donderdag 31 januari 2013

Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Quốc Quân

Thứ năm, 31/01/2013






Tin tức / Việt Nam

Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Quốc Quân

Nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân.
CỠ CHỮ - +
Việt Nam ngày 30/1 phóng thích và trục xuất nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, trong một hành động bất ngờ và hiếm thấy trước áp lực ngoại giao mạnh mẽ từ Hoa Kỳ.


Bên sứ quán nói ông Quân đã lên máy bay về rồi. Chuyện này họ kín lắm, ngay cả bên sứ quán cũng nói cứ để cho ông Quân lên máy bay ra khỏi Việt Nam rồi mới được loan tin...
Tiến sĩ Quân, đảng viên đảng Việt Tân ở hải ngoại, bị bắt từ tháng tư năm ngoái ngay khi về tới phi trường Tân Sơn Nhất với các tài liệu đấu tranh bất bạo động trong máy tính xách tay. Ông bị cáo buộc tội “khủng bố nhằm chống chính quyền” trước khi bị đổi thành tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự, sau 4 tháng tạm giam.

Trao đổi với chúng tôi tối ngày 30/1 từ Sài Gòn, luật sư của ông Quân, bà Nguyễn Thị Ánh Hương, cho biết:

“Bên sứ quán nói ông Quân đã lên máy bay về rồi. Chuyện này họ kín lắm, ngay cả bên sứ quán cũng nói cứ để cho ông Quân lên máy bay ra khỏi Việt Nam rồi mới được loan tin.”

Báo chí nhà nước Việt Nam nói ông Quân được trả tự do sau khi “nhận tội và xin khoan hồng”.

Tuy nhiên, bà Mai Hương, vợ Tiến sĩ Quân, cho biết qua cuộc điện đàm với ông Quân lúc ông quá cảnh Đài Bắc trên đường trở về Mỹ, ông Quân khẳng định không có chuyện “nhận tội” và “khoan hồng”.

Bà Mai Hương nói:

“Nếu có chuyện khoan hồng thì anh Quân đâu có bị giam tới 9 tháng cho tới giờ này. Anh Quân nói rằng không bao giờ có chuyện ‘nhận tội’. Ngay từ trong tù, anh chưa bao giờ nhận tội. Anh chỉ khai ra những gì có thật, những sự thật mà anh cần nói với công an và đồng bào ở Việt Nam.”

Nếu có chuyện khoan hồng thì anh Quân đâu có bị giam tới 9 tháng cho tới giờ này. Anh Quân nói rằng không bao giờ có chuyện ‘nhận tội’. Ngay từ trong tù, anh chưa bao giờ nhận tội...
Về chi tiết “nhận tội” trong vụ việc của Tiến sĩ Quân mà Việt Nam viện dẫn là lý do của quyết định phóng thích ông vốn được giữ bí mật đến phút chót, luật sư Ánh Hương cho rằng:

“Họ nói ông Quân ‘nhận tội’ nên trục xuất cho về. Mình có thể thấy là lần này ‘nhận tội’ cũng như các lần trước ‘nhận tội’ tại sao lần trước đưa ra tòa còn lần này không, thì mình thấy là có cái trong ngoặc kép.”

Vụ phóng thích ông Quân trái hẳn với các bản án tổng cộng lên tới 83 năm tù Việt Nam vừa dành cho nhóm 14 nhà hoạt động trẻ trong nước bị cáo buộc cùng tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” vì có liên quan đến đảng Việt Tân, một tổ chức chính trị có trụ sở ở Hoa Kỳ cổ xúy cho dân chủ tại Việt Nam bị Hà Nội gọi là “tổ chức khủng bố”.

Luật sư Ánh Hương cho rằng không nên có sự khác biệt này:

“Nếu ông Quân là người ở nước ngoài vi phạm những điều luật đó mà được phóng thích thì mong rằng những người dân Việt Nam trong nước có liên quan đến những điều luật đó được xem xét lại. Ông Quân là người có quốc tịch Mỹ nhưng cũng còn quốc tịch Việt Nam. Ông được ưu tiên, ưu ái, được trả tự do thì tôi mong là những người trong nước Việt Nam cũng sẽ được sự ưu ái đó.”

Phiên xử Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân dự kiến diễn ra ngày 22/1 đã bị hoãn vào phút chót vì lý do các nhân chứng không thể tham dự.

Nếu ông Quân là người ở nước ngoài vi phạm những điều luật đó mà được phóng thích thì mong rằng những người dân Việt Nam trong nước có liên quan đến những điều luật đó được xem xét lại...
Quan hệ Việt-Mỹ bị trở ngại vì thành tích nhân quyền của Việt Nam bị quốc tế lên án là đang xuống cấp trầm trọng với hàng loạt các bản án nặng nề lên tới mức 13 năm tù mà Hà Nội dành cho những nhà hoạt động cổ xúy nhân quyền trong thời gian gần đây.

Tiến sĩ Quân từng bị Việt Nam bắt và đưa ra tòa trong lần về nước năm 2007 vì cáo buộc tội “khủng bố”. Lần đó, ông được phóng thích và bị trục xuất sau bản án 6 tháng tù.

Cũng như lần trước, vụ bắt giam ông Quân lần này đã khiến giới hành pháp, lập pháp Hoa Kỳ lên tiếng mạnh mẽ phản đối. Trường hợp của ông đã được nêu lên nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Ngoại trưởng Hillary Clinton tới Việt Nam trong năm ngoái.


 
http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-phong-thich-nha-hoat-dong-nguyen-quoc-quan/1593759.html

Thứ năm 31 Tháng Giêng 2013

Hoa Kỳ “hài lòng” về việc chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Quốc Quân

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân (DR)
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân (DR)

Trọng Nghĩa
Được bất ngờ phóng thích và trục xuất ngay về Mỹ vào hôm qua, 30/01/2013, ông Nguyễn Quốc Quân, một công dân Mỹ gốc Việt bị Hà Nội buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền, đã về đến California. Sự kiện ông Quân được thả ra đã lập tức được chínhquyền Mỹ đánh giá là một “tin vui”.

Phát biểu nhân cuộc tiếp xúc thường kỳ với báo chí vào hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, bà Victoria Nuland xác định là đối với chính quyền Hoa Kỳ, “không có một ưu tiên nào cao hơn sự an toàn và an ninh của công dân Mỹ ở ngoại quốc”. Trên tinh thần đó, theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ, Hoa Kỳ cảm thấy “hài lòng về việc công dân Mỹ Richard Nguyễn được trả tự do”, và đấy là một “tin vui”.
Trước đó, phát biểu với hãng tin Pháp AFP, phát ngôn viên của đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, Christopher Hodges, đã cho biết là phía Mỹ cảm thấy “khích lệ” trước việc ông Nguyễn Quốc Quân được phóng thích.
Xin nhắc lại là vào hôm qua, trong một bản tin ngắn, Thông Tấn Xã Việt Nam loan báo quyết định trục xuất ông Nguyễn Quốc Quân, bị giam giữ từ ngày 17/4/2012 khi ông đáp máy bay về tới phi trường Tân Sơn Nhất.
Là một thành viên cao cấp trong đảng Việt Tân, trụ sở tại Hoa Kỳ, ông Quân thoạt đầu bị cáo buộc vào tội danh “khủng bố”, nhưng sau đó chuyển thành “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”. Đảng này luôn khẳng định lập trường đấu tranh ôn hòa cho dân chủ, nhưng theo chính quyền Việt Nam, đó là một tổ chức “khủng bố”.
Việt Nam từng loan báo sẽ mang ông Quân ra toà xét xử vào hạ tuần tháng giêng này, nhưng rốt cuộc phiên xử không diễn ra và ông bị cấp tốc trục xuất về Mỹ vào hôm qua.
Theo hãng tin Mỹ AP, việc trả tự do cho ông Nguyễn Quốc Quân được thực hiện sau khi có áp lực ngoại giao từ phía Mỹ. Sư kiện này đồng thời cho phép gỡ bỏ một cái gai cụ thể trong quan hệ giữa Hà Nội và Washington, trong bối cảnh cả hai nước đang cố gắng tăng cường quan hệ vì cùng chia sẻ mối quan ngại trước sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130131-hoa-ky-%E2%80%9Chai-long%E2%80%9D-ve-viec-chinh-quyen-viet-nam-tra-tu-do-cho-ong-nguyen-quoc-quan

'Asteroïde zal rakelings langs aarde scheren'


Foto: NASA

do 31 jan 2013, 14:13
|
lees voor


'Asteroïde zal rakelings langs aarde scheren'


DWINGELOO - Op vrijdag 15 februari zal een asteroïde rakelings langs de aarde scheren. Dat meldden sterrenwachters van Planetron Cinedome in Dwingeloo donderdag.

    Het stuk steengruis met de naam 2012 DA14 zal op 'slechts' 27.000 kilometer afstand van onze planeet voorbij suizen. Ter vergelijking: de maan bevindt zich veel verder weg, op 400.000 kilometer afstand.
    Wetenschappers hebben uitgerekend dat het gesteente met een doorsnede van zo'n 50 meter de aarde niet zal raken. Ook het International Space Station, dat in een baan op 400 kilometer hoogte om de aarde zweeft, loopt geen gevaar.
    „Met het blote oog zal er niets te zien zijn, maar met een telescoop wel”, aldus Albert Weishaupt van Planetron Cinedome. „Hoewel de kans op inslag nul is, vinden wij het toch een intrigerende gedachte dat het ding zo dichtbij komt.”
    Volgens Weishaupt zijn namelijk „de rapen gaar” als een dergelijke asteroïde de aarde wél zou raken. „Dan zouden de gevolgen niet te overzien zijn. Als de DA14 bij ons zou inslaan, zou niemand in Europa dat overleven.” En omdat stof en gruis vervolgens op zouden stijgen en in de atmosfeer zouden blijven hangen, zou het een heel stuk kouder worden op aarde.

    http://www.telegraaf.nl/binnenland/21260349/___Asteroide_scheert_langs_aarde___.html

    Seks niet zo heel goed voor de lijn

    do 31 jan 2013, 16:33


    Seks niet zo heel goed voor de lijn


    AMSTERDAM - Wie denkt dat een vrijpartij zorgt voor een strakker lijf, heeft het mis. Een man in actie verbruikt gemiddeld slechts 21 calorieën, in tegenstelling tot de eerder aangenomen 300.

      Foto: Getty Images
      Dat schrijft een groep wetenschappers donderdag in het tijdschrift The New England Journal of Medicine. De onderzoekers hebben verschillende mythen onderuit gehaald.
      Zo zou de bewering dat het overslaan van het ontbijt slecht zou zijn voor de lijn. Ook dit blijkt helemaal niet zeker. Volgens de paper is daar nog niet voldoende goed onderzoek naar gedaan.
      Een nog populairdere mythe is dat een man tijdens een vrijpartij tussen de 100 en 300 kilocalorieën zou verbranden. Niet waar, zeggen de wetenschappers. Een gemiddeld potje seks duurt zes minuten. Een man verbrandt daarin slechts 21 kcal.

      http://www.telegraaf.nl/vrouw/21260778/__Seks_niet_zo_heel_goed_voor_de_lijn__.html

      Những con vật tiên phong trong vũ trụ

      Thứ năm, 31/1/2013, 09:41 GMT+7
      Twitter
      Facebook

      Những con vật tiên phong trong vũ trụ


      Chó Laika là sinh vật sống đầu tiên bay vào không gian bằng phi thuyền của Liên Xô cũ, còn hai con khỉ nâu tên Sam giúp các nhà khoa học Mỹ thử nghiệm hệ thống thoát hiểm khi phóng tàu.
      > Tên lửa Iran đưa khỉ lên trời


      Chó Laika
      Chó Laika là sinh vật đầu tiên được đưa lên vũ trụ. Tàu Sputnik 2 của Liên Xô đưa nó lên quỹ đạo vào tháng 11/1957 để các nhà khoa học kiểm tra tác động của chuyến bay trong không gian đối với cơ thể sống. Do tàu Sputnik 2 không có khả năng chống cháy khi trở về trái đất nên các nhà khoa học biết trước Laika sẽ chết trong chuyến bay. Song trên thực tế nó chết sau khi tàu rời bệ phóng vài giờ. Ảnh: NASA.

      Sam, tên của một con khỉ rhesus
      Sam, tên của một con khỉ nâu Ấn Độ, bay lên vũ trụ vào ngày 4/12/1959 cùng phi thuyền Mercury của Mỹ để thử nghiệm hệ thống thoát hiểm khi phóng của tàu. Hệ thống thoát hiểm khi phóng là một tên lửa đẩy nhiên liệu rắn được gắn ngay phía trên của phi thuyền. Nếu vụ phóng bị hủy, tên lửa này sẽ khai hỏa trong vòng một giây để đưa phi thuyền ra khỏi tên lửa phóng. Sau đó phi thuyền sẽ đáp xuống bằng dù của nó. Ảnh: NASA.

      Một con khỉ nâu Ấn Độ khác, cũng được đặt tên là Sam, tham gia chuyến bay của tàu Mercury vào tháng 1/1960 để kiểm tra hệ thống thoát hiểm khi phóng. Ảnh: NASA.

      Tinh tinh Ham tham gia chuyến bay vòng quanh trái đất của phi thuyền Mỹ vào tháng 1/1961. Ảnh: NASA.

      Enos, tên một con tinh tinh khác, chuẩn bị bay lên vũ trụ cùng tàu Mỹ vào ngày 29/11/1961. Ảnh: NASA.

      Ngày 28/1/2013, giới chức Iran thông báo họ đưa thành công một con khỉ vào vũ trụ. Ảnh: Đài truyền hình quốc gia Iran.

      Minh Long

      Những thành phố cổ vĩ đại nhất trong lịch sử

      Thứ năm, 31/1/2013, 06:22 GMT+7
      Twitter
      Facebook

      Những thành phố cổ vĩ đại nhất trong lịch sử


      Nhiều thành phố từng đạt đến sự phát triển đỉnh cao từ kinh tế đến quân sự, văn hóa, nhưng nay chỉ còn lại dấu vết của thời kỳ hoàng kim do những biến động của lịch sử.


      Jericho, thành phố lớn nhất thế giới năm 7000 TCN
      Jericho, thành phố lớn nhất thế giới năm 7.000 trước Công nguyên. Nép mình giữa biển Chết và núi Nebo, thành phố Jericho có hệ thống thủy lợi tự nhiên từ sông Jordan, và một ốc đảo nổi tiếng nhất khu vực. Trong kinh Cựu ước, Jericho được ví là thành phố của những cây cọ. Những dòng suối nhỏ chảy trong thành phố khiến nó trở thành một nơi cư trú tuyệt vời cho người cổ đại. Các nhà khảo cổ đã khám phá nhiều hài cốt trong hơn 20 khu định cư ở đây, cổ nhất có niên đại khoảng 11.000 năm trước, tức năm 9.000 trước Công nguyên.

      Uruk, thành phố dẫn đầu thế giới năm 3.500 trước Công nguyên. Uruk là một thành phố nổi tiếng trong sử thi Gilgamesh. Do vị trí địa lý ở gần sông Euphrates, nên cư dân Uruk cổ đại có những vụ mùa bội thu, tạo điều kiện thúc đẩy giao thương cũng như đạt được bước tiến trong lĩnh vực chữ viết và thủ công mỹ nghệ. Thành phố, từng nằm ở Iraq hiện nay, bắt đầu lụi tàn vào những năm 2.000 trước Công nguyên do các cuộc xung đột trong khu vực.

      Mari, dẫn đầu thế giới năm 2.400 trước Công nguyên. Rami là thành phố thương mại sầm uất ở khu vực Lưỡng Hà, nó còn là trung tâm vận chuyển đá, gỗ, nông sản và đồ gốm trong toàn khu vực. Mari là quê hương đầu tiên của các vua Sumerite, sau đó là các vua Amorite.

      Babylon, thành phố số một thế giới năm 700 trước Công nguyên. Thành phố nổi tiếng này xây dựng khoảng 2.500 trước Công Nguyên và trở thành trung tâm lớn của nền văn minh Lưỡng Hà trong 500 năm sau, khi Hammurabi - vị vua đầu tiên của đế quốc Babylon tạo dựng nên thủ đô của ông. Thành phố Babylon bị người Assyria phá hủy thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, sau đó nó lại bị phá hủy vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên sau cái chết của Alexander đại đế.

      Carthage, thành phố có vị thế số 1 thế giới vòa khoảng năm 300 trước Công nguyên. Carthage duy trì vị thế thành phố vĩ đại nhất thế giới trong một thời gian ngắn trước khi trở thành tro tàn năm 146 trước Công nguyên bởi người Roman. Giống như các tiền đồn hay thành phố khác thời La Mã cổ đại, phế tích Carthage của Tunisia vùng Bắc Phi phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển để đạt đến sự thịnh vượng mà nó từng có.
      Ban đầu nơi đây chỉ là một thị trấn nhỏ xây dựng trên đống đổ nát tạo ra bởi các cuộc chiến tranh và khi trở về thuộc địa của người La Mã nơi đây thật sự huy hoàng nhất. Các công trình dân sinh như đường sá, cầu cống, hệ thống dẫn nước, các tòa nhà công cộng được xây dựng lên thì cả thị trấn nhỏ bé ấy phình to ra thành một thành phố lớn.

      Rome, giữ vị trí quán quân năm 200. Từ vị thế khiêm tốn của một ngôi làng nhỏ ở Italy 1.100 năm trước đó, bước sang thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên cho đến vài trăm năm sau, thành Rome trở thành thủ đô của Đế chế La Mã hùng mạnh nhất thế giới, và là trung tâm cai quản một miền đất rộng lớn kéo dài từ Bắc Âu qua Địa Trung Hải đến Ai Cập. Hai thế kỷ sau của đế quốc La Mã được coi là thời kỳ vững vàng và thịnh vượng nhất của lịch sử nhân loại từ trước đó tới lúc bấy giờ, ảnh hưởng của La Mã ăn sâu vào Tây Âu.

      Damascus
      Damascus là thủ đô của Syria. Nơi huyền diệu này đã được biết đến từ thời cổ đại, hiện là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới. Người ta tin rằng các khu định cư hiện nay đã có con người lần đầu tiên đến sinh sống cách đây 12.000 năm.

      Jerusalem
      Jerusalem. Đây là một trong những nơi có tầm quan trọng bậc nhất trên toàn thế giới, Jerusalem là thành phố quan trọng nhất đối với Kitô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Vẻ đẹp của thành phố là sự đa dạng của văn hóa và tôn giáo, đây cũng như được biết đến với lịch sử vô cùng phức tạp. Jerusalem còn là nơi tuyệt vời để khám phá, thành phố đã có 6.000 năm lịch sử.

      Athens là một thành phố lừng danh với những câu chuyện đầy bí ẩn về lịch sử, văn hóa nếu có kể trong nhiều đêm cũng khó mà hết được. Thành phố tuyệt vời này được hình thành từ 3.500 năm trước đây, nhưng có thể nó còn lâu đời hơn thế. Nơi ra đời của một mô hình dân chủ đầu tiên, văn minh và kiến trúc của hiện đại. Với nhiều người, Athens là nơi không thể không đến một lần trong đời.

      Theo Infonet

      woensdag 30 januari 2013

      Sản phụ Á Châu sang Los Angeles sinh con, kiếm quốc tịch Mỹ

      Sản phụ Á Châu sang Los Angeles sinh con, kiếm quốc tịch Mỹ Tuesday, January 29, 2013 4:20:46 PM
      LOS ANGELES - Cư dân hạt Los Angeles County khó chịu trước sự xuất hiện ngày càng nhiều nhà trọ dành cho sản phụ ở trong khu vực. Báo LA Times trích thuật báo cáo của cơ quan kế hoạch hóa gia đình Planning Department, rằng có đến 60 đơn khiếu nại riêng trong tháng qua.
      Cư dân hạt Los Angeles than phiền có nhiều nhà trong khu vực biến thành nhà trọ dành cho sản phụ, nơi phụ nữ Á Châu sang Mỹ sinh nở để con được là công dân Hoa Kỳ. (Hình: Mark Ralston/AFP/Getty Images)


      Số đơn khiếu nại đột ngột gia tăng từ 15 nội trong năm năm trước, tuồng như có liên quan đến bài tường thuật của truyền thông về một trường hợp ở Chino Hills vào đầu Tháng Mười Hai, khiến người ta lên tiếng mạnh dạn hơn.

      Các cơ sở này biến cải từ các kiểu nhà single-family home thuộc những vùng yên tĩnh, đặc biệt ở San Gabriel Valley. Ðịa điểm ở Chino Hills bị đóng cửa sau khi chủ các cơ sở này bị thành phố đứng đơn kiện vì đã bất hợp pháp biến căn nhà thành 17 phòng ngủ và 17 phòng tắm. Cư dân than phiền khi thấy có quá nhiều người ra vào.

      Ðiều tra còn cho thấy hầu hết 60 địa điểm bị than phiền ở Rowland Heights và Hacienda Heights, đều nằm trong khu vực không được xây cất làm nhà trọ.

      Kỹ nghệ du lịch sinh con nở rộ khi có nhiều phụ nữ Á Châu du lịch sang Mỹ trong khi đang mang thai. Họ tạm trú ở các nhà trọ trong nhiều tháng cho đến khi sinh nở, rồi trở về nguyên quán với đứa con là công dân Mỹ, trong khi chủ cơ sở thu được đến $20,000.

      Các cơ sở ở San Gabriel Valley tiếp nhận sản phụ từ Trung Quốc và Ðài Loan, trong khi các nhà trọ dành cho sản phụ tại Koreatown ở Los Angeles đón nhận phụ nữ từ Nam Hàn.

      Các chuyên gia cho biết, việc làm nói trên không vi phạm luật liên bang nhưng chính quyền địa phương vẫn bố ráp khi xét thấy có vi phạm về qui định xây cất hay mở nhà trọ trong khu vực không được phép. (TP)
      http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=161135&zoneid=1

      Nghịch lý của quả táo Apple

      Nghịch lý của quả táo Apple
      Cũng trong lĩnh vực kinh tế, các báo Pháp hôm nay chú ý nhiều đến quả táo Apple : « Apple không còn sức thuyết phục các thị trường chứng khoán », tựa của Le Figaro. Libération cụ thể hơn khi nói tới mối lo ngại của các nhà đầu tư là do « người thừa kế ông trùm tin học Steve Jobs thiếu tầm nhìn xa ».
      Trường hợp của tập đoàn Apple là một nghịch lý. Dù khối lượng hàng bán ra của tập đoàn điện tử nổi tiếng này phá kỷ lục trong quý 4/2012, nhưng cổ phiếu của Apple lại mất giá trên thị trường chứng khoán – mất giá đến 12 % trong vòng chưa đầy 24 tiếng đồng hồ- và rơi xuống mức thấp nhất kể từ một năm trở lại đây.
      Báo chí Hoa Kỳ thậm chí đặt câu hỏi « phép màu Apple có còn nữa hay không ? »
      Người kế thừa sự nghiệp của « ông phù thủy Steve Jobs » là Tim Cook nhấn mạnh với các cổ đông rằng số điện thoại iPhone và iPad bán ra trong quý 4/2012 theo thứ tự tăng 29 % và 49 % so với cùng thời kỳ một năm trước đó. Thử hỏi là trên thế giới có bao nhiêu tập đoàn thu vào hơn 13 tỷ đô la tiền lãi một năm như là trường hợp của Apple. Vậy mà nhãn hiệu quả táo và chủ tịch tổng giám đốc Tim Cook vẫn bị « tuột điểm » trong mắt các nhà đầu tư.
      Libération tự hỏi phải chăng « thời kỳ trăng mật giữa Apple với các thị trường chứng khoán đã đi qua ? » khi biết rằng từ mùa thu 2012 tới nay, cổ phiếu của Apple mất giảm 30 %.
      Thực tế cho thấy là các nhà đầu tư vẫn chờ đợi Apple tăng trưởng một cách « thần kỳ » nhưng đó là điều không tưởng. Bởi vì, với đà tăng trưởng như đã thực hiện được trong 5 năm vừa qua, chỉ đến năm 2018 Apple sẽ có doanh thu là 1000 tỷ đô la tức là tương đương với tổng sản phẩm nội địa của một nước như Úc. Hơn nữa, trong thế giới điện thoại smartphone thì Apple đang phải đối phó với đà vươn lên của tập đoàn Hàn Quốc Samsung. Năm ngoái Samsung đã soán ngôi của Apple trong lĩnh vực này, chiếm 31 % thị phần quốc tế (Apple là 20 %) !

      http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130125-40-nam-hiep-dinh-paris

      Hồng Kông: Gia tăng phong trào chống kiểm duyệt thông tin

      Thứ hai 28 Tháng Giêng 2013

      Hồng Kông: Gia tăng phong trào chống kiểm duyệt thông tin

      Biểu tình tại Hồng Kông, đòi chủ tịch đặc khu Lương Chấn Anh từ chức, 27/01/2013
      Biểu tình tại Hồng Kông, đòi chủ tịch đặc khu Lương Chấn Anh từ chức, 27/01/2013
      REUTERS/Bobby Yip

      Tú Anh
      Lực lượng phóng viên và báo chí Hồng Kông công bố một bản kiến nghị với 1800 chữ ký yêu cầu lãnh đạo Lương Chấn Anh rút lại một dự luật bị lên án là kiểm duyệt thông tin, cản trở tự do báo chí. Dự luật này cho thấy sự bối rối của Bắc Kinh, sau khi hàng loạt tài liệu liên quan chứng tỏ tài sản lên đến hàng tỷ đô la của thủ tướng Ôn Gia Bão và của tổng bí thư Tập Cận Bình bị tiết lộ.

      Phong trào đòi dân chủ và chống hạn chế tự do tại Hồng Kông mỗi ngày mỗi dồn dập, trong khi phía chính quyền cũng gia tăng các biện pháp ngăn chận thông tin. Chính quyền đặc khu hành chính, do Trung Quốc hậu thuẫn, đang chuẩn bị một dự luật gọi là « bảo mật thông tin » liên quan đến lãnh đạo các công ty, xí nghiệp. Cụ thể là các tổng giám đốc hay giám đốc có quyền nhờ pháp luật bảo vệ, không cho công chúng tìm kiếm địa chỉ, số thẻ căn cước hay số hộ chiếu.
      Những thông tin này, hiện nay không bị ngăn chận, đã cho phép phóng viên điều tra phát hiện một số nhân vật lãnh đạo Trung Quốc cũng như gia đình, thân nhân, bạn bè của họ nắm giữ bao nhiêu cổ phần, bao nhiêu tài sản trong các xí nghiệp liên doanh hay tư nhân.
      Kiến nghị phản đối với tựa đậm « Bí mật sinh ra tham nhũng » đồng loạt chiếm nguyên một trang báo của 5 nhật báo Hồng Kông. 1800 người gồm phóng viên, giáo sư và sinh viên các trường báo chí thục giục lãnh đạo chính quyền Lương Chấn Anh hủy bỏ kế hoạch « phản tiến bộ » ngăn cấm quyền thông tin và quyền được thông tin.
      Kế hoạch « bảo mật thông tin bảo vệ đời tư » lãnh đạo xí nghiệp gặp phản ứng mạnh trong giới nhà báo Hồng Kông và ngoại quốc. Hơn ai hết, giới phóng viên biết « lá bài tẩy » của kế hoạch này là để bảo vệ những người lãnh đạo Trung Quốc cất dấu tài sản lên đến hàng trăm triệu đô la và che mắt người dân Hoa lục, nơi mà tự do thông tin là một món hàng đắt giá có thể phải trả bằng tội danh âm mưu lật đổ chế độ.
      Trong năm 2012 vừa qua , trong bối cảnh đấu đá tranh giành quyền lực với vụ án bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người dân Trung Quốc được truyền thông Nhà nước tiết lộ các tội danh tham ô, lạm quyền của ngôi sao đang lên này. Thế nhưng, nhờ một số phóng viên chuyên nghiệp và kiên nhẫn, công luận được biết thêm hai nhân vật có tiếng « chống tham ô » là thủ tướng Ôn Gia Bão và phó chủ tịch Tập Cận Bình cũng không phải là « tay mơ » làm giàu bất chính, vi phạm ngay luật pháp của Trung Quốc.
      Tháng 6/2012, cơ quan truyền thông Bloomberg, dựa vào tài liệu chính thức, công khai, đã tổng kết và phổ biến một danh sách dài về công cuộc làm ăn hùn hạp của ông Tập Cận Bình, vài ngày trước khi ông được chỉ định lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc và chủ tịch nước tương lai. Tài sản của gia đình Tập Cận Bình được thẩm định lên đến 376 triệu đôla.
      Đến tháng 10/2012, nhật báo New York Times công bố một kết quả điều tra nóng bỏng, theo đó, gia đình ông Ôn Gia Bão đã kết tập được một tài sản khổng lồ 2,7 tỷ đô la sau gần 10 năm làm thủ tướng cũng nhờ vào đầu tư và đầu cơ .
      Phần đông những công ty phồn vinh của Trung Quốc đều niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại Hồng Kông hoặc có chân rết tại cửa ngõ được dùng làm nơi thu hút đầu tư quốc tế.
      Do vậy, ngoài vấn đề chà đạp nghiệp vụ báo chí, dự luật « bảo vệ đời tư » lãnh đạo xí nghiệp có thể gây tác hại cho sinh hoạt kinh tế, tài chính Hồng Kông. Câu lạc bộ phóng viên ngoại quốc tại Hồng Kông e rằng kế hoạch của Lương Chấn Anh rất xấu cho môi trường doanh nghiệp cần tính minh bạch.
      Nhà báo Ednid Tsui, chủ tịch Câu lạc bộ, nhận định, danh tiếng của trung tâm dịch vụ tài chính Hồng Kông không thể bị hy sinh cho một đạo luật đi ngược chiều tiến bộ.
      Song song với kiến nghị phản đối của giới phóng viên, giáo sư và sinh viên báo chí , Câu lạc bộ báo chí ngoại quốc sẽ gặp đại diện chính quyền Hồng Kông vào thứ Tư để gây sức ép.
      Từ đầu năm đến nay, xã hội công dân và đảng phái đối lập liên tục có động thái mạnh chống chính quyền bị xem là cánh tay nối dài của Bắc Kinh. Ngày 01/01/2013, hàng chục ngàn người xuống đường đòi ông Lương Chấn Anh từ chức. Một tuần sau, mặc dù chỉ chiếm thiểu số tại nghị viện, 27 dân biểu đối lập ký kiến nghị đòi truất phế chủ tịch đặc khu hành chánh.
      Phong trào dân chủ Hồng Kông, hồi năm ngoái, đã thành công buộc chính quyền phải rút lại một chương trình dạy « công dân » tại học đường mà thực chất là tuyên truyền một chiều cho đảng Cộng sản Trung Quốc.

       

      Lầu Năm Góc tăng quân số chống tin tặc

      Thứ hai 28 Tháng Giêng 2013

      Lầu Năm Góc tăng quân số chống tin tặc

      DR

      Tú Anh
      Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ tăng gấp năm lần lực lượng đặc trách an ninh bảo vệ hệ thống máy điện toán. Từ 900 hiện nay, con số nhân viên sẽ tăng lên 4.900 trong vòng ít năm tới để bổ sung cho « bộ chỉ huy internet » bảo đảm an ninh cho hệ thống điện toán của bộ Quốc phòng và các trung tâm điện lực trên toàn quốc.

      Theo bản tin ngày 28/01/2013 của Washington Post, nhiều viên chức Mỹ ở bộ Quốc phòng tiết lộ là « Bộ chỉ huy mạng điện toán » của Hoa Kỳ, với 900 nhân viên dân sự và quân sự hiện nay sẽ tăng lên 4.900 người vào những năm tới. Quyết định này được thông qua vào năm ngoái 2012 vì an ninh mạng bị tin tặc đe dọa ngày càng nghiêm trọng.
      Tháng 11 năm ngoái, bộ trưởng Leon Panetta thẩm định là cần phải tăng cường nhân sự và tài chính để bảo vệ an ninh cho mạng lưới vi tính của Mỹ mà ông cho rằng « cần phải đầu tư nhiều hơn và cần phải thật hoàn chỉnh » để đối phó với những thay đổi đang diễn ra.
      Nguy cơ của mối đe dọa này được nhật báo Mỹ lược thuật qua một số vụ tấn công gần đây của tin tặc. Vụ mới nhất là hơn 30.000 máy vi tính của một công ty dầu khí Nhà nước của Ả-Rập Xê-Út bị virus phá hỏng toàn bộ trữ liệu.

      http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130128-lau-nam-goc-tang-quan-so-chong-tin-tac

      Lào bị hút vào quỹ đạo của Trung Quốc như thế nào ?

      Thứ bảy 26 Tháng Giêng 2013

      Lào bị hút vào quỹ đạo của Trung Quốc như thế nào ?

      Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Lào Thongsing Thammavong tại Hội chợ Trung Quốc - ASEAN Expo (REUTERS)
      Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Lào Thongsing Thammavong tại Hội chợ Trung Quốc - ASEAN Expo (REUTERS)

      Lào, một trong những nước nghèo nhất Đông Nam Á, luôn luôn định hình đường lối của mình theo chiến lược của các láng giềng như Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan. Quốc gia chỉ 5,7 triệu dân này - một trong 5 chế độ cộng sản cuối cùng trên thế giới - thường cố gắng cân bằng ảnh hưởng của các nước kể trên để không ai chiếm quá ưu thế trên đất Lào.

      Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ảnh hưởng của Trung Quốc trên Lào đã tăng lên đáng kể, không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị. Arnaud Dubus, thông tín viên RFI tại Bangkok đặc trách khu vực Đông Nam Á mới đây đã viếng thăm Lào, và đã tìm hiểu mục tiêu thúc đẩy Trung Quốc lôi kéo nước Lào vào trong quỹ đạo của mình :
      Arnaud Dubus : Ai cũng biết là Trung Quốc muốn thiết lập mạng lưới giao thông đường bộ xuyên qua lãnh thổ Lào để bán sản phẩm Trung Quốc qua thị trường Thái Lan.
      Bắc Kinh do đó đã theo dõi chặt chẽ việc xây dựng các tuyến đường nối liền Lào với Thái Lan, và cũng sẽ tài trợ cho dự án đường sắt dài hơn 400 km nối liền Côn Minh, miền Tây nam Trung Quốc tới Vientiane. Dự án 7 tỷ đô la này cho phép mở cửa vùng tây nam Trung Quốc, thậm chí còn cho phép Trung Quốc vươn đến tận Ấn Độ Dương, nhờ một cây cầu nối liền Lào và Miến Điện vừa được xây dựng, hoặc thông qua lãnh thổ Thái Lan.
      Một mục tiêu khác của Trung Quốc là khai thác nguồn nguyên liệu từ Lào, nhất là chất potassium rất dồi dào ở Lào, và các tài nguyên khác như gỗ, đồng và các sản phẩm nông nghiệp. Một ví dụ cụ thể là trong khuôn khổ hợp đồng tài trợ cho tuyến đường sắt tại Lào, quốc gia Đông Nam Á này phải bán mỗi năm 5 triệu tấn potassium cho Trung Quốc.
      Nhưng tham vọng của Bắc Kinh ở Lào không chỉ về kinh tế. Trong bối cảnh một bàn cờ khu vực phức tạp trước sự can dự của Hoa Kỳ, Trung Quốc muốn làm lu mờ ảnh hưởng các nước khác như Thái Lan và Việt Nam tại Lào.
      Trong thực tế, Miến Điện đang có dấu hiệu rời khỏi quỹ đạo của Trung Quốc để xích lại gần phương Tây hơn. Bắc Kinh do vậy đã phản ứng vì sợ bị các quốc gia thân thiện với Hoa Kỳ bao vây.
      RFI : Trung Quốc đã làm như thế nào để tăng cường ảnh hưởng của họ tại Lào ?
      Arnaud Dubus : Bắc Kinh hành động một cách rất khéo léo. Họ trước hết đã lợi dụng cơ hội của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á vào năm 1997. Lào có đồng tiền quốc gia gắn chặt – dù một cách phi chính thức - với đồng baht của Thái Lan cho nên đã phải chịu tác hại dữ dội của khủng hoảng tại Thái Lan vào khi ấy. Đồng Kip của Lào bị mất giá trị rất nhanh chóng, buộc các lãnh đạo Lào phải cầu viện Trung Quốc, lúc đó ít bị khủng hoảng ảnh hưởng.
      Bắc Kinh đã đáp ứng tích cực, ký kết một loạt các thỏa thuận song phương với Vientiane trong lĩnh vực đầu tư và hợp tác kinh tế, tài chính. Trung Quốc đã cung cấp cho Lào nhiều khoản vay với lãi suất hạ. Chính sự hỗ trợ của Trung Quốc tại thời điểm hệ trọng đó đã đặt nền tảng của mối quan hệ mới giữa Bắc Kinh và Vientiane.
      Từ đó, Trung Quốc tiếp tục tăng cường quan hệ với giới lãnh đạo Lào một cách có hệ thống. Họ chú trọng xây dựng quan hệ với thế hệ mới của đảng Nhân dân Cách mạng Lào và với tầng lớp sĩ quan trẻ trong quân đội. Ngày càng có thêm các thanh niên Lào nhiều triển vọng được cử đi đào tạo tại các trường đại học và các học viện quân sự ở Trung Quốc.
      RFI : Ảnh hưởng ngày càng tăng đó của Trung Quốc phải chăng đã làm suy yếu vị thế của hai nước láng giềng Thái Lan và Việt Nam ?
      Arnaud Dubus : Vâng. Đó là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù hai bên có sự gần gũi về văn hóa và ngôn ngữ, Thái Lan không có ảnh hưởng chính trị ở Lào, đặc biệt là do thái độ của người Thái thường bị người Lào coi là “kẻ cả”. Chủ nghĩa dân tộc Lào phần lớn được xây dựng trên một tâm lý chống đối hoặc ít ra là phản kháng lại ảnh hưởng của Thái Lan.
      Còn đối với Việt Nam, vấn đề lại rất khác. Hà Nội vẫn giữ được ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ tại Lào nhờ mối quan hệ lâu dài giữa các lãnh đạo quan trọng trong Đảng Cách mạng Lào với các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Lào cũng rất năng động.
      Tuy nhiên, càng ít người thuộc thế hệ cũ trong giàn lãnh đạo nước Lào, thì ảnh hưởng chính trị của Hà Nội đối với Vientiane càng suy yếu đi. Đối với thế hệ lãnh đạo trẻ tại Lào - vốn không biết đến tình đoàn kết chặt chẽ với Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ - chính Trung Quốc mới là tương lai, chứ không phải là Việt Nam.
      RFI : Các lãnh đạo Lào nhìn nhận ra sao về sự nổi lên của Trung Quốc trên đất nước họ ?
      Arnaud Dubus : Họ rất thực tế. Họ thấy rằng một số nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan và Cam Bốt, cũng đều dựa vào kinh tế Trung Quốc. Do đó họ tự nhủ là tại sao Lào lại không làm như vậy ?
      Và như tôi vừa nói ở trên, nhiều người trong thế hệ các nhà lãnh đạo trẻ của Lào thường xuyên qua lại Trung Quốc, tham gia các khóa đào tạo do Bắc Kinh tổ chức và nhận hỗ trợ của Trung Quốc dưới nhiều hình thức. Họ ở trong tư thế người xin giúp đỡ, và Trung Quốc đã đáp ứng yêu cầu của họ.
      RFI: Việc ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng tại Lào có làm nẩy sinh điều gì phức tạp hay không ?
      Arnaud Dubus : Đã xuất hiện một số căng thẳng. Ví dụ như trong các dự án xây dựng lớn của Trung Quốc, toàn bộ lao động sử dụng đều là người Trung Quốc. Điều đó tất nhiên làm cho người dân Lào bất bình.
      Cũng trong khuôn khổ các đề án kinh tế đó của Trung Quốc, từ việc xây đập thủy điện, xây dựng các tòa nhà lớn hoặc các tuyến đường giao thông, rất nhiều nông dân Lào bị buộc phải bán đất của họ với giá thấp. Các nạn nhân đó ngày càng ít chấp nhận tình trạng bị bức hiếp và họ được các tổ chức phi chính phủ quốc tế hỗ trợ.
      Ngoài ra, Bắc Kinh đôi khi cũng có dấu hiệu lạm dụng tư thế kẻ mạnh. Chẳng hạn như là các điều kiện không mấy thuận lợi mà Trung Quốc buộc Lào phải chấp nhận trong việc tài trợ cho tuyến đường sắt Côn Minh - Vientiane, cho dù các chi tiết không được tiết lộ. Thoạt đầu, công ty xây dựng tuyến đường phải là một liên doanh giữa Trung Quốc và Lào. Thế nhưng hiện nay, đó là một công ty hoàn toàn của Lào. Việc khởi công xây dựng cũng đã bị trì hoãn vì những vấn đề tài trợ.

      http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130126-lao-bi-hut-vao-quy-dao-cua-trung-quoc-nhu-the-nao

      Cam Bốt, cơ nghiệp của Trung Quốc đang mở rộng

      Thứ ba 29 Tháng Giêng 2013

      Cam Bốt, cơ nghiệp của Trung Quốc đang mở rộng

      Một nhà máy may tại Phnom Penh.
      Một nhà máy may tại Phnom Penh.
      Gettyimages

      Anh Vũ
      Trên đây là tựa đề của bài phóng sự của nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay để nói về sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc đang được đẩy nhanh tốc độ ở Cam Bốt. Ở cái xứ sở nhỏ bé trong khu vực Đông Nam Á này, các công trình cầu cống, đập thủy điện, hải cảng, nhà xưởng đang mọc lên ngày càng nhiều, nhờ hàng tỷ đô la đầu tư do người Trung Quốc. Liệu đây có thể gọi đó là của Trời cho đất nước này, hay lại là một điềm xấu cho sự phát triển ?

      Tại Cam Bốt, đặc phái viên của tờ báo ghi nhận thấy sự hiện diện của người Trung Quốc rõ nét nhất là trong ngành dệt may. Trong đất nước 14 triệu dân này, ngành dệt may đang bảo đảm công ăn việc làm cho 300 nghìn người lao động chỉ tập trung xung quanh thủ đô Phnom Penh. Đây là lĩnh vực góp phần lớn vào tỷ trọng tăng trưởng 7% của Cam Bốt từ nhiều năm nay. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã nhận ra sự hấp dẫn của giá nhân công rẻ và điều kiện pháp lý dễ dàng để đổ tiền vào Cam Bốt và nhanh chóng chiếm lĩnh địa bàn. Theo ông Chea Mony, lãnh đạo một trong số hiếm hoi các công đoàn độc lập ở Cam Bốt, « người Trung Quốc quản lý hơn 80% các nhà máy dệt may » ở đây. Các công nhân làm việc cho chủ Trung Quốc được trả lương tốt, nhưng thường hay bị ngược đãi.
      Theo tác giả bài báo, ngành dệt may chỉ là một phần dễ nhận thấy nhất trong vô số các lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc. Ở Cam Bốt ngành công nghiệp chế biến gỗ, mỏ, nông nghiệp, xây dựng, năng lượng, đâu đâu cũng thấy người Trung Quốc có mặt. Sáu con đập thủy điện đang xây dựng ở đất nước này đều đang do các công ty Trung Quốc nắm. Còn các khu mỏ ở phía bắc, hầu hết cũng đều do các tập đoàn đến từ Trung Quốc khai thác. Thậm chí người ta còn thấy cả quân đội Trung Quốc canh giữ lối vào một khu khai thác mỏ. Trong khoảng thời gin từ 1994 đến 2012, các tập đoàn Trung Quốc đã đầu tư vào Cam Bốt khoảng 9,1 tỷ đô la. Các quan chức ở Phnom Penh thừa nhận đầu tư Trung Quốc là chủ chốt trong mọi lĩnh vực kinh tế của xứ Chùa tháp.
      Lúc này nhịp độ đầu tư của người Trung Quốc đang tiếp tục được tăng tốc mạnh trong những điều kiện thuận lợi được nước sở tại dành cho. Đầu năm nay, không thông qua đấu thầu, hai tập đoàn Trung Quốc đã ký một thỏa thuận liên doanh với trị giá 9,6 tỷ đô la Mỹ. Nguồn vốn khổng lồ này được dùng để xây dựng một nhà máy luyện thép, dự tính có sản lượng một triệu tấn năm, một tuyến đường sắt dài 400 km và một cảng mới để xuất khẩu thép.
      Theo Les Echos, tiền của Trung Quốc đổ vào trước mắt đã mang lại một nguồn lợi cho chính phủ trong khi mà nước này luôn trong tình trạng thu không đủ chi. Thu nhập 2 tỷ đô la một năm, nhưng ngân sách chi tiêu của Cam Bốt luôn ngấp nghé con số 3 tỷ.
      Ông Sok Chenda Sophea, tổng thư ký Hội đồng phát triển của Cam Bốt tóm tắt tình hình như sau : « Trung Quốc là nhà tài trợ vốn hàng đầu của chúng tôi. Trong một thời gian dài, Nhật Bản nắm vai trò này với khoản tiền cho vay hàng năm từ 120 đến 130 triệu Mỹ kim. Từ ba bốn năm trở lại đây Bắc Kinh đã vượt xa Tokyo với nguồn vốn cho vay lên từ 300 đến 350 triệu đô la. Vị quan chức này cũng thừa nhận « ở đây có những lý do chính trị ».
      Kinh tế và chính trị đan xen ?
      Les Echos ghi nhận đúng là cứ mải miết mở cửa đón nhận tiền của Trung Quốc, Cam Bốt bị nhiều nước láng giềng Đông Nam Á chỉ trích là đã bán linh hồn cho Bắc Kinh. Hội nghị thượng đỉnh các nước Asean vừa diễn ra tại Phnom Penh hồi mùa thu năm ngoái là một minh chứng. Ngay trước khi khai mạc hội nghị, thủ tướng Ôn Gia Bản đã rút hầu bao chi cho Cam Bốt. Kết quả là : Những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Bắc Kinh và một số nước thành viên Asean đã không được nước chủ nhà đưa vào chương trình nghị sự. Điều này đã tạo điều kiện cho Bắc Kinh xử lý riêng lẻ hồ sơ gai góc này với từng nước liên quan. Trong khi đó mục đích của Việt Nam hay Philippines, thì ngược lại, là phải siết chặt đoàn kết để có tiếng nói chung mạnh mẽ hơn với người láng giềng lớn Trung Quốc đang ngày càng gây nhiều phiền toái.
      Tham nhũng ?
      Ngoài khía cạnh chính trị trong việc đầu tư ồ ạt của Trung Quốc vào Cam Bốt, Les Echos đặt câu hỏi liệu có tham nhũng ? Theo tờ báo thì giả thuyết này đáng được đặt ra. Lấy thí dụ như một con đập thủy điện đã được giao cho người Trung Quốc làm mà không để cho một công ty của phương Tây có uy tín trong khu vực dù công ty này đã đề nghị trọn gói, bao gồm đào tạo nhân lực người Cam Bốt, các biện pháp bảo vệ môi trường và giải pháp tài chính. Theo tờ báo, việc lựa chọn đó của chính quyền chỉ có thể lý giải rằng đã có hối lộ. Một nhà quan sát nưới ngoài nhận xét về Cam Bốt, « tôi đã thấy tham nhũng ở nhiều nước, nhưng không đâu nhiều như ở đây ». Một nhà công nghiệp châu Âu, sau khi so sánh để chọn đầu tư giữa Cam Bốt và Lào đã chọn Lào dù địa điểm bất lợi hơn, lý do chỉ vì các đối tác Cam Bốt của ông đã gợi ý thô thiển đòi có các khoản tiền lót tay.
      Nếu các nhà đầu tư Trung Quốc được chính quyền và các đối tác Cam Bốt ưu ái thì một nhà kinh tế lại nghĩ khác, cho rằng người Trung Quốc không giúp Cam Bốt phát triển. Đất nước nhỏ bé này không sử dụng đòn bẩy đã từng giúp nhiều nước châu Á khác cất cánh, đó là đầu tư vào giáo dục.
      Les Echos kết luận, với đồng tiền dễ dàng đổ đến ùn ùn, Phnom Penh vẫn không kích thích được bao nhiêu tiến độ phát triển đất nước. Với Trung Quốc, công việc làm ăn có thể vẫn tiếp tục ».
      Trung Quốc phô trương sức mạnh quân đội
      Nhật báo Le Figaro trở lại việc Bắc Kinh vừa trang bị cho quân đội Trung Quốc loại máy bay mới Y-20, có khả năng vận tải và chuyển quân tác chiến ở xa qua bài viết « không quân Trung Quốc tăng cường sức mạnh ».
      Tờ báo nhận định, sau máy bay tàng hình, tiêm kích đời mới và máy bay không người lái, Bắc Kinh tiếp tục khẳng định thêm tham vọng trên bầu trời bằng việc tuyên truyền ầm ĩ việc khai trương chiếc máy bay vận tải quân sự đời mới Y -20 có tầm họat động 4400 km. Hình ảnh của chiếc Y-20 được loan tải rộng khắp trong ngày khai trương. Báo chí Trung Quốc thì hoan hỉ khẳng định rằng đây là « giai đoạn quyết định » trong quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Tờ báo Global Times bình luận, với loại máy bay mới này « khả năng điều quân tác chiến ở bên ngoài của quân đội Trung Quốc đã được tăng cao ». Theo một chuyên gia thì chương trình này đã được bắt đầu từ những năm 1990, giờ đây người ta thấy Trung quốc đã đạt được tiến bộ trong lĩnh vục vận tải quân sự chiến lược và đây là một ưu tiên trong kế hoạch phát triển công nghệ hiện đại hóa quân đội.
      Trước mắt, các chuyên gia quân sự nhận định, Trung Quốc muốn trang bị cho quân đội ít nhất một trăm chiếc máy bay loại này để có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ. Điều này đã được báo chí Trung Quốc bộc lộ khi lưu ý rằng loại máy bay vận tải Y-20 có thể bay một mạch tới đảo Guam của Mỹ hay Ai Cập hoặc thậm chí tới Angola nếu được tiếp liệu trên không.
      Le Figaro còn cho biết thêm sự phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc khi hôm 27/1 vừa qua, bộ Quốc phòng nước này khẳng định đã thử thành công loại tên lửa đánh chặn tên lửa. Tờ báo nhận định, không còn nghi ngờ gì nữa giữa lúc trong khu vực đang có nhiều căng thẳng, các nước láng giềng của Trung Quốc có thể nhận ra một thông điệp từ sự phô trương sức mạnh này của Bắc Kinh.
      Aung San Suu Kyi, sứ mệnh trung gian giữa người dân và chính quyền
      Báo Công giáo La Croix nhìn về Miến Điện với bài viết « ở Monywa người ta đang hy vọng nhiều vào Aung San Suu Kyi». Bài báo đề cập đến việc người dân phản đối khai thác mỏ đồng hợp tác với Trung Quốc ở Monywa bị chính uyền đàm áp mạnh tay hồi cuối tháng 11 năm ngoái.
      Hai ngày sau vụ đàn áp bằng vũ lực người biểu tình, nhà đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi đứng ra chủ trì một ủy ban để kết luận về tương lai khu mỏ đồng gây nhiều tranh cãi ở miền Tây bắc Miến Điện. Trước hết tháng này, bà phải nộp báo cáo lên Quốc hội, trong khi đó bà nghị sĩ, từng là nhà ly khai với chế độ, đang bắt đầu phải chịu những chỉ trích vì xu hướng ngày càng xích gần với chính quyền.
      Theo La Croix, người dân ở Monywa vẫn rất hy vọng nhiều ở bà, tuy nhà đối lập này không ít lần tỏ dấu hiệu cho thấy chưa chắc đã thỏa mãn được những đòi hỏi của dân chúng, đòi đóng cửa mỏ đồng gây ô nhiễm môi trường sống. Đây là dự án liên doanh giữa nhà đầu tư Trung Quốc với một công ty của quân đội Miến Điện, có số vốn lên tới khoảng một tỷ đô la Mỹ. Quyết định số phận của khu mỏ này là một việc làm nan giải trên khía cạnh kinh tế, đồng thời cũng rất tế nhị trong quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc.
      Ở Monywa, nhiều người cũng hiểu là việc Aung San Suu Kyi gần gũi hơn với chính quyền sẽ cản trở bà đưa ra những kết luận thỏa mãn hoàn toàn yêu sách của dân chúng. Họ cho biết nếu kết quả của Ủy ban không thuận thì người dân sẽ tiếp tục đấu tranh đến cùng thâm chí nếu phải bỏ mạng.
      Với chế độ thì việc bà Aung San Suu Kyi can dự vào vụ này là có lợi vì chỉ có bà mới có thể khiến người dân trong khu vực mỏ đồng khước từ yêu sách. Về phần mình, giải Nobel Hòa bình vẫn thường nói bà không sợ chính quyền biến mình thành công cụ, chừng nào việc làm của bà là phục vụ lợi ích dân tộc. Một thử thách mới đang chờ đợi bà Aung San Suu Kyi trong vụ mỏ đồng Monywa.
      Iran đưa thành công khỉ vào vũ trụ
      Phần cuối của mục điểm báo là thông tin được le Figaro đăng tải « Iran thông báo đã đưa được một con khỉ vào vũ trụ », đây là thành công đầu tiên trong lịch sử ngành nghiên cứu không gian của Iran trong lĩnh vực này. .
      Teheran khẳng định đã đưa thành công một con khỉ vào không gian và sẽ đưa con vật này trở lại trái đất an toàn. Thành công này của ngành vũ trụ Iran mang tính biểu tượng cao vì nước này có chương trình từ nay đến năm 2020 sẽ đưa được người vào không gian. Không chỉ có Iran mà các cường quốc trong lĩnh vực vũ trụ như Liên Xô trước đây hay Hoa Kỳ đều mở đầu cuộc « khẩn hoang » chinh phục không gian bằng biệc đưa một con vật vào vũ trụ. Vụ phóng tàu vũ trụ được tiến hành tuần trước và chỉ sau khi đưua được chú khỉ lên quỹ đạo không gian một cách an tòan thì báo chí Iran mới loan báo. Thí nghiệm này chưa thể chứng minh được nước này đã làm chủ các công nghệ cần tiền cho chương trình đưa người vào vũ trụ đầy tham vọng. Teheran mới đạt được độ cao 120 km cách Trái đất. Theo le Figaro, điều này chứng tỏ các trừng phạt của Liên hiệp quốc nhằm vào chương trình chế tạo tên lửa đạn đạo của Iran là không có hiệu quả.
      Trang nhất các báo Pháp
      Chủ đề được các báo Pháp ra hôm nay chú ý nhiều đó là diễn biến chiến dịch quân sự của Pháp tại Mali. Ngày hôm qua, quân đội Pháp cùng với quân đội Mali tiếp tục tiến về phía bắc giải phóng thành phố Tombouctou. Nhiều tờ báo ghi nhận đây là chiến thắng nhưng Le Figaro cảnh báo đội quân hồi giáo cực đoan vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Một đề tài chiếm trang nhất các báo Pháp là kinh tế. Vẫn nhật báo Le Figaro, tờ báo chạy tựa lớn bằng câu hỏi : Phải chăng nước Pháp đang phá sản ? Câu hỏi đưa ra từ ý phát biểu của bộ trưởng Bộ Lao động Michel Sapin về tình hình kinh tế Pháp hiện nay khi ông nói Pháp sắp phá sản. Đánh giá của ông bộ trưởng đã dấy lên nhiều phản ứng lo ngại trong dư luận. Theo Le Figaro, thì về mặt kỹ thuật thì Pháp chưa đến mức mất khả năng chi trả hay vỡ nợ nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy là kinh tế Pháp đang chuẩn bị rơi vào điểm báo động.
      Một chủ đề khác gây không ít tranh cãi và chia rẽ trong xã hội Pháp trong những ngày qua đó là vấn đề hôn nhân đồng tính cũng được các báo dành quan tâm đặc biệt, nhân việc ngày hôm nay (29/1) Quốc hội bắt đầu thảo luận dự luật « Hôn nhân cho mọi người ». Báo Công giáo La Croix, tất nhiên với quan điểm phản đối dự luật, đã đưa ra cảnh báo sự phân hóa đối kháng trong xã hội và phe đối lập sẽ đấu tranh quyết liệt để đưa ra trưng cầu dân ý vấn đề này.
      Trong khi đó, Libération đưa lên trang nhất cuộc tranh luận cấm sử dụng thuốc tránh thai, một thời từng được đánh giá như là công cụ tuyệt vời góp phần giải phóng phụ nữ. Lý do là, những tác dụng phụ nguy hiểm lên sức khỏe của một số loại thuốc này, mới được phát hiện trong thời gian qua, gây lo ngại cho người sử dụng.

      http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130129-cam-bot-co-nghiep-cua-trung-quoc-dang-mo-rong

      Trục quân sự Bắc Kinh-Phnom Penh: Thêm một mối lo cho Thái Lan và Việt Nam

      Thứ ba 29 Tháng Giêng 2013

      Trục quân sự Bắc Kinh-Phnom Penh: Thêm một mối lo cho Thái Lan và Việt Nam

      Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cam Bốt Moeung Samphan (phải) và Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Thích Kiến Quốc (trái) tại trụ sở Bộ Quốc phòng Cam Bốt, 23/01/2013.
      Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cam Bốt Moeung Samphan (phải) và Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Thích Kiến Quốc (trái) tại trụ sở Bộ Quốc phòng Cam Bốt, 23/01/2013.
      REUTERS/Samrang Pring

      Trọng Nghĩa
      Trong một buổi lễ kín đáo tại Phnom Penh ngày 23/01/2013, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Cam Bốt Moeung Samphan và Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Thích Kiến Quốc (Qi Jianguo), đã ký kết một thỏa thuân về hợp tác quân sự song phương. Bắc Kinh sẽ tài trợ cả trăm triệu đô la cho Phnom Penh để mua vũ khí của Trung Quốc, đồng thời tiếp tục công tác huấn luyện cho quân đội Cam Bốt. Theo giới phân tích, sự tăng cường đáng kể hợp tác quân sự Bắc Kinh-Phnom Penh chắc chắn sẽ làm cho hai láng giềng lớn của Cam Bốt là Thái Lan và Việt Nam lo ngại.

      Trong khuôn khổ thỏa thuận vừa ký, như vậy là Cam Bốt sẽ có tiền để mua ngay 12 chiếc phi cơ trực thăng loại Zhi-9 do Trung Quốc chế tạo, một hỗ trợ đáng kể cho Quân đội Hoàng gia Cam Bốt. Đây không phải là lần đầu tiên mà Bắc Kinh đóng vai người cung cấp trang thiết bị quân sự cho chính quyền Hun Sen. Vào năm 2010 chẳng hạn, Trung Quốc đã cung cấp cho quân đội Cam Bốt 250 chiếc xe jeep và xe vận tải.
      Lẽ dĩ nhiên, Bắc Kinh không phải là nước duy nhất có hợp tác quân sự với Phnom Penh, nhưng trong bối cảnh Cam Bốt càng lúc càng biểu lộ thái độ thần phục Trung Quốc, việc hai nước này tăng cường hợp tác quân sự không khỏi gây quan ngại nơi hai láng giềng là Thái Lan và Việt Nam - từng có vấn đề với Cam Bốt trong thời gian qua.
      Quốc gia trước mắt lo ngại nhất có lẽ là Thái Lan. Nhật báo Bangkok Post, trong số ra ngày hôm qua, 28/01/2013, đã không ngần ngại thẩm định : Buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác quân sự Trung Quốc-Cam Bốt hồi tuần trước, tuy được tổ chức đơn giản, nhưng chắc chắn sẽ gây xáo trộn trong khu vực.
      Sỏ dĩ Bangkok lo ngại, đó là vì trong những năm gần đây, tranh chấp với Phnom Penh về đền Preah Vihear ở vùng biên giới giữa hai nước đã nổ bùng thành xung đột võ trang, gây tổn thất nhân mạng nơi cả hai phía. Trong bối cảnh tranh chấp này chưa được giải quyết, mọi yếu tố có thể giúp quân đội Cam Bốt tăng cường thực lực đều trở thành một mối hiểm nguy cho Thái Lan.
      Mối lo của Thái Lan lại càng lớn hơn khi cũng vào tuần trước, các quan chức của ngành đường sắt Trung Quốc cũng đã ký một thỏa thuận thiết kế, tài trợ và xây dựng một tuyến đường sắt dài 404 km, chạy từ đền Preah Vihear đến Koh Kong, một tỉnh đảo Cam Bốt không xa bờ biển Thái Lan.
      Tuyến đường sắt này chạy song song với gần như với toàn bộ đường biên giới Thái Lan – Cam Bốt, do đó sẽ là một lợi thế chiến lược rất lớn, cho phép Phnom Penh dễ dàng chuyển quân nếu chẳng may xung đột bùng nổ giữa hai nước.
      Còn đối với Việt Nam, thái độ thân Trung Quốc của Cam Bốt, phá hoại lập trường thống nhất của ASEAN trên hồ sơ tranh chấp Biển Đông, thể hiện trong suốt năm 2012 vừa qua, đã cho thấy là Phnom Penh sẵn sàng vì lợi ích riêng của mình mà quên đi quyền lợi chung của toàn khối, kể cả của nước bạn đã từng giúp Cam Bốt thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer đỏ.
      Mặt khác, trong lãnh vực quân sự, chắc chắn Việt Nam chưa quên thời kỳ Trung Quốc chi viện ồ ạt cho lực lượng Khmer Đỏ để tấn công vào sườn phía Nam của Việt Nam. Vào thời đó, rõ ràng là hợp tác quân sự Trung Quốc-Cam Bốt rất chặt chẽ. Câu hỏi đặt ra là liệu lịch sử có tái diễn hay không ?

      http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130129-truc-hop-tac-quan-su-bac-kinh-phnom-penh-them-mot-moi-lo-cho-thai-lan-va-viet-nam

      Quân đội Trung Quốc bị tham nhũng đe dọa nghiêm trọng

      Thứ ba 29 Tháng Giêng 2013

      Quân đội Trung Quốc bị tham nhũng đe dọa nghiêm trọng

      Các đại biểu Quân đội tham dự đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, chờ vào dự buổi khai mạc, Bắc Kinh, 08/11/2012.
      Các đại biểu Quân đội tham dự đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, chờ vào dự buổi khai mạc, Bắc Kinh, 08/11/2012.
      REUTERS/David Gray

      Tú Anh
      Trong cuộc hội thảo tại Đài Bắc ngày 29/01/2013, nhiều chuyên gia quốc tế nhận định quân đội Trung Quốc đang phải đương đầu với nạn tham ô nghiêm trọng, do thiếu cơ chế giám sát và ngăn chận hối lộ. Mức độ tham nhũng được xếp vào hạng “rủi ro cao” theo chỉ số mới của Minh bạch quốc tế.

      Quân đội Trung Quốc nhiều lần nhìn nhận đang bị tệ nạn tham nhũng lũng đoạn và họ đã đưa ra nhiều biện pháp để ngăn chận phần nào mối lo ngại này. Trên đây là tuyên bố của ông Mark Pyman, điều hành Tổ chức Chương trình Quốc phòng và An ninh (Defense and Security Programme) tại Đài Bắc vào hôm nay 29/01/2013. Tuy nhiên, ông nhận định các biện pháp chống tham nhũng của chính quyền không mang lại hiệu quả, vì thứ nhất do quân đội không thi hành và thứ hai là ban lãnh đạo chính trị không có cơ chế giám sát và ngăn ngừa.
      Vào tháng 11 năm ngoái, tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết xem bài trừ tham ô là ưu tiên số một trong nhiệm kỳ của ông.
      Tuy nhiên, giáo sư Kevin Yeh, một chuyên gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế Transparency international, thuộc cơ sở Đài Loan, không tin lời hứa này của lãnh đạo Hoa lục có thể được thực hiện. Một là vì quân đội Trung Quốc là một “guồng máy khép kín” và quân đội có quyền lực mạnh hơn chính phủ. Tệ hơn nữa là vì các tướng lãnh Trung Quốc không chấp nhận để cho một cơ quan độc lập chống tham nhũng giám sát, thanh tra nội bộ quân đội.
      Hệ quả tất yếu là đang được thấy rõ là quân đội thành lập hàng ngàn công ty doanh nghiệp lao vào hoạt động kiếm tiền.
      Theo AFP, việc Minh bạch Quốc tế tổ chức cuộc hội thảo tại Đài Bắc vào ngày hôm nay là để công bố một chỉ số mới về “rủi ro” do nạn tham ô trong lãnh vực quốc phòng. Trong số 82 quốc gia được xếp hạng, Úc và Đức đứng đầu về tính trong sạch. Mỹ, Anh, Hàn Quốc thuộc hạng “ít rủi ro” trong khi Pháp, Ý, Tây Ban Nha được xem là “rủi ro vừa phải”. Trung Quốc và Nga đứng trong danh sách “rủi ro cao”. Các quốc gia châu Phi kể cả Ai Cập và Angola đứng cuối bảng.

      http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130129-quan-doi-trung-quoc-bi-nan-tham-nhung-de-doa-nghiem-trong

      Hạ viện Mỹ ủng hộ Manila trong vụ kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế về Biển Đông

      Thứ ba 29 Tháng Giêng 2013

      Hạ viện Mỹ ủng hộ Manila trong vụ kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế về Biển Đông

      Ngoại trưởng Philippines Albert F. del Rosario (trái) trao đổi với dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, Washington DC, 15/01/2013.
      Ngoại trưởng Philippines Albert F. del Rosario (trái) trao đổi với dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, Washington DC, 15/01/2013.
      DR

      Trọng Nghĩa
      Một phái đoàn Hạ viện Hoa Kỳ ghé thăm Manila vào hôm nay, 29 tháng Giêng 2013, đã bày tỏ lập trường ủng hộ quyết định của chính phủ Philippines đưa hồ sơ tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc trước cơ quan trọng tài Liên Hiệp Quốc. Quan điểm hậu thuẫn kể trên đã được các dân biểu Mỹ biểu thị nhân cuộc tiếp xúc với Ngoại trưởng Albert del Rosario cùng với các quan chức cao cấp Philippines.

      Theo Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Carlos Sorreta, được hãng tin GMA trích dẫn, phái đoàn Mỹ gồm 5 người do dân biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện dẫn đầu, đã « bày tỏ quan điểm hoàn toàn ủng hộ » các nỗ lực của Manila nhằm « giải quyết tình hình (tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ngoài Biển Đông) một cách hòa bình và phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. »
      Phát biểu với báo giới sau cuộc tiếp xúc tại Bộ Ngoại giao Philippines giữa phái đoàn Mỹ và các quan chức Philippines do Ngoại trưởng Albert del Rosario dẫn đầu, ông Sorreta cho biết thêm là hai bên đã thảo luận một cách chi tiết về hành động của Philippines và phía Mỹ « rất quan tâm đến giá trị các lập luận của Philippines… (và) tỏ ý hết sức ủng hộ ».
      Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Mỹ cũng gián tiếp xác nhận quan điểm ủng hộ Philippines, khi cho rằng Trung Quốc nên chấp nhận đề nghị của Philippines cùng nhau ra trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc để ngăn ngừa nguy cơ tranh chấp lãnh thổ dai dẳng giữa hai bên bùng lên thành xung đột.
      Phát biểu với hãng tin Mỹ AP sau cuộc gặp với phía Ngoại trưởng Albert del Rosario, ông Ed Royce xác định trở lại là Washington không bênh bên nào trong cuộc tranh chấp biển đảo trong khu vực, nhưng Hoa Kỳ ủng hộ một giải pháp ngoại giao được quốc tế công nhận. Theo ông : « Tốt nhất là Trung Quốc nên tham gia vào tiến trình (tranh tụng) để chúng ta có thể tiến bước trong khuôn khổ luật pháp quốc tế ».
      Như vậy, có thể nói là quyết định kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên Hiệp Quốc của Philippines đã nhận được một hậu thuẫn quốc tế đầu tiên và có trọng lượng. Sau Philippines, phái đoàn cao cấp của Hạ viện Mỹ sẽ tiếp tục vòng công du qua Trung Quốc vào ngày mai. Tại Bắc Kinh, chắc chắc vấn đề Biển Đông sẽ lại được nêu lên trở lại.

      http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130129-ha-vien-my-ung-ho-manila-trong-vu-kien-trung-quoc-truoc-toa-an-quoc-te-ve-viec-trung