woensdag 27 augustus 2014

Rắn độc bị chặt đứt đầu vẫn cắn chết người

Rắn độc bị chặt đứt đầu vẫn cắn chết người

Một đầu bếp tại Trung Quốc đã bị tử vong vì rắn cắn, mặc dù con rắn hổ mang đã bị chặt đứt đầu từ 20 phút trước để chuẩn bị chế biến món ăn.
Rắn độc bị chặt đứt đầu vẫn cắn chết người
Ads by deualpeeAKAd Options
Sự việc xảy ra vào cuối tuần trước tại một nhà hàng ở thành phố Phật Sơn (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc), khi đầu bếp có tên Peng Fan đang chuẩn bị món ăn đặc biệt được làm từ thịt rắn hổ mang Đông Dương.
Sau khi chặt đầu con rắn để chế biến món ăn, trong khi mang chiếc đầu này để mang vào thùng rác, Peng Fan đã vô tình bị cắn bởi chiếc đầu, khiến người đầu bếp này tử vong không lâu sau đó. Được biết con rắn đã bị chặt đầu từ trước đó 20 phút.
Lin Sun, một nhân chứng có mặt tại nhà hàng cho biết ông và người vợ tên Su của mình đã nghe tiếng hét lớn của người đầu bếp khi anh này bị cắn.
“Chúng tôi đã ở nhà hàng để ăn tối cho bữa tiệc sinh nhật của vợ, thì bất ngờ nghe nhiều tiếng xôn xao ở xung quanh. Chúng tôi không biết có chuyện gì xảy ra, nhưng có thể nghe thấy tiếng hét lớn từ trong bếp”, Lin Sun cho biết. “Bác sĩ đã được gọi đến tuy nhiên có vẻ nạn nhân đã tử vong từ trước đó. Sau khi nghe vụ việc, chúng tôi đã không thể tiếp tục bữa ăn của mình”.
Cảnh sát cho biết Peng đã tử vong trước khi được tiêm chất kháng độc tại bệnh viện. Các nạn nhân bị rắn hổ mang Đông Dương cắn thường tử vong nhanh chóng do ngạt thở vì chất độc thần kinh của loài rắn này làm tê liệt hệ hô hấp của họ.
“Đây là một trường hợp rất hiếm gặp và có vẻ như đây chỉ là một tai nạn. Nạn nhân đã có một phản ứng rất nặng với vết cắn”, phát ngôn viên của cảnh sát cho biết. “Không gì có thể cứu được nạn nhân trong trường hợp này. Chỉ có huyết thanh kháng độc có thể cứu được anh ta, nhưng chúng tôi không có đủ thời gian”.
Yang Hong Chang, một chuyên gia về rắn, người đã dành 40 năm để nghiên cứu về rắn hổ mang, cho biết tất cả các loài bò sát vẫn có thể hoạt động được hơn 1 giờ sau khi đã mất một phần bộ phận hoặc thậm chí toàn bộ cơ thể và chỉ còn lại phần đầu.
“Rất có thể phần đầu của con rắn vẫn còn sống và đã cắn vào tay Peng”, Yang nhận định. “Khi con rắn bị mất đầu, vê cơ bản các chức năng của cơ thể đã chấm dứt, nhưng vẫn còn một số hành động phản xạ theo tự nhiên”.
“Điều này đồng nghĩa với việc con rắn có thể cắn và tiêm nọc độc ngay cả khi đã bị chặt đầu”, ông Yang cho biết thêm.
Rắn hổ mang Đông Dương được phân bố nhiều tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Lào và Myanmar. Hiện số lượng loài rắn này đã bị giảm sút nghiêm trọng vì đánh bắt. Thịt của loài rắn này được chế biến thành món ăn, trong khi phần da được sử dụng cho các sản phẩm thời trang đắt tiền.
http://www.datviet.com/ran-doc-bi-chat-dut-dau-van-can-chet-nguoi/

Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”

Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-08-27

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg9834130-305.jpg
Hàng ngàn công nhân Trung Quốc được rút ra khỏi cảng Vũng Áng ở Hà Tĩnh, Việt Nam đã về đến cảng Tú Anh ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc vào ngày 20 tháng 5 năm 2014.
AFP PHOTO

Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014 của Ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên, báo chí trong nước đưa tin hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng Hà Tĩnh.

Vị trí địa lý nhạy cảm về quân sự

Trước biến động tháng 5/2014, số công nhân làm việc tại các gói thầu của dự án Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh lên tới 26.000 người, trong số này có rất nhiều người quốc tịch Trung Quốc nhưng con số đích thực thì không được công bố. Hiện nay số công nhân làm việc chỉ còn 19.000 người nhưng các nhà thầu đang chờ cấp phép để đưa thêm 11.000 lao động Trung Quốc vào làm việc. Với đợt tăng cường này số lượng công nhân Trung Quốc ở Vũng Áng đủ để thành lập hai sư đoàn.
Dự án Khu liên hợp Gang thép công suất 22 triệu tấn thép/năm và Cảng nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa Đài LOAN đầu tư xây dựng  được nhà nước Việt Nam biệt đãi. Dự án này có tổng mức đầu tư 15 tỷ USD được phép sử dụng 3.300 ha, bao gồm 2.000 ha trên đất liền và 1.200 ha diện tích mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.
Báo chí Việt Nam từng nêu ý kiến phản biện của chuyên gia cho rằng những ưu đãi về thuế và cung cấp tín dụng ngân hàng Việt Nam đặc biệt là ưu thế về đất đai và cảng biển sẽ có thể giết chết hàng loạt doanh nghiệp thép trong nước khi khu liên hợp gang thép Formosa đi vào hoạt động.
Tuy vậy điều mà dư luận quan tâm trước hết là vấn đề an ninh chính trị. Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích:
Vungang-400.jpg
Một công trình xây dựng tại KCN Vũng Áng do nhà thầu Trung Quốc thi công. Courtesy photo.
“Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây? Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 km thôi. Như vậy nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc.”
Trên báo Đất Việt, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ mô tả dự án Gang thép Vũng Áng, cảng nước sâu Sơn Dương là một quyết định đáng tiếc. Nguyên văn lời bà Chi Lan: “Địa điểm địa lý nhạy cảm như thế nào về quốc phòng an ninh thì ai cũng biết cả rồi.” Bà Chi Lan nhấn mạnh tới việc nhà thầu Trung Quốc và công nhân Trung Quốc tham gia phần lớn các gói thầu của dự án này. Được biết công nhân Trung Quốc có thói quen đem theo gia đình sang và ở gần công trường thi công, khá nhiều nơi trở thành những cụm dân cư người Hoa.

Rút đi 4.000 nhưng đưa qua 10.000

Nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc.
-Bùi Kiến Thành
Bên cạnh câu chuyện Vũng Áng Hà Tĩnh, sự kiện Nhà thầu Trung Quốc, công nhân Trung Quốc có mặt ở hầu hết các dự án lớn nhỏ ở Việt Nam đã và đang gây ra sự quan ngại trong dư luận. TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội từng nhận định:
“Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc đã có những dự án ở Tây Nguyên là một vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, nhưng khác với các nước khác, Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đó họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây. Cho nên sự lo ngại trong công luận Việt Nam rất là lớn và tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có những đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở Hà Tĩnh nói lại là công an vào họ cũng không cho vào.”
Ít nhất có 4.000 lao động Trung Quốc đã sơ tán khỏi Vũng Áng sau vụ biểu tình bạo động ngày 14/5 làm một số người Trung Quốc thiệt mạng và bị thương. Lúc đó đó Bắc Kinh đã đưa mấy chuyến tàu vào Cảng Vũng Áng để thực hiện việc di tản. Rút đi 4.000 và bây giờ đưa qua  hơn 1 vạn thì chứng tỏ mọi việc đang bình thường hóa.
Chắc không phải ngẫu nhiên mà báo chí Việt Nam cùng lúc đưa tin về chuyến đi Bắc Kinh của Thường vụ Bộ Chính trị Lê Hồng Anh và sự kiện hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp vào Hà Tĩnh. Sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 và các hành động gây hấn khác của Trung Quốc trên Biển Đông, giới chuyên gia đặt vấn đề thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Điều đáng chú ý là người dân muốn thoát Trung nhưng những gì Đảng Cộng sản và Chính quyền Việt Nam thể hiện thì đi đang ngược lại điều này.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/10000-cnese-workers-ll-arrive-ha-tinh-nn-08272014103641.html

Hồi mã thương của phe Tàu

Cánh Cò, viết từ Việt Nam
2014-05-29
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg9841578-305.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á ở Manila, Philippines vào ngày 22 tháng 5 năm 2014.
AFP PHOTO / NOEL Celis
"Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".
Câu trả lời cho Reuters của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Philippines nhanh chóng tràn ngập mọi phương tiện truyền thông cả trong lẫn ngoài nước. Người ta vỗ tay, bàn tán, tranh luận và cũng không ít nghi ngờ. Vỗ tay vì tuyên bố này đã trực tiếp tẩy chay những gì mà Hà Nội và Bắc Kinh đã toa rập với nhau trong Hội nghị Thành Đô để hậu quả kéo dài cho tới ngày nay. Vỗ tay vì tại diễn đàn quốc tế một người đại diện quốc gia này nói về quốc gia khác là chính thức và không thể thay đổi, cho dù người đó là cộng sản hay phát xít.
Vỗ tay còn đến từ một nguyên nhân khác âm ỉ và mạnh mẽ vẫn trôi trong huyết quản của người dân Việt có học lịch sử từ hàng ngàn năm qua: ước vọng thoát Hán.
Tiếc một điều sau những tràng vỗ tay không ngớt ấy thì sân khấu chính trị Việt Nam lại chuyển sang một màn khác mà báo chí và những ai tinh tế nhất cũng khó đoán trước: đó là bạo động chống Trung Quốc tại Bình Dương và Vũng Áng.

Vì sao công an im lặng?

Người dân Kỳ Anh Vũng Áng có thể bạo động vì sống gần với công nhân Trung Quốc và thái độ quá đáng của những người này, cộng với áp bức của chính quyển đối với lợi ích của người địa phương đã nung nấu sự hiềm khích lên thành thù hận. Hai người Trung Quốc bị đánh chết là kết quả của một chính sách quỵ lụy để kiếm đầu tư bất kể nó để lại hậu quả như thế nào.
Nhưng ở Bình Dương thì lại khác. Đa số công nhân đến đây làm việc đều hiền lành và không hể có bức xúc nặng nề nào đối với các công ty do Trung Quốc làm chủ. Dĩ nhiên giai cấp công nhân và chủ là hai thế lực luôn xung đột với nhau, nếu nhẹ hai bên tiếp tục thỏa hiệp để kiếm miếng ăn, còn nặng hơn sẽ có đình công phản đối. Với Bình Dương và Đồng Nai chưa có một ghi nhận nào cho thấy mức căng thẳng do tranh chấp giữa công nhân và chủ có thể dẫn tới hành vi nổi loạn.
Qua điều tra xác minh công an Đồng Nai và Bình Dương cho biết công nhân các khu công nghiệp không tự họ nổi dậy mà có sự giật dây của một nhóm người. Dáng dấp và cách hành xử của chúng rõ ràng là côn đồ và hầu hết đều là người Thanh Hóa, Nghệ An hay Hà Tĩnh.
Mà ai cũng biết, hầu như côn đồ luôn được sự giám sát và chỉ đạo ngầm của công an.
Công nhân đã làm chứng và họ đặt câu hỏi tại sao sự việc nghiêm trọng như vậy nhưng công an im lặng. Các lực lượng vũ trang khác cũng im lặng, thậm chí công an còn chạy theo đám ô hợp ấy chỉ để nhìn mà không có một thái độ nào.
Đám đông gần một ngàn người bị bắt, bị truy tố về nhiều tội và bọn cầm đầu dần dần lộ diện. Tuy nhiên tin từ công an đưa ra làm cho người dân hụt hẫng: kẻ cầm đầu tổ chức bạo loạn là ba thành viên của đảng Việt Tân!
Kết quả đầy bất ngờ này làm cho tuyên bố của Thủ tướng trở nên mất giá trị hay ít ra mất sức mạnh trước lòng tin của nhân dân. Đúng ra người ta lo ngại cho sự an nguy của ông vì sẽ gặp cú hồi mã thương nổi tiêng của người Tàu, hay đúng ra là bọn thân Tàu, lấy sự việc Bình Dương dập tắt chút hy vọng vừa le lói.
bieu-tinh-250
Công an, an ninh bắt người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 18 tháng 5 năm 2014.
Nếu nói bọn giật dây nổi loạn là do tình báo Hoa Nam làm thì người ta có thể tin: Trung Quốc muốn kích động hận thù trong nội bộ người Việt và Hoa để có cớ mang người của họ về và phát động cuộc chiến tranh bảo vệ kiều dân của họ.
Nếu đặt giả thiết côn đồ do công an ra lệnh thì cũng không ít người sẽ tin, bởi sự thật rành rành trước mắt là như vậy. Công an được người dân tin rằng đang được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Thủ tướng và việc làm này có thể giải thích: Do hưng phấn trước phát biểu của Thủ tướng tại ASEAN vào ngày 11 tháng 5, hai ngày sau 13 tháng 5 nhân viên an ninh tự tiện làm việc này như một cách đẩy tuyên bố của ông đi xa hơn, nhưng do đẩy quá đà thành ra hố nặng.
Và kết quả từ cán bộ điều tra cáo buộc Việt Tân là thủ phạm có tác dụng thế nào, ai đứng sau kết quả này là vấn đề đáng phải đặt ra.
Thứ nhất: mang Việt Tân như một chủ thể hoàn toàn không có khả năng tác động tới tình hình Việt Nam vào lúc này để ấn vào tay họ ngọn cờ đen của cướp biển là một việc làm dại dột. Không ai tin được sức mạnh của Việt Tân lại gây được biến động to lớn như vậy và lại càng khó tin hơn khi con số ba người với vài ngàn đô la trả cho người biểu tình lại có thể kéo hàng chục ngàn người ra ngoài tầm đối phó của công an Bình Dương và Đồng Nai.
Kết tội Việt Tân là hành động của phe Tàu, vốn đang tơi tả vì lá bài thoát Hán của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Họ là ai?

Là những tờ báo mà biến cố giàn khoan ở biển Đông không nằm trên trang nhất. Họ là những quan chức lên tiếng chống Tàu nhưng phía sau là những câu thòng đầy phản trắc. Họ là kẻ đứng giữa hội trường Quốc hội chống lại Luật biểu tình vì sợ nó sẽ là những Bình Dương, Vũng Áng thứ hai. Họ là những tập đoàn gắn liền với các dự án có yếu tố Trung Quốc và vì vậy chống Trung Quốc là chống lại nồi cơm của họ. Họ là sĩ quan cao cấp trong quân đội đã quá lâu chỉ biết chiến đấu trên mặt trận kinh tế bây giờ sắp phải ra chiến trường thật bỗng run tay, khuỵu gối. Họ là những quân sư, những trợ lý, những cán bộ cao cấp nói tiếng Hoa thông thạo, đi Bắc Kinh nhiều hơn đi chợ và phần vụ duy nhất của họ là làm sao nâng tình hữu nghị hai nước lên tầm cao mới.
Trong tất cả những mầm mống phe Tàu ấy ai là người đem Việt Tân ra làm vật tế thần?

Tại sao họ làm như vậy?

Phe Tàu đã thấm thía sự nguy hiểm nếu Việt Nam tiếp tục theo con đường của ông Nguyễn Tấn Dũng vừa tuyên bố. Ông Dũng không thể rút lại lời nói nếu ai đó tiếp tục hàn gắn vết thương hữu nghị này bằng một miếng mồi hữu nghị khác. Đặt Việt Tân vào tầm ngắm của dư luận người ta sẽ quên đi mức ảnh hưởng của câu nói thoát Hán và nâng sự nghi ngờ rằng chính ông Dũng đã ra lệnh cho công an thi hành vụ bạo loạn nhằm tạo một hình ảnh không đẹp đẽ gì của một ông Thủ tướng chống Tàu.
Phe Tàu đã và đang âm thầm hạ nhục hình ảnh công an khi liên tiếp đánh đập, giam giữ những người bất đồng chính kiến trong mấy ngày qua. Chị Trần Thị Nga bị đánh gãy tay, vỡ đầu gối phải chịu phẩu thuật, ít nhất hai người khác bị giam vào ngày hôm qua chưa kể hàng chục người bị bắt trước đó đã làm không ít người hỏi lại chính mình liệu tuyên bố thoát Hán có là sự thật?
Những câu hỏi này phải được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm rõ vì đối với Trung Quốc ông đã xác định rằng: “Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói".
Người dân rất lo nếu ông không buộc thuộc hạ chứng minh sự phá hoại của đảng Việt Tân một cách công khai, hợp lý và thuyết phục dư luận, cũng như tại sao lại đánh đập tàn nhẫn, nhốt người vô cớ thì câu nói trên sẽ vận vào ông như một bi kịch.
Bi kịch này không chỉ một mình ông lãnh nhận mà còn đổ lên đầu của hàng chục triệu con người trót đặt niền tin vào tuyên bố thoát Hán của ông.
Cánh Cò, Việt Nam 28/05/2014
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
http://www.rfa.org/vietnamese/blog/canh-co-blog-0529-05292014084745.html

Việt Nam: Phía sau tờ giấy xác nhận bệnh tâm thần

Phía sau tờ giấy xác nhận bệnh tâm thần

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-08-22
 
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
tam-than-305.jpg
Một người bị tâm thần ngủ bên hiên nhà trên đường phố Sài Gòn.
RFA

Bệnh tâm thần, nói theo nghĩa nào cũng là một sự không may mắn trong số phận của người mang lấy nó. Và chẳng có ai dại gì dây dưa với những người bị loại bệnh này. Nói cách khác, đó là một tai nạn số phận đeo đẳng suốt cuộc đời. Thế nhưng gần đây, người ta chen nhau xin giấy chứng nhận để được làm bệnh nhân tâm thần mặc dù bản thân họ không dính dự gì đến loại bệnh này. Và đây cũng là đầu mối của nhiều tội ác trong xã hội.

Giấy chứng nhận tâm thần trở nên có giá

Giám đốc một bệnh viện tâm thần chia sẻ:
“Bệnh tâm thần nói nôm na là chia ra làm ba loại, một là tâm căn, thứ hai là nó liên quan đến loạn thần, thứ ba là nó liên quan đến hành vi và các loại nhiễm. Hiện có hai hệ thống phân loại chuẩn mà Việt Nam mình dùng, một là hệ thống ICD-10 của tổ chức y tế thế giới mà bộ y tế chính thống hiện tại đang dùng tức hệ thống bảng phân loại các loại bệnh tâm thần, thứ hai nữa là như mình hay những người làm về lâm sàng thì thích DSM, cái này là theo tiêu chuẩn của Mỹ, bây giờ là DSM-5 tức là mới ra đời năm 2013, hai hình thức phân loại này là chuẩn nhất hiện nay giới chuyên môn dùng. Trong các tiêu chí xác định ai đó có bị tâm thần hay không là dựa vào cấp chuyên môn, rõ ràng khi một ai đó đến bệnh viện tâm thần, thì mặc định rằng người khám mình là có chuyên môn nên họ có một cái quyền là xác nhận mình có tâm thần hay không nên điều này dẫn đến một hiện tượng khá kỳ cục là họ mua giấy, khi người ta chạy án hoặc là khi người ta làm việc không đúng với đạo đức hành nghề.”
Khi một ai đó đến bệnh viện tâm thần, thì mặc định rằng người khám mình là có chuyên môn nên họ có một cái quyền là xác nhận mình có tâm thần hay không nên điều này dẫn đến một hiện tượng khá kỳ cục là họ mua giấy.
-GĐ một bệnh viện tâm thần
Theo vị giám đốc này, bệnh tâm thần được chia thành nhiều nhóm theo chuyên môn của các bệnh viện và theo qui định của chuyên khoa tâm thần Việt Nam, đương nhiên là các nhóm này được chia căn cứ theo cách phân chia của quốc tế. Và bệnh tâm thần thường phát bệnh từ những ngày cuối mùa Đông mãi cho đến mùa Hạ năm sau. Có thể nói rằng trong thời gian này, sự chật vật của bệnh nhân sẽ tăng gấp nhiều lần so với những mùa khác vì số lượng bệnh nhân tăng quá cao mà buồng bệnh thì quá hạn chế, chật hẹp, chính vì vậy mà các bệnh nhân càng dễ trở nên nổi loạn và đôi khi các bác sĩ không tài nổi quản lý họ được.
Và cũng theo vị giám đốc này, không hiểu sao gần đây có rất nhiều người liên lạc với ông để xin giấy chứng nhận tâm thần hoặc một số người không có dấu hiệu nào cho thấy bị bệnh tâm thần nhưng lại cố tình gào thét, đập phá để gia đình đưa nhập viện tâm thần, sau đó lại quậy phá ở bệnh viện một thời gian nữa nhưng mỗi khi đưa thuốc thì lại lén vứt đi, mặc dù các bác sĩ làm một số bài kiểm tra tâm lý và đưa ra kết luận người đó không bị bệnh tâm thần. Nhưng người đó lại tiếp tục quậy phá cho đến khi có giấy ra viện của bệnh viện tâm thần cùng với giấy xác nhận bệnh nhân tâm thần mới chịu thôi.
Vị bác sĩ này cho rằng một khi người ta chen chân nhau để lấy giấy xác nhận bị bệnh tâm thần như vậy là có hai vấn đề: Xã hội đang mỗi ngày càng giống bệnh viện tâm thần hơn và; Giấy chứng nhận tâm thần rất có ý nghĩa trong xã hội này. Mà một khi giấy chứng nhận tâm thần có giá trị trong xã hội thì cũng đồng nghĩa rằng xã hội đó có quá nhiều vấn đề mờ ám cũng như tội ác tiềm ẩn, rất có thể người ta mượn chứng bệnh tâm thần để chạy tội vì người mang phải bệnh này được xếp vào diện mất năng lực quản lý hành vi, họ không phải chịu bất cứ trách nhiệm hình sự nào.

Xã hội sẽ đi về đâu?

tam-than-400.jpg
Một người bị tâm thần (ảnh minh họa). RFA PHOTO.
Một giáo sư xã hội học người miền Trung, hiện đang làm việc tại thành phố Sài Gòn, chia sẻ:
“Trốn trách nhiệm pháp luật nghĩa là có giấy chứng nhận tâm thần thì có giết người cũng không có tội lỗi. Bị tâm thần nó thế đó nên giờ nó có tiền nó chạy giấy đó đó, liên quan đến vấn đề tài chính thì có giấy tâm thần thì huề vốn. Vừa rồi có một giám đốc bệnh viện tâm thần ăn hối lội nhiều quá trời rồi ra khám cũng bị tâm thần luôn, thế là huề vốn. Bây giờ có giấy đó lợi lắm, có giết người cũng không ở tù.”
Theo vị giáo sư này, tất cả những kẻ cố tình tạo dáng tâm thần và chạy cho được giấy chứng nhận tâm thần đều có vấn đề trong các quan hệ xã hội, mà nói cụ thể họ là những kẻ đã gây ra một thứ tội ác nào đó khó bề tránh khỏi lưới pháp luật cũng như khó bề tránh được tòa án lương tâm. Chính vì biết tội ác của mình quá nặng, họ cố tình chạy cho được giấy chứng nhận tâm thần để trốn tránh trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm pháp luật nghĩa là có giấy chứng nhận tâm thần thì có giết người cũng không có tội lỗi. Bị tâm thần nó thế đó nên giờ nó có tiền nó chạy giấy đó đó.
-Một giáo sư xã hội học
Ví dụ như một kẻ buôn ma túy, đến lúc y phát hiện ra đường dây của y đã bị lộ nhiều chỗ, nguy cơ y bị bắt chỉ là sớm muộn và với tội của y, khó mà thoát được án nặng. Y bèn tìm cách chạy giấy chứng nhận tâm thần để lách luật. Và chuyện này đã xảy ra quá nhiều ở Việt Nam, không ngoại trừ những cán bộ, chức sắc nhà nước, sau quá trình tham nhũng dai dẳng, họ biết bản thân không thể thoát tội một khi đường dây quyền lực của họ bị vỡ, cái dù bên trên của họ đã bị vô hiệu hóa thì bệnh viện tâm thần trở thành cái dù khác thay thế cho cái dù quyền lực trước đây. Họ sẽ bằng mọi giá kiếm cho được giấy chứng nhận bệnh tâm thần… Mọi việc xem như xuôi thuyền mát mái, bệnh viện tâm thần trở thành đấng cứu rỗi, thần hộ mệnh cho các quan tham một khi cái dù quyền lực bị hỏng.
Trong một số trường hợp khác, những kẻ phạm tội giết người cũng tìm cách chạy cho được giấy chứng nhận tâm thần để chạy tội. Có không ít kẻ giết người trước đó là một người lành lặn, không bị gì nhưng khi bước ra trước vành móng ngựa thì mắt mũi kèm nhèm, gật gù, méo mó, nói năng không dầu không đũa… và luật sư của y lại trưng ra giấy chứng nhận tâm thần, mọi việc xem như xong, không đủ cơ sở về năng lực hành vi của y để kết án.
Chuyện này xảy ra ở khắp đất nước, có một điều lạ là không hiểu vì sao cho đến bây giờ, những kẻ mạo danh bệnh tâm thần kia vẫn chưa bao giờ bị soi xét hồ sơ lần nào và các quan tòa vẫn tin rằng y bị bệnh tâm thần, mọi tội ác của y được gác lại sau tấm bình phong tâm thần của y. Đã có rất nhiều trường hợp như thế trong các phiên tòa hình sự, kinh tế ở Việt Nam nhưng chưa bao giờ có một cuộc điều tra cụ thể nào về trách nhiệm của những bác sĩ tâm thần có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận tâm thần man trá này.
Điều này cho thấy hiện nay, xã hội Việt Nam đang ở cao trào mượn giấy chứng nhận tâm thần để chạy tội, hệ thống pháp luật cũng như những cơ quan thi hành pháp luật đã bỏ ngỏ hướng này, để nhiều kẻ gây tội dễ dàng qua mắt pháp luật cũng như lương tri cộng đồng. Thậm chí, rất có thể một số quan tòa đã thông đồng với người nhà kẻ phạm tội và bác sĩ tâm thần để thực hiện phương án tâm thần hóa tội phạm mà thoát tội.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

maandag 25 augustus 2014

De 44-jarige Oekraïense veehoeder, 's Werelds langste (2,57 meter) man overleden

Foto: RBP Press
ma 25 aug 2014, 16:50

's Werelds langste man overleden

KIEV - 
Leonid Stadnik is overleden. De 44-jarige Oekraïense veehoeder GOLDmet een lengte van 2,57 meter als de langste man ter wereld.
(video)
    Leonids moeder Galina Pavlovna met een schoen van haar zoon. Leonids moeder Galina Pavlovna met een SCHOEN van haar zoon.Foto: RBP Press
    Stadnik overleed zondag in de noordelijke regio Zjytomyr aan de gevolgen van eenhersenbloeding, zo melden Oekraïense media. Hij zette zijn groeispurt in nadat hij op 14-jarige leeftijd een hersenoperatie had ondergaan. Daardoor werd zijn hypofyse gestimuleerd, die de groei van het lichaam regelt.
    De aandoening bezorgde Stadnyk veel problemen. Zo moest hij regelmatig nieuwe KLEREN laten maken, waaronder schoenen met maat 62.
    De veehoeder werd overigens alleen tussen 2007 en 2008 door Guinness World Records als 's werelds langste man erkend. Omdat hij zich nadien weigerde te laten meten golden daarna achtereenvolgens de Chinees Bao Xishun (2,36 meter) en Sultan Kosen (2,46 meter) uit TURKIJE als langste man.
    Stadnik woonde voor zover bekend tot aan zijn dood bij zijn moeder en zus, die beiden aan de kleine kant zijn. Hij leed een teruggetrokken leven en meed de publiciteit zoveel mogelijk.
    LEES OOK
    http://www.telegraaf.nl/buitenland/23004425/__Langste_man_overleden__.html