zaterdag 31 mei 2014

Việt - Nhật lên án Trung Quốc gây căng thẳng trên biển

Thứ sáu, 23/5/2014 | 15:42 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Việt - Nhật lên án Trung Quốc gây căng thẳng trên biển

Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm qua cùng phản đối những hành động của Trung Quốc gây căng thẳng trên Biển Đông.
d-8792-1400812262.jpg
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gặp gỡ tại Tokyo. Ảnh: AP
"Tôi rất quan ngại về căng thẳng trong khu vực gây ra bởi hành động đơn phương của Trung Quốc. Nhật Bản sẽ tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ và giải quyết bằng luật pháp", Kyodo dẫn lời Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Tokyo.
Ông Đam đánh giá cao sự ủng hộ của Nhật và cho biết Việt Nam đang thực hiện mọi nỗ lực ngoại giao để giải quyết hòa bình vấn đề, bày tỏ hy vọng Nhật sẽ tiếp tục ủng hộ.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đang ở Nhật và tham dự hội nghị quốc tế Tương lai châu Á lần thứ 20 tại Tokyo.
Cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo diễn ra sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào định vị trong vùng biển Việt Nam. Diễn biến này khiến Nhật thêm lo ngại, trong bối cảnh Nhật Bản và Trung Quốc đang có tranh chấp về chủ quyền quần đảo ở biển Hoa Đông và Trung Quốc thường xuyên đưa tàu tuần tra tới thách thức quyền quản lý trên thực tế với quần đảo này.
Hãng tin Nhật Kyodo tiết lộ, dự kiến Ngoại trưởng nước này Fumio Kishida sẽ đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 6, bàn thảo về tăng cường hợp tác an ninh hàng hải.
Khánh Lynh

    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/viet-nhat-len-an-trung-quoc-gay-cang-thang-tren-bien-2994531.html

Nhật hỗ trợ tối đa cho Đông Nam Á vì an ninh biển

Thứ sáu, 30/5/2014 | 21:29 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Nhật hỗ trợ tối đa cho Đông Nam Á vì an ninh biển

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố dành sự ủng hộ tối đa cho Đông Nam Á, nơi một số nước đang có tranh chấp chủ quyền biển với Trung Quốc, nhằm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
abe-afp-1376-1401458883.jpg
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tối nay có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore. Ảnh: AFP
Ông Abe cho biết chính phủ Nhật "ủng hộ mạnh mẽ" nỗ lực của Philippines khi kêu gọi giải quyết tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với các nguyên tắc về hòa bình, tôn trọng luật quốc tế, không sử dụng vũ lực. "Chúng tôi cũng ủng hộ Việt Nam cố gắng giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại", Reuters dẫn lời ông Abe nói trong phiên khai mạc hội nghị an ninh châu Á, thường gọi là Đối thoại Shangri-la, ở Singapore. 
Trước các quan chức an ninh và chuyên gia cao cấp, Thủ tướng Abe cho hay Nhật sẽ "ủng hộ tối đa" nỗ lực của các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khi họ làm việc để đảm bảo an ninh biển, an ninh hàng không, và duy trì tự do hàng hải và hàng không.
Ông Abe cũng cho biết nước này dự định đóng một "vai trò lớn hơn, chủ động hơn so với trước đây", để hòa bình ở châu Á và thế giới trở thành một điều chắc chắn hơn. 
Trong bài phát biểu, ông Abe liên tục sử dụng cụm từ "quy định của pháp luật", khi hối thúc các nước tôn trọng quy tắc quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ và tránh sử dụng vũ lực. "Nhật Bản ủng hộ quy định của pháp luật. Châu Á ủng hộ quy định của pháp luật. Và quy định pháp luật dành cho tất cả chúng ta", thủ tướng Nhật nói. 
Căng thẳng đang gia tăng trong khu vực, nơi Nhật có tranh chấp với Trung Quốc xung quanh chuỗi đảo trên biển Hoa Đông. Bắc Kinh và một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cũng có tuyên bố chủ quyền chống lấn ở Biển Đông. 
Trước vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ở thềm lục địa của Việt Nam, Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh rút hết giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực và xử lý những bất đồng bằng các biện pháp hòa bình.
Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 diễn ra từ ngày 30/5 đến 1/6 tại Singapore, với 5 phiên họp toàn thể. Trong khuôn khổ hội nghị, các nước thành viên sẽ thảo luận về các vấn đề thúc đẩy hợp tác quân sự, giải quyết căng thẳng chiến lược, triển vọng hòa bình và an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đảm bảo giải quyết xung đột khu vực. Biển Đông được dự đoán sẽ là một chủ đề nóng trong Đối thoại.
Trọng Giáp

Mỹ, Nhật, Australia phản đối việc dùng vũ lực thay đổi hiện trạng

Thứ bảy, 31/5/2014 | 11:45 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Mỹ, Nhật, Australia phản đối việc dùng vũ lực thay đổi hiện trạng

Bộ trưởng Quốc phòng ba nước ra tuyên bố chung phản đối những cố gắng nhằm thay đổi hiện trạng châu Á bằng vũ lực, trong bối cảnh Trung Quốc đang có những hành động gây căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Aus-jap-us-4208-1401505015.jpg
Từ trái sang: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera. Ảnh: Kyodo News
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cùng các bộ trưởng Australia David Johnston và Mỹ Chuck Hagel hôm qua có cuộc hội đàm bên lề Diễn đàn An ninh châu Á tại Singapore.
Đại diện ba bên trao đổi về tình hình an ninh châu Á, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề an ninh hàng hải, thông cáo của bộ Quốc phòng Mỹ cho hay. Theo đó, các bộ trưởng "bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với việc dùng vũ lực và đơn phương thay đổi hiện trạng" trên vùng biển khu vực.
Các bên ủng hộ việc duy trì tự do hàng hải và hàng không tại châu Á, đồng thời mong muốn "luật pháp quốc tế được tôn trọng và các hoạt động thương mại hợp pháp không bị cản trở".
Khi thảo luận về tình hình trên Biển Đông hiện nay, cụ thể là mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước láng giềng do tranh chấp chủ quyền trên biển, ba bộ trưởng đề nghị các bên liên quan "hạn chế những hành vi khiến căng thẳng leo thang". Họ kêu gọi giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế, dựa trên Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Ba bộ trưởng thúc giục Trung Quốc cùng ASEAN sớm đạt được thỏa thuận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Đây là cuộc hội đàm bên lề Diễn đàn An ninh châu Á, còn gọi là Đối thoại Shangri-La, được tổ chức từ 30/5 đến 1/6 tại Singapore. Sự kiện diễn ra gần một tháng sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong thềm lục địa Việt Nam. Bắc Kinh còn điều nhiều tàu và máy bay đến cản trở lực lượng chức năng Việt Nam thi hành nhiệm vụ, thậm chí tấn công, đâm chìm tàu cá Việt Nam. 
Ngoài ra, tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Philippines, cùng tranh cãi về vùng nhận dạng phòng không Bắc Kinh tự áp đặt trên biển Hoa Đông, khiến tình hình trong khu vực ngày càng nghiêm trọng. Mỹ từng nhiều lần lên án những hành động này của Bắc Kinh là nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.
Theo giới quan sát, vấn đề tranh chấp và căng thẳng trên biển là một chủ đề quan trọng tại các phiên thảo luận. Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị hôm qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng tuyên bố dành sự ủng hộ tối đa cho Đông Nam Á. Ông Abe ca ngợi nỗ lực của các nước ASEAN nhằm đảm bảo an ninh biển, an ninh hàng không, cũng như duy trì tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.
Trần Trang
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-nhat-australia-phan-doi-viec-dung-vu-luc-thay-doi-hien-trang-2998106.html

Mỹ ủng hộ Nhật Bản tăng vai trò quân đội

Thứ bảy, 31/5/2014 | 22:47 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Mỹ ủng hộ Nhật Bản tăng vai trò quân đội

Mỹ hôm nay bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với kế hoạch tái định hình vai trò quân đội của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong bối cảnh an ninh châu Á - Thái Bình Dương đang diễn biến phức tạp. 
hagel-2399-1401550024.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp bên lề Đối thoại Shangri-La hôm qua. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định nước này ủng hộ những nỗ lực Thủ tướng Abe nhằm "tái định hướng vị thế Phòng thủ Tập thể, hướng đến hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng một trật tự khu vực hòa bình và vững mạnh".
Để bổ sung cho nỗ lực của Nhật Bản, Washington và Tokyo "đã bắt đầu sửa đổi các quy tắc quốc phòng chung lần đầu tiên trong gần hai thập kỷ", Japan Times dẫn lời ông Hagel nói với những người đồng cấp, các quan chức quân sự cấp cao, các nhà ngoại giao và chuyên gia an ninh tại hội nghị. "Điều này sẽ đảm bảo cho liên minh của chúng tôi phát triển nhằm tương thích với môi trường an ninh đang thay đổi và năng lực ngày càng tăng của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản".
Trước đó, trong bài phát biểu khai màn hội nghị hôm qua (30/5), Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong việc duy trì an ninh khu vực châu Á, khi ông chuẩn bị thay đổi các quy định về vai trò của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản. 
Đặt Nhật Bản trên cán cân đối trọng với sức mạnh đang lên của Trung Quốc, ông Abe đề nghị hỗ trợ cho các đối tác khu vực, trong đó có các nước Đông Nam Á, "đảm bảo an ninh biển và trời". 
Sau khi đầu hàng ở Thế chiến II năm 1945, Lực lượng Tự vệ Nhật Bản chưa hề nổ phát súng nào. Lực lượng vũ trang hùng mạnh một thời của nước này trở nên suy yếu, bị hiến pháp tước quyền phát động chiến tranh và bị giới hạn ở vai trò tự vệ. Những cuộc tham vấn chặt chẽ đang diễn ra ở Nhật Bản nhằm tái định hình vị thế hoàn toàn phòng thủ của quân đội nước này, ông Abe cho biết.
Truyền thông Trung Quốc chỉ trích rằng Thủ tướng Abe "đã đùa giỡn với luật pháp quốc tế nhằm thúc đẩy những mục tiêu dân tộc chủ nghĩa lộ liễu" trong bài phát biểu trên. Bắc Kinh và Tokyo đang đối đầu căng thẳng về chủ quyền của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Gần đây nhất, máy bay quân sự của hai nước đối mặt trong khoảng cách chỉ vài chục mét trên vùng biển tranh chấp, dẫn đến những chỉ trích lẫn nhau gay gắt.
Anh Ngọc
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-ung-ho-nhat-ban-tang-vai-tro-quan-doi-2998319.html


Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc

Thứ bảy, 31/5/2014 | 21:06 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Việt Nam gửi công hàm phản đối Trung Quốc lên LHQ

Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi thư cho Tổng Thư ký Ban Ki-moon đề nghị lưu hành công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. 
 tàu đầu kéo của Trung Quốc mở vòi rồng chĩa ra hai bên khi tiến sát các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981
Một tàu Trung Quốc mở vòi rồng chĩa ra hai bên khi tiến sát các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ tuyên truyền gần giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh:Nguyễn Đông
Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc Bắc Kinh không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Việt Nam cũng kiên quyết bác bỏ lập luận của phía Trung Quốc cho rằng vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) là thuộc vùng biển của cái gọi là “quần đảo Tây Sa”, và một lần nữa khẳng định rằng quần đảo mà Trung Quốc đề cập đến chính là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép bằng vũ lực năm 1974.
Trong công hàm, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực.
Việt Nam khẳng định sau khi Trung Quốc rút giàn khoan, hai bên sẽ trao đổi ngay các biện pháp kiểm soát ổn định tình hình và các vấn đề trên biển giữa hai nước.
Văn kiện trên đồng thời phản đối quan điểm của Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã phân 57 lô dầu khí, trong đó có 7 mỏ cùng 37 giàn khoan đang hoạt động tại vùng biển trên.
Việt Nam khẳng định quan điểm này của Trung Quốc được đưa ra mà không căn cứ vào một cơ sở pháp lý nào, do vậy, Việt Nam kiên quyết bác bỏ quan điểm sai trái này. Hà Nội đồng thời khẳng định rằng mọi hoạt động dầu khí của Việt Nam đều tiến hành trên thềm lục địa của Việt Nam, được xác định phù hợp với quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã đề nghị Tổng thư ký Ban Ki-moon cho lưu hành công hàm trên như một tài liệu chính thức của Khóa 68 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Hôm 29/5, phái đoàn Việt Nam cũng ra thông cáo báo chí về vụ việc trên.
Trước đó, hôm 9/5, Liên Hợp Quốc đã cho lưu hành một công hàm của Bộ Ngoại giao nước ta phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của nước ta.
Theo Vietnam+
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/viet-nam-gui-cong-ham-phan-doi-trung-quoc-len-lhq-2998308.html

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp muốn ôm hôn các bạn nước ngoài để chứng tỏ Việt Nam yêu chuộng Hòa Bình !

Cô sinh viên Hà thành xinh xắn này đã cầm một tấm biểu ngữ và đi đến nhiều con phố ở Hà Nội, sẵn sàng ôm những người bạn ngoại quốc để thể hiện rằng Việt Nam yêu hòa bình.
Thời gian vừa qua có lẽ là lúc mà hầu hết mọi người Việt Nam đều muốn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và lòng yêu mến, trân trọng cuộc sống hòa bình là như thế nào. Đặc biệt với những người trẻ, thì lại càng có muôn vàn hành động thể hiện điều đó một cách ý nghĩa hơn. Đôi khi chỉ là một cái ôm với những người bạn quốc tế, cũng đã đủ để chứng minh điều đó. Và đấy là cách mà cô gái trẻ tên Linh Kett, hiện đang sinh sống tại Thủ đô Hà Nội chọn để thực hiện.

(video)
https://www.youtube.com/watch?v=Qi-2ZqkpkMQ



Chỉ với một tấm biểu ngữ mang nội dung "Tôi là người Việt Nam. Tôi yêu hòa bình. Nếu bạn cũng giống như thế, hãy ôm tôi". Cô sinh viên Hà thành xinh xắn này đã cầm một tấm biểu ngữ và đi đến nhiều con phố ở Hà Nội, sẵn sàng ôm những người bạn ngoại quốc để thể hiện rằng Việt Nam yêu hòa bình. Theo Linh: "Hành động này sẽ giúp họ nhìn thấy và hiểu rõ người Việt Nam chúng ta yêu hòa bình như thế nào".
[IMG]
Mặc dù ở những phút đầu tiên trông Linh và cả những vị khách nước ngoài có chút ngại ngùng, thậm chí rất nhiều người chỉ xem và sau đó phớt lờ đi. Nhưng vài phút sau, Linh đã mạnh dạn hơn, trò chuyện nhiều hơn với họ, để đáp lại tình cảm, sự nhiệt tình của cô gái trẻ này, các vị khách cuối cùng đã dành cho Linh rất nhiều những cái ôm, thậm chí là cả những lời động viên thật ấm áp.
[IMG]
Vô tình bài hát "Bonjour Vietnam" vang lên, hòa vào những khoảnh khắc này, làm cho người xem vô cùng cảm động, ngưỡng mộ và càng cảm thấy những cái ôm tuy đơn giản, nhưng đó lại giúp tinh thần yêu hòa bình của người Việt như được tiếp thêm sức mạnh. Thật sự là những hình ảnh, khoảnh khắc vô cùng cảm động.

Xem đầy đủ: http://vitalk.vn/threads/nu-sinh-ha-noi-xinh-dep-va-clip-toi-yeu-hoa-binh-cuc-y-nghia.1270539/#ixzz33KGPkfje
Follow us: vitalkforum on Facebook

Máy bay không người lái Global Hawk của Mỹ bay Kỷ Lục suốt cả tuần

Máy bay không người lái Mỹ bay suốt cả tuần

By  
Font size: Decrease font Enlarge font
Máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk của không quân Mỹ đã bay liên tục trên không trung trong thời gian 1 tuần lễ. Chương trình xây dựng RQ-4 được khởi động từ năm 1995. Mỹ đã đổ 1,2 tỷ USD vào dự án này và chi phí sản xuất mỗi chiếc RQ-4 vào khoảng 35 triệu USD.
Máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk.
Máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk.
Theo trang tin quân sự Arms-Tass ngày 31/5, máy bay không người lái (UAV) RQ-4 Global Hawk đã thực hiện chuyến bay liên tục kéo dài 665 giờ đồng hồ trong 1 tuần.
Arms-Tass dẫn thông báo từ tập đoàn Northrop Grumman sản xuất RQ-4 Global Hawk xác nhận, đây là kỷ lục mới về quãng thời gian bay liên tục của UAV RQ-4 Global Hawk.
Thông báo của Northrop Grumman cho biết, RQ-4 Global Hawk đạt kỷ lục trên trong thời gian thực hiện chuyến bay kéo dài từ ngày 16 đến 23/2.
Thời gian bay liên tục trong không trung của UAV là 665 giờ đồng hồ, cao hơn 53% so với thời gian mà UAV RQ-4 Global Hawk xác lập hồi cuối năm 2013 với thời gian bay là 433,8 giờ đồng hồ.
Hiện nay, không quân Mỹ có 32 UAV Global Hawk hoạt động trên khắp thế giới.
RQ-4 được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn sản xuất vũ khí nổi tiếng Northrop Grumman. Chương trình xây dựng RQ-4 được khởi động từ năm 1995. Mỹ đã đổ 1,2 tỷ USD vào dự án này và chi phí sản xuất mỗi chiếc RQ-4 vào khoảng 35 triệu USD.
Theo tin từ Bộ quốc phòng Mỹ, RQ-4 ra đời đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của quân đội và chúng sẽ thay thế hoàn toàn những chiếc máy bay do thám U-2 đã lỗi thời được sản xuất từ những năm 1950.
UAV RQ-4 có thể hoạt động ổn định ở độ cao 21 km. Chúng có chiều dài hơn 13 mét, sải cánh vào khoảng 40 mét, tổng trọng lượng 15 tấn. Với kích cỡ như vậy, RQ-4 là một trong những UAV lớn nhất thế giới.
Theo Arms-Tass

http://www.datviet.com/the-gioi/146600-m%C3%A1y-bay-kh%C3%B4ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-l%C3%A1i-m%E1%BB%B9-bay-su%E1%BB%91t-c%E1%BA%A3-tu%E1%BA%A7n.html#.U4n_wHJ_vD4

Thủ tướng Việt Nam : 'VN đã sẵn sàng kiện TQ vụ giàn khoan'

'VN đã sẵn sàng kiện TQ vụ giàn khoan'

Cập nhật: 12:59 GMT - thứ bảy, 31 tháng 5, 2014
Ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nói VN đã 'chuẩn bị xong' và 'sẵn sàng' kiện TQ.
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói nước này đã 'chuẩn bị' và 'sẵn sàng' có hành động pháp lý kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa, theo tờ Bloomberg.
Hôm 30/5/2014, ông Nguyễn Tấn Dũng nói với tờ báo Mỹ Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng 'các bằng chứng' và đang cân nhắc thời điểm để đưa vụ kiện ra quốc tế.
"Việt Nam đã chuẩn bị bằng chứng cho một hành động pháp lý thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi của Việt Nam và đang cân nhắc thời điểm tốt nhất để trình vụ kiện," tờ Bloomberg hôm 31/5 viết.
"Nếu xung đột nổ ra ở Biển Đông, sẽ không có người chiến thắng"
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng
"Chúng tôi đã chuẩn bị xong và sẵn sàng kiện," ông Dũng được trích thuật nói.
"Nếu xung đột nổ ra ở Biển Đông, sẽ không có người chiến thắng," ông Dũng đưa ra cảnh báo, và cho rằng hai phần ba tổng khối lượng thương mại hàng hải toàn cầu đi qua các tuyến đường ở gần khu vực, vốn rất gần với khu vực mà Trung Quốc hạ đặt và mới đây di chuyển giàn khoan.
Thủ tướng Việt Nam cũng nói với tờ báo Mỹ về việc Việt Nam đang đối phó một số thiệt hại kinh tế mà do cuộc tranh cãi từ vụ giàn khoan của Trung Quốc gây ra.
"Tranh cãi trên biển với Trung Quốc đã tác động một số lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên chúng tôi đã tiến hành một số biện pháp thích hợp để đối phó," ông Dũng được trích lời nói thêm.

'Đang cân nhắc'

Căng thẳng Biển Đông
Trang mạng chính phủ Việt Nam cũng dẫn lời ông Dũng nói VN 'đang cân nhắc' kiện TQ.
Hôm thứ Bảy, cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam tại địa chỉ Chinhphu.vn cũng đưa tin tức về phát ngôn của ông Nguyễn Tấn Dũng trả lời tờ Bloomberg.
"Liên quan đến vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: hành động của Trung Quốc vừa qua đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định ở khu vực.
"Việt Nam kiên quyết đấu tranh và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển chủ quyền của mình. Việt Nam cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam."
"Riêng về giải pháp đấu tranh pháp lý, Thủ tướng cho biết chúng ta đã chuẩn bị hàng chục năm nay, còn thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định"
Tờ VnEconomy 29/5
Trang mạng của Chính phủ Việt Nam cũng cho hay Việt Nam "đang cân nhắc" giải pháp hành động pháp lý chống Trung Quốc.
"Trả lời các câu hỏi liên quan đến quan điểm, cách thức đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Đảng và Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Việt Nam đã và sẽ làm hết sức để bảo vệ chủ quyền vùng biển của mình bằng biện pháp hòa bình, vì độc lập, chủ quyền của tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế là một biện pháp hòa bình. Lãnh đạo Việt Nam đang cân nhắc giải pháp này", trang tin Chinhphu.vn viết.
Phát biểu của Thủ tướng Việt Nam với tờ Bloomberg được đưa ra chỉ bốn ngày sau khi một tàu cá của ngư dân Việt Nam bị một tàu Trung Quốc đâm chìm ở khu vực Hoàng Sa mà Trung Quốc đang hạ đặt và di chuyển giàn khoan Hải Dương 981.
Thông điệp của ông Dũng cũng được đưa ra vào thời điểm khai mạc diễn đàn Đối thoại về an ninh khu vực Shangri-La 13 diễn ra tại Singapore nơi mà Nhật Bản, Hoa Kỳ bên cạnh một số các quốc gia khác, đã có những phát biểu phê phán trực tiếp hoặc gián tiếp Trung Quốc 'vi phạm luật pháp' quốc tế và gây 'mất ổn định', 'căng thẳng' về an ninh trong khu vực.
Hai ngày trước đó, phái đoàn Đại diện Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc hôm 28/5 gửi thư cho ông Tổng Thư ký Ban Ki-moon đề nghị lưu hành một Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong đó 'phản đối Trung Quốc không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam' đối với 'vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam' theo quy định của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

'Bộ chính trị quyết'

Tướng Phùng Quang Thanh
Bộ trưởng Quốc phòng VN kêu gọi quân đội hai bên kiềm chế, tránh chiến tranh.
Hôm 29/5, Thủ tướng Việt Nam cũng nói tại một phiên họp thường kỳ của nội các Chính phủ do ông đứng đầu rằng thời điểm kiện Trung Quốc sẽ do Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định.
"Thủ tướng cho biết, hiện Bộ Chính trị chỉ đạo phải tiếp tục đấu tranh bằng biện pháp hoà bình, đúng theo luật pháp quốc tế," ông Dũng được tờ VnEconomy dẫn lời hôm thứ Năm nói.
"Riêng về giải pháp đấu tranh pháp lý, Thủ tướng cho biết chúng ta đã chuẩn bị hàng chục năm nay, còn thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định."
"Tôi cho rằng, quân đội hai nước phải hết sức kiềm chế, tăng cường hợp tác với nhau, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động không để có những hành động ngoài tầm kiểm soát"
Tướng Phùng Quang Thanh
Hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Tướng Phùng Quang Thanh, đã lên tiếng tại diễn đàn Shangri-La 13.
Ông Thanh đánh giá quan hệ giữa Việt Nam và 'nước bạn láng giềng' Trung Quốc vẫn 'tốt đẹp' nhưng kêu gọi Trung Quốc 'rút giàn khoan' 981 ra khỏi khu vực đang căng thẳng ở Hoàng Sa, đồng thời ngồi xuống 'cùng đối thoại' với Việt Nam để giải quyết tình hình.
"Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 01/05/2014, Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho Nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế," ông Thanh nói trong bài phát biểu.
"Tôi cho rằng, quân đội hai nước phải hết sức kiềm chế, tăng cường hợp tác với nhau, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động không để có những hành động ngoài tầm kiểm soát. Quân đội hai nước phải thể hiện vai trò tham mưu với lãnh đạo Đảng, Nhà nước xử lý thỏa đáng vấn đề một cách bình tĩnh, kiên trì, để không xảy ra xung đột, càng không để xảy ra chiến tranh," Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói thêm.

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan