zaterdag 30 november 2013

Pháp : Nghệ sĩ trẻ nhân "Ngày hội các ca khúc tiếng Pháp"

Thứ sáu 29 Tháng Mười Một 2013
Nghệ sĩ trẻ nhân "Ngày hội các ca khúc tiếng Pháp"
Racine Carrée (Căn Bậc Hai) tựa đề album thứ nhì của Stromae (DR)
Racine Carrée (Căn Bậc Hai) tựa đề album thứ nhì của Stromae (DR)
Tuấn Thảo
Tối nay 29/11/2013, đài truyền hình France 2 của Pháp hội tụ 40 nghệ sĩ trong chương trình La Fête de la Chanson Française (Ngày hội các ca khúc tiếng Pháp). Qua đó, thế hệ nghệ sĩ trẻ vinh danh các bậc đàn anh, trình bày sáng tác mới cũng như làm sống lại các bản nhạc kinh điển. 
Được thành lập cách đây vừa đúng 10 năm, chương trình La Fête de la Chanson Française được duy trì cho đến tận bây giờ vì thu hút được nhiều tầng lớp khán giả. Đó là dấu gạch nối giữa các thế hệ thời trước cũng như thời nay và giúp bảo tồn cái vốn âm nhạc tiếng Pháp, vào lúc có khá nhiều nghệ sĩ xuất thân từ khối Pháp ngữ, hát tiếng Anh (trong làng nhạc rock & nhạc điện tử) để dễ chinh phục thị trường quốc tế.
Sinh nhật lần thứ 10 cũng là dịp để nghe các nghệ sĩ thời nay bậc đàn anh có Serge Lama hay Eddy Mitchell, độ tuổi trung niên có Patrick Bruel, Florent Pagny hay Garou, trẻ hơn nữa thì có Nolwenn Leroy, Julien Doré, Grand Corps Malade, Emmanuel Moire hay M. Pokora …Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều ca sĩ trẻ chen chân vào thị trường châu Âu dù họ chủ yếu hát tiếng Pháp, vào lúc mà ngành sản xuất đĩa hát vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Hai ca sĩ Zaz và Vincent Niclo mỗi người vừa trình làng một album thứ nhì và lưu diễn các nước Đông Âu. Ca sĩ Tal bắt đầu chinh phục Israel và Thổ Nhĩ Kỳ sau khi thành công tại Pháp. Còn Stromae, ca sĩ người Bỉ có lẽ là gương mặt trẻ đến từ khối Pháp ngữ thành công nhất hiện giờ trên thị trường quốc tế.
Tên thật là Paul Van Haver, Stromae năm nay 28 tuổi, sinh trưởng tại Bruxelles trong một gia đình có hai dòng máu : mẹ anh là người Bỉ, bố anh người Rwanda. Mồ côi cha năm lên 6, Stromae cho biết là từ nhỏ anh thích đi chơi hơn là đi học. Gia đình khuyến khích anh học nhạc, ghi tên anh vào một trường âm nhạc (Học viện thành phố Jette) để tránh cho cậu bé chơi bời lêu lỏng trong những lúc nhàn rỗi.
Ở cấp trung học phổ thông, Stromae hai lần không được lên lớp. Ở nhà cậu bé càng lúc càng cứng đầu ngỗ nghịch, nên bị gia đình tống vào trường nội trú. Ban đầu Stromae xem đó như là một hình phạt, sau này đến khi trưởng thành, anh mới nhận thức đó lại là một dịp may : một cơ hội để tập trung vào việc học hành, học chữ cũng như học nhạc.
Stromae thành lập ban nhạc rap đầu tiên vào năm 18 tuổi (2003), cùng với nhóm anh tham gia vào nhiều liên hoan địa phương, sáng tác cũng như học cách biểu diễn slam. Chính trong giai đọan này anh chọn nghệ danh là Stromae, tức là Maestro theo kiểu nói lái. Ở bậc đại học, Stromae theo học trường điện ảnh, nhưng lại thịên về khoa âm thanh ứng dụng nhiều hơn là phim ảnh. Cả hai yếu tố này sẽ giúp cho Stromae thành công sau đó : hiệu quả âm thanh và chuyển tải thông điệp qua hình ảnh.
Stromae thành công với album đầu tay phát hành vào năm 2009. Nhạc phẩm Alors On Danse kết hợp cách diễn slam, hip hop với dòng nhạc điện tử electro, mở đường cho Stromae chinh phục ban đầu các hộp đêm sàn nhảy, rồi sau đó là thị trường châu Âu. Sau khi đọat hàng lọat giải thưởng âm nhạc, trong đó có giải Victoires của Pháp, giải ADISQ của vùng Québec, giải Octaves của Bỉ, giải MTV châu Âu, Stromae gần đây đã trình làng album thứ nhì với tựa đề Racine Carrée (Căn Bậc Hai - 2013).
Đằng sau cái tựa đề rất là toán học này có cả hai nghĩa : Trong nghĩa đen, Stromae muốn nhắc đến sự tìm tòi thử nghiệm trong quá trình sáng tác. Anh tiếp cận âm thanh qua công nghệ số, dùng máy móc để diễn đạt cảm xúc nội tâm. Còn trong nghĩa bóng, các ca khúc trên album Căn Bậc Hai đều nhắc đến các vấn đề trong gia đình, xã hội, mà đa phần đều là những bài toán nan giải.
Tiêu biểu nhất là ca khúc trích đọan đầu tiên mang tựa đề Papaoutai (phiên âm của chữ Papa où t’es hiểu theo nghĩa Bố đang ở đâu ?) hiện đang chiếm hạng đầu thị trường khối Pháp ngữ. Bài hát nói về sự thiếu vắng tình phụ tử, một đứa bé sẽ không bao giờ hiểu vì sao nó bị người cha bỏ rơi. Đến khi khôn lớn, sáng tác là một cách để cho Stromae hàn gắn những vết thương tâm hồn tuổi thơ.
Trong số những nghệ sĩ mới nổi danh gần đây, có cô ca sĩ Tal chuyên hát nhạc trẻ dung hoà nhạc nhẹ với pop điện tử, nối bước sự thành công của Shy’m và Amel Bent. Tên thật là Tal Benyerzi, cô năm nay 24 tuổi, sinh tại Israel rồi lớn lên tại Pháp. Tal có nghĩa là Giọt sương mai trong tiếng Do Thái. Thời còn nhỏ, Tal tự học đàn piano và ghi ta, rồi bát đầu sáng tác năm cô 15 tuổi.
Trên mạng YouTube, cô bé tải lên hai đoạn video, trình bày lại ca khúc Man in the Mirror của Michael Jackson. Ca khúc này lọt vào tai của giám đốc hãng đĩa Warner, nên Tal ký được hợp đồng ghi âm album đầu tay, phát hành vào cuối năm 2011. Mặc dù có sự hỗ trợ của một hãng đĩa lớn, được biểu diễn trong phần mở đầu vòng lưu diễn châu Âu của danh ca người Mỹ Alicia Keys, nhưng Tal lại không thành công nhanh chóng.
Mãi đến gần một năm sau, Tal thực hiện một showcase diễn trực tiếp rồi tải lên internet các đọan phim video ghi âm lại các ca khúc Diamonds của Rihanna, Money của Jessie J và Just The Way You Are của Bruno Mars, thì lúc đó Tal mới nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng cư dân mạng.
Sự nghiệp của Tal bắt đầu cất cánh và cùng với nam ca sĩ M. Pokora, cô trở thành cánh chim đầu đàn của nhóm nghệ sĩ trẻ ghi âm tập nhạc Génération Goldman (Thế hệ Goldman). Sau khi phá kỷ lục số bán với ca khúc Envole Moi, cô ca sĩ trở lại phòng thâu để ghi âm tập nhạc thứ nhì của Thế hệ Goldman. Sáng tác của Jean Jacques Goldman mà cô đã chọn là nhạc phẩm Pas Toi.
Vào lúc mà cuộc thi hát truyền hình The Voice, phiên bản tiếng Pháp lần thứ ba sắp được phát sóng trở lại, tập đầu tiên của chương trình sẽ được chiếu vào tháng Giêng năm 2014, ban tổ chức đã thực hiện cú đột phá ngoạn mục khi mời nam ca sĩ Mika làm thành viên ban giám khảo. Một cách để đáp trả các lời chỉ trích, trong đó có ý kiến cho rằng thí sinh dự thi hát hay hơn nhiều so với người chấm thi.
Cách đây gần một năm, nam ca sĩ Olympe chỉ về nhì cho dù đa số khán giả đều nghĩ rằng Olympe rất xứng đáng đọat giải. Tuy không đọat giải nhất, nhưng Olympe mới thật sự là người thắng cuộc. Trước hết bởi vì ngay sau cuộc thi anh đã ký hợp đồng ghi âm hai album. Tập nhạc đầu tay của Olympe phát hành vào mùa hè vừa qua đã lập kỷ lục số bán, trở thành đĩa bạch kim trong vòng một tháng, và kể từ đó Olympe liên tục lưu diễn vòng quanh nước Pháp để chuẩn bị cho việc phát hành album kế tiếp của anh.
Cùng một trang lứa với Tal, nam ca sĩ Olympe tên thật là Joffrey Boulanger, năm nay 24 tuổi sinh trưởng tại thành phố Amiens, ở vùng Picardie. Từ thời niên thiếu, Olympe thường xuyên tham gia các cuộc thi hát cấp tỉnh. Tinh đến nay anh đã đọat 15 giải thưởng lớn nhỏ khác nhau, nhưng chương trình The Voice là bệ phóng lý tưởng đưa giọng ca này vào quỹ đạo thành công, giúp cho Olympe chinh phục một tầng lớp khán giả đông đảo hơn trước.
Cũng như Tal, Olympe thu hút sự chú ý của giới chuyên nghiệp nhờ các đọan phim video mà anh đã tải lên YouTube, trong đó anh trình bày lại nhạc phẩm Si Mamamn Si của France Gall và nhất là bản Zombie của ban nhạc người Ai Len The Cranberries. Album thứ nhì của anh dự trù phát hành đầu năm 2014, hầu như cùng thời điểm phát sóng chương trình The Voice tại Pháp. Hy vọng là album này giúp cho anh đạt đến một đỉnh cao hơn nữa. Không phải ngẫu nhiên mà nam ca sĩ trẻ tuổi này đã chọn Olympe làm nghệ danh.
 

Video: Bao nhiêu đường trong một lon Coca?

Bao nhiêu đường trong một lon Coca?

Cập nhật: 14:10 GMT - thứ năm, 28 tháng 11, 2013
Chương trình Newsnight của BBC với James Quincey, Chủ tịch Coca-Cola châu Âu và sự thật về lượng đường trong một cốc Coca.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Bạn có quan tâm tới lượng đường trong lon Coca-Cola khi uống?
Mời bạn theo dõi cuộc phỏng vấn của Jeremy Paxman, người dẫn chương trình thời sự Newsnight của BBC với James Quincey, Chủ tịch Coca-Cola châu Âu.
Ông Quincey nói Coca-Cola cần thay đổi lượng đường cho loại "cốc cỡ lớn hơn".
Các nhà khoa học nói rằng uống nhiều đường làm tăng rủi ro các bệnh béo phì, tiểu đường, thận, cũng như gia tăng rủi ro tai biến và thậm chí một số loại ung thư.


Hà Nội thuộc top 14 thành phố lý tưởng nhất để uống bia

Thứ ba, 18/9/2012 16:46 GMT+7

Hà Nội thuộc top 14 thành phố lý tưởng nhất để uống bia

Với giá bia thuộc loại rẻ nhất và đa dạng nhất châu Á, Hà Nội được website du lịch Mỹ frommers bình chọn là một trong 14 thành phố lý tưởng nhất để uống bia, cùng với Dublin (Ireland), Munich (Đức) hay Tokyo (Nhật Bản)...
bia1-1351657658_500x0.jpg
Dublin, Ireland. Uống bia là một cách sống của người dân thành phố này. Dù giá bia cao, nhưng bạn có thể tìm thấy các quán bia truyền thống và nơi công cộng đầy ắp người.
bia2-1351657658_500x0.jpg
Munich, Đức. Hơn 125 triệu gallon bia (1 gallon bằng 3,78 lít) được tiêu thụ mỗi năm tại thành phố này. Giá mỗi nửa lít khoảng 3 euro.
bia3-1351657658_500x0.jpg
Amsterdam, Hà Lan. Là quê hương của các loại bia nổi tiếng toàn cầu như Heineken, Amstel, thành phố này có đến hàng tá bia với nhiều hương vị, nhãn mác khác nhau. Giá trung bình là 3 euro mỗi pint (1 pint bằng 0,47 lít).
bia4-1351657658_500x0.jpg
Prague, cộng hòa Czech. Là một trong những nơi tiêu thụ nhiều bia nhất thế giới, thành phố này cũng là nơi rẻ nhất châu Âu để uống thứ nước màu hổ phách này. Giá nửa lít bia khoảng 1,25 đôla.
bia5-1351657658_500x0.jpg
Vienna, Áo. Những loại bia tốt nhất ở đây đều đến từ những cơ sở sản xuất độc quyền nhỏ xíu, do vậy bạn sẽ không tìm thấy chúng ở ngoài châu Âu. Giá bia ở đây khoảng 4 euro mỗi pint.
bia7-1351657658_500x0.jpg
Tokyo, Nhật Bản. Bia ở Tokyo có thể không rẻ, nhưng rất dễ tìm. Bạn có thể mua trực tiếp từ các máy bán hàng trên phố mà chẳng ai hỏi giấy tờ.
 bia6-1351657658_500x0.jpg
Portland, Oregon (Mỹ). Thành phố bờ biển này có tỷ lệ bia trên đầu người cao hơn bất cứ thành phố nào ở Mỹ. Các nguyên liệu đều trồng tại địa phương, nên bia ở đây rất tươi và tự nhiên. Giá trung bình 3,3 đôla một cốc.
quaybia-1351657658_500x0.jpg
Hà Nội, Việt Nam. Là một trong những nơi có nhiều loại bia và giá rẻ nhất ở châu Á. Đến đây, bạn nên thử uống bia hơi, hay bia tươi, một loại bia không chất bảo quản được ủ và bán ngay trong ngày. Thường thì bia được uống với đá lạnh. Bạn cũng có thể nói "trăm phần trăm", nghĩa là uống cạn, dù rằng nó thường chỉ chứa độ cồn 3%. Giá bia hơi trung bình là 2.500 đồng một cốc.
bia9-1351657658_500x0.jpg
Melbourne, Australia. Ở thành phố này, quầy bia hầu như có mặt ở mọi góc trên các con phố chính, giá tương đối rẻ và không cần tiền boa. Giá một pin khoảng 5 đôla Australia.
bia10-1351657658_500x0.jpg
Edinburgh, Scotland. Người địa phương thường nói vui rằng thành phố này là nơi tập trung nhiều quán bia nhất châu Âu. Giá mỗi pint khoảng 3 bảng Anh.
 bia11-1351657659_500x0.jpg
Thành phố Mexico. Thành phố này sản xuất hàng chục loại bia. Một chuyến đi dạo quanh thành phố sẽ mở mắt (và cả miệng) của bạn với rất nhiều hương vị khác nhau, nhiều nhãn hiệu đã có từ hàng thế kỷ. Giá một pint khoảng 2 đôla, thậm chí ở các quán nhỏ còn rẻ hơn.
 bia12-1351657659_500x0.jpg
Milwaukee, Wisconsin (Mỹ). Một trong những thành phố sản xuất bia hàng đầu của Mỹ, và là trụ sở của 4 hãng bia lớn nhất thế giới. Giá trung bình mỗi cốc là 3 đôla.
 bia13-1351657659_500x0.jpg
Brussels, Bỉ. Đây là trung tâm ngành công nghiệp bia khổng lồ của Bỉ, nơi bia có nồng độ cồn cao và rất nhiều nhãn hiệu khác nhau. Giá trung bình là 3,5 euro một cốc.
 bia14-1351657659_500x0.jpg
Philadelphia (Mỹ). Nơi nổi danh rằng những mối quan hệ tốt nhất có thể được thiết lập chỉ sau nửa vại bia. Giá trung bình 2,75 đôla cho một cốc vại.
T. An
 

Người Việt uống bia nhiều nhất ASEAN

Thứ ba, 2/10/2012 08:16 GMT+7

Người Việt uống bia nhiều nhất ASEAN

Việt Nam "ngốn" gần 2,6 tỷ lít bia trong năm 2011, vượt xa hai nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippines.
> Hà Nội thuộc top 14 thành phố lý tưởng nhất để uống bia
Theo thống kê của Euromonitor International, tiêu thụ bia ít nhất trong khu vực là Myanmar, chỉ có 30,4 triệu lít. Tổng lượng tiêu thụ bia của các nước xếp ở vị trí 4 - 9 trong khu vực gồm Myanmar, Singapore, Lào, Campuchia, Malaysia và Indonesia chỉ bằng một nửa so với nước đứng thứ 3 là Philippines với hơn 1,6 tỷ lít.

Việt Nam là nước tiêu thụ nhiều bia nhất Đông Nam Á.
Việt Nam là nước tiêu thụ nhiều bia nhất Đông Nam Á.

Trước đó, năm 2010, Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International đã đánh giá thị trường bia Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2009, Việt Nam tiêu thụ 1,6 tỷ lít bia, tăng tới 56% so với năm 2004.

Đầu năm nay, bộ phận điều tra nghiên cứu của Kirin Holdings, công ty bia lớn và nổi tiếng tại Nhật Bản, thì đánh giá rằng trong số 25 quốc gia đứng đầu trong danh sách, lương tiêu thụ tăng đáng kể nhất là ở các nước Nigeria (tăng 17,2%), Ấn Độ (tăng 17%), Brazil (tăng 16%) và Việt Nam (15%).
Theo TTXVN
 

Hãng bia lớn nhất thế giới Anheuser-Busch InBev, nổi tiếng với thương hiệu Budweiser, sẽ có mặt tại Việt Nam cuối năm 2014

Thứ sáu, 26/4/2013 00:37 GMT+7

Hãng bia lớn nhất thế giới sắp vào Việt Nam

Anheuser-Busch InBev, nổi tiếng với thương hiệu Budweiser, sẽ có mặt tại Việt Nam cuối năm 2014 và xây nhà máy bia tại đây.
> Người Việt uống bia nhiều nhất ASEAN
Anheuser-Busch InBev (AB InBev) hãng sản xuất bia lớn nhất thế giới đang lên kế hoạch tiến vào Việt Nam cuối năm sau, theo Reuters. AB InBev sẽ xây một nhà máy để tấn công thị trường bia lớn và tăng trưởng nhanh nhất châu Á.
Việt Nam có dân số 90 triệu người và được coi là một trong những thị trường bia hấp dẫn nhất khu vực. Doanh số bán bia tại đây được dự đoán tăng trung bình 10% mỗi năm giai đoạn 2010 - 2020.
CEO Carlos Brito của AB InBev cho biết: "Chúng tôi tin rằng thương hiệu toàn cầu của mình, đặc biệt là Budweiser, sẽ có sức hấp dẫn lớn ở đây. Vì thế, vào Việt Nam là chiến lược dễ hiểu sau khi AB InBev đã có vị trí tại Trung Quốc. Chúng tôi sẽ xây nhà máy bia ở Việt Nam vì đã có giấy phép sử dụng đất".
Budweiser là nhãn hiệu bia rất nổi tiếng của AB InBev. Ảnh: CNN
Budweiser là nhãn hiệu bia rất nổi tiếng của AB InBev. Ảnh: CNN
Ông Brito cũng cho biết hãng đã rất thành công trong việc quảng bá thương hiệu Budweiser ra quốc tế, kể từ khi InBev mua lại Anheuser-Busch năm 2008. Nhờ tiến quân sang Trung Quốc, Brazil và Nga, doanh số quốc tế của hãng đã tăng 6% năm ngoái, tốt hơn nhiều so với việc chỉ đứng yên năm 2008.
Anheuser-Busch InBev là tập đoàn bia đa quốc gia có trụ sở tại Bỉ. Hãng hiện là nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới với 25% thị phần trên toàn cầu. Anheuser-Busch InBev có tới 14 trên tổng số 200 thương hiệu mang lại doanh thu hơn 1 tỷ USD mỗi năm. Nổi tiếng nhất là Budweiser, Corona, Stella Artois, Beck's và Brahma.
Tháng 10/2012, theo thống kê của hãng nghiên cứu Euromonitor International, Việt Nam là nước tiêu thụ bia nhiều nhất ASEAN với gần 2,6 tỷ lít năm 2011. Trước đó, năm 2010, hãng từng đánh giá thị trường bia Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2009, Việt Nam tiêu thụ 1,6 tỷ lít bia, tăng tới 56% so với năm 2004.
Đầu năm ngoái, Kirin Holdings, công ty bia hàng đầu Nhật Bản cũng đánh giá trong 25 quốc gia đứng đầu danh sách, lượng tiêu thụ tăng đáng kể nhất là ở các nước Nigeria (tăng 17,2%), Ấn Độ (tăng 17%), Brazil (tăng 16%) và Việt Nam (15%).
Các thương hiệu bia lớn trên thế giới như Carlsberg, Heineken và SABMiller đều đã có mặt tại Việt Nam, bằng đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh.
Thùy Linh
 

Việt Nam sắp có nhà máy bia Budweiser lớn nhất châu Á

Thứ bảy, 30/11/2013 09:58 GMT+7

Việt Nam sắp có nhà máy bia Budweiser lớn nhất châu Á

Nhà máy bia Tiệp, chuyên sản xuất bia Budweiser Budvar sẽ được xây dựng trong khu công nghiệp Lạc Thịnh, do BTG Holdings đầu tư với tổng vốn 86 triệu euro.
Ngày 29/11, Tập đoàn BTG Holding đã tiến hành khởi công khu công nghiệp Lạc Thịnh trên diện tích 220 hécta tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng trên 40 triệu euro.
Hai dự án đầu tiên được cấp phép xây dựng trong khu công nghiệp là dự án nhà máy bia Tiệp và nhà máy nhiệt điện, đều do BTG Holding làm chủ đầu tư.
nha-may-bia-4690-1385779119.jpg
BTH Holding khởi công xây khu công nghiệp Lạc Thịnh. Ảnh: PV
Trong đó, nhà máy bia Tiệp có công suất 190 triệu lít một năm, tổng vốn đầu tư 86 triệu euro và dòng sản phẩm chính là bia Budweiser Budvar. Sản phẩm của nhà máy ngoài cung cấp cho thị trường Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Dự kiến nhà máy sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 11/2015. Khi đi vào sản xuất, đây  sẽ là nhà máy sản xuất bia lớn nhất của Slovakia đặt tại châu Á.
Ngoài ra, BTG Holding sẽ chi 100 triệu euro để triển khai nhà máy điện đốt sinh khối công suất 2x25 MW, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho các nhà máy trong khu công nghiệp như nhà máy chế biến sữa, sản xuất pin mặt trời, chip điện tử... Tuy chưa được cấp phép, song BTG Holding cũng đang xúc tiến để triển khai một nhà máy ôtô tại Lạc Thịnh, vốn đầu tư 200 triệu euro.
Bên cạnh đó, trong khu công nghiệp sẽ có khu dân cư với một khách sạn, nơi ăn nghỉ cho các nhà quản lý và người lao động, cơ quan hải quan, ngân hàng, bưu điện, trung tâm thể thao, trung tâm y tế…
BTG Holding có trụ sở tại Slovakia, chuyên cung ứng và phát triển kỹ thuật trong lĩnh vực năng lượng, khai thác mỏ và đầu tư công nghiệp. Hiện tập đoàn đang đầu tư trên toàn thế giới mà trọng tâm vào một số quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Colombia, Séc và trong 4 năm gần đây là tại Việt Nam.
Huyền Thư
 
 

Tư pháp Nga : Tham nhũng tày trời nhưng chỉ bị buộc tội... bất cẩn !

Thứ sáu 29 Tháng Mười Một 2013

Tư pháp Nga : Tham nhũng tày trời nhưng chỉ bị buộc tội bất cẩn

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoli Serdioukov
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoli Serdioukov
Reuters

Mai Vân
Một ví dụ điển hình về sự vận hành của nền công lý Nga thời Tổng thống Putin vừa được phơi bày. Hôm thứ Tư 27/11/2013 vừa qua, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoli Serdioukov, một người thân cận của ông Putin đã bị truy tố về tội "bất cẩn". Là nhân vật trung tâm trong một vụ tham nhũng, ông đã bị cách chức cách đây đúng một năm, vào tháng 11/2012. Tội danh nhẹ nhàng này đã gây bất bình trong dư luận.


Từ Matxcơva, Thông tín viên Murielle Pomponne giải thích vụ việc :
« ‘Bất cẩn’, một số người đã cho là tội danh buộc cho vị cựu Bộ trưởng này là quá nhẹ, khi mà sự vụ khiến ông bị truy tố đã làm chính quyền Nga thiệt hại đến 1,3 triệu euro. Ông Anatoli Serdioukov đã ‘bất cẩn’ khi ra lệnh cho binh lính xây dựng một con đường dẫn đến một địa điểm du lịch tư nhân của người anh em rể của ông.
Với tội danh trên thì vị cựu Bộ trưởng Quốc phòng chỉ bị 3 tháng tù giam hay một năm lao động công ích mà thôi.
Thế nhưng không chỉ trong vụ xây đường lộ nói trên, mà tên của nhân vật này còn dính líu đến một số vụ tai tiếng tài chính khác, trong đó có vụ liên quan đến công ty Oboronservice do một phụ nữ điều hành. Vấn đề là phụ nữ này lại là một người thân cận với ông và là một viên chức cao cấp trong Bộ Quốc phòng.
Công ty này chuyên thu mua nhà cửa, đất đai mà quân đội nhượng lai nhưng không thông qua đấu thầu như quy định. Công ty nói trên đã dùng công quỹ sửa sang lại và bán lại với giá thấp hơn thị trường. Ngân sách Nhà nuớc bị mất như thế khoảng 74 triệu euro.
Từ cuối năm ngoái, sau khi mất chức Bộ trưởng, ông Anatoli Serdioukov không hề thất nghiệp : Ông được thu dụng làm Giám đốc một chi nhánh của tập đoàn Nhà nước Rostec, đặc trách công nghiệp vũ khí Nga ».
tags: Nga - Pháp luật - Quốc tế - Tham nhũng - Tư pháp quốc tế - Xã hội
 
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20131129-tu-phap-nga-tham-nhung-tay-troi-nhung-chi-bi-buoc-toi-bat-can

Trẻ con Trung Quốc có cha mẹ mà vẫn... "mồ côi"

Thứ sáu 29 Tháng Mười Một 2013

Trẻ con Trung Quốc có cha mẹ mà vẫn "mồ côi"

Các cặp vợ chồng Trung Quốc lên thành thị kiếm sống, để lại đứa con cho ông bà nuôi nấng - REUTERS
Các cặp vợ chồng Trung Quốc lên thành thị kiếm sống, để lại đứa con cho ông bà nuôi nấng - REUTERS

Thanh Hà
Sôi sục trong vùng biển Hoa đông, đối lập Syria trong ngõ cụt, liên minh tả hữu lên cầm quyền tại Đức, nước Ý sang trang thời đại Berlusconi, dân Pháp trong cảnh sưu cao thuế nặng. Đó là những đề tài chính của làng báo Pháp hôm nay. Nhưng trước hết, xin điểm qua bài báo của Le Monde nói về hoàn cảnh của « Hàng triệu trẻ em Trung Quốc "mồ côi" vì cha mẹ bỏ làng quê lên thành thị kiếm sống ».


Theo các số liệu chính thức, tại Trung Quốc hiện nay có 61 triệu thiếu niên bị cha mẹ « bỏ lại quê nhà ». Nói cách khác 21,7 % trẻ em dưới 17 tuổi phải sống xa cha mẹ, khi bố mẹ chúng lên thành phố tìm kế sinh nhai. Có những người chỉ gặp mặt con vào dịp Tết nguyên đán và chỉ duy trì quan hệ qua điện thoại, với những lời thăm hỏi tầm thường.
Một giáo viên trong làng cho phóng viên của tờ Le Monde biết, hầu hết học sinh của trường đều do ông bà, hoặc cô, dì nuôi dưỡng. Cái khổ là ông bà hay họ hàng thân thuộc như vậy chỉ bảo đảm cho chúng cơm no, áo ấm. Nhưng chẳng ai dậy dỗ chúng bất cứ điều gì. Hiện tượng cả một tầng lớp thanh thiếu niên không được dạy dỗ, giáo dục như vậy đang trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng tại Trung Quốc.
Năm ngoái có trường hợp 5 anh em bị chết ngạt mà chẳng ai hay biết. Tháng 8/2013,  vụ một thầy giáo hãm hiếp 8 đứa trẻ nhỏ, truyền bệnh da liễu cho chúng. Khi cha mẹ chúng biết được tin này thì đã quá trễ. Tình cảnh của những đứa trẻ bị bỏ rơi đó đang làm rúng động dư luận Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, luật lệ bắt buộc trẻ nhỏ chỉ được đi học ở ngay tại nơi chúng sinh ra. Người lao động Trung Quốc từ nông thôn lên thành thị kiếm sống thì không có hộ khẩu để đưa con cái về sống chung với mình. Không có hộ khẩu, con cái họ không được đi học, không ai coi giữ, đau ốm không ai chăm lo. Chính vì vậy một số nhà hoạt động nhân quyền bắt đầu vận động chính quyền ở thành phố tạo điều kiện để cho con em những người lao động nhập cư được « đoàn tụ » với gia đình.
Thế nhưng, bản thân người dân thành phố không muốn để con em họ chung đụng với những « đứa trẻ nhà quê ». Ranh giới giữa nông thôn và thành phố ở Trung Quốc rất rõ ràng. Trước mắt cả người dân lẫn chính quyền cùng chưa vội thúc đẩy tiến trình hội nhập đó.
Tuy nhiên, phóng viên báo Le Monde ghi nhận rằng, gần đây một số địa phương ý thức được về mức độ nghiêm trọng của hiện tượng nhiều thế hệ thanh thiếu niên không được cha mẹ dậy dỗ, và đã bắt đầu thu hút các nhà đầu tư về mở nhà máy ở nông thôn.
Theo như nhận định của một nhà nghiên cứu người Pháp làm việc tại Hồng Kông, Chloé Froissart, chính quyền Trung Quốc đã phải can thiệp vì muốn tránh để « cả một thế hệ trẻ không được dậy dỗ đõ một ngày kia sẽ vùng lên chống lại chế độ ». Sự vùng lên đó nhằm bày tỏ bất mãn của những thành phần bị gạt ra ngoài xã hội, và là nạn nhân của phép lạ kinh tế Trung Quốc.
Trung Quốc và « Vùng phòng không »
Trở lại với hồ sơ nóng là « vùng phòng không » vừa được Trung Quốc thiết lập. Tất cả các báo trong ngày cùng có bài viết về chủ đề này. « Washington khiêu khích Bắc Kinh khi điều B-52 đến khu vực Senkaku/Điếu Ngư », tựa của Le Monde. « Hoa Kỳ hỗ trợ Nhật Bản » tựa của Le Figaro. Riêng Libération thì nói tới « Căng thẳng leo thang ở Thái Bình Dương ».
Báo chí Pháp đồng loạt quan tâm đến phản ứng của dân cư mạng Trung Quốc : họ chỉ trích chính quyền Bắc Kinh không đủ can đảm để phản ứng đích đáng sau khi hai chiếc máy bay B-52 của Mỹ bay qua vùng phòng không trên Biển Hoa Đông.
Thông tín viên báo Le Figaro từ Washington, Laure Mandeville, cho rằng sau vụ B-52 của Mỹ bay qua vùng phòng không nói trên, giờ đây mọi chú ý đang hướng về phía Trung Quốc. Bắc Kinh đã bị « bất ngờ » và « lúng túng » trước phản ứng của Mỹ.
Trung Quốc đang đứng trước một bài toán nan giải : hành động thì có nguy cơ đẩy căng thẳng trong vùng leo thang, và càng làm tăng hiểm họa đối đầu quân sự với Hoa Kỳ. Thế nhưng làm ngơ trước sự can thiệp của Mỹ thì điều đó lại khiến Trung Quốc làm mất uy tín của mình. Các nhà cầm quyền Bắc Kinh không thể để quốc tế xem Trung Quốc như « một con cọp giấy ».
Về phần mình, vẫn theo tác giả bài báo, Washington bắt buộc phải tỏ thái độ. Tổng thống Barack Obama  buộc phải chứng minh về mức độ tin cậy trong chính sách châu Á của Hoa Kỳ. Mỹ bắt buộc phải chứng tỏ với các đối tác châu Á là Hoa Kỳ sẵn sàng đóng vai trò « vành đai » để làm đối trọng với sức mạnh ngày càng lớn của ông khổng lồ Trung Quốc, nhưng đồng thời thì Washington vẫn ưu tiên cho đối thoại với Bắc Kinh.
Phát biểu trên báo công giáo La Croix, chuyên gia về Trung Quốc, François Godment, giám đốc trung tâm nghiên cứu về Châu Á cho rằng, trước mắt, thiết lập thiết lập vùng phòng không là một động thái mới để Bắc Kinh khẳng định chủ quyền đối với những vùng có tranh chấp chủ quyền. Nhìn xa hơn thì quyết định này nằm trong chiến lược của Bắc Kinh muốn xua đuổi các lực lượng quân sự nước ngoài càng xa lãnh thổ của Trung Quốc càng tốt.
Bong bóng tài chính vẫn đe dọa kinh tế thế giới
Theo dõi thời sự kinh tế độc giả chắc hẳn sẽ quan tâm đến bài phân tích của chuyên gia người Mỹ Nouriel Roubini trên tờ Les Echos. Tác giả cảnh báo một « quả bóng tài chính mới » đang đe dọa đến sự ổn định của kinh tế toàn cầu. Giáo sư Roubini giảng dậy tại trường đại học New York và ông là người từ năm 2005 đã báo trước về sự sụp đổ của ngành địa ốc Hoa Kỳ.
Trong bài, tác giả đưa ra nhận định : trong bối cảnh tăng trưởng của toàn cầu vẫn chưa cất cánh, thất nghiệp dâng cao đến mức gần như tuyệt vọng, các ngân hàng trung ương trên thế giới gần như đồng loạt bơm tiền vào hệ thống kinh tế. Vấn đề đặt ra là chính sách mở van tiền tệ đó lại không kích thích tiêu thụ và đầu tư như mong muốn.
Thực tế cho thấy là các ngân hàng hiện đang nắm trong tay rất nhiều tiền mặt, trong lúc tư nhân, doanh nghiệp không hăng hái đi vay. Nói cách khác, tiền của các ngân hàng trung ương chảy vào hệ thống tài chính nhiều hơn là tràn sang khu vực kinh tế thực thụ. Chính vì vậy mà giáo sư Roubini của đại học New York cho rằng, một quả bóng tài chính mới đang được thổi phồng lên.
Thị trường tài chính New York và ở nhiều nơi khác trên thế giới đã hoàn toàn bình phục sau thảm họa 2009. Hơn thế nữa khối lượng « nợ xấu » ngày nay đã trở về với mức của năm 2007. Câu hỏi đặt ra là phải chăng chúng ta đang bước vào một chu kỳ mới, với những « quả bóng mới » đang được thổi lên và một kịch bản tương tự như khủng hoảng 2008 đang nhen nhúm ?
Người trả lời là không, kẻ thì cho là có. Trong trường hợp thứ nhì này, các nhà chính trị bắt buộc phải can thiệp. Theo như phân tích của chuyên gia kinh tế người Mỹ, giáo sư Nouriel Roubini, một bài toán nan giải đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo : phải tìm cách nâng lãi suất tránh để tạo ra một quả bóng tài chính. Thế nhưng giải pháp này lại làm phương hại đến đà phục hồi kinh tế vốn đã rất chậm và kéo theo đó là những hậu quả khó lường, kể cả đối với ngành tài chính, ngân hàng.
Đối lập Syria tuột dốc không phanh
« Sa lầy, chia năm sẻ bảy, bế tắc, mất uy tín » : đó là những cụm từ Le Monde dành để nói về thực trạng của phe đối lập Syria trong phần trang địa chính trị. Vào tháng 12/20012, một bầu không khí lạc quan bao phủ lên cuộc họp ủng hộ phe nổi dậy Syria tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Một quan chức ngoại giao Mỹ khi đó thậm chí còn chủ quan cho rằng chính quyền Bachar Al Assad « sẽ sụp đổ từ nay tới cuối tháng ». Một năm sau, gió đã xoay chiều.
Hội nghị Genève 2 sắp được tổ chức vào đầu năm tới mở ra trong bối cảnh phe nổi dậy Syria ý thức được rằng họ đã bị quốc tế bỏ rơi, sau việc tổng thống Obama vào giờ chót đã đổi ý, từ bỏ giải pháp can thiệp quân sự ; Một số các thành trì chiến lược đã lần lượt bị quân đội chiếm lại ; Một vài gương mặt nổi bật trong hàng ngũ đối lập Syria bị sát hại.
Phong trào nổi dậy đang hụt hơi. Những người đấu tranh vì dân chủ ngày càng thưa thớt. Trong lúc đó thì các chi nhánh ít nhiều có liên hệ với tổ chức khủng bố Al Qaida hay các phong trào Hồi giáo cực đoan ngày lại càng đông.
Tóm lại theo Le Monde vào thời điểm này, chính quyền Damas dường như đang kiểm soát lại tình hình, và thậm chí là đang chiếm lại thế thượng phong, chủ yếu là do đối lập Syria đang bị chia rẽ nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ của tổng thống Bachar al Assad chưa dám mạnh dạn hô hào thắng lợi, vì Damas ý thức được rằng, chỉ cần phe nổi dậy đoàn kết với nhau hơn một chút, để có cùng một tiếng nói, tình thế có thể đảo ngược lại ngay !
Pháp, đến với những người đang mất hướng đi
Nhìn đến phần thời sự của nước Pháp, báo L'Humanité ngay trên trang nhất lên án việc chính phủ sắp tăng thuế TVA. Một loại thuế « bất công », đè nặng lên ngân sách của các hộ gia đình nghèo. Kể từ ngày 01/01/2014 thuế trị giá gia tăng TVA tại Pháp đang từ 19,6 % sẽ tăng lên thành 20 %. Theo tính toán của tờ báo này thì những thành phần có thu nhập thấp sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn cả.
Về phần mình, tờLibération thiên tả dành hẳn hồ sơ đặc biệt để đưa độc giả đến với những người đang mất niềm tin vào chính sách kinh tế, xã hội của chính phủ cánh tả. Tại thành phố Bézier, miền nam nước Pháp, giới trẻ vừa phẫn nộ vừa thất vọng trước dự án đóng trường đại học.
Bézier là một thành phố với 74 000 dân. Đa số thanh niên xuất thân từ những gia đình có thu nhập thấp, và đối với số đó thì trường học là tất cả, là chìa khóa mở ra một tương lai tươi sáng hơn. Tỷ lệ thất nghiệp của thành phố cao hơn so với mức trung bình trên toàn quốc đến 7 điểm.
Còn tại Valenciennes, một thành phố ở tận miền bắc nước Pháp, đây là nơi có tới hơn 10 % dân số sống dưới ngưỡng nghèo khó, 14 % người trong tuổi lao động không có việc làm. Libération cảnh báo đây là những vùng đất thuận lợi để cho đảng cực hữu, Mặt trận Quốc Gia của bà Marine Le Pen dễ dàng thuyết phục cử tri. Nhìn tới Angers, một thành phố lớn khác với 150 000 dân cư, thì giới doanh nhân, hoàn toàn không hiểu nổi chính quyền muốn gì ! 
tags: Châu Á - Trung Quốc - Xã hội - Điểm báo
 
http://www.viet.rfi.fr/diem-bao/20131128-trung-quoc-61-trieu-tre-em-%C2%AB-mo-coi-%C2%BB

Bắc Kinh làm châu Á Thái Bình Dương mất ổn định ?

Thứ năm 28 Tháng Mười Một 2013
Bắc Kinh làm châu Á Thái Bình Dương mất ổn định ?
Báo chí Trung Quốc bảo vệ lập trường của Bắc Kinh : "Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc - REUTERS /Shannon Stapleton
Báo chí Trung Quốc bảo vệ lập trường của Bắc Kinh : "Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc - REUTERS /Shannon Stapleton
Tú Anh
Phải chăng nội tình Trung Quốc có vấn đề cần phải định hướng dư luận trong nước ? Mười ngày sau hội nghị Trung ương đảng, Trung Quốc loan báo thành lập « vùng nhận dạng và phòng không » trên biển Hoa Đông ADIZ( hay « thức biệt khu » theo thuật ngữ của Bắc Kinh) lấn vào không phận của Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đe dọa sử dụng « biện pháp phòng vệ khẩn cấp » nếu phi cơ nước ngoài không tuân thủ. Động thái này gặp phản ứng cứng rắn từ các nước trong vùng và của Hoa Kỳ. Theo bản đồ của bộ Quốc phòng Trung Quốc, biên giới của vùng nhận dạng và phòng không của Trung Quốc chiếm gần hết biển Hoa Đông.
Vấn đề thứ nhất là ở phía đông,« vùng phòng không của Trung Quốc », chồng chéo vào không phận của quần đảo Senkaku/ Điếu ngư mà Bắc Kinh tranh giành chủ quyền với Tokyo. Ở phía bắc, lấn sâu vào lãnh hải và « vùng nhận dạng » của Hàn Quốc và ở phía nam, nằm ở thế cài răng lược với Đài Loan.
Vấn đề thứ hai là chính quyền Trung Quốc buộc mọi phi cơ bay ngang qua phải cung cấp lộ trình, báo cáo danh tánh, duy trì liên lạc vô tuyến….. nếu không tuân thủ, quân đội Trung Quốc sẽ can thiệp bằng « các biện pháp phòng thủ khẩn cấp ».
Thái độ của Trung Quốc khác với cánh hành xử của nhiều nước khác. Nhật Bản chẳng hạn chỉ yêu cầu máy bay vào vùng ADIZ của Nhật thông báo xuất xứ nếu đáp xuống lãnh thổ Nhật còn nếu chỉ bay ngang qua thì thôi.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc thành lập « vùng nhận dạng và phòng không ? ».
Trong cuộc họp báo ngày 23/11/2013, phát ngôn viên quân đội Trung Quốc giải thích đây là biện pháp cần thiết thuộc quyền tự vệ chính đáng của Trung Quốc không nhằm chống đối một nước nào.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, quyết định kiểm soát không trung này nhằm củng cố tham vọng tranh giành biển đảo với Nhật Bản. Bắc Kinh đã thực hiện bước pháp lý hồi tháng 9/2012 khi đệ trình với Liên Hiệp Quốc bản đồ lãnh hải bao trùm các đảo mà Trung Quốc tranh giành với các nước lân bang.
Mục đích thứ hai là Trung Quốc sẽ cho phi cơ xâm nhập vào không phận các vùng tranh chấp viện cớ tuần tra trong vùng « nhận dạng » của mình.
Quyết định của Trung Quốc lập tức tạo thêm nhiều phiền phức trong quan hệ với các nước trong vùng và với Hoa Kỳ, gây căng thẳng thêm với Nhật Bản và làm các quốc gia Đông nam Á lo ngại.
Để thách thức Trung Quốc và để trấn an các đồng minh châu Á , hôm thứ ba 26/11 Hoa Kỳ cho hai pháo đài bay B52 bay ngang bất chấp cái gọi là « thủ tục thức biệt » của Bắc Kinh. Phòng không Trung Quốc không có động thái « tự vệ » nào như đã đe dọa. Ngay các công ty hàng không Nhật Bản, sau khi thông báo nhượng bộ vì lo sợ, họ đã thay đổi ý định không tuân thủ yêu sách của Bắc Kinh.
Liệu quyết định quân sự gây bất bình cho toàn khu vực có liên hệ nhân quả gì với kết quả hội nghị Trung ương lần ba của đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc cách nay mới hơn một tuần với trọng tâm được loan báo là cách kinh tế song song với việc tăng cường các biện pháp an ninh nội chính ?
Giáo sư Willy Lam, đại học Hồng Kông nhận định đảng Cộng sản giúp Tận Cận Bình củng cố quyền lực hơn là cải cách. Tương lai sẽ cho biết lãnh đạo Trung Quốc hiện nay là nhà cải cách hay Pol Pot thứ hai.
Còn theo giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia về Trung Quốc, đại học Maine, Hoa Kỳ, thì « vùng phòng không » của Trung Quốc có quan hệ nhân quả với nội tình Trung Quốc. Để chứng tỏ đã thâu tóm quyền lực về một mối, đảng Cộng sản Trung Quốc gây xáo trộn trong khu vực để « định hướng dư luận, để trắc nghiệm Hoa Kỳ và các nước trong khu vực mà đặc biệt là Nhật Bản và Việt Nam » tuy nhiên đây là con dao hai lưỡi.
RFI đặt câu hỏi với chuyên gia về Trung Quốc Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa Kỳ.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long : « Đối với trong nước thì đàn áp rất là quan trọng. Tất cả các cơ quan an ninh từ cảnh sát, quân đội, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Thương mại, cục tuyên truyền, cục liên lạc và hợp tác quốc tế đều tập trung vào Hội Đồng An Ninh Quốc Gia do Tập Cận Bình là chủ tịch.
Quân đội cũng đặt dưới một hệ thống lãnh đạo thống nhất bảy quân khu hiện nay. Quyền lực tập trung vào tay Tập Cận Bình cho nên những nước cờ sai như việc thành lập « vùng nhận dạng phòng không » là tại bộ chính trị, tại Tập Cận Bình chứ không thể đổ lỗi cho ai khác, cho quân đội hay chính quyền một tỉnh.
Cho nên những sai trái của họ sẽ có tác động rất lớn cho đảng Cộng sản, cho Tập Cận Bình, vừa gây xáo trộn cho khu vực mà cũng gây xáo trộn cho Trung Quốc… Mỹ và Nhật có nhiều quan hệ kinh tế, tài chính… sâu đậm cho nên nếu an ninh trên mọi lãnh vực của Nhật bị đe dọa thì Mỹ không ngồi yên… tôi nghĩ Trung Quốc đã đi quá trớn … »
 

"Vùng phòng không" Trung Quốc : Cơ hội vàng cho Mỹ

Thứ sáu 29 Tháng Mười Một 2013

"Vùng phòng không" Trung Quốc : Cơ hội vàng cho Mỹ

Hiện diện và hợp tác quân sự của Mỹ tại Châu Âu-Thái Bình Dương. Ảnh Bộ Quốc phòng Mỹ.
Hiện diện và hợp tác quân sự của Mỹ tại Châu Âu-Thái Bình Dương. Ảnh Bộ Quốc phòng Mỹ.

Trọng Thành
Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Hoa Đông là chủ đề được nhiều báo Pháp chú ý. Le Monde có bài « ‘‘Chiến lược xoay trục’’ về Châu Á của Mỹ bị thách thức bởi căng thẳng tại vùng Biển Hoa Đông ». Mở đầu bài viết với nhận định : « Nếu Barack Obama cần một cuộc khủng hoảng để chứng minh cho chiến lược xoay trục về Châu Á, thì các cơ hội đã đến ».


Ngày 23/11/2013, vài giờ sau khi Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập vùng phòng không tại vùng biển nói trên, bao gồm không phận của nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát, mà Trung Quốc đòi chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tái khẳng định Washington sẵn sàng giúp Tokyo, nếu Nhật bị tấn công.
Theo Le Monde, chính sách « xoay trục » được nói đến từ lâu của Mỹ cho đến nay chỉ là tuyên bố. Kể từ năm 2012, Washington thường dùng từ « tái cân bằng » (“rebalancing”) để nói đến chủ trương tăng cường hiện diện tại vùng Châu Á Thái Bình Dương. Biến cố bất ngờ này chắc chắn sẽ trở thành một nội dung chính trong chương trình làm việc của Phó tổng thống Joe Biden tại Đông Bắc Á đầu tháng 12. Hiện tại, máy bay Mỹ và máy bay Nhật tiếp tục bay qua vùng phòng không mà Trung Quốc xác lập, không cần báo trước và cũng không bị phản ứng gì.
Theo Le Monde, việc Trung Quốc quyết định lập vùng phòng không xảy tiếp theo một loạt các hoạt động khẳng định chủ quyền tại vùng biển Senkaku/Điếu Ngư, mà biến cố trực tiếp kích phát các phản ứng của Trung Quốc là tuyên bố của Nhật Bản « quốc hữu hóa » Senkaku hồi tháng 9/2012. Vùng biển Tây Thái Bình Dương tiếp tục là nơi đối đầu âm thầm giữa Bắc Kinh và Washington trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng tham vọng xây dựng một lực lượng hải quân biển xa hùng mạnh để khẳng định điều mà họ gọi là « quyền lịch sử » trên vùng biển này.

Bầu trời Hoa Đông : Bắc Kinh phản ứng thụ động ?

Cũng về chủ đề này, tờ Les Echos có bài « Tại vùng biển Trung Quốc, Tokyo và Seoul thách thức Bắc Kinh ». Về phản ứng thụ động của Trung Quốc trước việc Nhật Bản và Hàn Quốc bất chấp tuyên bố, vẫn cho máy bay tuần tra qua lại khu vực « vùng phòng không », Les Echos nhận định : Để kiểm soát được một không phận rộng lớn như hiện nay, phải có một hệ thống phương tiện kiểm soát mà Trung Quốc hiện không có được. Còn giới chuyên gia Tokyo thì thiên về nhận định Bắc Kinh không có ý định gây xung đột trực tiếp, mà chủ trương áp đặt dần dần với việc tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực tranh chấp, và hàng ngày quấy rối các nước láng giềng như đã làm trong quá khứ.
Les Echos cũng không quên nhắc đến những bình luận mang tính giễu cợt của rất nhiều cư dân mạng Trung Quốc. Việc Trung Quốc đưa tầu sân bay ra biển khơi được một blogger ví như một cách đánh lạc hướng dư luận trong nước trước các vấn đề thực sự nóng bỏng. Một dân mạng khác thì bịa ra một câu chuyện, rất được hưởng ứng trên mạng Weibo (Vi Bác). Vào lúc máy bay chiến đấu của Trung Quốc sắp sửa bắn hạ chiếc B-52 Mỹ - bay vào « vùng phòng không » mà Bắc Kinh vừa tuyên bố - phi công Mỹ đe dọa công bố tài sản của tất cả các lãnh đạo Trung Quốc đang cất giấu tại Hoa Kỳ. Lời đe dọa này khiến phía Trung Quốc quyết định không nổ súng…

Cuộc chơi lớn của Obam
a
Liên quan đến chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ, trong đó chủ trương xoay trục tại Châu Á-Thái Bình Dương là trung tâm, Le Monde có bài xã luận « Đại cuộc của Obama ».
Bài xã luận của Le Monde mở đầu với ghi nhận một loạt các biến cố lớn gần đây thoạt nhìn dường như không có liên hệ với nhau như : giải trừ vũ khí hóa học trở thành giải pháp cho cuộc xung đột ở Syria, thỏa thuận quốc tế về hạt nhân Iran, việc Hoa Kỳ đưa hai pháo đài bay B-52 đến vùng Biển Hoa Đông thách thức Trung Quốc. Dưới cái nhìn của nhà phân tích chính trị quốc tế, các biến cổ kể trên cho thấy chiến lược đối ngoại của nước Mỹ đang bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới. Đó là việc chấm dứt một thập kỷ chiến tranh tại vùng Trung Cận Đông, để chuyển hướng sang phía Châu Á-Thái Bình Dương.
Le Monde giải thích, tại Trung Cận Đông, có vẻ như Mỹ đã thay đổi chính sách hết sức đột ngột trong việc từ bỏ ý định dùng vũ lực để trừng phạt chính quyền Damas, vì sử dụng vũ khí hóa học. Trên thực tế, trong thời gian này Mỹ đã tiến hành các đàm phán bí mật với Iran, cho phép đạt được một thỏa thuận ban đầu về chương trình hạt nhân của Teheran, góp phần tháo gỡ ngòi nổ chiến tranh trong vùng.
Trong các bước tiến ngoại giao của Hoa Kỳ liên quan đến hai hồ sơ Syria và Iran, nước Nga đã trở thành một « đồng minh tình huống » quan trọng. Liên Hiệp Châu Âu bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Cả Nga và Hoa Kỳ cùng có một đối thủ chung : Trung Quốc. Nga lo ngại ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc tại vùng Siberi. Washington có nhiều thứ để nhân nhượng với Nga. Trên thực tế, Hoa Kỳ đã nhượng bộ Nga nhiều trong chương trình xây dựng lá chắn tên lửa ở phía đông của Liên Hiệp Châu Âu, và giờ đây Washington hoàn toàn để mặc vấn đề Ukraina cho Nga và Liên Hiệp Châu Âu giải quyết với nhau. Đây là một thay đổi mang tính bước ngoặt, nếu so sánh với chính sách kiên quyết mở rộng Liên minh Bắc Đại Tây Dương về phía Nga, dưới thời các tổng thống tiền nhiệm George W. Bush và Bill Clinton.
Le Monde ghi nhận một điều trớ trêu của lịch sử : Trung Quốc quyết định lập vùng phòng không tại Biển Hoa Đông đúng vào lúc các thương lượng về Iran tại Genève đang hết sức căng thẳng. Hành động của Hoa Kỳ đưa B-52 đến Biển Hoa Đông và phản ứng thụ động của Trung Quốc cho thấy cuộc chạm trán Trung-Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương chỉ vừa mới bắt đầu. Chiến lược của Obama hiện nay tái khẳng định chủ trương khi ông mới nhậm chức Tổng thống : « Tôi là Tổng thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ ».
Ukraine đình hoãn Hiệp ước để mặc cả với Châu Âu
Các báo Pháp dành nhiều trang cho hồ sơ Ukraina từ chối Hiệp ước liên kết. Le Monde có bài « Châu Âu muốn khôi phục danh dự sau khi bị Ukraina từ chối ». Trong những ngày gần đây, « ô nhục » là một từ thường được nhắc đến trong nội bộ Ủy ban Châu Âu. Bởi vì, sau sáu năm làm việc căng thẳng, chỉ còn vài ngày trước khi đi đến một thỏa thuận được dự kiến là « mang tính lịch sử » giữa Liên Âu và Ukraina tại Vilnius, chính quyền Ukraina đột ngột thông báo hoãn ký kết và giải thích là để ưu tiên cho vấn đề an ninh quốc gia và quan hệ với Nga.
Nỗ lực mở rộng của Liên Hiệp Châu Âu về phía đông, tại khu vực các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ (không kể ba nước Cộng hòa vùng Ban tích), hiện mới chỉ nhận được sự ủng hộ của Mondavia và Gruzia. Trước đó, vào tháng 9/2013, Armenia cũng đình hoãn các đàm phán với Châu Âu sau bốn năm thương thuyết. Riêng về quyết định gây chấn động của Ukraina, Le Monde cho biết, trước đó ít hôm, Tổng thống Ukraina đã có cuộc gặp bí mật với người đồng nhiệm Nga Putin và ngay trước lời tuyên bố chính thức kể trên, thủ tướng Nga và Ukraina đã gặp gỡ tại St-Petersbourg.
Kể từ Ukraina độc lập năm 1991, Liên Hiệp Châu Âu đã đổ hàng tỷ đô la để giúp quốc gia này tái thiết và phát triển. Nhân sự kiện Ukraina từ chối Hiệp ước liên kết với Châu Âu, Le Monde nhấn mạnh đến tính chất đầy bất trắc của chủ trương mở rộng sang phía đông của Liên Hiệp Châu Âu.
Cũng về chủ đề này, Le Figaro có bài « Châu Âu mất hứng sau cú lắc đầu của Kiev ». Bài viết mô tả phần tiếp của quyết định làm mất mặt Châu Âu của Ukraina. Tối qua, dù hiệp định không được ký kết, Tổng thống Ukraina cũng quyết định tham gia bữa ăn tối với các lãnh đạo Châu Âu. Trong tuyên bố cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh tại Vilnius, Châu Âu và Ukraina « cam kết » sẽ phê chuẩn hiệp định trong tương lai, nhưng hiện tại chưa xác định rõ là vào thời điểm nào. Le Figaro nhận định, thái độ của lãnh đạo Ukraina cho thấy việc ký kết hiệp định với Châu Âu là một cơ hội mặc cả mà Kiev hy vọng thu được nhiều nhân nhượng hơn từ khối 28 nước.
Di sản Thaksin : Sự phân hóa sâu sắc của xã hội Thái Lan
Liên quan đến Đông Nam Á, các cuộc biểu tình phản đối và ủng hộ chính phủ Thái Lan là chủ đề thời sự được Libération chú ý. Bài phân tích mang tựa đề « Bangkok nổi dậy… » của thông tín viên Arnaud Dubus gửi về từ Bangkok, ghi nhận « di sản của cựu thủ tướng Thaksin tiếp tục chia rẽ đất nước Thái Lan ». Tuy nhiên, làn sóng phản kháng chống lại chính phủ Thái Lan rất khác với các cuộc cách mạng mới đây trên thế giới bởi tính chất phức tạp của nó. Về mặt hiện tượng, có sự đối đầu giữa những người chống và những người ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin hiện đang phải sống lưu vong, sau cú đảo chính quân sự 2006.
Song le, theo một số nhà phân tích, cựu thủ tướng Thaksin chỉ là người vén lên một bất ổn sâu sắc trong xã hội Thái Lan, một đất nước đang đứng giữa một bên là một mô hình xã hội truyền thốn – bị một giai tầng tinh hoa chi phối -, và bên kia là một mô hình chính trị xã hội mới còn chưa thành hình. Điều căn bản ở đây là, hoàng gia Thái Lan – thế lực trung tâm của giai cấp tinh hoa – hiện tại vẫn đứng trên pháp luật. Mọi phê phán nhắm vào hoàng gia Thái đều có nguy cơ bị luật chống khi quân của Thái Lan trừng phạt. Tuy nhiên, theo một nhà luật học, kể từ cuộc đảo chính 2006, bất chấp luật này ngày càng có nhiều người sẵn sàng chỉ trích hoàng gia.
Pháp : Thất nghiệp bắt đầu giảm sau 2,5 năm rưỡi tăng liên tục
Trở lại nước Pháp, thất nghiệp bắt đầu giảm là chủ đề trên trang nhất của nhiều nhật báo Pháp. « Thất nghiệp : Đảo ngược, chính là bây giờ » là hàng tựa của Libération. 20.000 người thất nghiệp ít hơn vào tháng 10, tức giảm 0,6%. Thất nghiệp là ám ảnh chính của nước Pháp. Đây là lần đầu tiên sau hai năm rưỡi, con số người thất nghiệp loại A, tức thất nghiệp toàn phần giảm xuống.
Tờ báo khẳng định lời hứa của Tổng thống Hollande về đảo ngược xu thế thất nghiệp gia tăng vào cuối năm 2013 nay đã bắt đầu trở thành hiện thực, cho dù xu hướng này không liên quan đến tất cả các nhóm xã hội. Về chủ đề này, Le Figaro đưa ra một nhận xét khác qua hàng tựa : « Các việc làm được (Nhà nước) trợ giúp đã giúp ông Hollande ».
Những giải thích mâu thuẫn xung quanh phát biểu của Tổng thống Hollande « về việc còn cần phải nhiều tháng nữa mới có thể đảo ngược được xu thế thất nghiệp » - ít giờ trước khi có thông tin chính thức về thất nghiệp giảm - cũng là chủ đề được báo chí bình luận nhiều.
Theo Le Monde, số lượng người thất nghiệp ghi nhận được căn cứ trên việc giảm các đăng ký tìm việc làm mới tại Pôle emploi. Trong vòng một tháng, số lượng người đăng ký tìm việc mới sau khi kết thúc một hợp đồng CDD (hợp đồng có thời hạn) giảm 5,3%. Đồng thời, số lượng đăng ký các khóa học nghề tăng lên.
tags: Biển Hoa Đông - Châu Á - Châu Á-Thái Bình Dương - Chính trị - Hoa Kỳ - Ngoại giao - Quân sự - Quốc tế - Trung Quốc - Điểm báo
 
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131129-vung-phong-khong-bac-kinh-thach-thuc-chinh-sach-%E2%80%98%E2%80%98xoay-truc%E2%80%99%E2%80%99-cua-my

Kinh tế Nhật trên đường thoát giảm phát

Thứ sáu 29 Tháng Mười Một 2013

Kinh tế Nhật trên đường thoát giảm phát

Một cửa hàng tạp phẩm tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 13/11/2013
Một cửa hàng tạp phẩm tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 13/11/2013
REUTERS

Mai Vân
Theo số liệu do Bộ Nội vụ Nhật Bản thông báo hôm nay, 29/11/2013, giá bán lẻ ở Nhật trong tháng 10 vừa qua đã tăng theo tỷ lệ chưa từng thấy trong nhiều năm nay. Theo giới quan sát, dấu hiệu lạm phát ló dạng này là một tin vui đối với Thủ tướng Shinzo Abe, mà một trong những ưu tiên trong chính sách kinh tế là chống giảm phát đã bắt rễ tại Nhật từ 15 năm qua.


Nếu không tính những mặt hàng mau hư, chỉ số giá hàng tiêu thụ đã tăng 0,9% tính trên một năm, tăng như thế liên tiếp trong 5 tháng, một đà tăng nhanh nhất từ 5 năm qua. Việc tăng giá như hiện nay đã được Nhật chờ đợi từ hơn một năm nay.
Thủ tướng Abe đã ép được Ngân hàng Trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ để ngăn chặn đà giá cả giảm sụt, làm nản chí giới sản xuất không còn muốn đầu tư.
Mục tiêu từng được Ngân hàng Trung ương nêu lên là thúc đẩy lạm phát lên 2% trong hai năm tới. Tuy nhiên, theo đánh giá giới chuyên gia kinh tế, mục tiêu này không dễ đạt được và Ngân hàng Trung ương Nhật cần phải nới lỏng chính tiền tệ của mình hơn nữa.
Các chuyên gia cũng nêu bật là hiện tượng giá cả tăng hiện nay chủ yếu do giá nhiên liệu : Xăng tăng mạnh, 7,1% trên một năm, điện tăng 8,2% ; khí đốt tăng 3,9%.
Tuy nhiên, chính phủ Nhật vẫn tỏ ra tin tưởng về đà vươn lên của kinh tế. Trong tháng 10, sản xuất công nghiệp đã tăng 0,5%, tính theo nhịp độ thường niên là 4,7%. Bộ Công nghiệp hôm nay dự kiến đà tăng sẽ vẫn tiếp tục.
Theo số liệu chính phủ, thất nghiệp vẫn ổn định và ở mức thấp 4%, trong lúc mức chi tiêu của các hộ gia đình nhìn chung đã tăng 0,9%, chủ yếu là mua xe hơi.
Theo các chuyên gia, điểm yếu là lương nhân viên vẫn không tăng, khiến họ chi tiêu dè xẻn hơn. Nếu lương tăng, đó sẽ là một trong các chìa khóa thành công của chính sách kinh tế của ông Abe.
tags: Châu Á - Kinh tế - Lạm phát - Nhật Bản - Tài chính - Theo dòng thời sự
 
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131129-kinh-te-nhat-tren-duong-thoat-giam-phat

Thái Lan trước cơn sốt Áo Vàng...đe dọa chính quyền

Thái Lan trước cơn sốt Áo Vàng
Nhìn sang Thái Lan, nhật báo Le Figaro có bài viết : « Tại Bangkok, cơn sốt màu vàng đe dọa chính quyền ». Phe đối lập hứa hẹn sẽ lật đổ chính phủ do em gái của cựu Thủ tướng đang lưu vong Thaksin lãnh đạo.
Bài báo mở đầu bằng việc mô tả cảnh Suthep Thaugsuban, người đại diện cho đợt sóng Áo Vàng mới đang thách thức Thủ tướng Yingluck Shinawatha từ cuối tuần qua, đang xướng lên qua micro bài ca của hoàng gia, và hàng ngàn người biểu tình trước Bộ Tài chính cùng đồng thanh hát theo. Ông Thaugsuban hứa hẹn trong vòng ba ngày sẽ kết thúc chính phủ.
Nguyên nhân của « cơn sốt màu vàng » này là một dự thảo luật ân xá, có thể giúp cho nhà lãnh đạo lưu vong Thaksin quay lại Thái Lan. Phong trào phản kháng quy mô nhất từ cuộc khủng hoảng 2010 đến nay, đã tập hợp được trên 100.000 người hôm Chủ nhật. Đa số người biểu tình thuộc tầng lớp trung lưu ở Bangkok, số khác đến từ miền nam.
Theo Le Figaro, bóng ma của cuộc khủng hoảng đã làm 90 người chết năm 2010 hãy còn xa. Sự cứng rắn của Suthep làm những người ôn hòa e ngại, họ tích cực vận động trong hậu trường để tìm ra một lối thoát hòa bình. Những ngày sắp tới, người ta mới biết được chính quyền có thành công trong việc tái lập trật tự mà không đổ dầu vào lửa hay không vì nếu những người Áo Đỏ ủng hộ ông Thaksin ở nông thôn kéo về, thì tình hình sẽ lại bùng nổ.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131127-dien-bien-phu-va-mot-the-ky-thuc-dan-phap-o-dong-duong

Thứ sáu 29 Tháng Mười Một 2013

Thái Lan : Người biểu tình xâm nhập tổng hành dinh lục quân

Người biểu tình tràn vào sân bên trong tổng hành dinh lục quân Thái Lan, Bangkok, 29/11/2013
Người biểu tình tràn vào sân bên trong tổng hành dinh lục quân Thái Lan, Bangkok, 29/11/2013
REUTERS

RFI
Từ nhiều ngày qua, phe đối lập liên tục tổ chức các cuộc biểu tình đòi lật đổ chính phủ. Hôm nay, 29/11/2013, vào lúc 12 giờ, giờ địa phương, khoảng một ngàn người biểu tình đã tiến vào bên trong trụ sở tổng hành dinh lục quân ở thủ đô Bangkok. Đây là một bước tiến mới của phe đối lập, đòi quân đội ra tay can thiệp, lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.


Từ thủ đô Thái Lan, thông tín viên Arnaud Dubus phân tích :
« Phong trào chống chính phủ của Thủ tướng Yingluck tiếp tục chiến lược khiêu khích qua việc chiếm giữ các công sở, đặc biệt là trụ sở các bộ và cơ quan hành chính. Nhưng hôm nay, phong trào đã tiến thêm một bước mang tính biểu tượng với việc xâm nhập vào trụ sở tổng hành dinh lục quân.
Chiến lược này nhằm buộc chính phủ phải có đáp trả mạnh mẽ, thậm chí sử dụng bạo lực. Và điều này sẽ giúp gia tăng lực lượng chống đối, dẫn đến việc lật đổ chính phủ.
Thế nhưng, việc thâm nhập vào bên trong trụ sở tổng hành dinh lục quân cũng nhằm đưa ra một tín hiệu đối với quân đội. Thông điệp đó là tại sao quân đội không can thiệp trong lúc liên tục có các cuộc biểu tình đông đảo chống chính phủ ở Bangkok và tình hình trở nên hỗn loạn ở thủ đô Thái Lan ?
Cho đến lúc này, quân đội dường như khó xử và ít muốn ra tay can thiệp ».
tags: Biểu tình - Châu Á-Thái Bình Dương - Khủng hoảng - Thái Lan - Xã hội
 
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131129-thai-lan-nguoi-bieu-tinh-chong-chinh-phu-xam-nhap-tru-so-tong-hanh-dinh-luc-quan