Ngày 30 tháng 4 năm 1975 mãi vẫn là một điểm mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Ngày này đã có những tên gọi khác nhau “Ngày Quốc Hận” hay “Ngày Mất Nước”.
(video)
http://nguoiviettv.com/?p=13091
woensdag 30 april 2014
Video Biểu tình ngày 29-4-2014 trước Lãnh sự quán Mỹ tại Sài Gòn phản đối Cộng sản cướp đất cướp nhà
Nhiều người dân oan mất đất (đa số là phụ nữ) cầm loa tay, mang theo biểu ngữ và hô nhiều khẩu hiệu tố cáo nhà cầm quyền CSVN cướp đất, cướp nhà của họ.
(video)
http://nguoiviettv.com/?p=13174 http://nguoiviettv.com/?p=13175
(video)
http://nguoiviettv.com/?p=13174 http://nguoiviettv.com/?p=13175
Hàng rào điện tử 2 tỷ USD McNamara năm xưa
Hàng rào điện tử 2 tỷ USD McNamara năm xưa
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara chỉ huy dựng hàng rào điện tử dọc khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 nhằm chặn xâm nhập của quân đội Việt Nam. Tuy nhiên, công trình xem như phá sản từ sau cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968.
Hàng rào điện tử McNamara là tên gọi của hệ thống các thiết bị điện tử phát hiện xâm nhập, được quân đội Mỹ sử dụng phía nam sông Bến Hải (Quảng Trị), dọc theo khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17 và đường mòn Hồ Chí Minh. Ảnh chụp tại Bảo tàng khu di tích Hiền Lương - Bến Hải.
|
Hàng rào xây dựng từ tháng 6/1966 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc bấy giờ là Robert McNamara, tiêu tốn 2 tỷ USD. Ảnh chụp tại Bảo tàng khu di tích Hiền Lương - Bến Hải.
|
Hệ thống gồm 17 căn cứ quân sự, kết hợp với hệ thống vật cản, các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất...
|
... được bố trí liên hoàn trong khu vực có chiều rộng 10-20 km, dài khoảng 100 km từ cảng Cửa Việt giáp biển lên Đường 9, tới biên giới Việt Nam - Lào, kéo dài sang Mường Phìn (Lào).
|
Hệ thống vật cản gồm 12 lớp kẽm gai chồng lên nhau, cao 3 m với đủ các kiểu. Phía trước là bãi mìn dày đặc 500-700 m, chạy suốt tuyến và thường tụ đặc xung quanh các cứ điểm.Ảnh chụp tại Bảo tàng khu di tích Hiền Lương - Bến Hải.
|
Căn cứ quân sự Dốc Miếu được coi là cứ điểm quan trọng nhất của phòng tuyến McNamara, nằm phía đông Quốc lộ 1A, thuộc xã Gio Phong, huyện Gio Linh, cách cầu Hiền Lương chừng 7 km về phía nam.
|
Tại các cứ điểm được lắp nhiều đèn pha để phát hiện xâm nhập vào ban đêm. Hàng rào điện tử McNamara xem như bị phá sản từ sau năm 1968, sau khi quân đội nhân dân Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công Mậu Thân và cuộc tấn công căn cứ Khe Sanh (Quảng Trị).Ảnh chụp tại Bảo tàng khu di tích Hiền Lương - Bến Hải.
|
Vùng đất rộng nhiều km từ sông Bến Hải vào đến hàng rào bị giải tỏa trắng. Hàng tấn bom đạn được ném xuống đây để ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Bom đạn có thể thiêu đốt sắt thép nhưng không thể nung chảy được ý chí, khát vọng thống nhất của dân tộc Việt Nam. Ảnh chụp tại Bảo tàng khu di tích Hiền Lương - Bến Hải.
|
Đỉnh Dốc Miếu trước kia là trận địa pháo của địch, giờ là tượng đài chiến chiến thắng giao liên.
|
Người dân cho biết, phía đồi đất đỏ nơi từng là căn cứ Dốc Miếu nay chỉ còn khoảng 6 lô cốt. Đa phần lô cốt đã bị lấp trong quá trình canh tác của người dân. Rất nhiều cái bị phá để lấy sắt.
|
Hơn 10 năm trước, từng có có dự án tôn tạo Dốc Miếu và phục hồi hàng rào điện tử McNamara. Đến nay, dự án vẫn chưa được triển khai và đã được chuyển về tỉnh Quảng Trị tiếp quản.
|
Nhiều cựu binh trở về thăm chiến trường xưa ở Dốc Miếu, nhìn cánh đồng xanh ngút ngàn lòng đầy vui sướng nhưng vẫn đau đáu giá như có thể tái tạo một phần hàng rào McNamara để lưu giữ ký ức chiến tranh, giúp thế hệ sau hiểu thêm về gian khổ, ác liệt và những hy sinh, mất mát để có được độc lập như hôm nay.
|
Ngày nay, màu xanh đã bao phủ trên hàng rào điện tử McNamara năm xưa.
|
Quang Hà
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hang-rao-dien-tu-2-ty-usd-mcnamara-nam-xua-2985278.html
Đài Loan : Ngừng thi công nhà máy điện hạt nhân số 4
Thứ hai 28 Tháng Tư 2014
Đài Loan : Ngừng thi công nhà máy hạt nhân số 4
Cuộc tuần hành chống nhà máy hạt nhân số 4, Đài Bắc, 27/04/2014.
REUTERS/Pichi Chuang
Hôm nay, 28/04/2014, theo AFP, chính phủ Đài Loan đã quyết định tạm ngừng xây dựng nhà máy điện hạt thứ tư, sau phong trào phản đối quyết liệt của dân chúng và đối lập, lo ngại một thảm họa tương tự Fukushima năm 2011. Nhà máy hạt nhân số 4, với công suất dự kiến 2.700 megawatt là đối tượng bị phản đối hết sức mạnh mẽ trong công luận Đài Loan từ hàng chục năm nay.
Hôm qua, chủ nhật 27/04, khoảng 28.500 người Đài Loan đã xuống đường, làm tắc nghẽn đại lộ chính của Đài Bắc, buộc đảng cầm quyền Quốc dân đảng phải ra quyết định tạm thời đình hoãn việc xây dựng nhà máy, đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Dự án nhà máy điện hạt nhân thứ tư, nằm cách Đài Bắc khoảng 40 cây số, có hai lò phản ứng hạt nhân. Một trong hai lò đã được hoàn thành đến 90%. Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa (Jiang Yi-hua) bảo vệ quan điểm của chính phủ là đình hoãn dự án này, thay vì từ bỏ hoàn toàn, để « dành cho thế hệ tới quyền quyết định ».
Nhà máy bắt đầu được khởi công năm 1999, nhưng các bất đồng chính trị khiến việc xây dựng bị chậm lại và tổng số tiền đầu tư hiện nay đã lên tới 300 triệu đô la Đài Loan, tương đương 7,1 tỷ euro. Hiện tại ba nhà máy hạt nhân của Đài Loan cung cấp 20% tổng lượng điện cho toàn quốc.
Đa số người biểu tình hôm qua đã trở về nhà, nhưng còn khoảng vài trăm người vẫn tiếp tục cuộc biểu tình ngồi. Hôm nay, cảnh sát đã can thiệp quyết liệt bằng vòi phun nước để giải tán.
Dự án nhà máy điện hạt nhân thứ tư, nằm cách Đài Bắc khoảng 40 cây số, có hai lò phản ứng hạt nhân. Một trong hai lò đã được hoàn thành đến 90%. Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa (Jiang Yi-hua) bảo vệ quan điểm của chính phủ là đình hoãn dự án này, thay vì từ bỏ hoàn toàn, để « dành cho thế hệ tới quyền quyết định ».
Nhà máy bắt đầu được khởi công năm 1999, nhưng các bất đồng chính trị khiến việc xây dựng bị chậm lại và tổng số tiền đầu tư hiện nay đã lên tới 300 triệu đô la Đài Loan, tương đương 7,1 tỷ euro. Hiện tại ba nhà máy hạt nhân của Đài Loan cung cấp 20% tổng lượng điện cho toàn quốc.
Đa số người biểu tình hôm qua đã trở về nhà, nhưng còn khoảng vài trăm người vẫn tiếp tục cuộc biểu tình ngồi. Hôm nay, cảnh sát đã can thiệp quyết liệt bằng vòi phun nước để giải tán.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140428-dai-loan-ngung-thi-cong-nha-may-hat-nhan-so-4
Cam Bốt : Án tù chủ Đài Loan sử dụng lao động như nô lệ
Thứ ba 29 Tháng Tư 2014
Cam Bốt : Án tù chủ Đài Loan sử dụng lao động như nô lệ
Ảnh một tùa cá trong vùng biển Senegal. Công ty Giant Ocean International bị cáo buộc đưa hàng trăm người Cam Bốt đi đánh cá ở ngoài khơi Nam Phi, đảo Maurice và Senegal từ 2009
@greenpeace
Theo AFP, hôm nay 29/4/2014, Tòa án thành phố Phnom Penh, đã kết án 6 người Đài Loan tổng cộng 10 năm tù vì tội đưa hàng trăm người Cam Bốt đi đánh cá tại vùng biển châu Phi trong điều kiện lao động như nô lệ.
Ra trước tòa án Phnom Penh chỉ có bị cáo chính là chủ công ty Giant Ocean International, bà Lin Yu Shin, 53 tuổi, bị bắt từ năm ngoái tại thành phố Xiêm Riệp, Cam Bốt. Năm người đồng loã với bị cáo đang bỏ trốn bị toà xử vắng mặt.
Công ty của bà Lin bị cáo buộc đã đưa hàng trăm người Cam Bốt đến làm việc trên một tàu đánh cá ở ngoài khơi Nam Phi, đảo Maurice và Senegal từ hồi năm 2009. Ngoài ra tàu của công ty còn hoạt động đánh bắt cá ở vùng biển Nhật Bản, Qatar và Malaysia.
Cảnh sát Cam Bốt cho biết năm ngoái đã có khoảng 700 người Cam Bốt đã được đưa đến làm việc trên các tàu của công ty, trong đó hơn 200 người đã viết đơn kiện về việc họ không được trả lương trong khi phải làm việc trên các tàu cá như nô lệ.
Rất đông nạn nhân và gia đình họ đã có mặt tại tòa án hôm nay. Nhân chứng Keo Tol, 33 tuổi, được đưa đến vùng biển châu Phi năm 2011 và trốn thoát một năm sau đó, cho AFP biết, công ty đã đưa anh ta đến làm việc trên một tàu cá Đài Loan đang đánh các ở châu Phi với hứa hẹn lương 200 đô la Mỹ mỗi tháng. Họ phải làm việc cả ngày đêm gần như 24 giờ mỗi ngày, nhưng lại không được trả lương. Những ai không chịu làm việc họ sẽ bị đánh đập như nô lệ.
Ngoài án tù, Tòa án còn yêu cầu các bị cáo phải bổi thường thiệt hại cho 150 nạn nhân từ 2000 đến hơn 10 nghìn đô la.
Công ty của bà Lin bị cáo buộc đã đưa hàng trăm người Cam Bốt đến làm việc trên một tàu đánh cá ở ngoài khơi Nam Phi, đảo Maurice và Senegal từ hồi năm 2009. Ngoài ra tàu của công ty còn hoạt động đánh bắt cá ở vùng biển Nhật Bản, Qatar và Malaysia.
Cảnh sát Cam Bốt cho biết năm ngoái đã có khoảng 700 người Cam Bốt đã được đưa đến làm việc trên các tàu của công ty, trong đó hơn 200 người đã viết đơn kiện về việc họ không được trả lương trong khi phải làm việc trên các tàu cá như nô lệ.
Rất đông nạn nhân và gia đình họ đã có mặt tại tòa án hôm nay. Nhân chứng Keo Tol, 33 tuổi, được đưa đến vùng biển châu Phi năm 2011 và trốn thoát một năm sau đó, cho AFP biết, công ty đã đưa anh ta đến làm việc trên một tàu cá Đài Loan đang đánh các ở châu Phi với hứa hẹn lương 200 đô la Mỹ mỗi tháng. Họ phải làm việc cả ngày đêm gần như 24 giờ mỗi ngày, nhưng lại không được trả lương. Những ai không chịu làm việc họ sẽ bị đánh đập như nô lệ.
Ngoài án tù, Tòa án còn yêu cầu các bị cáo phải bổi thường thiệt hại cho 150 nạn nhân từ 2000 đến hơn 10 nghìn đô la.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140429-cam-bot-an-tu-chu-dai-loan-su-dung-lao-dong-nhu-no-le
Việt Nam : Tự do học thuật qua vụ Đỗ Thị Thoan bị thu hồi bằng Thạc sĩ
THỨ HAI 28 THÁNG TƯ 2014
Tự do học thuật qua vụ Đỗ Thị Thoan
Một bìa sách do Nhà xuất bản Giấy Vụn của nhóm Mở Miệng ấn hành.
DR
Có lẽ trong lịch sử đào tạo Đại học ở Việt Nam, chưa có một luận văn thạc sĩ nào làm hao tổn giấy mực bằng luận văn thạc sĩ của giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội Đỗ Thị Thoan, nhất là kể từ cô bị thu hồi bằng Thạc sĩ. Vụ này đặt ra vấn đề về tự do học thuật ở Việt Nam, khiến nhiều trí thức trong và ngoài nước đã phải lên tiếng phản đối.
Đỗ Thị Thoan, còn được biết với bút danh Nhã Thuyên, vào năm 2010 đã viết một luận văn thạc sĩ bàn về nhóm “Thơ Mở Miệng” với nhan đề “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Nhóm thi sĩ này gồm bốn tác giả: Khúc Duy, Bùi Chát, Lý Ðợi và Nguyễn Quán, từng xuất bản chui tập thơ Mở Miệng" vào tháng 06/2002, được phổ biến bằng cách chuyền tại nhau tại Sài Gòn, nhưng không lâu sau đã bị thu hồi và tiêu hủy.
Tuy đề tài luận văn nói về một hiện tượng rất mới mẻ của văn học đương đại Việt Nam, nhưng Đỗ Thị Thoan đã được bộ môn Lý luận văn học của khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, chấp nhận cho làm luận văn này. Luận văn của Đỗ Thị Thoan đã được chấm điểm 10, tức là điểm tuyệt đối, nhưng không hiểu sao năm ngoái trên báo chí chính thức, đã có cả một làn sóng phê phán gay gắt luận văn này, với nhiều bài viết chỉ trích cả người làm, người hướng dẫn, lẫn người chấm và cơ quan chủ quản trong việc này.
Năm nay, tức là bốn năm sau khi được chấm điểm 10/10, luận văn của giảng viên Đỗ Thị Thoan bỗng bị một hội đồng khác đưa ra thẩm định lại. Kết quả là bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan bị thu hồi theo các quyết định ngày 11/03/2014 và 14/03/2014, mà tác giả luận văn và người hướng dẫn không được cho cơ hội để phản biện. Lý do dẫn đến các quyết định này cũng không được công bố, và nhất là không có bằng cớ nào chứng tỏ luận văn đã có sai phạm đáng kể về học thuật. Thành ra, nhiều người đã lên tiếng phản đối các quyết định nói trên, bênh vực cô Đỗ Thị Thoan.
Ngày 15/04 vừa qua, tờ Nhân Dân đã đăng một bài viết đả kích những người bênh vực cho Đỗ Thị Thoan. Tác giả bài báo lập luận rằng :” Sai lầm của luận văn Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm "Mở miệng" từ góc nhìn Văn hóa của Ðỗ Thị Thoan bắt đầu từ đối tượng nghiên cứu của nó là nhóm "Mở miệng", từ quan niệm của tác giả về nhóm người nhân danh tự do sáng tác, tự do ngôn luận làm ra một số sản phẩm "phản văn hóa" và nhằm vào các mục đích khác. Sản phẩm của "Mở miệng" gồm các văn bản xuyên tạc từ ca dao đến danh ngôn, sáng tác của các danh nhân được dân tộc Việt Nam tôn kính, và những văn bản với ngôn từ thô tục, nhơ bẩn, dơ dáy, có tính chất "bôi đen" xã hội...”
Tác giả bài viết quy kết Đỗ Thị Thoan là mượn nhóm "Mở miệng" để đưa ra các ý kiến sai trái, như: "Miền Bắc thường được cho là có quyền lực hơn, sống "gần" lãnh đạo, độc tài, cộng sản. Miền Nam được coi là không gian tự do hơn, với đô thị hiện đại sớm phát triển và sớm tiếp xúc với văn chương phương Tây và có khả năng đẩy cao những xu hướng hiện đại nếu Việt Nam Cộng hòa thắng lợi"!. Bài báo kết luận rằng một bài luận văn “chứa màu sắc chính trị chống đối” như vậy, không thể coi là luận văn khoa học.
Trong trang Facebook của ông, giáo sư y khoa Nguyễn Văn Tuấn tại Úc đã phản bác những lập luận của bài báo tờ Nhân Dân. Theo giáo sư Tuấn, « đối tượng nghiên cứu, tự nó, không phải là tiêu chí để đánh giá luận án của tác giả sai lầm hay đúng. Nhà nghiên cứu có thể chọn bất cứ đối tượng nghiên cứu nào hay phương pháp nào, miễn là đối tượng đó và phương pháp đó giúp cho nhà nghiên cứu có dữ liệu để “yểm trợ” cho kết luận". Giáo sư Tuấn khẳng định « tinh thần tự do học thuật áp dụng cho giảng viên và sinh viên. Đối với giảng viên, tự do học thuật có nghĩa là giảng viên có quyền nghiên cứu bất cứ chủ đề nào mà họ quan tâm, có quyền trình bày những kết quả đó cho sinh viên và đồng nghiệp mà không chịu sự đàn áp hay kiểm duyệt của bất kỳ thế lực nào ».
Bên cạnh những phản ứng cá nhân, giới học thuật người Việt trong và ngoài nước trong những ngày qua đã đưa ra các bản phản đối, thư ngỏ về vụ tước bằng thạc sĩ của cô Đỗ Thị Thoan.
Ngày 19/04, một « Bản phản đối và yêu cầu » của những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam gởi Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã được phổ biến trên mạng để thu thập chữ ký.
Trong bản phản đối này, những người ký tên yêu cầu hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội hủy các quyết định không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của cô Đỗ Thị Thoan. Theo họ, các quyết định này là « phi pháp và phi lý », vì trái với các quy chế đào tạo thạc sĩ và quy chế văn bằng, chứng chỉ hiện hành ở Việt Nam.
Ngày 20/04, đến lượt giới học thuật Việt Nam ở nước ngoài lên tiếng về vụ này qua một thư ngỏ« Về sự vi phạm Tự do học thuật trong vụ thu hồi bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan », cũng được phổ biến trên mạng để lấy chữ ký. Bức thư ngỏ, với những chữ ký đầu tiên của các nhà trí thức người Việt ở nhiều nước như Mỹ, Pháp, Úc, Canada, Bỉ..... , phản đối việc thu hồi bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan và ủng hộ các đồng nghiệp trong giới giáo dục và nghiên cứu Việt Nam trong việc đòi hủy bỏ các quyết định này.
Đặc biệt, họ nhấn mạnh rằng việc thu hồi bằng Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan/Nhã Thuyên là một sự« vi phạm nghiêm trọng » quyền tự do học thuật. Theo bức thư ngỏ, « các đại học chỉ có thể đóng góp hữu hiệu cho sự phát triển của đất nước, nếu các giảng viên và sinh viên có quyền nghiên cứu bất cứ đề tài nào ».
Bên cạnh thư ngỏ nói trên, còn một thư ngỏ riêng của bốn nhà trí thức người Việt hải ngoại, Hồ Tú Bảo, Giáo sư Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản, Ishikawa, Nhật Bản, Ngô Bảo Châu, Giáo sư Đại học Chicago, Hoa Kỳ, Trần Văn Thọ, Giáo sư Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản và Cao Huy Thuần, nguyên Giáo sư Đại học Picardie, Paris, Cộng hoà Pháp.
Trong thư ngỏ riêng gởi Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, bốn giáo sư nói trên bày tỏ sư bất bình trước một sự trừng phạt “đau xót và bất nhẫn” như hình phạt mà cô Đỗ Thị Thoan và, gián tiếp, bà Nguyễn Thị Bình, người hướng dẫn luận án, đã phải chịu.
Họ viết: “ Trong sự việc đang làm dấy lên phản ứng, chúng tôi thấy cần phải phân biệt rõ ràng hai chỗ đứng khác nhau: một đằng là một hiện tượng văn học, một đằng là việc nghiên cứu hiện tượng đó. Nghiên cứu một hiện tượng không có nghĩa là người nghiên cứu đồng ý với hiện tượng ấy. Giá trị của luận văn, vì vậy, không thể căn cứ trên xét đoán chủ quan của người này người nọ về tính cách đúng sai của hiện tượng, mà chỉ duy nhất căn cứ trên những tiêu chuẩn khoa học liên quan đến công trình nghiên cứu. Và người thẩm định duy nhất về giá trị khoa học đó không có ai khác hơn là hội đồng giám khảo. Khi một hội đồng giám khảo (do nhà trường lập ra theo đúng quy trình) đã tuyên bố kết quả của việc thẩm định rồi, thì không có cơ quan nào khác có thẩm quyền truất phế kết quả ấy ».
Theo bốn giáo sư tác giả thư ngỏ riêng, muốn đại học Việt Nam xứng tầm với các đại học trên thế giới tiên tiến, phải tôn trọng những nguyên tắc căn bản của đại học, trong đó phê phán chỉ có thể dựa trên những tiêu chuẩn thuần túy khoa học là một nguyên tắc tối thiểu.
Đây cũng là ý kiến của nhiều người khác, trong đó có giáo sư Phạm Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp CNRS, một trong những người đầu tiên ký vào thư ngỏ về vụ Đỗ Thị Thoan, trả lời RFI Việt ngữ :
RFI : Thưa Giáo sư Phạm Xuân Yêm, với tư cách là một cựu giám đốc nghiên cứu CNRS, ông đánh giá thế nào về vụ thu hồi bằng thạc sĩ của Đỗ Thi Thoan?
GS Phạm Xuân Yêm : Dù là khoa học nhân văn, xã hội, kinh tế hay tự nhiên, ngành khoa học nào cũng vậy, nếu có sự thu hồi văn bằng đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) theo tôi thì phải tuân thủ những quy tắc phổ quát về đạo đức và những tiêu chuẩn thuần túy khoa học. Thực ra trong môi trường đại học và nghiên cứu nói chung ở nhiều nước đã từng xảy ra sự rút lại công trình nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành bởi Ban biên tập khi họ phát hiện rõ ràng có sự đạo văn nghiêm trọng, các dữ liệu được ngụy tạo, hoặc có gian dối.
Sự thu hồi, sau bốn năm cấp phát, bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan (nhà văn Nhã Thuyên) đã phạm phải ba sai lầm nghiêm trọng: (1) vi phạm qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thu hồi bằng cấp đã phát; (2) vi phạm những nguyên tắc căn bản và đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi phải công bằng và minh bạch; (3) vi phạm quyền tự do học thuật ở Đại học, nhất là Đại học Sư phạm là nơi đào tạo giáo chức thì lại càng phải tôn trọng mẫu mực tự do nghiên cứu và giảng dạy. Đại học Sư phạm không thể phản sư phạm được.
Luận văn thạc sĩ của nhà văn Nhã Thuyên đã được hội đồng giám khảo chấm luận văn cho điểm tối đa, được đáng giá cao bởi các chuyên gia khác và những người có chuyên môn trong lĩnh vực văn học như GS TS Trần Đình Sử, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà văn hóa Nguyên Ngọc, nhà báo và bình luận gia Nguyễn Vạn Phú và nhiều người nữa, thế mà sau 4 năm, đùng một cái ai đó trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã lén lút thiết lập một Hội đồng tái thẩm định việc cấp bằng thạc sĩ cho Nhã Thuyên và quyết định thu hồi văn bằng này một cách độc đoán, phi lý và phi pháp mà không cho đương sự, giáo sư hướng dẫn luận văn (bà Nguyễn Thị Bình) và hội đồng Đánh giá luận văn được biết để phản biện, đặt mọi người vào sự đã rồi, thực là xúc phạm họ.
Luận án của Nhã Thuyên không có chuyện đạo văn, gian lận dữ liệu, nhờ người viết giùm, không vi phạm bất cứ điều gì trong Qui chế cấp bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tước bằng thạc sĩ của Nhã Thuyên chỉ vì bà đã chọn đề tài nghiên cứu là nhóm Mở Miệng. Ông Phan Trọng Thưởng, một thành viên trong hội đồng Thẩm định lại luận văn của Nhã Thuyên, cho rằng nhóm Mở miệng là một ‘’hiện tượng nổi loạn, không chính thống, một hiện tượng bên lề, một dòng ngầm không chỉ mang ý nghĩa văn chương đơn thuần mà còn mang ý nghĩa chính trị phản kháng, phản động." Ông còn viết thêm : ‘’Luận văn lại được viết bằng một văn phong trôi chảy, có sự mở rộng trên cả hai lĩnh vực văn chương và chính trị, vì vậy, đây là luận văn nguy hiểm, cần được chỉ ra các sai sót để hạn chế các tác động tiêu cực đến xã hội và văn học.’’( http://vanvn.net/news/14/4614-pgsts-phan-trong-thuong--de-hieu-ro-hon-thuc-chat-cua-mot-luan-van.html )
RFI: Báo chí chính thức ở Việt Nam, như tờ Nhân Dân, cho là Đỗ Thị Thoan đã sai lầm khi chọn đối tượng nghiên cứu là nhóm Mở Miệng, một nhóm bị coi là "phản văn hóa", "có ý đồ chính trị đen tối". Giáo sư nghĩ sao về lập luận này?
GS Phạm Xuân Yêm: Dĩ nhiên ai cũng có quyền phê bình đề tài nghiên cứu của luận án (hiện tượng Mở miệng), nhưng giá trị tự tại và tố chất của luận án là do sự bình phẩm, đánh giá nghiêm túc của giới văn học và chuyên gia trong ngành mà trước hết của hội đồng giám khảo luận án. Đề tài luận án là một chuyện, còn nghiên cứu về đề tài đó - theo những phuơng pháp luận thuần túy khoa học - lại là chuyện khác. Dùng quan điểm chính trị giáo điều mang nặng tư duy của thời chiến tranh lạnh để quy chụp và vu khống Nhã Thuyên trong việc chọn chủ đề nghiên cứu là vi phạm nghiêm trọng tinh thần tự do học thuật. Tự do học thuật được hiểu là "sự tự do của người dạy và người học trong việc dạy, học, tìm hiểu kiến thức và nghiên cứu mà không có sự can thiệp hay giới hạn vô lý của pháp luật, nội quy hay áp lực công cộng."
Đó là một nguyên tắc không nên được rút gọn bởi những cân nhắc chính trị. Như nhà bình luận Nguyễn Vạn Phú viết : hận cá (Mở miệng) mà chém thớt (Nhã Thuyên và gián tiếp bà Nguyễn Thị Bình) ! Thay vì ném sự phẫn nộ của họ vào nhóm Mở Miệng họ lại chĩa mũi dùi vào người nghiên cứu nó, đi phê bình một luận văn thạc sĩ của một trường đại học, mà không nói gì đến phương pháp luận, tính khoa học, cách thể hiện của luận văn, mà chỉ tìm những câu trích phục vụ cho việc phê phán nói trên. Một giấu ngoặc : Nhà xuất bản Giấy vụn của nhóm Mở miệng đã ấn hành chui 40 tác phẩm chất lượng, trong đó có cuốn ‘’Mekong, dòng sông nghẽn mạch’’ của tác giả Ngô Thế Vinh.
Vì vậy tôi cho rằng điều này vi phạm nghiêm trọng tinh thần tự do học thuật, sự vụ đã bị chính trị hóa theo quan điểm của nhà cầm quyền. Chính vì vậy chúng tôi đã soạn thảo lá Thư Ngỏ để ủng hộ các đồng nghiệp trong cộng đồng giáo dục và nghiên cứu sinh hoạt ở trong nước, chia sẻ những bức xúc với các đồng nghiệp trong và ngoài nước, phản đối sự vi phạm nghiêm trọng tinh thần tự do học thuật, phản đối sự chính trị hóa công việc giảng dạy và nghiên cứu trong nhà trường.
Chúng ta nói nhiều, bàn nhiều về đổi mới và cải cách toàn diện nền giáo dục nước nhà, nhưng điều này chỉ có thể nếu những nhà chức trách nhận thức rõ tầm quan trọng của tự do học thuật, và tôn trọng các nguyên lý của chúng.
RFI : Tại Pháp, theo ông biết, trong những trường hợp nào có thể rút bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ?
Giáo sư Phạm Xuân Yêm : Nói chung, việc thu hồi bằng cấp đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) tôi chưa hề biết một trường hợp nào đã xảy ra, ít nhất là trong môi trường đại học và nghiên cứu ở Pháp. Việc thu hồi văn bằng thạc sĩ, tiến sĩ theo tôi hiểu chỉ có thể nếu phát hiện rõ rằng trong luận án có sự đạo văn nghiêm trọng, hoặc các dữ liệu trong luận văn được ngụy tạo, có sự gian dối của tác giả luận án. Việc xem xét để rút bằng phải tuân thủ các qui trình công khai, minh bạch, công bằng và tất cả những người liên quan đến văn bằng được phản biện.
RFI : Mục đích của bức thư ngỏ phải chăng là để đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do học thuật, tự do nghiên cứu nói riêng và tự do tư tưởng nói chung?
GS Phạm Xuân Yêm : Như đã nói ở trên, mục đích chính của Thư Ngỏ là để chia sẻ những bức xúc của các đồng nghiệp trong nước, tán thành ủng hộ họ, đồng thời phản đối sự vi phạm nghiêm trọng nguyên lý tự do học thuật, phản đối chính trị hóa mọi công việc nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trường.
Theo tôi, rõ ràng có sự can thiệp với động cơ chính trị từ cấp cao mà trường Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ là đơn vị thừa hành. Hành động phi học thuật, phản khoa học, phản dân chủ này có mục đích ngăn cấm tự do nghiên cứu và tự do tư tưởng, răn đe những người làm luận văn thạc sĩ hay tiến sĩ trong tương lai không được chạm vào những đề tài ‘’nhạy cảm’’. Đây là một bước thụt lùi lớn trong tiến trình hội nhập thế giới văn minh, nhất là khi các nhà lãnh đạo luôn luôn nhắc nhở giáo dục đại học phải nỗ lực đạt "đẳng cấp quốc tế’’.
Để kết thúc, xin kể một câu chuyện có thực, nhà vật lý học Albert Einstein vinh tặng nhà toán học Kurt Goedel huy chương Einstein đợt đầu tiên với một câu đại khái như sau: bạn đâu cần gì huy chương này, nhưng nó lại rất cần uy tín của bạn cho những đợt sau.
Theo tôi, Nhã Thuyên đâu cần bằng thạc sĩ của Đại học Sư phạm Hà Nội, nhưng nếu trả lại văn bằng cho Nhã Thuyên thì danh tiếng của trường tăng lên gấp bội trong lòng dân tộc vì đã dám phá rào.
RFI : Xin cám ơn Giáo sư Phạm Xuân Yêm.
Tuy đề tài luận văn nói về một hiện tượng rất mới mẻ của văn học đương đại Việt Nam, nhưng Đỗ Thị Thoan đã được bộ môn Lý luận văn học của khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, chấp nhận cho làm luận văn này. Luận văn của Đỗ Thị Thoan đã được chấm điểm 10, tức là điểm tuyệt đối, nhưng không hiểu sao năm ngoái trên báo chí chính thức, đã có cả một làn sóng phê phán gay gắt luận văn này, với nhiều bài viết chỉ trích cả người làm, người hướng dẫn, lẫn người chấm và cơ quan chủ quản trong việc này.
Năm nay, tức là bốn năm sau khi được chấm điểm 10/10, luận văn của giảng viên Đỗ Thị Thoan bỗng bị một hội đồng khác đưa ra thẩm định lại. Kết quả là bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan bị thu hồi theo các quyết định ngày 11/03/2014 và 14/03/2014, mà tác giả luận văn và người hướng dẫn không được cho cơ hội để phản biện. Lý do dẫn đến các quyết định này cũng không được công bố, và nhất là không có bằng cớ nào chứng tỏ luận văn đã có sai phạm đáng kể về học thuật. Thành ra, nhiều người đã lên tiếng phản đối các quyết định nói trên, bênh vực cô Đỗ Thị Thoan.
Ngày 15/04 vừa qua, tờ Nhân Dân đã đăng một bài viết đả kích những người bênh vực cho Đỗ Thị Thoan. Tác giả bài báo lập luận rằng :” Sai lầm của luận văn Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm "Mở miệng" từ góc nhìn Văn hóa của Ðỗ Thị Thoan bắt đầu từ đối tượng nghiên cứu của nó là nhóm "Mở miệng", từ quan niệm của tác giả về nhóm người nhân danh tự do sáng tác, tự do ngôn luận làm ra một số sản phẩm "phản văn hóa" và nhằm vào các mục đích khác. Sản phẩm của "Mở miệng" gồm các văn bản xuyên tạc từ ca dao đến danh ngôn, sáng tác của các danh nhân được dân tộc Việt Nam tôn kính, và những văn bản với ngôn từ thô tục, nhơ bẩn, dơ dáy, có tính chất "bôi đen" xã hội...”
Tác giả bài viết quy kết Đỗ Thị Thoan là mượn nhóm "Mở miệng" để đưa ra các ý kiến sai trái, như: "Miền Bắc thường được cho là có quyền lực hơn, sống "gần" lãnh đạo, độc tài, cộng sản. Miền Nam được coi là không gian tự do hơn, với đô thị hiện đại sớm phát triển và sớm tiếp xúc với văn chương phương Tây và có khả năng đẩy cao những xu hướng hiện đại nếu Việt Nam Cộng hòa thắng lợi"!. Bài báo kết luận rằng một bài luận văn “chứa màu sắc chính trị chống đối” như vậy, không thể coi là luận văn khoa học.
Trong trang Facebook của ông, giáo sư y khoa Nguyễn Văn Tuấn tại Úc đã phản bác những lập luận của bài báo tờ Nhân Dân. Theo giáo sư Tuấn, « đối tượng nghiên cứu, tự nó, không phải là tiêu chí để đánh giá luận án của tác giả sai lầm hay đúng. Nhà nghiên cứu có thể chọn bất cứ đối tượng nghiên cứu nào hay phương pháp nào, miễn là đối tượng đó và phương pháp đó giúp cho nhà nghiên cứu có dữ liệu để “yểm trợ” cho kết luận". Giáo sư Tuấn khẳng định « tinh thần tự do học thuật áp dụng cho giảng viên và sinh viên. Đối với giảng viên, tự do học thuật có nghĩa là giảng viên có quyền nghiên cứu bất cứ chủ đề nào mà họ quan tâm, có quyền trình bày những kết quả đó cho sinh viên và đồng nghiệp mà không chịu sự đàn áp hay kiểm duyệt của bất kỳ thế lực nào ».
Bên cạnh những phản ứng cá nhân, giới học thuật người Việt trong và ngoài nước trong những ngày qua đã đưa ra các bản phản đối, thư ngỏ về vụ tước bằng thạc sĩ của cô Đỗ Thị Thoan.
Ngày 19/04, một « Bản phản đối và yêu cầu » của những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam gởi Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã được phổ biến trên mạng để thu thập chữ ký.
Trong bản phản đối này, những người ký tên yêu cầu hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội hủy các quyết định không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của cô Đỗ Thị Thoan. Theo họ, các quyết định này là « phi pháp và phi lý », vì trái với các quy chế đào tạo thạc sĩ và quy chế văn bằng, chứng chỉ hiện hành ở Việt Nam.
Ngày 20/04, đến lượt giới học thuật Việt Nam ở nước ngoài lên tiếng về vụ này qua một thư ngỏ« Về sự vi phạm Tự do học thuật trong vụ thu hồi bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan », cũng được phổ biến trên mạng để lấy chữ ký. Bức thư ngỏ, với những chữ ký đầu tiên của các nhà trí thức người Việt ở nhiều nước như Mỹ, Pháp, Úc, Canada, Bỉ..... , phản đối việc thu hồi bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan và ủng hộ các đồng nghiệp trong giới giáo dục và nghiên cứu Việt Nam trong việc đòi hủy bỏ các quyết định này.
Đặc biệt, họ nhấn mạnh rằng việc thu hồi bằng Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan/Nhã Thuyên là một sự« vi phạm nghiêm trọng » quyền tự do học thuật. Theo bức thư ngỏ, « các đại học chỉ có thể đóng góp hữu hiệu cho sự phát triển của đất nước, nếu các giảng viên và sinh viên có quyền nghiên cứu bất cứ đề tài nào ».
Bên cạnh thư ngỏ nói trên, còn một thư ngỏ riêng của bốn nhà trí thức người Việt hải ngoại, Hồ Tú Bảo, Giáo sư Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản, Ishikawa, Nhật Bản, Ngô Bảo Châu, Giáo sư Đại học Chicago, Hoa Kỳ, Trần Văn Thọ, Giáo sư Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản và Cao Huy Thuần, nguyên Giáo sư Đại học Picardie, Paris, Cộng hoà Pháp.
Trong thư ngỏ riêng gởi Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, bốn giáo sư nói trên bày tỏ sư bất bình trước một sự trừng phạt “đau xót và bất nhẫn” như hình phạt mà cô Đỗ Thị Thoan và, gián tiếp, bà Nguyễn Thị Bình, người hướng dẫn luận án, đã phải chịu.
Họ viết: “ Trong sự việc đang làm dấy lên phản ứng, chúng tôi thấy cần phải phân biệt rõ ràng hai chỗ đứng khác nhau: một đằng là một hiện tượng văn học, một đằng là việc nghiên cứu hiện tượng đó. Nghiên cứu một hiện tượng không có nghĩa là người nghiên cứu đồng ý với hiện tượng ấy. Giá trị của luận văn, vì vậy, không thể căn cứ trên xét đoán chủ quan của người này người nọ về tính cách đúng sai của hiện tượng, mà chỉ duy nhất căn cứ trên những tiêu chuẩn khoa học liên quan đến công trình nghiên cứu. Và người thẩm định duy nhất về giá trị khoa học đó không có ai khác hơn là hội đồng giám khảo. Khi một hội đồng giám khảo (do nhà trường lập ra theo đúng quy trình) đã tuyên bố kết quả của việc thẩm định rồi, thì không có cơ quan nào khác có thẩm quyền truất phế kết quả ấy ».
Theo bốn giáo sư tác giả thư ngỏ riêng, muốn đại học Việt Nam xứng tầm với các đại học trên thế giới tiên tiến, phải tôn trọng những nguyên tắc căn bản của đại học, trong đó phê phán chỉ có thể dựa trên những tiêu chuẩn thuần túy khoa học là một nguyên tắc tối thiểu.
Đây cũng là ý kiến của nhiều người khác, trong đó có giáo sư Phạm Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp CNRS, một trong những người đầu tiên ký vào thư ngỏ về vụ Đỗ Thị Thoan, trả lời RFI Việt ngữ :
RFI : Thưa Giáo sư Phạm Xuân Yêm, với tư cách là một cựu giám đốc nghiên cứu CNRS, ông đánh giá thế nào về vụ thu hồi bằng thạc sĩ của Đỗ Thi Thoan?
GS Phạm Xuân Yêm : Dù là khoa học nhân văn, xã hội, kinh tế hay tự nhiên, ngành khoa học nào cũng vậy, nếu có sự thu hồi văn bằng đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) theo tôi thì phải tuân thủ những quy tắc phổ quát về đạo đức và những tiêu chuẩn thuần túy khoa học. Thực ra trong môi trường đại học và nghiên cứu nói chung ở nhiều nước đã từng xảy ra sự rút lại công trình nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành bởi Ban biên tập khi họ phát hiện rõ ràng có sự đạo văn nghiêm trọng, các dữ liệu được ngụy tạo, hoặc có gian dối.
Sự thu hồi, sau bốn năm cấp phát, bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan (nhà văn Nhã Thuyên) đã phạm phải ba sai lầm nghiêm trọng: (1) vi phạm qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thu hồi bằng cấp đã phát; (2) vi phạm những nguyên tắc căn bản và đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi phải công bằng và minh bạch; (3) vi phạm quyền tự do học thuật ở Đại học, nhất là Đại học Sư phạm là nơi đào tạo giáo chức thì lại càng phải tôn trọng mẫu mực tự do nghiên cứu và giảng dạy. Đại học Sư phạm không thể phản sư phạm được.
Luận văn thạc sĩ của nhà văn Nhã Thuyên đã được hội đồng giám khảo chấm luận văn cho điểm tối đa, được đáng giá cao bởi các chuyên gia khác và những người có chuyên môn trong lĩnh vực văn học như GS TS Trần Đình Sử, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà văn hóa Nguyên Ngọc, nhà báo và bình luận gia Nguyễn Vạn Phú và nhiều người nữa, thế mà sau 4 năm, đùng một cái ai đó trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã lén lút thiết lập một Hội đồng tái thẩm định việc cấp bằng thạc sĩ cho Nhã Thuyên và quyết định thu hồi văn bằng này một cách độc đoán, phi lý và phi pháp mà không cho đương sự, giáo sư hướng dẫn luận văn (bà Nguyễn Thị Bình) và hội đồng Đánh giá luận văn được biết để phản biện, đặt mọi người vào sự đã rồi, thực là xúc phạm họ.
Luận án của Nhã Thuyên không có chuyện đạo văn, gian lận dữ liệu, nhờ người viết giùm, không vi phạm bất cứ điều gì trong Qui chế cấp bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc tước bằng thạc sĩ của Nhã Thuyên chỉ vì bà đã chọn đề tài nghiên cứu là nhóm Mở Miệng. Ông Phan Trọng Thưởng, một thành viên trong hội đồng Thẩm định lại luận văn của Nhã Thuyên, cho rằng nhóm Mở miệng là một ‘’hiện tượng nổi loạn, không chính thống, một hiện tượng bên lề, một dòng ngầm không chỉ mang ý nghĩa văn chương đơn thuần mà còn mang ý nghĩa chính trị phản kháng, phản động." Ông còn viết thêm : ‘’Luận văn lại được viết bằng một văn phong trôi chảy, có sự mở rộng trên cả hai lĩnh vực văn chương và chính trị, vì vậy, đây là luận văn nguy hiểm, cần được chỉ ra các sai sót để hạn chế các tác động tiêu cực đến xã hội và văn học.’’( http://vanvn.net/news/14/4614-pgsts-phan-trong-thuong--de-hieu-ro-hon-thuc-chat-cua-mot-luan-van.html )
RFI: Báo chí chính thức ở Việt Nam, như tờ Nhân Dân, cho là Đỗ Thị Thoan đã sai lầm khi chọn đối tượng nghiên cứu là nhóm Mở Miệng, một nhóm bị coi là "phản văn hóa", "có ý đồ chính trị đen tối". Giáo sư nghĩ sao về lập luận này?
GS Phạm Xuân Yêm: Dĩ nhiên ai cũng có quyền phê bình đề tài nghiên cứu của luận án (hiện tượng Mở miệng), nhưng giá trị tự tại và tố chất của luận án là do sự bình phẩm, đánh giá nghiêm túc của giới văn học và chuyên gia trong ngành mà trước hết của hội đồng giám khảo luận án. Đề tài luận án là một chuyện, còn nghiên cứu về đề tài đó - theo những phuơng pháp luận thuần túy khoa học - lại là chuyện khác. Dùng quan điểm chính trị giáo điều mang nặng tư duy của thời chiến tranh lạnh để quy chụp và vu khống Nhã Thuyên trong việc chọn chủ đề nghiên cứu là vi phạm nghiêm trọng tinh thần tự do học thuật. Tự do học thuật được hiểu là "sự tự do của người dạy và người học trong việc dạy, học, tìm hiểu kiến thức và nghiên cứu mà không có sự can thiệp hay giới hạn vô lý của pháp luật, nội quy hay áp lực công cộng."
Đó là một nguyên tắc không nên được rút gọn bởi những cân nhắc chính trị. Như nhà bình luận Nguyễn Vạn Phú viết : hận cá (Mở miệng) mà chém thớt (Nhã Thuyên và gián tiếp bà Nguyễn Thị Bình) ! Thay vì ném sự phẫn nộ của họ vào nhóm Mở Miệng họ lại chĩa mũi dùi vào người nghiên cứu nó, đi phê bình một luận văn thạc sĩ của một trường đại học, mà không nói gì đến phương pháp luận, tính khoa học, cách thể hiện của luận văn, mà chỉ tìm những câu trích phục vụ cho việc phê phán nói trên. Một giấu ngoặc : Nhà xuất bản Giấy vụn của nhóm Mở miệng đã ấn hành chui 40 tác phẩm chất lượng, trong đó có cuốn ‘’Mekong, dòng sông nghẽn mạch’’ của tác giả Ngô Thế Vinh.
Vì vậy tôi cho rằng điều này vi phạm nghiêm trọng tinh thần tự do học thuật, sự vụ đã bị chính trị hóa theo quan điểm của nhà cầm quyền. Chính vì vậy chúng tôi đã soạn thảo lá Thư Ngỏ để ủng hộ các đồng nghiệp trong cộng đồng giáo dục và nghiên cứu sinh hoạt ở trong nước, chia sẻ những bức xúc với các đồng nghiệp trong và ngoài nước, phản đối sự vi phạm nghiêm trọng tinh thần tự do học thuật, phản đối sự chính trị hóa công việc giảng dạy và nghiên cứu trong nhà trường.
Chúng ta nói nhiều, bàn nhiều về đổi mới và cải cách toàn diện nền giáo dục nước nhà, nhưng điều này chỉ có thể nếu những nhà chức trách nhận thức rõ tầm quan trọng của tự do học thuật, và tôn trọng các nguyên lý của chúng.
RFI : Tại Pháp, theo ông biết, trong những trường hợp nào có thể rút bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ?
Giáo sư Phạm Xuân Yêm : Nói chung, việc thu hồi bằng cấp đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) tôi chưa hề biết một trường hợp nào đã xảy ra, ít nhất là trong môi trường đại học và nghiên cứu ở Pháp. Việc thu hồi văn bằng thạc sĩ, tiến sĩ theo tôi hiểu chỉ có thể nếu phát hiện rõ rằng trong luận án có sự đạo văn nghiêm trọng, hoặc các dữ liệu trong luận văn được ngụy tạo, có sự gian dối của tác giả luận án. Việc xem xét để rút bằng phải tuân thủ các qui trình công khai, minh bạch, công bằng và tất cả những người liên quan đến văn bằng được phản biện.
RFI : Mục đích của bức thư ngỏ phải chăng là để đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do học thuật, tự do nghiên cứu nói riêng và tự do tư tưởng nói chung?
GS Phạm Xuân Yêm : Như đã nói ở trên, mục đích chính của Thư Ngỏ là để chia sẻ những bức xúc của các đồng nghiệp trong nước, tán thành ủng hộ họ, đồng thời phản đối sự vi phạm nghiêm trọng nguyên lý tự do học thuật, phản đối chính trị hóa mọi công việc nghiên cứu và giảng dạy trong nhà trường.
Theo tôi, rõ ràng có sự can thiệp với động cơ chính trị từ cấp cao mà trường Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ là đơn vị thừa hành. Hành động phi học thuật, phản khoa học, phản dân chủ này có mục đích ngăn cấm tự do nghiên cứu và tự do tư tưởng, răn đe những người làm luận văn thạc sĩ hay tiến sĩ trong tương lai không được chạm vào những đề tài ‘’nhạy cảm’’. Đây là một bước thụt lùi lớn trong tiến trình hội nhập thế giới văn minh, nhất là khi các nhà lãnh đạo luôn luôn nhắc nhở giáo dục đại học phải nỗ lực đạt "đẳng cấp quốc tế’’.
Để kết thúc, xin kể một câu chuyện có thực, nhà vật lý học Albert Einstein vinh tặng nhà toán học Kurt Goedel huy chương Einstein đợt đầu tiên với một câu đại khái như sau: bạn đâu cần gì huy chương này, nhưng nó lại rất cần uy tín của bạn cho những đợt sau.
Theo tôi, Nhã Thuyên đâu cần bằng thạc sĩ của Đại học Sư phạm Hà Nội, nhưng nếu trả lại văn bằng cho Nhã Thuyên thì danh tiếng của trường tăng lên gấp bội trong lòng dân tộc vì đã dám phá rào.
RFI : Xin cám ơn Giáo sư Phạm Xuân Yêm.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140428-tu-do-hoc-thuat-qua-vu-do-thi-thoan
Vụ đắm phà Sewol : Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi nhân dân
Thứ ba 29 Tháng Tư 2014
Vụ đắm phà Sewol : Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi nhân dân
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye nghiên mình trước nơi tưởng niệm nạn nhân tai nạn phà Sewol ở Ansan. Ảnh ngày 29/04/ 2014.
REUTERS/Do Kwang-hwan/Yonhap
Hai tuần sau khi xảy ra thảm kịch đắm phà Sewol làm 302 người chết và mất tích, trong đó phần lớn là các học sinh đi nghỉ hè, hôm nay 29/4/2014, Tổng thống Park Geun-hye đã xin lỗi người dân Hàn Quốc và nhận trách nhiệm không ngăn chặn được tai hoạ. Cả đất nước Hàn Quốc đang trong không khí tang tóc, các buổi lễ tưởng niệm nạn nhân đang diễn ra tại nhiều thành phố lớn. Thảm hoạ đắm phà Sewol đã nhanh chóng trở thành khủng hoảng chính trị. Bị người dân chỉ trích mạnh mẽ về cách quản lý, giải quyết vụ tai nạn, hôm Chủ nhật Thủ tướng đã phải từ chức.
Thông tín viên Fréderic Ojardias tại Seoul tường trình :
Trong vẻ mặt u buồn, Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi nhân dân “vì đã không thể ngăn chặn được vụ đắm phà và vì những phản ứng không đầy đủ” của chính phủ trong việc xử lý vụ tai nạn. Bà Park Geun-hye hứa sẽ cho soạn lại toàn bộ các quy định an toàn đồng thời bà cũng quả quyết muốn “thay đổi đất nước lại từ đầu”.
Hành động của bà Tổng thống như vậy để đáp lại nỗi phẫn nộ đang dâng cao của người dân. Họ chỉ trích chính phủ đã chậm trễ trong việc triển khai các hoạt động cứu hộ. Người dân cũng tố cáo hệ thống kiểm soát và điều hành hàng hải đang bị xuống cấp vì lạm quyền.
Thảm hoạ đắm phà Sewol bị coi là một nỗi nhục quốc gia. Dư luận công chúng cho rằng nguyên nhân của thảm hoạ là do hàng loạt các các trì trệ trong quản lý là điều tồi tệ không xứng với một đất nước phát triển như Hàn Quốc.
Hệ quả đầu tiên đối với chính phủ đó là việc hôm Chủ nhật Thủ tướng phải từ chức. Hôm qua, một dòng tin đòi bà Park Geun-hye phải ra đi được tung lên mạng internet đã thu hút hơn nửa triệu người truy cập.
Công việc điều tra vụ tai nạn vẫn tiếp diễn. Một video cho thấy thuyền trưởng đã vội vàng thoát thân đến mức ông ta không còn thời gian để mặc quần dài phải mang chiếc quần đùi rời tàu !
Trong vẻ mặt u buồn, Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi nhân dân “vì đã không thể ngăn chặn được vụ đắm phà và vì những phản ứng không đầy đủ” của chính phủ trong việc xử lý vụ tai nạn. Bà Park Geun-hye hứa sẽ cho soạn lại toàn bộ các quy định an toàn đồng thời bà cũng quả quyết muốn “thay đổi đất nước lại từ đầu”.
Hành động của bà Tổng thống như vậy để đáp lại nỗi phẫn nộ đang dâng cao của người dân. Họ chỉ trích chính phủ đã chậm trễ trong việc triển khai các hoạt động cứu hộ. Người dân cũng tố cáo hệ thống kiểm soát và điều hành hàng hải đang bị xuống cấp vì lạm quyền.
Thảm hoạ đắm phà Sewol bị coi là một nỗi nhục quốc gia. Dư luận công chúng cho rằng nguyên nhân của thảm hoạ là do hàng loạt các các trì trệ trong quản lý là điều tồi tệ không xứng với một đất nước phát triển như Hàn Quốc.
Hệ quả đầu tiên đối với chính phủ đó là việc hôm Chủ nhật Thủ tướng phải từ chức. Hôm qua, một dòng tin đòi bà Park Geun-hye phải ra đi được tung lên mạng internet đã thu hút hơn nửa triệu người truy cập.
Công việc điều tra vụ tai nạn vẫn tiếp diễn. Một video cho thấy thuyền trưởng đã vội vàng thoát thân đến mức ông ta không còn thời gian để mặc quần dài phải mang chiếc quần đùi rời tàu !
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140429-vu-dam-pha-sewol-tong-thong-han-quoc-xin-loi-nhan-dan
Obama lại cảnh cáo Trung Quốc về việc dùng võ lực ở Biển Đông
Thứ ba 29 Tháng Tư 2014
Obama lại cảnh cáo Trung Quốc về việc dùng võ lực ở Biển Đông
Tổng thống Obama phát biểu trước binh sĩ Mỹ và Philippines tại Manila, ngày 29/04/2014.
Reuters
Kết thúc vòng công du châu Á tại Philippines vào hôm nay, 29/04/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhắc lại lập trường xuyên suốt của Hoa Kỳ theo đó không một quốc gia nào được quyền dùng võ lực để giải quyết tranh chấp chủ quyền. Tuyên bố của ông Obama được cho là một lời cảnh cáo mới nhắm vào Bắc Kinh, đang dùng sức mạnh để áp đặt các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, dần dần gặm nhắm các vùng biển đảo tranh chấp, đặc biệt là của Philippines, đồng minh kết ước của Hoa Kỳ.
Theo hãng tin Pháp AFP, Tổng thống Mỹ đã tranh thủ bài phát biểu trước các binh sĩ Mỹ và Philippines tại Manila, để bày tỏ thái độ hết sức quan ngại trước các tranh chấp lãnh hải ngày càng gay gắt giữa Bắc Kinh và các đồng minh của Washington trong khu vực.
Ông Obama đánh giá : « Các quốc gia và dân tộc có quyền được sống trong an ninh và hòa bình, với chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ được tôn trọng » và « Luật pháp quốc tế phải được tuân thủ, quyền tự do hàng hải phải được bảo đảm và các hoạt động thương mại không thể bị cản trở ».
Trên cơ sở đó, Tổng thống Mỹ khẳng định rằng : « Các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình chứ không phải là bằng các hành động hăm dọa hay sử dụng võ lực ».
Tuyên bố trên đây không có gì mới so với quan điểm từng được Hoa Kỳ nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng mang một ý nghĩa đặc biệt mạnh mẽ khi được chính Tổng thống Mỹ nói lên và ngay tại Philippines, nước đồng minh của Hoa Kỳ, đang bị Trung Quốc hùng mạnh hơn nhiều chèn ép tại Biển Đông.
Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, và Philippines hiện là quốc gia bị Bắc Kinh lấn lướt dữ dội nhất trong số bốn nước Đông Nam Á có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, bao gồm Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ đã tăng cường giúp đỡ Philippines – vốn có một quân đội thuộc diện yếu nhất trong khu vực – trong lãnh vực quốc phòng và quân sự, một hậu thuẫn được cụ thể hóa thêm một mức với việc ký kết một thỏa thuận vào hôm qua tại Manila, cho phép quân đội Mỹ hiện diện nhiều hơn trên lãnh thổ Philippines.
Vào hôm nay, Tổng thống Obama đã tìm cách trấn an thêm đồng minh Philippines khi xác định trở lại rằng Washington sẽ sát cánh bên cạnh Manila trong trường hợp bị nước khác tấn công, đúng theo khuôn khổ Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Philippines năm 1951.
Tổng thống Mỹ tuyên bố : « Hiệp ước này có nghĩa là hai quốc gia chúng ta cam kết, và tôi trích dẫn, ‘quyết tâm chung của chúng ta để bảo vệ nhau trước các cuộc tấn công vũ trang đến từ bên ngoài' ».
Ông Obama đồng thời cảnh cáo : « Bất kỳ một kẻ xâm lược tiềm tàng nào không nên có ảo tưởng rằng một trong hai nước sẽ đơn độc. Nói cách khác, lời cam kết bảo vệ Philippines được bọc trong thép. Hoa Kỳ sẽ tôn trọng cam kết đó vì các đồng minh sẽ không bao giờ phải đơn thân độc mã ».
Điểm duy nhất trong tuyên bố đanh thép trên đây của ông Obama có thể khiến nước chủ nhà thất vọng, đó là việc Tổng thống không đề cập cụ thể đến khả năng giúp đỡ Philippines nếu xung đột xẩy ra trong khu vực Biển Đông đang tranh chấp, trái với mong muốn của Manila.
Đây là điểm khác với trường hợp Nhật Bản. Tại Tokyo, ông Obama cũng đã cam kết hậu thuẫn Nhật Bản, nhưng đã nói rõ rằng quần đảo Senkaku đang bị Trung Quốc nhòm ngó được « bao bọc » trong hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật.
Ông Obama đánh giá : « Các quốc gia và dân tộc có quyền được sống trong an ninh và hòa bình, với chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ được tôn trọng » và « Luật pháp quốc tế phải được tuân thủ, quyền tự do hàng hải phải được bảo đảm và các hoạt động thương mại không thể bị cản trở ».
Trên cơ sở đó, Tổng thống Mỹ khẳng định rằng : « Các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình chứ không phải là bằng các hành động hăm dọa hay sử dụng võ lực ».
Tuyên bố trên đây không có gì mới so với quan điểm từng được Hoa Kỳ nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng mang một ý nghĩa đặc biệt mạnh mẽ khi được chính Tổng thống Mỹ nói lên và ngay tại Philippines, nước đồng minh của Hoa Kỳ, đang bị Trung Quốc hùng mạnh hơn nhiều chèn ép tại Biển Đông.
Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, và Philippines hiện là quốc gia bị Bắc Kinh lấn lướt dữ dội nhất trong số bốn nước Đông Nam Á có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, bao gồm Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ đã tăng cường giúp đỡ Philippines – vốn có một quân đội thuộc diện yếu nhất trong khu vực – trong lãnh vực quốc phòng và quân sự, một hậu thuẫn được cụ thể hóa thêm một mức với việc ký kết một thỏa thuận vào hôm qua tại Manila, cho phép quân đội Mỹ hiện diện nhiều hơn trên lãnh thổ Philippines.
Vào hôm nay, Tổng thống Obama đã tìm cách trấn an thêm đồng minh Philippines khi xác định trở lại rằng Washington sẽ sát cánh bên cạnh Manila trong trường hợp bị nước khác tấn công, đúng theo khuôn khổ Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Philippines năm 1951.
Tổng thống Mỹ tuyên bố : « Hiệp ước này có nghĩa là hai quốc gia chúng ta cam kết, và tôi trích dẫn, ‘quyết tâm chung của chúng ta để bảo vệ nhau trước các cuộc tấn công vũ trang đến từ bên ngoài' ».
Ông Obama đồng thời cảnh cáo : « Bất kỳ một kẻ xâm lược tiềm tàng nào không nên có ảo tưởng rằng một trong hai nước sẽ đơn độc. Nói cách khác, lời cam kết bảo vệ Philippines được bọc trong thép. Hoa Kỳ sẽ tôn trọng cam kết đó vì các đồng minh sẽ không bao giờ phải đơn thân độc mã ».
Điểm duy nhất trong tuyên bố đanh thép trên đây của ông Obama có thể khiến nước chủ nhà thất vọng, đó là việc Tổng thống không đề cập cụ thể đến khả năng giúp đỡ Philippines nếu xung đột xẩy ra trong khu vực Biển Đông đang tranh chấp, trái với mong muốn của Manila.
Đây là điểm khác với trường hợp Nhật Bản. Tại Tokyo, ông Obama cũng đã cam kết hậu thuẫn Nhật Bản, nhưng đã nói rõ rằng quần đảo Senkaku đang bị Trung Quốc nhòm ngó được « bao bọc » trong hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Nhật.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20140429-tai-philippines-obama-canh-cao-trung-quoc-mot-lan-nua-ve-viec-dung-vo-luc-o-bien-do-0
Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF vinh danh Phạm Chí Dũng, Trương Duy Nhất và Lê Ngọc Thanh là "anh hùng thông tin"
Thứ ba 29 Tháng Tư 2014
RSF vinh danh Phạm Chí Dũng, Trương Duy Nhất và Lê Ngọc Thanh là "anh hùng thông tin"
Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) hôm nay 29/04/2014 công bố danh sách « 100 anh hùng thông tin » nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5 năm 2014. Trong danh sách này có ba nhà báo, blogger Việt Nam là Phạm Chí Dũng, Trương Duy Nhất và linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh. Đây là lần đầu tiên Phóng viên Không biên giới đưa ra danh sách « 100 anh hùng thông tin ».
Theo RSF, với lòng can đảm mẫu mực, « 100 người hùng » này bằng công việc hay cuộc chiến đấu của mình đã đóng góp vào việc xúc tiến tự do báo chí được ghi trong điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, « tìm kiếm, tiếp nhận và lan truyền mà không quan tâm đến biên giới, các thông tin và ý tưởng do dù bằng phương tiện biểu hiện nào ».
Ông Christophe Deloire, tổng thư ký RSF trong thông cáo báo chí tuyên bố : « Ngày Tự do Báo chí Thế giới, từ sáng kiến của RSF, là dịp để vinh danh lòng can đảm của các nhà báo và blogger, hàng ngày đã hy sinh sự an toàn và đôi khi cả mạng sống cho thiên chức của mình. Các anh hùng thông tin là nguồn cảm hứng cho mọi người nam cũng như nữ có khát vọng tự do. Không có quyết tâm của họ và những người như họ, thì hoàn toàn không thể nào mở rộng được tự do ».
Danh sách này gồm các nhà báo và blogger từ 25 đến 75 tuổi thuộc 65 quốc tịch khác nhau. Người trẻ tuổi nhất là phóng viên ảnh Oudom Tat của Cam Bốt, và người lớn tuổi nhất là nhà báo Pakistan Muhammed Ziauddin. Châu Á- Thái Bình Dương có 25 nhà báo được vinh danh, trong khi châu Âu chỉ có 8 người. Các quốc gia có từ ba « anh hùng thông tin » trở lên là Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Iran, Azerbaijan, Mêhicô và Eritrea.
Tại Việt Nam, có nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, người đã từ bỏ đảng để dành tâm trí cho những bài viết phản biện với chính quyền. Từng là sĩ quan quân đội, Phạm Chí Dũng có thời gian làm trợ lý cho ông Trương Tấn Sang – người đến năm 2011 trở thành Chủ tịch nước. Nhà báo Phạm Chí Dũng có các công trình nghiên cứu về chính sách an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế và tôn giáo.
Các bài báo tố cáo tham nhũng và yếu kém của chính quyền khiến ông bị bắt vào tháng 7/2012 vì các tội danh « âm mưu lật đổ chính quyền » và « tuyên truyền chống nhà nước ». Được đình chỉ điều tra, ông ra tù 7 tháng sau đó. Nhưng bằng tiến sĩ kinh tế, 11 tác phẩm đã xuất bản cùng với vô số bài viết trên các đài phát thanh quốc tế trong đó có RFI của ông vẫn không ngăn trở được việc ông bị tịch thu hộ chiếu vào tháng 2/2014 lúc chuẩn bị đi Genève tham dự một hội nghị về nhân quyền với vai trò diễn giả.
Bên cạnh đó là blogger Trương Duy Nhất, đã bỏ nghề báo để viết blog « Một góc nhìn khác ». Trong ba năm, ông đã đăng trên 1.000 bài trên mạng, trong đó có những bài do chính ông viết. Sau bốn lần được lệnh đóng blog, tháng 5/2013 Trương Duy Nhất bị bắt và bị kết án hai năm tù vì 12 bài báo.
Người thứ ba là linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, làm việc cho Truyền thông Chúa Cứu Thế từ thập niên 90. Năm 2012 ông bị câu lưu nhiều tiếng đồng hồ khi đi Bạc Liêu dự đám giỗ 49 ngày bà Đặng Thị Kim Liêng - mẹ blogger Tạ Phong Tần đã tự thiêu phản đối bản án dành cho con bà. Năm 2013 ông lại bị câu lưu lần nữa trong một cuộc biểu tình ủng hộ blogger Đinh Nhật Uy, và hiện vẫn đang bị công an theo dõi thường xuyên.
Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ ngay sau khi được biết tin, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết cảm tưởng :
« Tôi thấy vui lắm ! Tại vì khi tôi được đình chỉ điều tra một năm trước đây, lúc đó tôi trở lại viết và viết phản biện. Tôi nghĩ rằng cần phải đóng góp một cái gì đó cho xã hội, và không thể không viết. Tóm lại, đã không biết viết thì thôi, trước hiện tình xã hội hiện nay, nếu biết viết mà không viết thì cảm thấy có lỗi rất lớn. Thành thử tôi ráng viết, và tôi nghĩ tới một lúc nào đó, những bài viết của tôi có thể có một hiệu ứng nào đó đối với xã hội. Đóng góp một phần nho nhỏ cho công cuộc cải tạo, dân chủ xã hội, làm cho công bằng và tốt đẹp hơn.
Với Phóng viên Không biên giới là tổ chức đã lên tiếng ngay từ đầu khi tôi bị bắt, tôi cho là tôi có duyên với họ. Đây cũng là sự tưởng thưởng nói chung cho giới báo chí ở Việt Nam – những người được coi là dấn thân, đang đấu tranh cho một nền báo chí độc lập ở Việt Nam. Tôi vui về điều đó và tôi nghĩ rằng những thế hệ cùng với tôi cũng như những thế hệ sau tôi còn có thể được nhận những niềm vui lớn hơn, nếu họ dấn thân đấu tranh nhiều hơn ».
Xin mời quý thính giả theo dõi bài phỏng vấn nhà báo Phạm Chí Dũng trên RFI Việt ngữ ngày mai.
Ông Christophe Deloire, tổng thư ký RSF trong thông cáo báo chí tuyên bố : « Ngày Tự do Báo chí Thế giới, từ sáng kiến của RSF, là dịp để vinh danh lòng can đảm của các nhà báo và blogger, hàng ngày đã hy sinh sự an toàn và đôi khi cả mạng sống cho thiên chức của mình. Các anh hùng thông tin là nguồn cảm hứng cho mọi người nam cũng như nữ có khát vọng tự do. Không có quyết tâm của họ và những người như họ, thì hoàn toàn không thể nào mở rộng được tự do ».
Danh sách này gồm các nhà báo và blogger từ 25 đến 75 tuổi thuộc 65 quốc tịch khác nhau. Người trẻ tuổi nhất là phóng viên ảnh Oudom Tat của Cam Bốt, và người lớn tuổi nhất là nhà báo Pakistan Muhammed Ziauddin. Châu Á- Thái Bình Dương có 25 nhà báo được vinh danh, trong khi châu Âu chỉ có 8 người. Các quốc gia có từ ba « anh hùng thông tin » trở lên là Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Iran, Azerbaijan, Mêhicô và Eritrea.
Tại Việt Nam, có nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, người đã từ bỏ đảng để dành tâm trí cho những bài viết phản biện với chính quyền. Từng là sĩ quan quân đội, Phạm Chí Dũng có thời gian làm trợ lý cho ông Trương Tấn Sang – người đến năm 2011 trở thành Chủ tịch nước. Nhà báo Phạm Chí Dũng có các công trình nghiên cứu về chính sách an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế và tôn giáo.
Các bài báo tố cáo tham nhũng và yếu kém của chính quyền khiến ông bị bắt vào tháng 7/2012 vì các tội danh « âm mưu lật đổ chính quyền » và « tuyên truyền chống nhà nước ». Được đình chỉ điều tra, ông ra tù 7 tháng sau đó. Nhưng bằng tiến sĩ kinh tế, 11 tác phẩm đã xuất bản cùng với vô số bài viết trên các đài phát thanh quốc tế trong đó có RFI của ông vẫn không ngăn trở được việc ông bị tịch thu hộ chiếu vào tháng 2/2014 lúc chuẩn bị đi Genève tham dự một hội nghị về nhân quyền với vai trò diễn giả.
Bên cạnh đó là blogger Trương Duy Nhất, đã bỏ nghề báo để viết blog « Một góc nhìn khác ». Trong ba năm, ông đã đăng trên 1.000 bài trên mạng, trong đó có những bài do chính ông viết. Sau bốn lần được lệnh đóng blog, tháng 5/2013 Trương Duy Nhất bị bắt và bị kết án hai năm tù vì 12 bài báo.
Người thứ ba là linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, làm việc cho Truyền thông Chúa Cứu Thế từ thập niên 90. Năm 2012 ông bị câu lưu nhiều tiếng đồng hồ khi đi Bạc Liêu dự đám giỗ 49 ngày bà Đặng Thị Kim Liêng - mẹ blogger Tạ Phong Tần đã tự thiêu phản đối bản án dành cho con bà. Năm 2013 ông lại bị câu lưu lần nữa trong một cuộc biểu tình ủng hộ blogger Đinh Nhật Uy, và hiện vẫn đang bị công an theo dõi thường xuyên.
Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ ngay sau khi được biết tin, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết cảm tưởng :
Với Phóng viên Không biên giới là tổ chức đã lên tiếng ngay từ đầu khi tôi bị bắt, tôi cho là tôi có duyên với họ. Đây cũng là sự tưởng thưởng nói chung cho giới báo chí ở Việt Nam – những người được coi là dấn thân, đang đấu tranh cho một nền báo chí độc lập ở Việt Nam. Tôi vui về điều đó và tôi nghĩ rằng những thế hệ cùng với tôi cũng như những thế hệ sau tôi còn có thể được nhận những niềm vui lớn hơn, nếu họ dấn thân đấu tranh nhiều hơn ».
Xin mời quý thính giả theo dõi bài phỏng vấn nhà báo Phạm Chí Dũng trên RFI Việt ngữ ngày mai.
- http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140429-pham-chi-dung-truong-duy-nhat-va-le-ngoc-thanh-duoc-vinh-danh-nhan-ngay-tu-do-bao-
dinsdag 29 april 2014
Video Dân oan biểu tình, tưởng niệm Quốc Hận 30-4 trước nhà hát Lớn Sài Gòn
Dân oan biểu tình, tưởng niệm Quốc Hận 30-4 trước nhà hát Lớn Sài Gòn
Video và phụ đề Anh ngữ: Nguyễn Hùng (Danlambao)
CTV Danlambao - Sáng 28/4/2014, bà con dân oan các tỉnh miền Nam đã tổ chức biểu tình, tưởng niệm 39 năm ngày Quốc Hận 30-4 ngay trước cửa nhà hát Lớn Sài Gòn - nơi trước năm 1975 từng là tòa nhà quốc hội của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Đoạn video về cuộc biểu tình đã được tác giả Nguyễn Hùng viết phụ đề tiếng Anh và phổ biến trên youtube. Ước tính, có khoảng 20 dân oan đã tập trung căng biểu ngữ ngay tại khu vực trung tâm văn hóa quan trọng bậc nhất Sài Gòn. Sau năm 1975, nơi này bị đổi tên thành Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh.
Hai tấm biểu ngữ nền vàng, chữ xanh được giăng ngang với các khẩu hiệu:
"Hãy thực thi 14 điều cam kết về Nhân Quyền ở Liên Hiệp Quốc và Công Ước Chống Tra Tấn"
"Hãy trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân"
Khu vực xung quanh nhà hát Lớn Sài Gòn tập trung nhiều khách sạn sang trọng và có nhiều du khách quốc tế qua lại. Video cho thấy hình ảnh một số nhân viên mặc áo thanh niên xung phong, quản lý đô thị, công an thường phục và sắc phục... xuất hiện chung quanh.
Bà con dân oan cho biết cuộc biểu tình nhằm tưởng niệm 39 năm Quốc Hận 30-4-1975, ngày mà chế độ cộng sản đưa quân cưỡng chiếm miền Nam, áp bức nhân dân, cướp nhà cướp đất khiến người dân phải ra đường khiếu kiện.
Video và phụ đề Anh ngữ: Nguyễn Hùng
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Video và phụ đề Anh ngữ: Nguyễn Hùng
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Dân oan biểu tình, tưởng niệm Quốc Hận 30-4 trước nhà hát Lớn Sài Gòn
Video và phụ đề Anh ngữ: Nguyễn Hùng (Danlambao)
CTV Danlambao - Sáng 28/4/2014, bà con dân oan các tỉnh miền Nam đã tổ chức biểu tình, tưởng niệm 39 năm ngày Quốc Hận 30-4 ngay trước cửa nhà hát Lớn Sài Gòn - nơi trước năm 1975 từng là tòa nhà quốc hội của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Đoạn video về cuộc biểu tình đã được tác giả Nguyễn Hùng viết phụ đề tiếng Anh và phổ biến trên youtube. Ước tính, có khoảng 20 dân oan đã tập trung căng biểu ngữ ngay tại khu vực trung tâm văn hóa quan trọng bậc nhất Sài Gòn. Sau năm 1975, nơi này bị đổi tên thành Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh.
Hai tấm biểu ngữ nền vàng, chữ xanh được giăng ngang với các khẩu hiệu:
"Hãy thực thi 14 điều cam kết về Nhân Quyền ở Liên Hiệp Quốc và Công Ước Chống Tra Tấn"
"Hãy trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân"
Khu vực xung quanh nhà hát Lớn Sài Gòn tập trung nhiều khách sạn sang trọng và có nhiều du khách quốc tế qua lại. Video cho thấy hình ảnh một số nhân viên mặc áo thanh niên xung phong, quản lý đô thị, công an thường phục và sắc phục... xuất hiện chung quanh.
Bà con dân oan cho biết cuộc biểu tình nhằm tưởng niệm 39 năm Quốc Hận 30-4-1975, ngày mà chế độ cộng sản đưa quân cưỡng chiếm miền Nam, áp bức nhân dân, cướp nhà cướp đất khiến người dân phải ra đường khiếu kiện.
Video và phụ đề Anh ngữ: Nguyễn Hùng
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Video và phụ đề Anh ngữ: Nguyễn Hùng
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
http://danlambaovn.blogspot.nl/2014/04/dan-oan-bieu-tinh-tuong-niem-quoc-han.html
maandag 28 april 2014
Video : Tháng 4/2014: Sài Gòn tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam
Tháng 4/2014: Sài Gòn tưởng niệm Tướng Nguyễn Khoa Nam
Lễ tưởng niệm trước di cốt Tướng Nguyễn Khoa Nam
Huỳnh Công Thuận - Chúng tôi những quân nhân QLVNCH của 40 năm trước cùng với thế hệ hậu duệ đã cùng nhau trân trọng làm lễ tưởng niệm trước di cốt Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam người anh cả Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân khu 4, người đã tuẩn tiết ngày 1 tháng 5 sau khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra vào trưa ngày 30/4/1975.
Là một quân nhân sống trong trại độc thân trong một đơn vị tại Cần Thơ. Tôi còn nhớ tối 30/4/75 Tướng Lê Văn Hưng (Tư lệnh phó) tự sát được gia đình đưa về quê an táng (nghe nói hình như là Bạc Liêu?). Sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, tôi có mặt trong đơn vị để chờ phía bên kia đến bàn giao theo lệnh cấp trên, sáng hôm đó Hạ sĩ nhất Từ Văn Khá, vào đơn vị cho biết khi đi ngang nghĩa trang quân đội Cần Thơ thấy đang an táng ai đó. Nghĩa trang quân đội Cần Thơ nằm trong con lộ 19, ngang xéo nhà Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, đầu đường là đơn vị chung sự, khi đến nơi mới biết là Tướng Nguyễn Khoa Nam Tư lệnh Quân Đoàn vừa tuẩn tiết lúc sáng sớm ngày 1/5/1975.
Thời gian vật đổi sao dời, mãi đến gần đây nghe tin di cốt của Tướng Nguyễn Khoa Nam được gởi trong một ngôi chùa ở Sài Gòn, chúng tôi tìm đến thì thấy là đúng. Cuối cùng chúng tôi những người lính thất lạc hàng ngũ đã gặp được di cốt của người sau gần 40 năm bặt tin.
Nhân những ngày cuối tháng 4 năm nay, năm 2014, với sự cố gắng chúng tôi những cựu quân nhân QLVNCH đã thực hiện một buổi lễ tưởng niệm Tư Lệnh Nguyễn Khoa Nam trước di cốt của người tại Sài Gòn trong không khí trang nghiêm và thân tình. Anh em chúng tôi mặc sắc phục đại diện tất cả các binh chủng kể cả binh chủng nữ quân nhân…
Đặc biệt trong buổi tưởng niệm có sự góp mặt của “người tù thế kỷ” cựu Đại úy Nguyễn Hữu Cầu (SQ khóa 4/68 Thủ Đức) sau 37 năm tù đày vừa mới được nhà cầm quyền CS trả tự do vào cuối tháng trước, tháng 3 năm 2014. Và đặc biệt có sự góp mặt của “Nhạc sĩ đường phố” Tạ Trí Hải với bản chiêu hồn tử sĩ…
Tưởng niệm Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam (tháng 4/2014)
Kính thưa Tư lệnh,
Sau gần 40 năm kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra thì sáng hôm sau ngày 1 tháng 5, Tư lệnh đã giử vững khí tiết "sinh vi tướng, tử vi thần" của một tướng quân, đã giử trọn lời tuyên thệ của một quân nhân VNCH "Tổ Quốc -- Danh Dự -- Trách Nhiệm". Tư lệnh đã theo gương người xưa, tướng nếu không giử được thành thì tuẩn tiết theo thành. Tư lệnh đã chọn một cái chết hào hùng chứ không chịu đầu hàng nhục nhã.
Vâng "Anh hùng tử, chứ khí hùng nào tử".
Hôm nay, sau gần 40 năm thất lạc, anh em quân nhân chúng tôi từ khắp nơi gồm các quân binh chủng cùng với thế hệ hậu duệ và một số dân, cán, chính đến đây kính cẩn nghiêng mình dâng hương trước linh cốt để tưởng nhớ Tư lệnh, người anh cả của quân đoàn 4 - quân khu 4. Chúng tôi luôn nhớ mãi tấm gương tư lệnh đã sống một cuộc sống giản dị, không vợ con, không xa hoa phù phiếm, không vật chất cao sang. Tư lệnh còn là một Phật tử ăn chay, niệm phật. Chúng tôi nhớ mãi Tư lệnh là một người trầm lặng, ít nói, sống nội tâm, thường xuyên nghiền ngẫm kinh Phật và sách Thánh hiền, một đời sống phúc hậu và đạo đức lấy Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín làm đầu. Trong quân đội, Tư lệnh là một vị tướng mẫu mực, một cấp chỉ huy tài ba lỗi lạc nhưng vô cùng khiêm tốn, Tư lệnh thương yêu tất cả quân lính lẫn thường dân cho nên đã được tất cả binh sĩ dưới quyền cũng như đồng bào vô cùng kính mến.
Hôm nay tại đây, chúng tôi xin kính cẩn cúi đầu trước linh cốt Tư lệnh, khấn nguyện cầu mong Tư Lệnh "sống hiển hách, thác linh thiêng" xin về đây chứng giám phù hộ cho non sông gấm vóc tổ quốc Việt Nam tự do thân yêu của chúng ta sớm được sống trong một xã hội tôn trọng đầy đủ quyền con người.
Mong rằng các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ còn phải sống dưới bất kỳ hình thức áp bức bất công phi lý nào.
Văn tế tưởng niệm Tưởng niệm Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam
Tưởng niệm Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam (tháng 4/2014)
Kính thưa Tư lệnh,
Sau gần 40 năm kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi lệnh buông súng đầu hàng được ban ra thì sáng hôm sau ngày 1 tháng 5, Tư lệnh đã giử vững khí tiết "sinh vi tướng, tử vi thần" của một tướng quân, đã giử trọn lời tuyên thệ của một quân nhân VNCH "Tổ Quốc -- Danh Dự -- Trách Nhiệm". Tư lệnh đã theo gương người xưa, tướng nếu không giử được thành thì tuẩn tiết theo thành. Tư lệnh đã chọn một cái chết hào hùng chứ không chịu đầu hàng nhục nhã.
Vâng "Anh hùng tử, chứ khí hùng nào tử".
Hôm nay, sau gần 40 năm thất lạc, anh em quân nhân chúng tôi từ khắp nơi gồm các quân binh chủng cùng với thế hệ hậu duệ và một số dân, cán, chính đến đây kính cẩn nghiêng mình dâng hương trước linh cốt để tưởng nhớ Tư lệnh, người anh cả của quân đoàn 4 - quân khu 4. Chúng tôi luôn nhớ mãi tấm gương tư lệnh đã sống một cuộc sống giản dị, không vợ con, không xa hoa phù phiếm, không vật chất cao sang. Tư lệnh còn là một Phật tử ăn chay, niệm phật. Chúng tôi nhớ mãi Tư lệnh là một người trầm lặng, ít nói, sống nội tâm, thường xuyên nghiền ngẫm kinh Phật và sách Thánh hiền, một đời sống phúc hậu và đạo đức lấy Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín làm đầu. Trong quân đội, Tư lệnh là một vị tướng mẫu mực, một cấp chỉ huy tài ba lỗi lạc nhưng vô cùng khiêm tốn, Tư lệnh thương yêu tất cả quân lính lẫn thường dân cho nên đã được tất cả binh sĩ dưới quyền cũng như đồng bào vô cùng kính mến.
Hôm nay tại đây, chúng tôi xin kính cẩn cúi đầu trước linh cốt Tư lệnh, khấn nguyện cầu mong Tư Lệnh "sống hiển hách, thác linh thiêng" xin về đây chứng giám phù hộ cho non sông gấm vóc tổ quốc Việt Nam tự do thân yêu của chúng ta sớm được sống trong một xã hội tôn trọng đầy đủ quyền con người.
Mong rằng các thế hệ mai sau sẽ không bao giờ còn phải sống dưới bất kỳ hình thức áp bức bất công phi lý nào.
Sài Gòn, những ngày cuối tháng 4 năm 2014.
HUỲNH CÔNG THUẬN
* Tin mới:
Ngày 22/4/2014 “người tù thế kỷ” cho biết cách đây mấy ngày có hai sĩ quan công an cấp tá cùng với một người thường phục bất ngờ đến gặp nói là thăm viếng, nhưng lại dò hỏi ông chụp những hình này ở đâu, với ai, sau 37 năm ngồi tù đầu óc ông hơi lễnh lãng nên không nhớ được các chi tiết địa danh. Ông Cầu có hỏi:
- Bộ cấm chụp hình mặc đồ quân đội cũ hả? Tui mới ở tù ra chưa không biết có gì mấy chú chỉ dạy thêm, để rảnh tui mua sách luật về tìm hiểu.
- Ô! Không, luật không cấm nhưng chúng tôi sợ ông bị họ lợi dụng, ông có biết không, những hình này đưa ra nước ngoài được trả 3000 đô – 5000 đô lận đó.
- Ô! Vậy tốt quá, tui bị mười một thứ bệnh con cháu tui đang lo không tiền trị bệnh đây, vậy sẽ có được một ít tiền trị bệnh rồi...
Sáng 24/4/2014 lại có 2 cán bộ từ tỉnh Kiên Giang lên Sài Gòn đến nhà gặp ông Cầu (đi cùng với Trung tá công an phường) họ nói là theo lệnh lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đến viếng thăm ông... nói vòng vo một lúc họ khuyên ông không nên chụp hình mặc đồ lính cũ vì sợ ông bị lợi dụng, họ còn hình này đưa ra nước ngoài được trả 9.000 đô – 10.000 đô !
Trời, tăng giá nhanh thật, tuần trước 3000 đô – 5000 đô, mới mấy ngày lên giá 9.000 đô – 10.000 đô rồi!
Dạ, quý vị làm ơn cho địa chỉ người mua hình chứ nói khơi khơi ai mà biết.
Chỉ mấy tấm hình mà quý vị cho giá nghe chóng mặt, xin hỏi còn quay video thì giá bao nhiêu ?!
*
Một vài hình ảnh đại diện các binh chủng:
Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Tu viện DCCT Sài Gòn (38 Kỳ Đồng, Quận 3 – Sài Gòn) đã tổ chức ngày “Tri Ân Quý Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa
Ngày Tri ân thương phế binh: “Chúng tôi không bị bỏ quên”
VRNs (28.4.2014) – Sài Gòn - Vào lúc 8 giờ, ngày 28.04.2014, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Tu viện DCCT Sài Gòn (38 Kỳ Đồng, Quận 3 – Sài Gòn) đã tổ chức ngày “Tri Ân Quý Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa” cho khoảng 440 (danh sách chính thức 421) thương phế binh (TPB) VNCH.
Ngoài hơn 400 thương phế binh, buổi tri ân còn có sự hiện diện của cha Giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên và Chánh xứ Gx. Đức Mẹ HCG Sài Gòn, Quý vị Chức sắc trong Hội đồng liên tôn, người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu và những người yêu mến Công lý và Hòa bình…
Khai mạc ngày tri ân, cha Giám tỉnh Vinh Sơn Phạm Trung Thành chia sẻ: “Quý TPB đã lớn lên trong chiến tranh và bị mất mát rất nhiều trong thời chiến. Những người bạn của tôi đã nằm xuống hoặc có những người bạn cũng khuyết tật như các anh. Gần 40 năm qua không phải chúng ta quên nhau nhưng hoàn cảnh đã không cho chúng ta có thể được gặp nhau. Người ta bảo rằng, tuổi chúng mình hay nghĩ về quá khứ, điều này không sai. Tất cả những gì của quá khứ, tuổi trẻ, đau thương, mất mát luôn ở mãi trong tâm hồn và trong cuộc đời mỗi người. Nhưng ngày hôm nay, Giáo hội Công giáo mừng ngày Đại lễ Chúa Phục Sinh, Chúa Giêsu đã đi qua đau khổ và cái chết, và Chúa đã phục sinh. Nơi thân xác Phục sinh của Chúa vẫn còn đó những dấu đinh, những vết hằn của đau khổ nhưng Ngài đã Phục sinh và mang niềm vui, niềm hạnh phúc và sự sống vĩnh cửu đến cho nhân loại. Chúng tôi tổ chức ngày Đại lễ Phục sinh này như muốn chuyển đến các anh sứ điệp ấy. Chúng ta không thể xóa những ký ức của mình, nhưng hôm nay chúng ta gặp nhau trong niềm vui, hạnh phúc và bình an.”
Nhiều ông thương phế binh có mặt từ rất sớm
Tình nguyện viên giúp đỡ quý ông từ khu vực để xe vào trong sân tham dự Ngày tri ân
Khu vực sân Hiệp nhất, quý ông ngồi uống nước, trao đổi với nhau về kỷ niệm xưa
Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành chia sẻ với quý ông thương phế binh
Trong suốt 40 năm qua, quý TPB VNCH đã sống trong sự đau khổ và trong sự lãng quên, dĩ nhiên không phải tất cả mọi người nhưng một ít nào đó trong xã hội đã lãng quên họ. Dù bối cảnh xã hội này thế nào đi chăng nữa, thì tự đáy lòng họ rất tự hào là quân lực VNCH. Ông Tâm xúc động: “Tôi là TBP VNCH. Ba mươi mấy năm chúng tôi sống bên lề xã hội, nay được Dòng Chúa Cứu Thế và các ân nhân giúp cho chúng tôi hội tụ được gặp gỡ nhau. Tôi rất cảm động vì không ai nhớ chúng tôi mà quý vị lại nhớ đến chúng tôi, [vì thế] chúng tôi không bị bỏ quên. Tôi mong nhà nước đừng phân biệt [đối xử chúng tôi] và hãy nhớ rằng chúng tôi đã hy sinh một phần thân thể cho đất nước này. Tôi tự hào là một người lính VNCH.”
Suốt hơn 40 năm, Quý TPB sống trong sự què quặn, đui mù… nhưng họ vẫn vươn lên, để tiếp tục sống, không phải sống trong những ngày tháng dài đằng đẵng vô nghĩa nhưng họ đã xây dựng cho chính bản thân, cho gia đình họ trong những công việc hằng ngày như bán vé số, chạy xe ôm… để tìm kiếm mưu sinh. Một ý chí, một nghị lực sống trong một xã hội tưởng chừng như bị bỏ quên.
Điều này làm cho ông JB Nguyễn Hữu Cầu, người tù thế kỷ nhận định rằng, những ngày tháng ông sống trong tù không đáng gì so với những ngày tháng bạn bè ông, Quý TPB què quặn ấy đã bươn trải ngoài xã hội và ông khẳng định, họ không ăn bám xã hội. Ông JB Nguyễn Hữu Cầu nghẹn ngào nói: “Tôi ở tù 32 năm và 5 năm cải tạo. Sự nhục nhằn khốn khổ của tôi đôi khi tôi thấy nó lớn lao lắm. Bạn bè của tôi đã mất một phần thân thể hoặc vĩnh viễn thì ba mươi mấy năm tù của tôi mà thân xác tôi còn lằn lặn, thì so với mấy anh tôi là đàn thấp, đàn dưới vì những sự hy sinh của các anh. Chúng ta phải gạt bỏ tất cả để đến với nhau. Và chúng ta là những người còn sống ở hai phía phải kính phục những người TPB bất kể Miền Bắc hay Miền Nam vì họ đã bỏ thân xác vì đất nước này, nên chúng ta không được phân biệt đó là lính cộng sản hay lính quốc gia gì hết. Những người bạn của tôi bị cụt chân hay cụt tay không có ăn bám xã hội và đã đi bán từng tờ vé số, không tham ô tham nhũng… Dù cụt chân cụt tay nhưng những người bạn TPB của tôi vẫn ngẩng mắt nhìn trời vì tin có Đấng thiêng liêng phù hộ cho họ nên họ vững chắc [để] sống.”
Dù Quý TPB bị què quặn về thân xác nhưng các ông vẫn bước đi những bước chân hết sức vững chãi. Giọng nói của các ông vẫn dõng dạc và sang sảng khi cha Antôn Lê Ngọc Thanh mời từng người giới thiệu về tên, số quân, số KBC, binh chủng, trận đánh bị thương ngày tháng năm… Những chất giọng đầy cương quyết ấy khẳng định họ đã theo đuổi một lý tưởng đẹp phục vụ cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Ngài Chánh sự Kim Lân, thuộc đạo Cao Đài chân truyền tòa thánh Tây Ninh nhấn mạnh đến công lao hy sinh của Quý TPB VNCH. Ngài Chánh Trị Sự Kim Lân nói: “Sự hy sinh của quý ông TPB không bao giờ quên lãng trong quá khứ. Sự hy sinh này sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. Vì đó là sự hy sinh chánh nghĩa [được] đặt trên nền tảng nhân bản, công lý và tinh thần cao thượng. Sự hy sinh của quý ông cho đất nước, cho dân tộc sẽ được lịch sử tôn vinh, vinh danh và sẽ đặt trong một vị trí xứng đáng trong lòng dân tộc VN.”
Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa tiếp lời: “Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã mấy ngàn năm. Dầu ở chế độ nào chúng ta cũng phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn vì đã thấm nhuần trong truyền thống đạo đức của dân tộc, và biết quý trọng bậc đàn anh, chú bác đã hy sinh một phần xương máu để gìn giữ đất nước cho dân tộc, cho Tổ Quốc.”
Trong tâm tình đó, ông Vũ Văn Phi từ Lâm Đồng vào Sài Gòn tham dự ngày Tri ân Quý TPB, ước ao: “Sau 39 năm, tôi ước ao nhà nước đừng chia rẽ lính VNCH và bộ đội vì chúng ta là công dân VN.”
Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên và Chánh xứ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bộc bạch: “Chúng tôi tổ chức [buổi kỷ niệm này] làm cho nhiều người không thích. Họ chính trị hóa việc bác ái, lòng chia sẻ này nhưng chúng tôi không ngại và không sợ bị hiểu lầm, vì tôn chỉ của Dòng Chúa Cứu Thế là loan báo Tin mừng cho người nghèo, người bị bỏ rơi và loại trừ. Chúng tôi nghĩ, Quý TPB là những người đã bị bỏ rơi và bị loại trừ trong suốt gần 40 năm qua, bị bỏ rơi về mọi phương diện nên chúng tôi có bổn phận loan báo Tin Mừng, đem niềm vui, niềm an ủi đến cho quý TPB. Chúng tôi chỉ có tấm lòng, còn việc đóng góp của những người có lòng hảo tâm quan tâm đến số phận của quý TPB.”
Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên Tu viện, kiêm chánh xứ Gx. Đức Mẹ HCG Sài Gòn ngồi cùng với một số chức sắc tôn giáo bạn
Một cộng tác viên đeo huy hiệu với dòng chữ “Tri ân quý ông thương phế binh 2014″ cho một thương phế binh
Nhóm Thánh kinh cầu nguyện góp vui tiết mục văn nghệ
Trước khi tổ chức ngày kỷ niệm này, BTC rất lo lắng cho phần quà của mỗi người, những người đi xa sẽ hỗ trợ, cách tiếp đón ra sao… Cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Chánh văn phòng Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN, và là Ban tổ chức cho hay: “Kinh nghiệm năm ngoái, BTC đón nhận hơn 100 TPB nên năm nay ước chừng con số tiếp nhận sẽ hơn khoảng hơn 200. Nhưng chỉ trong vòng ghi danh từ ngày 15 – 22.04 thì con số bất ngờ lên đến 421 vị TPB. Chúng tôi khá lúng túng trong vấn đề kinh phí dự trù nên chúng tôi tiếp tục kêu gọi từ nguồn đóng góp hảo tâm của tất cả anh chị em sống ở VN và ở Hải ngoại. Chỉ một vài ngày sau, không ngờ sự quảng đại của quý vị ân nhân đã đáp ứng [được kinh phí] cho vấn đề tổ chức. Có thể nói ngày hôm nay, ngoài 422 vị ghi danh chính thức, còn có thêm 1o vị đến sau ghi danh chậm, do đó tổng cộng khoảng 423 vị. Mỗi quý thương phế binh có phần quà trị giá 1.000.000 VNĐ, những vị ở quá xa BTC sẽ hỗ trợ thêm một phần chi phí di chuyển. Tạ Ơn Chúa.”
Cha Giám tỉnh thốt lên: “Điều kỳ diệu đó do Chúa và Đức Mẹ phù hộ và lo lắng cho chúng tôi. Chúng tôi chỉ biết cộng tác với ơn của Chúa. Chính Chúa đã dùng chúng tôi, để trao ban những món quà của Chúa cho anh em.”
Về khâu tiếp tân có hơn 60 các anh chị từ các Hội đoàn trong Giáo hội cũng như xã hội đảm nhiệm. Thời tiết ở Sài Gòn rất oi bức nhưng các anh chị rất quảng đại đã đến rất sớm để phục vụ mặc cho những giọt mồ hôi nhễ nhãi trên khuôn mặt. Mọi người trong ban tiếp tân không phải là những người chuyên nghiệp nhưng họ đã làm rất tốt và nhiệt tình. Tất cả mọi người trong BTC đã đón tiếp Quý TPB trong bầu khí trân quý, kính trọng, tôn trọng và trong tình yêu thương nên họ rất bình an và vui tươi… cho dù họ di chuyển đi lại rất khó khăn.
Niềm vui mừng ấy được Ông Lê Bững bày tỏ: “Sau thời gian bị thương ở chiến trường ở Quảng trị năm 1972. Đến năm 1975 đất nước xảy ra biến cố và cho đến ngày hôm nay đã 39 năm, nhưng đến hôm nay, tại Dòng Chúa Cứu Thế, anh em chúng tôi mới được nhắc đến và được thương yêu. Ngày hôm nay, tôi xin nhận nơi đây một sự kiêu hãnh và vinh dự trong buổi tri ân này.”
Chúng tôi quan sát thấy, nhiều Quý TPB hớn hở vui mừng vì họ nhận ra cùng đơn vị với nhau, ngồi cùng nhau và hàn huyên.
Trong phần giao lưu văn nghệ, các anh chị trong ban tiếp tân đã góp vui những bài hát như Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ, Việt Nam! Việt Nam!… Đặc biệt ông JB Nguyễn Hữu Cầu tặng cho Quý TPB bài hát “Bỏ quên thân xác” do ông sáng tác từ nhà tù khi nghĩ về Quý TPB VNCH.
Trước khi kết thúc ngày tri ân, BTC tiếp đón 2 nhân viên của Văn phòng Caritas Tổng Giáo phận Sài Gòn, và họ cho biết, Văn phòng có nhã ý hỗ trợ lắp chân giả miễn phí cho Quý ông TPB nào có nhu cầu.
Kết thúc ngày tri ân, cha Antôn Lê Ngọc Thanh đánh giá: “Mọi sự tốt sự rất tốt đẹp. Cám ơn Chúa vì sự quảng đại của Thiên Chúa lớn hơn sự lo lắng của con người. Những đóng góp của quý vị ân nhân ở xa cũng như ở trong đất nước VN đã làm cho buổi gặp mặt được thành công mỹ mãn. Mọi người rất vui. Điều chúng tôi ghi nhận được trong buổi này, thứ nhất, chính là Quý TPB được gần nhau hơn và, họ nhận ra họ được yêu thương và không bị bỏ rơi. Họ rất xúc động và muốn điều này được tiếp tục. Cha Chánh xứ Hồ Đắc Tâm đã hứa nếu không có gì trục trặc thì giờ này năm sau sẽ được tổ chức. Thứ hai, hơn 60 anh chị em trẻ như No-U, Văn phòng Công lý và Hòa bình, Giêsu yêu bạn… rất nhiệt tình, mỗi người một việc để công việc được trọn vẹn. Điều thứ ba, chúng tôi nhận thấy sự đóng góp của người Việt trong nước cũng khá, tuy chưa được một nửa của chương trình nhưng điều này cho thấy người Việt ở trong nước đã bắt đầu quan tâm tích cực đến các vấn đề xã hội. Và như cha Hồ Đắc Tâm nói, đây là một hoạt động nhắm đến người nghèo bị bỏ rơi hơn trong suốt gần 40 năm qua. Bây giờ chúng ta làm công việc này, còn ai ghép chúng ta làm chính trị chính em thì đó là của họ.”
Ông Hoàng văn Phong cám ơn: “Đây là dịp anh em lính VNCH chúng tôi có dịp quy tụ lại với nhau. Chúng tôi chân thành cảm ơn Quý cha DCCT và các mạnh thường quân đã cho chúng tôi buổi giao lưu rất là ý nghĩa này. Trong cuộc chiến nào cũng có thương tật dù là lính VNCH hay lính Cộng sản trong một thời cuộc bị chia đôi đất nước. Mong muốn chính quyền này đừng phân biệt [đối xử] chúng tôi bởi vì chúng ta là người VN.”
Được biết, có một vài trường hợp không phải là TPB nhưng họ đến ban tiếp tân để tìm cách bắt lỗi, họ muốn được vào tham dự, nhưng ban tiếp tân rất nghiêm minh và ôn hòa giải thích để từ chối sự hiện diện của họ.
Một thời binh lửa, một thời tan tác nhưng hôm nay quý TPB được gặp lại nhau trong niềm vui, trong sự an ủi. “Huynh đệ chí binh” những người lính xem nhau như anh em ruột thịt lại được gặp nhau. Một bữa cơm trưa, một món quà… không là gì cả, nhưng món quà lớn nhất mà quý TPB mong mỏi nhận được chính là sự trân trọng và sự bình an từ xã hội nơi mọi người.
Cha Antôn Lê Ngọc Thanh, người dẫn chương trình trong buổi Tri ân
Quý ông thương phế binh dùng cơm trưa với nhau
Các chức sắc tôn giáo đại diện trao cho mỗi ông thương phế binh một phần quà là 1 triệu đồng
Anna Huyền Trang,
Hình, Đức Hiệp VRNs
http://danlambaovn.blogspot.nl/2014/04/ngay-tri-thuong-phe-binh-chung-toi.html