầu năm. Tháng trước, Chủ tịch Tập khẳng định doanh nghiệp quốc doanh vẫn là trụ cột của nền kinh tế và cảnh báo chính phủ cần chú ý để tránh "bị mờ mắt bởi kinh tế thị trường" ngay cả khi đang theo đuổi cải cách.
Những thông điệp đa chiều này có thể là bằng chứng cho thấy nỗ lực của chính quyền Trung Quốc trong việc kiểm soát nền kinh tế quá độ. Tuy nhiên, chúng cũng phản ánh tính thiếu nhất quán trong chính sách điều hành của giới lãnh đạo. Vài biện pháp cải cách tài chính đã được ban hành, rõ ràng nhất là quyết định nới lỏng tỷ giá hồi tháng này. Nhưng đi kèm với đó là sự xuất hiện của những lực cản muốn khước từ sử dụng liều thuốc mạnh mà nền kinh tế cần, chuyên gia phân tích nhận xét.
"Tôi có thể mơ hồ cảm nhận được mong muốn làm những điều tốt đẹp cho đất nước của những người lãnh đạo, nhưng đâu đó vẫn thiếu vắng một tầm nhìn xuyên suốt. Hoặc giả tồn tại một tầm nhìn như thế nhưng họ lại không có kế hoạch để thực hiện nó", ông Andrew Batson, giám đốc Viện Nghiên cứu Thị trường Gavekal Dragonomics, nhận xét.
"Tôi thấy họ như đang đứng trên bờ vực", Andrew Polk, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Hội đồng Trung ương Trung Quốc về Tài chính và Kinh doanh, nói. "Họ có ý định tốt. Họ miệt mài tiến đến khe vực. Nhưng khi nghĩ kỹ lại thì họ quyết định không nhảy. Họ thoái lui".
Hy vọng
Zhou Dewen, chủ tịch một hiệp hội doanh nghiệp ở Ôn Châu, thường tìm kiếm cơ hội đầu tư khắp mọi miền ở Trung Quốc. Ông từng dẫn một đoàn 20 doanh nghiệp nhỏ đến khảo sát vùng đông bắc. Nhưng cuối cùng, rất ít doanh nghiệp tỏ ra hào hứng với khu vực này. 
"Vùng đông bắc vẫn tự cho mình là anh cả vì họ là những người đầu tiên phất lên sau khi Trung Quốc đổi mới", ông Zhou nói. "Họ vẫn chìm đắm trong hào quang quá khứ mà không chịu tiến về phía trước. Họ không tin rằng doanh nghiệp nhỏ có thể làm nên chuyện".
Tuy nhiên, sẽ là thiếu chính xác nếu nhận định kinh tế Trung Quốc đang thụt lùi hay vội vàng kết luận rằng không còn hy vọng nào cho vùng đông bắc, bình luận viên Simon Denyer, đánh giá.
Tại tổ hợp nhà máy mới của Tập đoàn Thiết bị Máy Thẩm Dương (SYMG), người ta dễ dàng nhìn thấy các máy tiện và máy phay tự động đang vận hành với độ chính xác và tốc độ đáng kinh ngạc. Ông Xiyou Guan, chủ tịch công ty, đầy nhiệt huyết khi trao đổi về việc tham gia vào cuộc cách mạng máy móc thông minh trên toàn thế giới. 
SYMG vươn mình từ một công ty thiết bị máy lớn thứ 36 thế giới vào năm 2002 lên vị trí dẫn đầu vào năm 2011. Nhưng sau đó, thời thế ngày càng khốc liệt, doanh thu của công ty bắt đầu giảm mạnh. SYMG được dự đoán sẽ lỗ trong nửa đầu năm nay. Họ hiện rơi xuống vị trí thứ ba toàn cầu. Dù vậy, ông Xiyou vẫn lạc quan về tình hình tài chính của công ty mình cũng như cả khu vực.
"Kinh tế suy thoái không phải là điều xấu. Khi cái cũ chết đi cũng là lúc mầm sống chớm nở", ông ví von. "Dữ dội hơn nữa, bão táp hãy nổi lên, bởi nhờ thế những điều mới mẻ mới nhanh chóng xuất hiện", hướng ánh mắt về phái các nhân viên trong công ty, ông Xiyou hùng hồn trích dẫn câu nói của nhà văn Nga Maxim Gorky.
Gia Quang (theo Washington Post)

Đài Loan: Trung Quốc sắp tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông

Thứ ba, 01/09/2015

Tin tức / Việt Nam

Đài Loan: TQ sắp tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông

Chiến đấu cơ SU-27 của Trung Quốc bay ngang khu vực Biển Đông.
Chiến đấu cơ SU-27 của Trung Quốc bay ngang khu vực Biển Đông.
Các công trình lấp biển xây đảo của Trung Quốc ở Biển Đông đã thay đổi hoàn toàn cấu trúc chiến lược trong khu vực, và theo hãng tin CNA của nhà nước Đài Loan hôm nay, giờ đây, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tiến trình quân sự hoá và sẽ tuyên bố một khu nhận dạng phòng không trong khu vực.
Trong một phúc trình nộp cho viện lập pháp về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói vào tháng 9/2013, Trung Quốc đã khởi sự đổ cát lên Đá Gạc Ma, một trong hơn 50 bãi cạn và đá ngầm trong Biển Đông. Trung Quốc sau đó tiến hành lấn biển xây đảo tại 6 bãi đá khác và đang xây một bến cảng, nhiều phi đạo và các cơ sở hạ tầng khác.
Phúc trình này nói rằng nay Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến trình quân sự hoá các đảo mới để sử dụng như những tiền đồn trong Biển Đông.
Ngoài việc tuyên bố chủ quyền và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại đây, Trung Quốc sẽ tuyên bố một khu nhận dạng phòng không trong khu vực.
Một bản tin của công ty truyền thông Fairfax Media của Úc hôm nay trích các nguồn tin quân sự cấp cao của Australia, nhận định rằng Trung Quốc đã thắng vòng đầu tiên trong cuộc tranh chấp để giành quyền kiểm soát Biển Đông khi hoàn tất việc xây dựng một quần đảo gồm các đảo mới do họ tạo ra.
Bản tin nói thêm rằng không có vật chướng ngại nào đáng kể thực sự cản trở Trung Quốc tiếp tục thắng vòng tranh chấp kế tiếp, trước sự do dự của chính phủ Mỹ và các đồng minh, trong đó có cả Australia, sẽ thực hiện những lời hứa đưa ra trước đó là sẽ thách thức những tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc bằng các cuộc diễn tập để bảo vệ “quyền tự do hàng hải”.
Theo Fairfax Media, các nhà phân tích quân sự dự kiến là tới năm 2017, Trung Quốc sẽ trang bị các đảo tân tạo với những bến cảng, các căn cứ quân sự, pháo binh, đường băng và các hệ thống radar tầm xa. Những phương tiện này sẽ cho phép Trung Quốc phóng ra xa sức mạnh quân sự và phi quân sự tới những vùng biển xa xôi nhất, nơi có tranh chấp gay gắt nhất trong Biển Đông.
Những phương tiện đó cũng sẽ giúp Bắc Kinh cản trở các nước tuyên bố chủ quyền khác tại các vùng biển này, và gây gián đoạn các tuyến hàng hải hiện là nơi qua lại của 3/5 thương mại quốc tế.
Công ty Truyền thông Fairfax Media dẫn lời một nguồn tin chính thức nói rằng: “Trung Quốc đã thắng vòng đầu. Hiện rất khó có thể thấy được là họ sẽ bị cản lại, để không thắng vòng kế tiếp”.
Hồi tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đòi ngưng tất cả mọi hành động cải tạo đất, và đề ra kế hoạch cho máy bay quân sự và tàu bè đi ngang qua vùng biển tranh chấp trong phạm vi 12 hải lý cách các đảo nhân tạo. Những cam kết này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews mạnh mẽ ủng hộ, nhưng theo Fairfax Media, các chuyến bay ấy, kể cả phi vụ của máy bay trinh sát, diễn ra bên ngoài phạm vi 12 hải lý cách các đảo nhân tạo.
Trong khi Hoa Kỳ và các đồng minh gặp khó khăn trong việc hành động để đi kèm với lời nói của mình, thì hàng đoàn tàu nạo vét của Trung Quốc hoàn tất công tác cải tạo đất, kể cả xây nền móng cho một phi đạo dài 3.000 mét trong khu vực trên bãi Đá Subi, có khả năng phục vụ các phi cơ lớn nhất của Không quân Trung Quốc.
Bản tin nói rằng các công trình cải tạo đất phần lớn đã hoàn tất đúng lúc trước khi Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Washington trong 2 tuần nữa, trong khi các hình ảnh vệ tinh cho thấy là việc sử dụng các tàu nạo vét của Trung Quốc trong Biển Đông đã giảm khoảng 90% trong mấy tuần gần đây.
Một số chiến lược gia tin rằng Trung Quốc sẽ được rộng tay hành động cho tới ít nhất là năm 2017, là lúc Lào phải nhường chức Chủ tịch ASEAN lại cho một nước hội viên khác, và một chính phủ mới ở Hoa Kỳ đã lên cầm quyền.
Tuy nhiên một số giới chức Mỹ và Úc nói Trung Quốc chỉ thắng về mặt chiến thuật, nhưng sẽ thất bại về mặt chiến lược, trong bối cảnh các nước trên khắp khu vực sẽ có phản ứng bằng cách thắt chặt các quan hệ với nhau và với Hoa Kỳ.
Theo CNA, Sydney Morning Herald.

http://www.voatiengviet.com/content/dai-loan-trung-quoc-sap-tuyen-bo-vung-nhan-dang-phong-khong-o-bien-dong/2939214.html

Samurai: Một thời kiếm sỹ huyền thoại của thành phố Kanazawa (Nhật Bản)

Samurai: Một thời kiếm sỹ huyền thoại

  • 30 tháng 8 2015
Image copyright Jenna Scatena
Những con phố nhỏ hẹp, quanh co của Kanazawa khiến du khách ngỡ như đang lạc bước vào nơi chốn của thời nhiều thế kỷ trước.
Đó là một sáng tinh mơ ở khu quận lịch sử Higashi Chaya của thành phố Kanazawa. Làn hơi mỏng toả lên từ nền đường lát đá. Một geisha bước gấp gáp trên phố vắng, tiếng guốc lọc cọc vang theo bước chân.
Nhưng tôi không định đến đây để ngắm geisha. Tôi muốn tìm hiểu về thế giới của một biểu tượng khác của nước Nhật: tầng lớp samurai.
Nằm giữa biển Nhật Bản và các dãy núi tuyết phía tây, Kanazawa được coi là một trong những nơi thích hợp nhất để tìm hiểu về lịch sử samurai.
Thị trấn không bị huỷ hoại trong Thế chiến II và vẫn là một trong những thị trấn - lâu đài của thời kỳ Edo được bảo tồn tốt nhất.
Đó là một trong những thành phố hiếm hoi ở Nhật Bản, nơi vẫn còn lưu giữ một khu quận samurai.
Image copyright Jenna Scatena
Image caption Khu quận lịch sử Higashi Chaya
Tất nhiên, bởi tầng lớp kiếm sỹ này đã bị xoá bỏ từ thời canh tân của Nhật Bản, cuối thế kỷ 19, ngày nay bạn không thể nhìn thấy một chiến binh samurai trên phố. Nhưng thế giới ngày trước của họ hầu như vẫn còn nguyên đó.
Trước đây, cần năm giờ đồng hồ và sau mấy lần chuyển tàu ta mới có thể từ Tokyo tới được Kanazawa, cách nhau 473 km. Nay thì đơn giản hơn nhiều. Từ 14/3/2015, dịch vụ tàu cao tốc Shinkansen Hokuriku của Công ty Đường sắt Tây Nhật Bản khiến cho thời gian di chuyển cắt ngắn chỉ còn một nửa.
Cũng giống như các chuyến tàu thường, đoàn tàu cao tốc này chạy tới ga Kanazawa, một trong những nhà ga đẹp nhất thế giới.
Tôi luôn nghĩ về samurai như những chiến binh khắc kỷ, sẵn sàng rút kiếm tự vẫn để tỏ lòng trung với chủ nhân và hạ thủ những ai dám tỏ ý bất kính.
Ít nhất đó cũng là những gì tôi mường tượng thông qua các bộ phim như “Samurai cuối cùng” và “13 thích khách”. Vì vậy, tôi tìm đến đây để hiểu thêm.
Image copyright Jenna Scatena
Image caption Nhà ga xe lửa tuyệt đẹp của Kanazawa
Trong buổi sáng đầu tiên ở Kanazawa, tôi đi một vòng quanh khu Higashi Chaya và làm quen với Kiyoe Nagashima, người có gia đình ở đây đã sang tới đời thứ sáu và là hướng dẫn viên của Kanazawa Excursions, một công ty du lịch địa phương.
Tiếng trống taiko cổ truyền từ một ngôi chùa gần đó vang vọng khắp nơi, gợi lên niềm cảm hứng và hút hồn tôi theo nhịp đập của vùng đất mới.
"Kanazawa không chỉ là nơi của các công viên giải trí mà còn là một nơi đáng sống," cô nói, gương mặt tươi cười rạng rỡ, đầy tự hào.
Phần lớn thành phố là những khu đô thị hiện đại với các cửa hàng bán đồ xa xỉ như Louis Vuitton. Tuy nhiên, Higashi Chaya lại trái ngược hoàn toàn.
Theo chân Nagashima vào mê cung các trà quán, đền thờ và các ngôi nhà samurai được phục chế, tôi cảm giác như mình là Alice lạc vào xứ sở thần tiên.
Chúng tôi đi dọc theo các dãy nhà có chấn song đẹp mê hồn rồi rẽ vào một con phố hẹp có hàng cây bạch quả vàng rực, rồi xoải bước lên một con dốc hẹp và kín đáo tới mức tôi cứ ngỡ là lối vào tư dinh ai đó.
Image copyright Kanazawa Tourism
Image caption Lâu đài Kanazawa
Lên tới đầu dốc, con đường rẽ ra thành nhiều lối quanh co và còn hẹp hơn nữa. Đường phố Kanazawa được thiết kế có lẽ để làm người ngoài rối trí và lạc hướng. Tôi thấy đúng là mình rối trí thật.
Từ đỉnh đồi, chúng tôi đi vào quận Utatsuyama kề bên. Samurai từng sống trong các ngôi chùa ở đây. Họ giữ gìn an ninh cho các chùa chiền này và được gọi là boukan, Nagashima giải thích. Đó là những ngôi chùa gỗ oai nghiêm có mái được chạm trổ tinh vinh từ gỗ bạch quả và gỗ phong.
Nagashima nói rằng các võ sỹ samurai sống ở đây thời Edo (1603-1868) chẳng hề giống các chiến binh dữ dội mà tôi từng tưởng tượng.
Trong thời thanh bình hưng thịnh này, tầng lớp võ sỹ phong kiến này dành tâm sức để phát triển học thuật và các nghề thủ công.
Có địa vị xã hội cao nhất thời đó, các samurai đã xây dựng những ngôi nhà xa hoa và các khu vườn lộng lẫy sang trọng đằng sau những bức tường đất dày, mà dấu tích vẫn còn lại cho tới ngày nay.
Tuy nhiên, phần lớn các võ sĩ samurai ở Nhật Bản không bao giờ sống kiểu bình yên và hưởng thụ. Các võ sĩ samurai chân chính của Kanazawa là những người khác thường, có lẽ do chịu ảnh hưởng từ vị lãnh chúa cai trị họ, vốn không quan tâm tới bạo lực và yêu nghệ thuật.
Image copyright Kanazawa Tourism
Image caption Hoa anh đào nở tung trong khu vườn Kenroku-en
Di tích kiến trúc lớn nhất ở đây mang dấu ấn từ thời samurai là Lâu đài Kanazawa màu trắng tuyệt đẹp toạ lạc trên một ngọn đồi với tầm nhìn toàn cảnh về phía thành phố.
Lâu đài được xây dựng vào thế kỷ 16 bởi dòng tộc Maeda, vốn cai trị vùng này tới tận năm 1868 và rất được yêu mến.
Dưới thời Maeda, lâu đài cũng là pháo đài, bao quanh bởi một con hào và tường đá vẫn còn đến ngày nay. Mái ngói màu trắng nổi bật của lâu đài được làm bằng chì bị phong hóa.
Liền kề lâu đài là vườn Kenroku-en, được xem là một trong những khu vườn đẹp nhất của Nhật Bản, nơi khoe sắc của mận, anh đào, và cây phong Nhật Bản.
Chúng tôi đi tiếp sang quận Nagamachi, từng là nơi sinh sống của tầng lớp samurai thương lưu và trung lưu.
Nhiều ngôi nhà samurai đã bị huỷ hoại trong thời cải cách công nghiệp ở Nhật Bản.
Tuy nhiên, những con đường đá cuội, bức tường đất nện cao chót vót và dòng kênh thanh bình vẫn còn nguyên, vài ba ngôi nhà samurai được trùng tu đang mở cửa đón công chúng vào thăm, trong đó có cả ngôi nhà Nomura, nơi vẫn còn lưu giữ các kỷ vật của dòng họ này.
Image copyright Kanazawa Tourism
Image caption Ngôi nhà Nomura gây ấn tượng mạnh mẽ cho du khách
Hôm sau, tôi trở lại ngôi nhà Nomura và tản bộ bên trong, những tưởng sẽ được ngăm các thanh kiếm, áo giáp và có lẽ cả những bức hoạ về các trận chiến huy hoàng.
Nhưng đón chào tôi lại là một hồ cá cảnh và những tấm tranh lớn vẽ trên giấy gạo, mà trong tiếng Nhật gọi là fusuma zen, được sáng tác bởi các nghệ nhân do dòng họ Maeda nuôi dưỡng.
Tôi bỗng nhớ lại lời Nagashima: "Để bảo vệ Kanazawa, dòng tộc Maeda khuyến khích các samurai dành công sức cho nghệ thuật và các nghề thủ công, thay vì giao tranh. Do vậy, họ không trở thành mối hoạ với Thiên Hoàng, và tránh được cảnh bị tiễu phạt. Kết quả là hầu như không có trận chiến nào ở Kanazawa trong suốt 400 năm."
Có lẽ đó mới thật sự là đạo của samurai ở Kanazawa. Vũ khí lớn nhất của họ không phải nằm trong thanh kiếm mà là những mưu kế sinh tồn – một chiến thuật phòng vệ khôn khéo che mắt cả thế gian.
Bản gốc tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Travel.

Tin liên quan