woensdag 30 november 2011

Tìm hiểu về mùi hương giúp bạn chọn đúng nước hoa

November 29, 2011

Triệu Phong

Một số mùi hương mang bạn về một khoảnh khắc nào đó trong quá khứ, làm thay đổi cảm xúc của bạn. Hãy tìm hiểu xem mũi bạn nhận biết gì về mùi hương.

Một cái mũi điện tử eNose được hiệu chỉnh theo trục khứu giác đi từ mùi dễ chịu (như hoa hồng) đến khó chịu (mùi con chồn hôi). Ðiều này cho phép eNose chọn được mùi mà con người cảm thấy sảng khoái. (Hình: Genia Brodsky/Wikipedia)

Có bao giờ bạn tự nhủ tại sao một mùi củi đốt lò sưởi lại mang bạn trở về với hình ảnh một buổi trại hè thuở xa xưa? Nói đúng ra tất cả đều được ghi nhớ trong óc bạn. Mùi hương được điều giải trong đầu bạn, ở vị trí gần vỏ não, nơi cảm xúc và ký ức phát ra. “Kết quả là có một sự giao thoa giữa các vùng này,” theo giải thích của William Horgan, tổng giám đốc nhóm nghiên cứu Human Pheronome Sciences.
Quân đội Mỹ khi chế tạo trái bom phát ra mùi hôi, họ cố tìm kiếm nơi những mùi thối mục. Các chuyên gia nói rằng hầu hết các mùi dễ chịu lẫn khó chịu ta kinh nghiệm thấy không ăn sâu vào não bộ. “Hai người có thể ngửi cùng một mùi hương một cách khác nhau vì mùi hương làm khơi dậy cảm xúc,” nhà chuyên nghiên cứu về mùi hương Amy Cuadra nói, “Trong thế giới mùi hương, khái niệm này được gọi là ‘dấu ấn.’”
Mẹ bạn thèm ăn cà-rem khi mang thai có thể hình thành nơi bạn sự thích mùi ngọt. Tuy vẫn còn trong bào thai, một thai nhi có thể phát triển một ái lực về một mùi vị nào đó, đồng cảm theo với khẩu vị của người mẹ tương lai, theo nghiên cứu của Phân Khoa Y Khoa thuộc trường Ðại Học Colorado. Một em bé mới sinh được hai tuần có thể phân biệt được sữa mẹ với sữa của người đàn bà khác bằng khứu giác.
Thoạt đầu, mùi hương được dùng để khỏa lấp “mùi người.” Ngày nay nhờ tắm gội thường xuyên (hy vọng là thế), phụ nữ có khuynh hướng dùng nước hoa để tăng thêm mùi của họ hơn là để che giấu. Các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự liên hệ giữa mùi chúng ta thích với mùi tự nhiên của chúng ta.
Theo các nhà chuyên môn, cũng như các loài động vật có vú khác, chúng ta đánh hơi được người bạn đời của chúng ta, tiếp thu được dữ kiện nơi hệ miễn nhiễm của họ qua mùi hương. (Và trong thế giới tiềm thức của lứa đôi, sự khác biệt của hệ miễn nhiễm nhằm cho hậu duệ lành mạnh hơn). Qua thử nghiệm ngửi áo thun có mùi mồ hôi, phụ nữ thích mùi áo của đàn ông có hệ miễn nhiễm khác với của chính họ. Nếu bạn còn trù trừ về quan hệ lứa đôi của mình, ngửi mùi áo quần mặc rồi có thể giúp bạn quyết định được dứt khoát.
Các nhà làm nước hoa thêm vào trong sản phẩm của họ những pheromone tổng hợp để tăng cảm xúc về mùi hương. Pheromone là chất tiết ra từ cơ thể gây quyến rũ nơi người hay vật khác phái. Mặc dù không mùi, các hóa chất này có thể giúp khơi dậy một vài cảm xúc tích cực nào đó. Kết hợp với nước hoa, cả hai tác động song hành làm cho bạn hưng phấn thêm, đồng thời có thể gây ảnh hưởng nơi kẻ khác về bạn. Ông Horgan nói: “Khi một pheromone tạo được một cảm xúc, cái mùi hương đó đồng thời sẽ lưu giữ trong ký ức bạn cùng với cảm xúc ấy.”
Có thể bạn chưa có được một bằng cấp nào đó về khoa thần kinh, nhưng nay bạn đã hiểu được mùi hương hoạt động như thế nào rồi, và vấn đề là tìm ra được cái mùi hợp với mình.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=140854&z=269

Bác sĩ của Michael Jackson lãnh 4 năm tù tội ngộ sát

November 29, 2011 `
LOS ANGELES (AP) -Bác Sĩ Conrad Murray bị kết tội ngộ sát vì cho Michael Jackson sử dụng thuốc với liều lượng quá độ, hôm Thứ Ba 29 tháng 11 đã bị tòa lên án tới mức tối đa là 4 năm tù ở.

Conrad Murray, bác sĩ riêng của ca sĩ Michael Jackson. (Hình: AP/Kevork Djansezian)

Chánh án Michael Pastor phê phán Murray luôn luôn dối trá và không tỏ ra hối lỗi về hành động của mình trong khi chữa trị cho Michael Jackson. Ông cho rằng việc sử dụng propofol là “vi phạm quy định y khoa.” Propofol là thuốc gây mê chỉ dùng ở bệnh viện chứ không dùng làm thuốc ngủ như Murray đã cho Jackson hàng đêm trong thời gian chuẩn bị cho chương trình biểu diễn sau một thời gian vắng mặt trên sân khấu.
Trước khi tuyên án luật sư bào chữa Ed Chernoff một lần nữa tố cáo Michael Jackson như ông và biện hộ đoàn đã nhiều lần nói đến trong phiên tòa kéo dài 6 tuần lễ, cho rằng Jackson là người đòi hỏi những chất thuốc ma túy.
Các công tố viên muốn Murray phải bồi thường cho ba đứa con của Michael Jackson: Prince, Paris và Blanket. Tuy nhiên Murray có có khả năng trả tiền ấy kể cả chi phí $1.8 triệu cho tang lễ. Ông ta đã nợ nần chồng chất và bằng lòng bỏ việc để về làm bác sĩ riêng cho Michael Jackson với tiền lương $150,000 mỗi tháng nhưng người ca sĩ nổi tiếng này chết trước khi Murray được lãnh đồng tiền nào. Công tố viên cho rằng Murray không có trách nhiệm của một bác sĩ y khoa mà hành động như một người làm công, tìm cách chiều theo ý muốn của con bệnh.
Gia đình Michael Jackson bao gồm bà mẹ và người em gái Rebbie Jackson, có mặt trong phiên tòa, bày tỏ sự hài lòng với bản án, Họ nói với chánh án Pastor rằng không muốn trả thù nhưng muốn vị bác sĩ đã giết Michael Jackson phải chịu một hình phạt nặng và cũng để làm gương cho những y sĩ thời cơ khác.
Theo sự thay đổi trong luật lệ của California hiện nay, Murray sẽ bị giam trong nhà tù county chứ không phải nhà tù tiểu bang. Nhưng với tình trạng nhà tù quá đông đúc, bản án 4 năm có thể chỉ rút lại còn khoảng gần phân nửa thời gian bị tù. (HC)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=140882&z=1

Chiến lược mới của Việt Nam trong vấn đề biển Ðông

November 29, 2011

Hà Tường Cát/Người Việt (chuyển ngữ)

LTS: Hồi đầu Tháng Mười Một, Giáo Sư Carlyle Thayer, thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, một chuyên gia về Việt Nam, đã có mặt tại Hà Nội tham dự Hội Thảo Quốc Tế Về Biển Ðông kỳ 3. Dưới đây là toàn văn bài trả lời phỏng vấn của ông, do Thayer Consultancy gởi đến nhật báo Người Việt, liên quan đến chính sách của Việt Nam liên quan đến biển Ðông.

Câu hỏi 1: Ông có thể nói là vấn đề biển Ðông đã được quốc tế hóa một cách rộng rãi tại Hội Nghị Thượng Ðỉnh Ðông Á không? Tác động sẽ như thế nào?

Giáo Sư Ðặng Ðình Quý (phải), giám đốc Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, nói chuyện với Giáo Sư Carlyle A. Thayer trước buổi khai mạc Hội Thảo Quốc Tế về Biển Ðông kỳ 3 tại Hà Nội ngày 4 Tháng Mười Một. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)

Trả lời: Khi chủ tịch ASEAN, Tổng Thống Susilo Bambang Yudhoyono, bế mạc Hội Nghị Thượng Ðỉnh Ðông Á (EAS), ông đã tóm lược tiến trình và ghi nhận là an ninh hàng hải là một đề tài phù hợp đúng lúc với chương trình nghị sự. Trong số 18 thành viên tham dự hội nghị, 16 quốc gia nêu lên vấn đề như vậy. Trung Quốc là một trong số 16 nước ấy nhưng lập luận rằng EAS không phải là nơi để thảo luận việc này.
EAS tuy nhiên không đề ra hành động gì nhưng rõ ràng là Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh quan điểm khăng khăng của họ cho rằng chỉ cần thảo luận song phương, trong khi sự đồng thuận toàn khu vực là vấn đề an ninh hàng hải trên biển Ðông nhiều tranh chấp này có một tầm liên quan rộng rãi.
Vấn đề biển Ðông sẽ được đặt ra trong ba cuộc họp riêng biệt sắp tới.
Thứ nhất các nước hội viên ASEAN và Trung Quốc sẽ thảo luận những ưu tiên trong chỉ hướng đã đồng ý hồi Tháng Bảy để thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Ðông” (DOC, ký kết năm 2002). Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc họp của một nhóm công tác trong năm tới.
Thứ hai, cuộc họp các giới chức cao cấp (SOM) của Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) đã đồng ý về những điều liên quan đến nhóm Chuyên viên Công tác Hỗn hợp An ninh Hàng hải do Australia và Malaysia đồng chủ trì. Vấn đề là hội nghị ADMM+ kỳ tới được ấn định vào năm 2013. Hồi Tháng Mười cuộc họp các giới chức cao cấp của ADMM+ đồng ý sẽ gặp nhau hai năm một lần nhưng sẽ chỉ bắt đầu sau hội nghị năm 2013. Còn công việc của nhóm chuyên viên công tác hàng hải có thể phúc trình trong thời gian chuyển tiếp cho các giới chức cao cấp của ADMM+.
Thứ ba, những vấn đề an ninh hàng hải có thể đặt ra ở Diễn đàn Khu vực ASEAN hàng năm và cuộc gặp gỡ của nhóm an ninh hàng hải giữa hai kỳ họp. Nhưng tất cả những nhóm này đều không có quyền lực hành động.
Câu hỏi 2: Trung Quốc có vẻ ở trong thế thụ động, với những lời tuyên bố cho qua chuyện của Thủ Tướng Ôn Gia Bảo. Ông giải thích động thái này như thế nào? Ðó chỉ là một sự lùi bước chiến thuật hay là thật sự Trung Quốc đang xem xét lại chiến lược của họ vì hầu như tất cả mọi nước đều chống Bắc Kinh?
Trả lời: Bắc Kinh đã nhìn thấy nỗ lực hơn 14 năm cổ vũ “quan niệm an ninh mới” Trung Quốc và tình hình an ninh đa phương đã bị thoái bộ nặng nề vì những phản ứng trong khu vực đối với sự khẳng định chủ quyền trên biển Ðông của họ trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2011. Dường như hầu hết những biến cố trên biển Ðông đều do những cơ quan dân sự cạnh tranh nhau, có trách nhiệm ở nhiều cấp độ trong chính quyền trung ương hay địa phương và các công ty dầu khí Trung Quốc. Khi Trung Quốc nhận thức được hậu quả tác hại họ đã nhanh chóng làm nhẹ tình thế bằng cách ký với các thành viên ASEAN bản chỉ hướng thực hiện DOC. Trung Quốc cũng đã tiếp tại Bắc Kinh Tổng Thống Aquino của Philippines và tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Trung Quốc tìm cách đáp ứng một cách mềm mỏng vì những hành động của họ đã đẩy các nước khu vực tìm đến sự bảo đảm của Hoa Kỳ và đưa các cường quốc trong vùng - Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Ấn Ðộ - bày tỏ phản ứng cứng rắn hơn.
Có một mối quan ngại là khi đại hội lần thứ 18 của đảng Cộng Sản Trung Quốc gần tới, đồng thời có sự chuyển quyền ở cấp lãnh đạo, chủ nghĩa siêu dân tộc Trung Hoa có thể vượt thận trọng ngoại giao và một lần nữa gây những căng thẳng trên biển Ðông. Trung Quốc chưa từ bỏ các lập luận “quyền lịch sử” và “chủ quyền không thể chối bỏ” của họ trên 80% vùng lãnh hải trên biển Ðông. Khi chủ nghĩa siêu quốc gia kết hợp với sự phát triển sức mạnh quân sự và những vấn đề dễ xúc cảm về sự toàn vẹn lãnh thổ thì sẽ tạo ra tình trạng bất ổn cho an ninh khu vực.
Câu hỏi 3: Ông giải thích thế nào về thành công của Hoa Kỳ và Tổng Thống Barack Obama lần này? Thành quả ấy có thể tồn tại lâu dài không?
Trả lời: Tổng Thống Obama đã tạo lập được một số thành công. Chính quyền ông đã ký Hiệp Ðịnh Hữu Nghị và Hợp Tác với ASEAN và bổ nhiệm một đại diện thường trực ở văn phòng bí thư ASEAN. Ngoại Trưởng Hillary Clinton đáp ứng lo ngại của những nước ASEAN trên đất liền bằng cách đề ra sáng kiến về hạ lưu vực sông Cửu Long. Bà Clinton thường xuyên đến thăm vùng này và đã tham dự tất cả các hội diễn đàn khu vực Á Châu (ARF). Hoa Kỳ tìm cách được nhận làm thành viên EAS (Hội Nghị Cấp Cao Ðông Á, gồm 16 thành viên) và Tổng Thống Obama đã tham dự ba hội nghị giữa các nhà lãnh đạo với ASEAN.
Hoa Kỳ có vẻ đã giải quyết được bài toán hóc búa Myanmar bằng cách đưa Ngoại Trưởng Clinton đến đánh giá những điểm tích cực trong cải cách chính trị gần đây ở nước này. Ðiều ấy có nghĩa là Hoa Kỳ không còn lạc lõng với những thành viên ASEAN đã công nhận chính quyền Myanmar là hợp pháp. Tình trạng Myanmar đã đi trật hướng khi Tổng Thống Bush dự tính tổ chức cuộc họp với các nhà lãnh đạo ASEAN lần thứ nhì tại trang trại của ông ở Crawford, Texas. Khi Hoa Kỳ cho biết không muốn sự hiện diện của Myanmar, ASEAN từ chối tham dự.
Tổng Thống Obama đã đưa ra bảo đảm là Hoa Kỳ sẽ tái lập sự can dự vào khu vực. Ngân sách quốc phòng cho khu vực Á Châu-Thái Bình Dương sẽ được tách rời khỏi những cắt giảm quốc phòng. Hoa Kỳ cũng tiến hành những bước khác như đặt căn cứ chiến hạm tác chiến duyên hải ở Singapore và khởi sự đưa thủy quân lục chiến đến căn cứ huấn luyện gần Darwin, Bắc Australia.
Quan trọng nhất là Tổng Thống Obama đã xác nhận vai trò trung tâm của ASEAN và nhấn mạnh là Hoa Kỳ muốn can dự cùng với Trung Quốc. Về biển Ðông, ông không quá nhấn mạnh đến bàn tay can thiệp của Mỹ và nói rằng Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong việc tranh chấp lãnh thổ. Nhưng ông tán thành việc không sử dụng vũ lực và đồng thời đe dọa dùng vũ lực. Hoa Kỳ tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), kể cả tự do an toàn hàng hải và hàng không. Tất cả mọi quốc gia phải tùy thuộc vào những điều kiện tiên quyết này cho sự lưu thông ổn định và chuyển vận an toàn hàng hóa xuất nhập cảng.
Câu hỏi 4: Việt Nam có thể rút ra được điều gì từ kết quả này?
Trả lời: Việt Nam đã học được rằng chiến lược ba mũi của họ (1) tranh đấu và hợp tác với các cường quốc (2) thủ vai trò xoay quanh giữa Bắc Kinh và Washington (3) chính sách đối ngoại đa phương, có hiệu quả trong sự vận dụng những trợ lực bên ngoài cho việc đối phó với Trung Quốc. Việt Nam cũng đã hiểu được rằng sẽ được lợi ích tốt nhất bằng cách để Philippines có một thái độ trong các vấn đề biển Ðông.
Trong việc tranh đấu và hợp tác, Việt Nam biết cách đương đầu với Trung Quốc và đồng thời tìm sự hợp tác để tránh làm cho biển Ðông chế ngự quan hệ song hương. Ðương đầu với Trung Quốc bao gồm xây dựng một lực lượng hải quân và không quân khiêm tốn đủ cho chiến lược chống/ngăn chặn xâm nhập của mình. Trong vai trò xoay quanh, Việt Nam có thể vận dụng đến những lợi ích của Trung Quốc và Hoa Kỳ để thủ lợi. Không gì có đủ khả năng để ép Việt Nam đứng về một phía. Và đường lối đa phương giúp Việt Nam lôi kéo thêm được những cường quốc khác: Nhật Bản, Australia, Nam Hàn, Pháp và Anh.
Việt Nam cũng đã hiểu được sự chia rẽ của ASEAN. Cambodia và Myanmar rõ ràng là không bao giờ nói đến an ninh hàng hải hay những vấn đề về biển Ðông trong các diễn đàn đa quốc. Một số nước ASEAN khác muốn Việt Nam và Philippines đi vào chuồng cọp một mình đừng lôi kéo theo họ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Ðiều ấy có nghĩa là bất cứ một quy tắc ứng xử nào giữa các nước thành viên ASEAN với Trung Quốc sẽ đều không có hiệu quả. Thực tế, áp lực của Trung Quốc đã ngăn cản ASEAN đạt tới một lập trường chung. Ðây là một tình trạng đáng buồn khi ASEAN đang tiến tới sự xác nhận là một cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Câu hỏi 5: Việt Nam có thể làm gì để được lợi trong chiều hướng này?
Trả lời: Biển Ðông căn bản là một vấn đề giữa Trung Quốc và những nước tranh chấp chủ quyền ở Ðông Nam Á. Nhưng Việt Nam và Philippines đứng ra hàng đầu trong sự đối phó với Trung Quốc trong khi Malaysia và Brunei tìm cách tránh can dự trực tiếp. Việt Nam cần dành nhiều năng lực để duyệt xét đường lối của các thành viên ASEAN với Trung Quốc. Việt Nam nên thúc đẩy tiến tới một quy tắc ứng xử về lãnh vực hàng hải trong vùng Ðông Nam Á.
Cách tiếp cận ấy nhằm tạo ổn định cho tổ chức ASEAN bằng cách đưa ra nhiều vấn đề hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế kể cả UNCLOS. Thái Lan và Cambodia chưa giải quyết được những đòi hỏi về tài nguyên của họ trong vịnh Thái Lan. Thực tế Thái Lan đã rút khỏi một thỏa thuận sơ bộ trước đây khi đụng độ xảy ra ở biên giới đất liền. Indonesia chưa giải quyết được ranh giới biển với các nước láng giềng. Cả Philippines và Việt Nam đều lấn lên nhau trong đòi hỏi chủ quyền ở biển Ðông, một số những sự kiện này do hai bên phóng đại ranh giới chuẩn.
Tóm lại, an ninh trong lãnh vực lưu thông hàng hải ở Ðông Nam Á - không chỉ trên biển Ðông - nên coi như không có sự phân biệt. Tất cả các nước ASEAN có thể bàn bạc giải quyết tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế. Một quy tắc úng xử cho lãnh vực hàng hải trong vùng Ðông Nam Á có thể bao gồm một nghị định thư để cho các cường quốc bên ngoài chấp nhận những điều khoản. Cách tiếp cận như thế sẽ giúp cho sự đoàn kết và cấu kết của ASEAN cùng khả năng đương đầu với Trung Quốc.
Câu hỏi 6: Với những lời tuyên bố của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng về quần đảo Hoàng Sa. Ông có thể cho một phân tích? Ðó có phải là động tác táo bạo không? Tại sao vào lúc này? Nó có là sự thay đổi thái độ của Việt Nam về các vấn đề biển Ðông? Lời Nguyễn Tấn Dũng là những tuyên bố công khai hiếm thấy của một giới lãnh đạo Việt Nam trong vấn đề này, đặc biệt là ông ta vừa từ hội nghị EAS trở về.
Trả lời: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tái xác định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa được coi là lần đầu tiên một giới chức chính phủ đã công khai nhìn nhận là những đảo bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1974. Thủ Tướng Dũng trả lời một loạt những chất vấn về chủ quyền lãnh thổ của các đại biểu ở Quốc Hội. Những đại biểu phản ánh quan tâm rộng rãi của công chúng đối với sự xác định chủ quyền của Trung Quốc trên biển Ðông và có cả ngụ ý về nghi vấn là chính phủ có hay không làm đủ để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ðiều quan trọng đáng kể là Thủ Tướng Dũng đã nêu lên rằng chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam đã phản đối hành động của Trung Quốc năm 1974 khi mà quần đảo Hoàng Sa lúc ấy thuộc Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam vẫn còn chia cắt thành hai miền Nam Bắc.
Thủ Tướng Dũng cũng đã thận trọng nhấn mạnh rằng Việt Nam muốn giải quyết vấn đề một cách hòa bình và kêu gọi Trung Quốc đàm phán, Trung Quốc đã nhiều lần từ chối việc này. Thủ Tướng Dũng đi theo một con đường hợp lý. Ông ta không nói điều gì chưa từng đặt ra trong những cuộc thảo luận riêng của những nhà thương thuyết Việt Nam trước đây, nhưng khi nói chuyện công khai trước khán giả truyền hình trực tiếp toàn quốc ông gây ra rủi ro khiêu khích Trung Quốc có phản ứng.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=140867&z=1

Vua Vọng Cổ Hài Văn Hường

27 Tháng Mười Một 2011   
DR
Nguyễn Phương
Có lẽ vì sân khấu cải lương thường diễn những vở tuồng Tàu và tuồng lịch sử, nhân vật trong tuồng có vai Vua, Hoàng Đế, Hoàng Hậu, nên các ký giả kịch trường và khán giả ái mộ có thói quen khi thấy nghệ sĩ nào có tài ca hay, diễn giỏi mà họ cho là giỏi bực nhứt trong nghề thì họ tặng cho nghệ sĩ đó những mỹ danh có kèm chức vị Vua hay Hoàng Hậu trước cái tên chính của người nghệ sĩ đó.
Vì vậy sân khấu cải lương có Vua Vọng Cổ Út Trà Ôn, Hoàng Đế Dĩa Nhựa Tấn Tài, Vua Xàng Xê Minh Chí, Hoàng Hậu Sân Khấu Thanh Nga, Nữ Vương Sầu Mộng Út Bạch Lan, Vua Vọng Cổ Hài Văn Hường….
Nghệ sĩ Văn Hường tự giới thiệu về mình:
"Tôi là một nông dân, một nghệ sĩ rất là nông dân, nông dân ở xã nghèo, xã Long Thạnh Mỹ. Tôi mới bèn xuống dưới Saigon ở. Đó, lúc đó thì khổ sở lắm. Đó…mới là đi học ca, mà học ca là toàn anh em dìu dắt mình học, đó chẳng hạn, rồi lúc tôi ca được thì lúc đó tôi gặp anh Văn Vĩ, anh Năm Cơ, rồi gặp nhiều anh nghệ sĩ lớn tuổi mà rất là thương yêu nghệ sĩ Văn Hường, đó…thương mới bèn đưa đi đây đi đó, đám giỗ, đám cưới gì tôi ca hết, đó…lúc đó thì ca tốt rồi đó, cái bà Lệ Liễu mới mời tôi về ở giải trí trường Lệ Liễu ca, lúc đó là quán Lệ Liễu ở giải trí trường… Đó , rồi được anh em thương, rồi bà con đều thương, đó lúc đó thì có anh Viễn Châu cũng vô đó chơi, nhậu nhẹt rồi ca hát, lúc đó anh Viễn Châu thấy Văn Hường ca được quá, mới bèn mời về hợp tác với hãng dĩa, với cái bài đầu tiên của tôi ca, đó là cái bài Đêm Tân Hôn của soạn giả Viễn Châu viết.
Rồi cái lần hồi ảnh viết qua cái bài Tư Ếch đi Saigon, Vợ tôi nói tiếng Tây, Pháp Sư giải nghệ… nhiều bài lắm, bây giờ kể không hết được… Lần hồi cái rồi anh Bảy Cao cũng về đó hát…, đó anh Bảy Cao đoàn Hoa Sen, gặp Văn Hường, cũng vô ngồi nhậu nhẹt, rồi nói chuyện, đờn chơi, mới mời tôi hợp tác với đoàn Hoa Sen… Hát được mấy năm trời, kế Kim Chung thấy tôi hát được quá, bèn mời tôi hợp tác với đoàn Kim Chung. Lúc đó thì ký giao kèo hơi lớn đó… hà hà…rồi từ từ hát… đâu 9, 10 năm, mười một năm… A ký hợp đồng với Kim Chung Hát mười mấy năm…"
Thông thường, nghệ sĩ tự giới thiệu mình thì ít khi có mạch lạc và chi tiết.
Vua Vọng Cổ Hài Văn Hường tên thật là Nguyễn Văn Hường, sanh năm 1934 tại xã Long Thạnh Mỹ, huyện Thủ Đức. Cha mẹ là nông dân, có mười mấy người con mà Văn Hường là người con thứ sáu nên bạn bè gọi anh là anh Sáu Văn Hường.
Trước năm 1975, tôi sáng tác nhiều bài ca cải lương hài hước cho Văn Hường ca thu dĩa cho hãng Capitol, tôi hỏi do đâu mà anh luyện được giọng ca đưa hơi ự ự hài hước độc đáo đó. Văn Hường cho biết là vì anh nghe danh ca Tám Thưa ca rất hay nhờ cái giọng đưa hơi ợ ợ của ảnh, nhờ đó Văn Hường nảy ra sáng kiến, chế cái tiếng ự ự thay cho cái tiếng ợ ợ, cái tiếng ự ự ăn khách dữ lắm.
Nghệ sĩ Văn Hường trả lời đơn giản như vậy, vì nếp sống và cách suy nghĩ của Văn Hường rất đơn giản. Văn Hường không nghĩ là nếu gặp một bài ca vọng cổ có nội dung lịch sử như bài ca ca ngợi chiến thắng Đống Đa hay Trần Hưng Đạo Bình Nguyên hay một bài ca tình yêu như Lan và Điệp hay bài Đồi Thông Hai Mộ, Văn Hường có ự ự hay cách mấy thì thính giả cũng không cười được, mà nếu thính giả cười thì là cười Văn Hường làm hư nội dung bài ca. Ví dụ Văn Hường đã ca bài Đời là gì, thính giả chỉ mỉm cười vì nội dung trách hờn đời, chớ thính giả không cười rộ lên khi nghe anh ca những bài hài hước khác.
Muốn có một bài ca vọng cổ hài hước làm cho thính giả cười lên được, phải có một sự kết hợp chặt chẽ giữa người viết bài ca, nội dung bài ca diễu, người ca sĩ có chất giọng và kỹ thuật ca diễu kết hợp với dàn đờn đờn ăn ý với người ca. Cái lối ca dùng tiếng ự ự thay cho tiếng ơ ơ chỉ là một kỹ thuật ca góp một phần nhỏ vào cách chọc cười thính giả.
Khi khởi nghiệp cầm ca, nghệ sĩ Văn Hường được cái may mắn là gặp được soạn giả kiêm nhạc sĩ Viễn Châu. Anh Viễn Châu khám phá giọng ca lạ của Văn Hường nên viết nhiều bài ca hài để khai thác giọng ca hiếm có với nội dung viết về những trái khoáy trong xã hội từ chuyện sợ vợ, chuyện mê gái, chuyện mê tín dị đoan, đến nạn tứ đổ tường, những chuyện bình dị trong đời thường.
Lối viết khéo léo của Viễn Châu và các tác giả chuyên viết vọng cổ hài cộng với lối ca duyên dáng dễ thương của nghệ sĩ Văn Hường đã đánh trúng tâm lý của người nghe. Trong các buổi tiệc đám cưới , đám giỗ, các buổi đờn ca tài tử, người ta bắt chước Văn Hường ca : "Một vợ thì nằm giường lèo, hai vợ thì nằm chèo queo, ba vợ thì xuống chuồng heo mà nằm…." ( bài Năm con vợ), hoặc "Uống chi cho đã rồi lủi vô bụi cây cho chó ăn chè…"( bài tâm sự Ba xi đế ).
Sau bài vọng cổ vui đầu tiên Đêm tân hôn, Văn Hường được soạn giả Viễn Châu sáng tác cho rất nhiều bài vọng cổ hài hước như Tư Ếch đi chợ Saigon, Tư Ếch đại chiến Văn Hường, Tư Ếch coi cải lương, Tư Ếch coi hội chợ, Vợ tui tui sợ, Vợ tui nói tiếng Tây, Tôi mê tài xỉu, Văn Hường thua số đuôi, Pháp sư giải nghệ, Chó mực đầu cáo, Lá sớ Táo Quân…

DR
Văn Hường ca Vợ tui tui sợ của soạn giả Viễn Châu:
"Hỡi những bậc nam tử tu mi, hỡi các đấng trượng phu từ thanh niên râu chí mấy cụ già lão nhược, hãy đứng lên chung lưng đấu cật mà cùng nhau sợ vợ cho vui cửa….
Vọng cổ câu 1 … Vui nhà…Bà con lối xóm họ điệu thì họ kêu là mình thương vợ, còn họ ghét thì gọi là thờ bà…nhưng ở đời mà, hơi sức đâu bận tâm tới miệng lằn lưỡi mối, ăn no cái rồi bươi móc chuyện của người ta hoài vậy hà… Sách có câu Trị Quốc Tề Gia, phu phụ thuận hòa thì gia đạo mới yên, tơ hồng nguyệt lão se duyên, kẻ được vợ hiền còn người rinh con vợ dữ…ư…ư…
Câu 2… : Nói không phải khoe với anh Ba, chớ tôi dám chắc nội cái xóm Nancy nầy không có tay nào sợ vợ cho bằng Văn Hường sợ vợ hết á… nhưng cái sợ của tôi là cái sợ có sách có vở. Mà cái sợ vợ cao cấp, cái sợ vợ có nghệ thuật à…chứ đâu phải thứ sợ vợ tay mơ của mấy cha lục đục thường tài… vì hồi ban sơ mới lấy nhau, tôi nhè lỡ sợ nên tới ngày nay tôi tiếp tục sợ hoài…. Vậy bà con lối xóm họ đâu có thông cảm, họ xậm xì xậm xịt, họ nói là hiếu phụ nha nha… sợ vợ như là sợ…sợ…sợ…ối, nhưng mà anh Ba ôi, tôi gẫm lại thì vợ mình mình sợ, phải hông É chớ mình đâu có điên dại gì mình lại sợ vợ của người ta…
Câu 5 : Nhỏ cũng sợ mà già cũng sợ… Sách có câu sợ vợ mới nên! Tại tôi muốn ăn ở cho đúng sách Thánh hiền, chớ thân bảy thước, ai sợ gì phụ nữ…Ủa , lạm gì mà ngó tôi rồi anh cười chúm chím, làm tôi quê quáa É Anh nhớ lại mấy lần đến thăm tôi, anh đều thấy tôi mặt mày sưng húp, mắt bầm đen và lỗ mũi ăn trầu…Ạ, đó là tại con vợ tôi nó nựng tôi hơi nặng tay, nên tôi mới bể đầu… thì đâu có sao…chết chóc gì anh Ba… Sách có câu, đèn nhà ai nấy sáng, thương nhau lắm mới đánh nhau đau, lổ đầu gẫm chẳng có sao, băng keo dán lại, lấy dầu xức vô, máu ra một lát nó khô, chớ còn cãi lại thì ô hô sanh buồn.
Câu 6 : Đọ…Anh Ba thấy hông… từ vua chúa đến thứ dân, tứ khố rách áo ôm cho tới tai to mặt lớn, từ quê tới tỉnh, từ ruộng rẫy tới thị thiền, ai ai cũng sợ vợ ráo trơn ráo trọi hết, bởi vì cái vụ sợ vợ là cái sự dĩ nhiên mà anh Ba…xấu hổ gì chuyện đó … Đàn bà là sếp gia đình, Nam tử tụi mình phải rắc rắc tuân theo, Sợ nào bằng sợ vợ làm reo, nổi giận nó dám bỏ chèo queo một mình. Sách Nhị Thiên Đường có câu : Phu xướng phụ tùy, dạy một cách khác nữa là chồng phải quỳ ( oui ) khi vợ gọi, anh Ba ôi, nên hư số hệ nơi trời, vợ mình mình sợ, ai cười mặc ai.
Sau 200 bài vọng cổ hài của Viễn Châu sáng tác cho Văn Hường, có rất nhiều vọng cổ hài của các tác giả khác viết khai thác giọng ca hài của Văn Hường như bài Thằng Lãnh bán heo của soạn giả Quy Sắc – hãng dĩa Hồng Hoa, bài Văn Hường đau khổ, Văn Hường ba con vợ của soạn giả Văn Giai hãng dĩa Quê Hương, bài Già Đa dạy lái Honda, Văn Hường trúng số hụt, Ông Thần ve chai, Văn Hường làm thầy bói, Văn Hường đi Suzuki, Chàng Rễ độc đắc, Ông Táo cảilLương của hai soạn giả Yên Sơn và Nguyễn Phương hãng dĩa Capitol, bài Anh hùng náo quán bia hơi của Hoàng Việt hãng dĩa Việt Hải… đưa danh tiếng của Văn Hường đến tột đỉnh của nghệ thuật ca hài hước lúc bấy giờ.
Viết vọng cổ thật ra không khó, nhưng muốn viết hay, có tính văn học lại là chuyện khác. Người viết biết giữ đúng lề lối, đúng khung nhạc, đúng chữ đờn cuối khung và văn chưong có vần điệu là có thể sáng tác vọng cổ, nhưng viết một bài vọng cổ hài thì tác giả phải có cái nhìn sự việc độc đáo và phải biết sử dụng ngôn ngữ hài. "Nhìn sự việc độc đáo" là nhìn ra khía cạnh nào có thể châm biếm được, chọc cười người nghe, khám phá ra những hủ tục cần đả phá và phải dùng lời châm biếm nhẹ nhàng, gây cười khiến cho người nghe dù là kẻ bị châm biếm cũng phải cười mà không phật lòng, người bình thường thì tán thành lối châm biếm đó như là họ đã nhờ tác giả nói thay cho họ vậy.
Trước danh ca hài Văn Hường, có nhiều nghệ sĩ ca hài hước vọng cổ như Hề Lập ca trong tuồng Lý Chơn Tâm cưỡi củi, hề Tư Xe trong vai Lôi Nhược ca trong tuồng San Hậu, danh ca Tám Bằng ca bài vọng cổ Thầy bói nói mò, danh ca Hồng Châu ca hài bài vọng cổ Cọp cọp, Bonjour thầy Ba…các nghệ sĩ đó dùng cách ca cà lăm để tạo tiếng cười, nhưng khi đến Văn Hường thì anh biết sáng tạo, khai thác thêm giọng ca và cách ca cho phù hợp với nội dung bài vọng cổ hài, với làn hơi độc đáo, anh sử dụng cách luyến láy, nhấn nhá, kéo dài phụ âm " R ", hoặc lên giọng thật cao, ca "sét" ở những chữ mang dấu sắc, dấu hỏi, đặc biệt câu vô với chữ "Ự…Ự"lên xuống trước khi xuống chữ hò vô vọng cổ. Ngoài ra, Văn Hường còn có một làn hơi phong phú, bộ nhịp vững chắc cho phép anh tùy ý ngân nga, chạy nhảy trong bài vọng cổ hài, vốn có những câu rất nhiều chữ và không có khoản nghỉ lấy hơi trong lòng câu vọng cổ. Những sáng tạo của nghệ sĩ Văn Hường trở thành khuôn mẫu để những danh hài sau này bắt chước như Hề Sa, Hề Thanh Nam. Cho đến nay, chưa có nghệ sĩ ca vọng cổ hài nào tìm được sáng tạo mới, thoát khỏi cái khung mà Văn Hường đã định.
Vọng cổ hài đã có một thời kỳ lên ngôi, Vua Vọng Cổ Hài Văn Hường cũng có một thời vàng son rực rỡ. Sau năm 1975, ca hài hước không thể tồn tại vì nhà cầm quyền mới cho là cười như vậy là khách quan tư sản, không được phép cười nông dân vì nông dân là thành phần cốt cán của cách mạng. Phải cười có "định hướng chính trị" mà cái định hướng theo nhà cầm quyền muốn thì lại không đúng với ý muốn của người dân, vì vậy không có soạn giả nào viết được bài ca hài hước nữa, kể cả ông vua chuyên viết bài ca hài hước là soạn giả Viễn Châu cũng đành gác bút. Vậy đó, từ sau năm 1975 đến nay, vọng cổ hài hước đã bị khai tử, bị giết chết tiêu giống như họ đã giết chết nghệ thuật sân khấu cải lương.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111127-vua-vong-co-hai-van-huong

Biển Đông được quốc tế hóa tại Thượng đỉnh Đông Á Bali : Tình huống thuận lợi cho Việt Nam

28 Tháng Mười Một 2011   
Toàn cảnh Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11/2011 tại Bali (Indonesia)
Toàn cảnh Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11/2011 tại Bali (Indonesia)
Reuters
Trọng Nghĩa
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11/2011, vấn đề Biển Đông đã lại được ‘quốc tế hóa’, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, và bất chấp thái độ phản đối của Trung Quốc. Theo phân tích của Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales), đối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam, vốn đang bị Bắc Kinh lấn lướt. đây là một xu thế có lợi, cần phải khéo léo tranh thủ.
« Tôi không muốn thảo luận vấn đề đó tại Hội nghị Thượng đỉnh. Tuy nhiên, một vài lãnh đạo đã nêu tên Trung Quốc trong vấn đề đó. Không đáp trả những gì ta nhận thì thật là bất lịch sự ». Đây là lời công nhận của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo với Tân Hoa Xã về sự kiện vấn đề Biển Đông đã được nêu bật tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11/2011 ở Bali (Indonesia).
Đối với Bắc Kinh, việc hồ sơ Biển Đông được quốc tế hóa tại một diễn đàn tập hợp 18 nước, trong đó có mặt hầu như tất cả các cường quốc, có thể được xem là một thất bại vì lẽ cho đến nay, Trung Quốc luôn luôn phản đối khả năng quốc tế nhòm ngó vào tranh chấp vùng biển giữa họ với các nước nhỏ trong khu vực.
Ngược lại, đối với Hoa Kỳ, đặc biệt là đối với Tổng Thống Barack Obama, vốn đã kiên quyết nêu bật vấn đề ‘an ninh hàng hải’ trong vùng Biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đầu tiên mà ông tham dự, đây là một thành công rõ rệt.
Cũng như vậy, đối với các quốc gia ASEAN, từ Việt Nam, Philippines, cho đến Malaysia, Brunei, đang phải đối phó với đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc ở vùng Biển Đông, việc hồ sơ này được quốc tế hóa cho phép họ giảm bớt được sức ép của Trung Quốc, vốn chỉ muốn giải quyết vấn đề một cách song phương với từng nước để dễ bề thao túng.
Bắc Kinh bị đẩy vào thế thủ tại Bali trên hồ sơ Biển Đông
Điều đã được tất cả các quan sát viên công nhận là tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Bali, riêng trên hồ sơ Biển Đông, Bắc Kinh hoàn toàn bi đẩy vào thế thủ. Lời cảnh cáo do chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra chống lại việc nêu vấn đề Biển Đông ra trước hội nghị Đông Á, cho rằng đấy không phải là một diễn đàn thích hợp, hầu như chẳng được ai lắng nghe. Lời đe dọa là các ‘thế lực bên ngoài’ – ám chỉ Mỹ - không nên viện cớ xen vào Biển Đông cũng không có tác dụng.
Thậm chí ngoài Tổng Thống Mỹ và nhiều lãnh đạo ASEAN, còn có cả Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh lẫn Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda gợi lên vấn đề Biển Đông, một cách thẳng thừng như ông Singh trong cuộc gặp đồng nhiệm Trung Quốc, hay một cách gián tiếp như ông Noda khi ông thúc đẩy vấn đề bảo đảm ‘an ninh hàng hải’ trong hội nghị với các lãnh đạo ASEAN. Phải nói thêm là tại Bali, khái niệm « an ninh hàng hải » luôn luôn được hiểu là « hồ sơ Biển Đông ».
Thế thủ mà Trung Quốc bị đẩy vào ở Bali còn phản ánh qua một sự kiện rất nhỏ : Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã từng dự trù một cuộc họp báo vào trưa ngày 19/11. Lời mời đã được thông báo cho các phóng viên có mặt ở Bali. Thế nhưng sau đó cuộc họp báo đã bị hủy bỏ.
Ngay cả ngón đòn kinh tế mà Bắc Kinh thường dùng để chiêu dụ các nước ASEAN cũng có dấu hiệu không thu hút nhiều sự chú ý. Ngân khoản 10 tỷ đô la hỗ trợ cho ASEAN mà Trung Quốc loan báo ngay tại hội nghị Bali, hầu như không mấy được quan tâm, nhất là khi vào cùng một thời điểm, Thủ tướng Nhật Bản cho biết là Tokyo cam kết chi ra khoảng 26 tỷ đô la để giúp khối Đông Nam Á cải thiện hạ tầng cơ sở.
16 nước đề cập đến Biển Đông, ngoại trừ Cam Bốt và Miến Điện
Trong toàn cảnh như trên, vấn đề Biển Đông đã được nêu bật như thế nào tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11 vừa qua ở Bali. Lẽ dĩ nhiên là các trao đổi giữa các lãnh đạo không hề được công bố chính thức. Tuy nhiên, trên chuyến bay về Mỹ, một quan chức Hoa Kỳ cao cấp, có mặt tại hội nghị đã kể lại cho các nhà báo Mỹ tháp tùng theo Tổng thống Obama diễn tiến cuộc tranh luận.
Theo lời kể được ghi lại trên trang Web của Nhà Trắng, trong cuộc họp gần 2 tiếng đồng hồ, có tất cả 16 lãnh đạo, trong đó có Thủ tướng Ôn Gia Bảo đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề Biển Đông. Thậm chí Ngoại trưởng Nga cũng lên tiếng. Duy chỉ có các lãnh đạo Cam Bốt và Miến Điện là không nói đến vấn đề này.
Theo nguồn tin trên, Tổng thống Mỹ Obama không hề gọi là « vận động hành lang » để mớm ý cho các lãnh đạo khác, mà các vị này đã tự động phát biểu. Mở màn nói thẳng đến tranh chấp Biển Đông là Thủ tướng Singapore, Tổng thống Philippines và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, tiếp theo là đại diện của Malaysia, Thái Lan, Úc, Ấn Độ, Nga và Indonesia.
Theo lời kể lại của quan chức Mỹ, thì các lãnh đạo này đều nhấn mạnh trở lại rằng các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông phải được giải quyết một cách đa phương. Chỉ sau khi các nhà lãnh đạo khác đã lên tiếng thì Tổng thống Mỹ Obama mới phát biểu, tuyên bố ủng hộ quan điểm của những người nói trước.
Tổng thống Mỹ lập luận rằng : « Dù chúng tôi không phải là một nguyên đơn trong vụ tranh chấp Biển Đông, dù chúng tôi không bênh vực bên nào, chúng tôi có lợi ích mạnh mẽ trong việc duy trì an ninh hàng hải nói chung, và trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông nói riêng – với tư cách là một cường quốc thường trú tại Thái Bình Dương, một quốc gia hàng hải, một quốc gia thương mại, và một nước bảo đảm cho nền an ninh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương ».
Chỉ sau khi ông Obama nói xong thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo mới trả lời. Theo lời quan chức chính phủ Mỹ kể lại vụ việc, ông Ôn Gia Bảo chỉ nhắc lại lời phản đối rằng Hội nghị thượng đỉnh Đông Á không phải là nơi để thảo luận về vấn đề Biển Đông, và khẳng định rằng Trung Quốc đi bỏ nhiều công sức để đảm bảo sao cho các tuyến hàng hải được an toàn và tự do.
Đối với viên chức Mỹ, phản ứng Thủ tướng Trung Quốc đáng chú ý ở lời lẽ hòa hoãn, không tràng giang đại hải hay dùng đến những công thức quyết đoán thường thấy nơi các lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt khi họ công khai phát biểu.
Tuy nhiên, theo nguồn tin này, điều thú vị không phải những gì ông Ôn Gia Bảo nói ra, mà là những gì ông không nói, ví dụ như ông không nhắc lại quan điểm tranh chấp phải được giải quyết song phương. Phải nói ngay là thiếu sót kể trên trong tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc tại Bali đã được hãng tin chính thức Tân Hoa Xã bổ khuyết sau đó, khi họ cho biết là ông Ôn Gia Bảo đã tái khẳng định lập trường của Trung Quốc. Chi tiết này cho thấy là dù không được Thủ tướng của họ nói ra Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Trung Quốc vẫn chống lại một giải pháp đa phương cho tranh chấp Biển Đông.
Sau hết, Tổng thống Indonesia, trong tư cách chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á Bali, một lần nữa đã lấy lại micro để tổng kết như sâu : "Tôi có thể mô tả cuộc thảo luận ngày hôm nay là tất cả chúng ta đã bàn thảo về Biển Đông một cách rất xây dựng", và ông cho rằng tất cả các lãnh đạo đã chứng tỏ là Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á có thể giúp cho bộ quy tắc ứng xử (về Biển Đông) được tiến triển.
Tóm lại, có thể nói rằng là tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á Bali, vấn đề Biển Đông đã lại được ‘quốc tế hóa’, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, và bất chấp thái độ phản đối của Trung Quốc.
Giáo sư Carl Thayer : Xu thế quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông có lợi cho Việt Nam
Tác động của tình hình này có thể là gì ? Liệu có thể buộc Trung Quốc thay đổi lập trường hay không ? Vốn đã từng tranh thủ vai trò chủ tịch ASEAN của mình vào năm ngoái để thúc đẩy việc quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông, Việt Nam có thể làm gì để tranh thủ được chuyển biến tích cực tại Bali ? Đây là một số vấn đề mà Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales), đã sẵn lòng phân tích trong phần trả lời phỏng vấn dành riêng cho ban Việt ngữ RFI.
RFI : Vấn đề Biển Đông đã được quốc tế hóa tại Thượng đỉnh Đông Á bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Ảnh hưởng sẽ như thế nào ?
THAYER : Khi Chủ tịch ASEAN, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), ông tóm lược nội dung thảo luận bằng cách ghi nhận rằng các vấn đề an ninh hàng hải là một đề mục thích hợp với chương trình nghị sự của hội nghị.
Trong số 18 thành viên của Hội nghị thượng đỉnh, 16 nước đã nêu lên vấn đề này. Trung Quốc nằm trong số 16 nước đó và lập luận rằng Cấp cao Đông Á không phải là một diễn đàn thích hợp.
Thượng đỉnh Đông Á đã không đề xuất bất kỳ hành động nào (liên quan đến Biển Đông). Nhưng rõ ràng là trước phản ứng đồng thuận trong khu vực, vốn cho rằng vấn đề an ninh hàng hải – tức là Biển Đông – thuộc diện được quan tâm rộng rãi, Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh lập trường của họ, vốn chỉ nhấn mạnh trên đàm phán song phương.
Vấn đề Biển Đông sẽ được nêu lên trong ba diễn đàn riêng biệt :
1/ Các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc sẽ thảo luận về các biện pháp cần ưu tiên tiến hành khi họ thực hiện bản Hướng dẫn Thực hiện DOC đã đồng ý vào tháng Bảy 2011. Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc họp của một nhóm làm việc vào năm tới.
2/ Hội nghị quan chức cấp cao của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) đã nhất trí về các điều khoản tham chiếu cho Nhóm Chuyên gia Hỗn hợp thuộc tổ Công tác về An ninh Hàng hải (Joint Expert Working Group on Maritime Security). Nhóm này do Australia và Malaysia đồng chủ trì. Vấn đề là khi nhóm họp lần đầu tiên tại Hà Nội vào năm 2010, ADMM + đã đồng ý gặp nhau ba năm một lần. Cuộc họp sắp tới do đó chỉ diễn ra vào năm 2013. Tháng Mười vừa qua, Hội nghị quan chức cấp cao của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng đã đồng ý thu ngắn thời gian giữa hai cuộc họp ADMM + thành hai năm, nhưng chỉ sau hội nghị lần thứ hai vào năm 2013 mà thôi.
Tuy nhiên, từ nay đến đó, kết quả công việc của Nhóm Chuyên gia Hàng hải (Maritime Expert Working Group) có thể được báo cáo lên cho Hội nghị Quan chức Cấp cao của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +).
3/ Các vấn đề an ninh hàng hải có thể được nêu ra trước Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN ARF nhóm họp hàng năm và cuộc họp giữa kỳ của Nhóm phụ trách an ninh trên biển (Inter-Sessional Group on Maritime Security). Không một nhóm nào trong số các này có quyền quyết định.
Chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc : nhân tố khuấy động Biển Đông
RFI : Tại Thượng đỉnh Đông Á, Trung Quốc như bị đẩy vào thế thủ, với tuyên bố chừng mực của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Có thể giải thích sao về động thái này ? Phải chăng đó chỉ là một bước lùi chiến thuật hay là Trung Quốc thực sự đang xem xét lại chiến lược của họ trước sự kiện họ bị hầu như tất cả mọi người phản đối ?
THAYER : Trung Quốc đã nhìn thấy là hơn 14 năm cố gắng phát huy "khái niệm an ninh mới" và chính sách an ninh đa phương của họ bị tổn thương nặng nề vì khu vực đã phản ứng chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm gần đây, và nhất là trong năm 2011.
Các dấu hiệu cho thấy là hầu hết các sự cố trong vùng Biển Đông đều xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các cơ quan dân sự hữu trách ở các cấp độ khác nhau của chính phủ, cộng với các chính quyền địa phương và các công ty dầu hỏa của Trung Quốc.
Khi nhận thức được đầy đủ về các tổn hại đã gây ra, Bắc Kinh đã nhanh chóng làm dịu tình hình. Trung Quốc thỏa thuận với các thành viên ASEAN trên bản Hướng dẫn Thực hiện DOC. Trung Quốc tiếp đón Tổng thống Philippines Aquino và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Trung Quốc bị buộc phải phản ứng một cách khá nhẹ nhàng bởi vì hành động của họ đã thúc đẩy các nước trong khu vực quay sang tìm kiếm sự đảm bảo từ Hoa Kỳ, và đã khiến các cường quốc lớn trong vùng - Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ - phản ứng lại một cách cứng rắn hơn.
Hiện nay, trong bối cảnh sắp đến Đại hội thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, với việc chuyển giao quyền lực trong giới lãnh đạo, đã xuất hiện mối lo ngại là xu hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan tại Trung Quốc có thể lấn lướt đường lối ngoại giao thận trọng, và lại làm tăng căng thẳng trong vùng Biển Đông.
Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ "quyền lịch sử" và "chủ quyền không thể chối cãi" của họ trên 80% vùng Biển Đông. Khi chủ nghĩa dân tộc thái quá kết hợp với đà tăng cường quân sự và những mối bức xúc về sự toàn vẹn lãnh thổ, hệ quả sẽ là một yếu tố không ổn định cho an ninh khu vực.
RFI : Làm thế nào để giải thích sự thành công của Mỹ và Tổng Thống Barack Obama lần này ? Liệu thành công đó có kéo dài hay không ?
THAYER : Tổng thống Obama đã tích lũy được một số thành công. Chính quyền của ông đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN, và bổ nhiệm một đại diện thường trực bên cạnh Ban Thư ký ASEAN. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đáp ứng những mối quan ngại của các nước Đông Nam Á trên lục địa bằng cách tung ra Sáng kiến Hạ Mekong (Lower Mekong Initiative). Bà cũng là người thường xuyên lui tới khu vực và đã tham dự tất cả các cuộc họp ARF. Tổng thống Obama đã đề nghị và được thu nhận làm thành viên Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, và ông đồng thời đã chủ trì 3 cuộc họp thượng đỉnh với ASEAN.
Mỹ dường như đã giải quyết được vấn đề hóc búa là Miến Điện bằng cách cử Ngoại trưởng Clinton đến tận nơi để đánh giá các cải cách chính trị tích cực gần đây tại Miến Điện. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ không còn mâu thuẫn với các nước thành viên ASEAN, vốn đã công nhận tính chính đáng của tân chính phủ Miến Điện. Chính tình hình Miến Điện đã phá hoại các nỗ lực của cựu Tổng thống Bush, muốn triệu tập một cuộc họp giữa các lãnh đạo ASEAN và Mỹ tại trang trại của ông ở Crawford, Texas. Khi Hoa Kỳ cho biết là Miến Điện sẽ không được hoan nghênh, ASEAN đã từ chối tham dự.
Tổng thống Obama cũng đã đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ đổi mới cam kết dấn thân vào khu vực. Ngân sách quốc phòng cho vùng châu Á-Thái Bình Dương sẽ được bảo vệ, không bị việc cắt giảm ngân sách quốc phòng Mỹ ảnh hưởng. Hoa Kỳ cũng đã tiến hành một số bước khác như đưa loại tàu chiến mới Littoral Combat Ships qua đồn trú tại Singapore, và khởi động kế hoạch đưa Thủy quân lục chiến Mỹ đến các cơ sở huấn luyện gần Darwin ở miền bắc Úc.
Quan trọng nhất là Tổng thống Obama đã khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN, và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ muốn Trung Quốc cùng tham gia.
Trên hồ sơ Biển Đông, Obama đã không cường điệu vai trò của Mỹ. Hoa Kỳ không bênh vực bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng không tán đồng việc sử dụng võ lực và đe dọa dùng võ lực. Mỹ ủng hộ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, bao gồm quyền tự do và an toàn qua lại trên biển và trên không. Mọi nước đều phụ thuộc vào điều kiện tiên quyết là hàng xuất và nhập khẩu phải được lưu thông an toàn trên Biển Đông.
Cần phải tìm giải pháp cho tình hình ASEAN bị chia rẽ
RFI : Việt Nam có thể hưởng được những lợi ích gì từ kết quả này ?
THAYER : Việt Nam đã nhận thức được rằng chiến lược ba hướng - (1) đấu tranh và hợp tác với các nước lớn, (2) làm bản lề giữa Bắc Kinh và Washington, và (3) chính sách đối ngoại đa phương – đã giúp họ huy động được sự hỗ trợ từ bên ngoài trong giao thiệp với Trung Quốc. Việt Nam cũng đã học được rằng cách thúc đẩy tốt nhất lợi ích của mình là để cho Philippines tiến công trên vấn đề Biển Đông.
Về đấu tranh và hợp tác, Việt Nam đã học được cách đứng lên chống lại Trung Quốc, rồi sau đó tìm kiếm sự hợp tác để tránh không cho vấn đề Biển Đông thống trị các mối quan hệ song phương. Kháng lại Trung Quốc cũng bao gồm việc tăng cường năng năng lực hải quân và không quân còn khiêm tốn bằng chiến lược chống tiếp cận anti-access/area-denial riêng của mình.
Với tư cách là bản lề giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam có thể xoáy trên các lợi ích cụ thể của Trung Quốc và Hoa Kỳ để thu lợi cho mình. Không ai có thể buộc Việt Nam nghiêng hẳn về phía này hay phía kia.
Còn chính sách ngoại giao đa phương cho phép Việt Nam lôi kéo thêm các nước khác vào cuộc : Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Pháp, Vương quốc Anh.
Việt Nam cũng đã nhận thức được rằng khối ASEAN bị chia rẽ. Cam Bốt và Miến Điện rõ ràng là không bao giờ nêu lên vấn đề an ninh hàng hải hoặc các vấn đề Biển Đông tại các diễn đàn đa quốc gia. Một số quốc gia ASEAN muốn để cho Việt Nam và Philippines một mình tiến vào hang hùm và đừng lôi kéo họ vào một cuộc xung đột với Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là bất kỳ một bộ luật ứng xử nào giữa các nước thành viên ASEAN với Trung Quốc đều sẽ không có uy lực.
Trong thực tế, áp lực của Trung Quốc đã ngăn không cho ASEAN tiến tới một lập trường chung. Đây là một tình trạng đáng buồn vào lúc các nước Đông Nam Á đang hướng tới việc tuyên bố mình là Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Một bộ luật ứng xử cho toàn bộ vùng biển Đông Nam Á
RFI : Việt Nam có thể làm gì để tranh thủ được xu hướng tích cực tại Thượng đỉnh Đông Á ?
THAYER : Dù về cơ bản Biển Đông là một vấn đề giữa Trung Quốc và 4 nước Đông Nam Á, thế nhưng Philippines và Việt Nam lại đang ở phía tiền tuyến trong việc đối phó với Trung Quốc. Trong khi đó thì Malaysia và Brunei lại tìm cách tránh can dự trực tiếp. Việt Nam phải dành nhiều công sức để thay đổi cách tiếp cận của các thành viên ASEAN đối với Trung Quốc. Việt Nam cần thúc đẩy một bộ luật ứng xử cho toàn bộ vùng biển Đông Nam Á (Code of Conduct for Southeast Asia’s Maritime Domain).
Phương pháp đó sẽ nhằm mục tiêu chỉnh đốn ngôi nhà ASEAN bằng cách giải quyết các vấn đề hàng hải khác nhau giữa các nước Đông Nam Á sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Thái Lan và Cam Bốt vẫn chưa giải quyết được tranh chấp tài nguyên trong Vịnh Thái Lan. Trong thực tế, Thái Lan đã rút khỏi một thỏa thuận trước đây khi đụng độ đã nổ ra trên biên giới đất liền. Indonesia có ranh giới trên biển chưa được giải quyết với các nước láng giềng. Cả Philippines và Việt Nam đều có tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông. Một số đòi hỏi này đã dựa trên những đường cơ sở phóng đại.
Tóm lại, an ninh của toàn vùng biển Đông Nam Á - không chỉ đơn thuần là Biển Đông - phải được xử lý một cách toàn diện. Tất cả các thành viên ASEAN cần làm việc để giải quyết tranh chấp theo quy định của luật pháp quốc tế. Một bộ Quy tắc ứng xử cho toàn bộ vùng biển Đông Nam Á có thể bao hàm một nghị định thư cho phép bên ngoài tham gia và chấp nhận các quy định của văn kiện này. Một cách tiếp cận như vậy sẽ tăng cường sự thống nhất và gắn kết của ASEAN, cũng như khả năng đối phó với Trung Quốc.
RFI : Thành thật cảm ơn Giáo sư Carl Thayer

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111128-bien-dong-duoc-quoc-te-hoa-tai-thuong-dinh-dong-a-bali-tinh-huong-thuan-loi-cho-vi

dinsdag 29 november 2011

Việt Nam tiếp nhận trạm thủy văn sông Mekong

24/11/2011

Năm tới, Việt Nam sẽ là quốc gia thành viên đầu tiên tiếp nhận các trạm quan trắc thủy văn của Dự án quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Mekong từ Ban thư ký Ủy hội sông Mekong quốc tế.


Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) hôm nay phối hợp với Bộ tài nguyên môi trường tổ chức Hội thảo quốc gia về lộ trình chuyển giao các chức năng chủ chốt của Ủy hội sông Mekong.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai cho biết, nhằm đảm bảo an ninh tài nguyên nước, lương thực và bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long, tháng 1/2012, Việt Nam sẽ là quốc gia thành viên đầu tiên tiếp nhận các trạm quan trắc thủy văn từ Ban thư ký.

Cho đến năm 2015, MRC sẽ chuyển giao các nhóm chức năng then chốt của mình cho các quốc gia thành viên gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Lộ trình chuyển giao đang được triển khai, giúp Ủy hội sông Mekong bền vững hơn, cũng như tăng tính tự chủ của các quốc gia.

Các chức năng chủ chốt của MRC bao gồm Thu thập, trao đổi số liệu và quan trắc; phân tích, mô hình hóa và đánh giá; hỗ trợ quy hoạch; dự báo, cảnh báo và ứng phó khẩn cấp; thực hiện các thủ tục của Ủy hội; khuyến khích đối thoại và điều phối; báo cáo và phổ biến thông tin.

MRC thành lập ngày 5/4/1995, bằng việc ký kết Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong, nhằm tạo thuận lợi cho các nghiên cứu kỹ thuật và quá trình tham vấn cũng như các quá trình cải cách khác.

Trang Nguyên

'Cỗ máy trong mơ' của Mỹ bay lên sao Hỏa

 27/11/2011

Robot thăm dò tối tân và đắt tiền nhất của Mỹ được phóng lên sao Hỏa hôm qua để tìm kiếm bằng chứng về sự tồn tại của sự sống trên hành tinh đỏ.


Tên lửa Atlas 5 đưa Curiosity lên vũ trụ từ căn cứ quân sự Canaveral
Tên lửa Atlas 5 đưa Curiosity lên vũ trụ từ căn cứ không quân Canaveral, bang Florida, Mỹ vào ngày 26/11. Ảnh: AP.

Thiết bị tự hành Curiosity – còn được gọi là Phòng thí nghiệm sao Hỏa – được tên lửa Atlas 5 đẩy lên từ căn cứ không quân Canaveral vào lúc 10h02 sáng qua theo giờ địa phương. Đây là lần đầu tiên Mỹ đưa robot thăm dò lên sao Hỏa trong 8 năm qua. Sau khi vượt qua quãng đường 566 triệu km, robot sẽ hạ cánh xuống sao Hỏa vào ngày 6/8/2012. Nó di chuyển nhờ 6 bánh và lấy mẫu đất bằng một cánh tay máy, AP đưa tin.

Nhiệm vụ của Curiosity là phân tích đất và đá trong hố Gale trên sao Hỏa để tìm kiếm các hợp chất hữu cơ - dấu hiệu cho thấy vi sinh vật từng hoặc đang tồn tại trên hành tinh đỏ. Hố Gale chỉ có một quả núi nhỏ nên thiết bị tự hành có thể leo lên các vị trí của núi để phân tích mẫu đất, đá.

Hình minh họa hoạt động của Curiosity trên sao Hỏa. Ảnh: ABC.
Hình minh họa hoạt động của Curiosity trên sao Hỏa. Ảnh: ABC.

Dữ liệu mà thiết bị tự hành gửi về sẽ giúp NASA lập kế hoạch cho những nỗ lực thám hiểm sao Hỏa trong tương lai.

“Rất có thể những hóa chất phức tạp và cần thiết đối với sự sống từng xuất hiện trên sao Hỏa. Những dấu vết về sự sống trước kia vẫn còn trên đó”, Pamela Conrad, một chuyên gia cao cấp trong nhóm phân tích mẫu vật chất trên sao Hỏa, nhận định.

Với chi phí chế tạo lên tới 2,5 tỷ USD, Curiosity là thiết bị thăm dò lớn, đắt tiền và tối tân nhất mà Mỹ từng chế tạo để phục vụ hoạt động thám hiểm sao Hỏa. Đối với giới khoa học, nó thực là cỗ máy trong mơ. Curiosity - có khối lượng 900 kg và to bằng chiếc xe hơi - được trang bị 10 thiết bị tối tân để phân tích đất, đá và không khí trong hố Gale. Pin plutonium giúp robot có đủ điện để hoạt động trong hơn 10 năm. Các chuyên gia dự đoán thiết bị sẽ hỏng trước khi điện cạn kiệt.

Minh Long

'Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước'

29/11/2011

Tại Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi và Bảo tàng TP Đà Nẵng đang lưu giữ nhiều hình ảnh, bản đồ từ thế kỷ thứ 16 đến 19 khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
> 'Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình'


Tờ lệnh của Quan Bố Án Sát tỉnh Quảng Ngãi về việc phái binh thuyền vâng mệnh triều đình ra đảo Hoàng Sa thực thi nhiệm vụ vào ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834).
Thuyền bầu của đội Hoàng Sa thế kỷ 17-18.
Bia chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa năm 1930.
Trạm thu phát tín hiệu radio trên đảo Hoàng Sa (1939).
Toàn cảnh cơ sở hành chính trên đảo Hoàng Sa thời Pháp.
Quân đội Pháp - Việt chào cờ trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1945.
Ngọn hải đăng của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1945.
Đảo Duy Mộng (thuộc Hoàng Sa) trước năm 1945.
Trụ sở hành chính của Chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974.
Mô hình khinh thuyền Hoàng Sa của đội hùng binh Hoàng Sa từng vâng mệnh triều đình giong buồm ra biển Đông thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tổ quốc từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/11/chu-quyen-hoang-sa-thuoc-viet-nam-tu-nhieu-the-ky-truoc/

Tư liệu thể hiện chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa


Bản đồ Việt Nam do chuyên gia Hà Lan vẽ năm 1594 có ghi rõ Hoàng Sa của Việt Nam.
Bản đồ bờ biển và hải đảo của Việt Nam trong sách "Đại Nam Thống Nhất toàn đồ"(Quốc Sử Quán Triều Nguyễn - Thế kỷ 19) ghi rõ La Paracel (Cát Vàng có nghĩa Hoàng Sa).
Bản đồ "An Nam Đại Quốc Họa Đồ" do giám mục Taberd (Pháp) lập và xuất bản năm 1838 đã vẽ rất chính xác về tọa độ Paracel hay Hoàng Sa của VN: hơn16 vĩ độ Bắc, hơn 110 kinh độ đông.
Đây là chứng cứ hiếm quý, tài liệu duy nhất của người nước ngoài vẽ rất cụ thể, xác lập tọa độ khẳng định chủ quyền của VN trên quần đảo Hoàng Sa.
Văn bản của vua Minh Mệnh năm 1833 khẳng định trong hải phận Quảng Ngãi có một dải Hoàng Sa. Vua đưa ra dự định sang năm sẽ đưa người ra dựng miếu, lập bia và trồng cây xanh để các thuyền nhận biết để tránh thuyền bị mắc cạn.
Đại Nam nhất thống toàn đồ đầu thế kỷ 19. Đây là bản đồ nước Việt Nam thời Nguyễn, vẽ khoảng năm 1838. Trên bảo đồ có ghi 2 tên “Hoàng Sa” và “Vạn lý Trường Sa” thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Cung lục dụ số 10 của vua Bảo Đại năm 1938 với nội dung tháp nhập các cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên.
Dụ thưởng, phạt đoàn đo đạc Hoàng Sa của Thủy sứ suất đội Phạm Văn Biện (Minh Mệnh năm thứ 18, ngày 13/7).

Văn Đông - Trí Tín

Mỹ phóng xe rô-bô tìm hiểu sự sống trên Hỏa Tinh

November 26, 2011
CAPE CANAVERAL, Florida (AP) -Một chiếc xe rô-bô kích thước to lớn, vừa được phóng lên hỏa tinh hôm Thứ Bảy, đây được xem là một rô-bô lớn và trang bị tối tân nhất được đưa lên thăm dò một hành tinh ngoài trái đất.

Hình minh họa xe rô-bô được thiết kế để phân tích sự sống mà các nhà khoa học tin đã từng có ở hỏa tinh trước đây. (Hình: AP/NASA/JPL-Caltech)

Chuyến đi của phi thuyền chở theo xe rô-bô này sẽ mất 8 tháng rưỡi, qua một chặng đường dài 354 triệu dặm.
Xe rô-bô sáu bánh của NASA được đặt tên Curiosity, tức tò mò, dự trù sẽ đến hỏa tinh vào Mùa Hè tới. Sau đó nó sẽ dùng thiết bị như búa khoan, tia laser cùng các dụng cụ khác để tìm chứng cớ mà các khoa học gia tin trước đây hỏa tinh đã từng có sự sống, qua hình thức vi tế nhất.
13,000 khách mời kéo đến chật cứng trung tâm không gian Kennedy hôm Thứ Bảy, để chứng kiến cuộc phóng lên hỏa tinh của NASA, lần đầu tiên trong bốn năm, và cũng là chuyến đầu tiên của xe rô-bô trong tám năm. Số người đến xem đông như vậy cho thấy dân chúng Hoa Kỳ quan tâm đến hỏa tinh đến chừng nào.
Chiếc Curiosity nặng 1 tấn, cao 10ft, rộng 9ft, là một phòng thí nghiệm lưu động, chạy bằng năng lượng nguyên tử. Nó có đến 10 dụng cụ khoa học dùng để thu lượm và phân tích các mẫu vật đất đá ở hỏa tinh, đồng thời với sự lão luyện mà chưa rô-bô nào từng có trước đây, Curiosity sẽ phân tích kết quả tại chỗ.
Sứ mạng đầu tiên của cuộc thám hiểm tốn hết $2.5 tỉ là nghiên cứu xem vùng đất khô cằn và lạnh lẽo này, phải chăng ngày xưa đã từng có sự sống của vi sinh vật, hay hiện vẫn còn tiếp tục như thế.
Ngoài ra Curiosity còn phải đo lường độ phóng xạ ở hỏa tinh, điều cần biết cho các phi hành gia sẽ lên thám hiểm sau này. Xe rô-bô còn là một trạm thăm dò thời tiết, ghi nhận nhiệt độ, sức gió và độ ẩm hằng ngày.
Thế giới từng đưa lên hỏa tinh hơn ba chục sứ mạng thám hiểm nhưng chỉ dưới phân nửa được coi là thành công.
Mới hai tuần trước đây, một phi thuyền của Nga bị kẹt trong quĩ đạo trái đất, thay vì bay thẳng lên mặt trăng Phobos của hỏa tinh.
Colleen Hartman, một giới chức điều hành về khoa học của NASA nói: “Hỏa tinh đúng là một tam giác tử thần Bermuda Triangle của Thái Dương Hệ. Nó là một hành tinh chết, và Hoa Kỳ là quốc gia độc nhất trên thế giới từng cho đáp xuống đây những xe rô-bô để thám hiểm bề mặt của hỏa tinh, và nay chúng ta lại thực hiện việc đó một lần nữa.”
Curiosity sẽ trải qua ít nhất hai năm để lang thang quanh hố Gale Crater, nơi được chọn trong số hơn 50 địa điểm khác nhau, vì ở đây có giàu khoáng sản. Các khoa học gia nói nếu một nơi nào đó trên hỏa tinh đủ chính mùi cho sự sống phát triển thì đây chính là chỗ đó. (T.P.)
 
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=140748&z=4

3 giờ vật lộn bắt cá nạng nặng hơn 2 tấn

29-11-2011
Đây là con cá nạng nặng nhất từ trước đến nay mắc lưới bà con ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi), chủ tàu phải thuê xe cẩu để đưa nó vào bờ.



Con cá nạng được cẩu từ tàu lên bờ

Sáng ngày 29/11, trong lúc đang đánh bắt hải sản ven đảo Lý Sơn, tàu cá của ngư dân Nguyễn Kiểu, ở thôn tây xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn đã bắt được một con cá nạng có trọng lượng trên 2 tấn.

Theo các ngư dân đi trên tàu cho biết, để bắt được con cá này, họ đã phải vật lộn với nó suốt gần 3 giờ trên biển. Đây là con cá nạng có trọng lượng lớn nhất từ trước nay bị mắc lưới của bà con ngư dân.

Để đưa được con cá từ tàu lên bờ, ông Kiểu đã phải thuê xe cẩu. Hiện con cá trên đã được một đại lý tại địa phương thu mua để chuyển vào đất liền tiêu thụ với giá thỏa thuận.


Theo NLĐ

'Tận mục' những loài bướm đẹp nhất Việt Nam

Trong thế giới côn trùng, các loài bướm xứng đáng được tôn vinh là “nữ hoàng” bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà tạo hóa ban tặng.

Được thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam là miền đất sinh sống của hàng trăm loài bướm khác nhau. Vẻ đẹp của nhiều loài trong số đó có thể khiến người chứng kiến không khỏi “ngẩn ngơ”.

Dưới đây là hình ảnh một số loài bướm đẹp ở Việt Nam:



Bướm báo hoa đỏ có màu sắc khá rực rỡ với hoa văn lạ mắt. Chúng được bắt gặp nhiều ở các khu rừng thứ sinh miền bắc nước ta.



Loài bướm này có tên gọi là bướm cánh bản đồ do đôi cánh có hoa văn ngang dọc như những con đường trên một tấm bản đồ. Đây là một loài bướm khá phổ biến, được bặt gặp ở mọi nơi tại Việt Nam.



Bướm ở miền núi, loài này trở nên rất hiếm gặp do tình trạng phá rừng và sự săn lùng của các nhà sưu tập.



Bướm chai xanh có thể được bắt gặp trong các vườn hoa và công viên. Rất dễ nhận ra chúng với dải màu xanh giữa cánh.



Màu hổ phách làm bướm đuôi trông thật quý phái. Loài này sống ở các thung lũng, đỉnh đối gần sông suối.



Bướm đuôi dài xanh lá chuối là một loài bướm đêm lớn với sải cánh lên tới gần 20cm, rất được các nhà sưu tầm ưa chuộng. Nơi phân bố của chúng là Trung Bộ và Nam Bộ. Bướm đuôi dài xanh lá chuối đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam do sự suy giảm về số lượng.



Bướm hoa vàng có mặt trên hầu khắp cả nước, thường xuất hiện vào nửa cuối mùa khô.



Bướm hổ đuôi nhỏ có đôi cánh trông như được cắt ra từ một tấm da hổ. Chúng khá phổ biến ở miền Bắc và miền Trung.



Bướm hổ vằn là loài bướm rất thường gặp ở vùng đồng bằng, từ nông thôn đến thành phố. Chúng sở hữu một đôi cánh rất bắt mắt.


Với sải cánh trên 30cm, bướm khế là loài bướm đêm có kích thước lớn nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, chúng xuất hiện ở khá phổ biến từ vùng rừng núi cho đến đồng bằng. Không chỉ to, chúng còn là loài bướm đẹp rất được ưa chuộng trong các bộ sưu tập. Hiện tại, chúng được đưa vào Sách Đỏ.



Bướm nam tước chấm đỏ có màu sắc khá độc đáo với các đốm đỏ trên nền nâu xanh lục nhạt. Khá hiếm gặp, chúng sống trong những vùng rừng ẩm nơi đất thấp.



Xuất hiện ở khắp cả nước, bướm ngô xanh sở hữu những chiếc "đuôi" thướt tha và quyến rũ.


Với sắc nâu, xanh, vàng óng ánh, bướm phượng đuôi kiếm răng tù là một trong những loài bướm đẹp nhất ở Việt Nam. Chúng chỉ xuất hiện ở một số vùng rừng thuộc tỉnh Cao Bằng. Là loài bướm quý hiếm, chúng được Sách Đỏ xếp vào tình trạng nguy cấp do bị săn lùng để sưu tầm hoặc làm tranh.



Sống trong các khu rừng, bướm phượng xanh đuôi nheo có hai chiếc đuôi cánh dài như đuôi chim phượng.


Theo Đất Việt

Jennifer Phạm: Tôi chưa sẵn sàng hy sinh cho người mới

29-11-2011
‘Yêu với tôi là phải hy sinh tất cả cho nhau như trước đây tôi đã hy sinh tất cả cho Dũng, nhưng với người mới thì chưa. Tôi chưa sẵn sàng hy sinh tất cả cho người mới, nhưng dành tình cảm đặc biệt thì có’, Hoa hậu Jennifer Phạm chia sẻ với Xzone.

Điện thoại không lưu nhạc Quang Dũng


- Nếu nhắc về phần trình diễn ca khúc “Cơn mưa tình yêu” của chị với Đức Tuấn” trong chương trình “Cặp đôi hoàn hảo” vừa qua, chị sẽ nói gì?

Tôi nghĩ họ sẽ ấn tượng chứ (Cười). Thật ra đây là lần đầu tiên tôi hát live trực tiếp trên truyền hình. Trước đây trong những chương trình được trực tiếp, tôi cũng hát nhưng phải lipsync để đảm bảo chất lượng âm thanh. Riêng Cặp đôi hoàn hảo là lần đầu tiên tôi hát live trước hàng triệu khán giả theo dõi.



- Sau chương trình “Cặp đôi hoàn hảo”, chị đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ phía khán giả về khả năng ca hát. Chị đã tính đến chuyện lân sân âm nhạc chưa?

Tôi không nghĩ mình sẽ theo nghề ca hát. Có lẽ hiện tại là vậy nhưng trong tương lai thì ai biết thế nào (Cười). Tôi vẫn muốn đầu tư nhiều hơn vào công việc MC và đóng phim. Với ca hát, nếu có những chương trình phù hợp, ý nghĩa thì tôi sẽ tham gia.

- Từ khi nào chị biết mình sở hữu giọng hát hay?

(Cười lớn), Tôi không nghĩ mình hát hay đâu. Nếu hát hay, tôi đã đi vào con đường ca hát chuyên nghiệp rồi. Với tôi hát hay không bằng hay hát nên tôi rất thích hát. Trước đây tôi cũng có tham gia nhiều chương trình giao lưu văn hóa. Hơn nữa, thời sinh viên còn tham gia vào gia đình Phật tử nên tôi cũng thường xuyên góp mặt với những tiết mục văn nghệ múa, hát và đàn piano. Tôi nghĩ mình có chất giọng dễ nghe chứ chưa xuất sắc.

- Thế đã có bầu sô nào ngỏ ý “lăng xê” chị trở thành ca sĩ chuyên nghiệp?

Có nhiều chứ! Ngoài các công ty mời biểu diễn, tôi cũng nhận nhiều lời mời hỗ trợ lăng-xê. Tuy nhiên tôi nghĩ mình chưa đến lúc phải đi hát thường xuyên.

- Hát hò mang lại niềm vui gì cho chị?

Qua mỗi ca khúc, tôi dễ phiêu với những cảm giác vui, buồn, giận hờn trong cuộc sống.

- Chị thích nhất giọng hát của ca sĩ nào?

Tôi thích nhiều ca sĩ lắm nhưng chủ yếu là ca sĩ nước ngoài thôi. Riêng để thần tượng một ai cụ thể thì hơi khó.



- Ca sĩ Quang Dũng thì sao?

Dũng cũng là ca sĩ có giọng hát tôi thích. Có những ca khúc của Dũng rất trữ tình, nồng nàn, trầm ấm và truyền cảm, đặc biệt nó dễ thu hút người nghe.

- Chị thường nghe nhạc Quang Dũng trong những lúc tâm trạng ra sao?

Riêng nhạc Dũng thôi hả? (Cười lớn), Sao hỏi khó thế! Nói chung, do gần đây Dũng cũng có nhiều bản nhạc với tiết tấu nhanh, trẻ trung hơn nên tôi thường nghe vào những lúc vui, còn lúc buồn tôi chủ yếu nghe nhạc Trịnh.

- Thế hiện tại trong điện thoại chị có bản nhạc nào của Quang Dũng không?

(Cười và kiểm tra điện thoại), Điện thoại lúc này thì chắc là không. Không phải do tôi không đưa vào mà là do khi đem ra ngoài tiệm cài họ toàn đưa nhạc teen vào thôi. Nhạc teen có cũng để đó chứ tôi đâu có nghe nhạc trên điện thoại.

Cũng là diễn viên “nghiệp dư”!

- Cũng khá lâu rồi chị vẫn chưa xuất hiện trở lại với dự án phim ảnh nào. Phải chăng chị đã chán cảnh dãi nắng dầm mưa chốn phim trường?

Cũng có vài phim mời nhưng để quyết định đóng hay không còn phụ thuộc vào yếu tố kịch bản, ê-kíp làm việc chuyên nghiệp, đạo diễn giỏi và vai diễn có phù hợp hay không. Ngoài ra còn vấn đề thời gian có thích hợp. Do từ đây tới tết, quỷ thời gian của tôi còn hạn hẹp nên chắc chưa có dự án phim nào mới.

- Thực tế chị bị công chúng chê nhiều hơn khen trên phim ảnh, đó có phải là lí do khiến chị dè dặt trong việc có nên đóng phim tiếp?

Ngược lại, khi khán giả chưa đánh giá cao khả năng diễn xuất, tôi nghĩ mình càng phải xem đó là động lực để chứng tỏ mình nhiều hơn nữa chứ. Tôi chỉ mới bắt đầu công việc đóng phim bằng một phim nhựa và hai phim truyền hình nên cũng chưa nói lên điều gì. Tôi cũng là diễn viên “nghiệp dư”, chưa qua trường lớp nên cần học hỏi qua bạn diễn để rút kinh nghiệm, làm tốt hơn sau này. Tôi tin mình sẽ có nhiều kinh nghiệm khi biết nhận lời khen chê.



- Vấn đề cátsê thì sao?

Chúng ta phải thừa nhận điện ảnh Việt Nam còn đang phát triển vì thế cátsê phải thấp. Tôi quan niệm, tiền không phải là thứ quan trọng nhất để quyết định gật đầu nhận một vai diễn. Thật ra để có được số tiền đóng phim truyền hình trong suốt 3 tháng khổ cực, tôi có thể chỉ tham gia làm MC cho vài chương trình. Nhưng tôi muốn thức khuya, dậy sớm để có cái khán giả nhớ mình dài lâu, còn dẫn chương trình, thật ra khán giả xem xong rồi quên ngay thôi.

- Ca hát, MC và đóng phim, đâu là thế mạnh của chị?

Chắc là MC. Tôi nghĩ lí do vì mình có cách dẫn chuyện gần gũi, tự nhiên và khả năng song ngữ lưu loát. Đó là điều khách hàng cần.

- Vậy trước đây, đã bao giờ chị nghĩ một ngày nào đó mình sẽ dấn thân vào con đường nghệ thuật và trở thành nghệ sĩ?

Từ bé đến lớn, dù rất yêu nghệ thuật, trong máu có chất nghệ thuật nhưng để nghĩ mình sẽ làm nghệ thuật thì chưa bao giờ. Tôi chỉ biết học, biết trường lớp và gia đình thôi. Đó là lí do vì sao tôi tiếp tục học khi đã có bằng cấp, khi đã tham gia nghệ thuật. Bằng cấp, trí tuệ luôn là nền tảng tốt cho mình trong cuộc sống.

An tâm vì con trai hiểu chuyện bố mẹ

- Hiện tại chị đã hoàn toàn thích nghi với cuộc sống ở Việt Nam chưa? Thường xuyên làm việc tại Hà Nội và Sài Gòn, chị cảm nhận gì về sự khác nhau giữa hai nơi này?

Có thể nói tôi đã tương đối thích với mọi thứ ở Việt Nam. Dù tôi rời Việt Nam sang Mỹ lúc hơn 2 tuổi, sống hòa nhập với nước ngoài nhưng may mắn gia đình tôi luôn giữ cái nếp riêng của văn hóa người Việt. Bởi thế khi về Việt Nam, tôi dễ dàng học hỏi thêm về văn hóa và cách sống.

Giữa Hà Nội và Sài Gòn khác nhau nhiều lắm. Sài Gòn có vẻ náo nhiệt, vui nhộn, mọi thứ diễn ra sôi động trong khi Hà Nội thanh bình, yên tĩnh. Tính cách con người cũng khác nữa. Có khá nhiều người hỏi tôi vì sao lại chọ Hà Nội để mua nhà và sống trong khi Sài Gòn mới là nơi tôi sinh ra, đặc biệt không khí Sài Gòn náo nhiệt giống nước ngoài, lí do là vì Sài Gòn còn quá nhiều kỷ niệm nên tôi mốn tìm cái mới khác hơn. Đặc biệt hơn, tôi cảm thấy mình nhẹ nhàng, thanh bình khi được ngắm cảnh Bờ Hồ. Khí hậu ngoài Hà Nội với 4 mùa rõ rệt. Nói chung đông và thu về rất thích.



- Ngoài công việc, niềm vui trong cuộc sống của chị là gì?

Nói là ở Hà Nội nhưng tôi chỉ có khoảng 2 ngày trong một tuần ở nhà thôi, vì thời gian còn lại tôi chủ yếu bay show vào Sài Gòn và miền Trung. Tôi thích ở nhà của mình lắm. Tuy nhà mới nhưng mọi chi tiết đều do tôi tự tay thiết kế, mua sắm nên nhìn cái gì cũng gần gũi. Đặc biệt, tôi luôn thường xuyên chat webcame hoặc nói chuyện qua điện thoại với con trai dù hai mẹ con xa nhau nửa vòng trái đất. Đương nhiên nó không bằng việc mẹ và con ngồi bên cạnh, nhưng tôi luôn cố gắng làm tất cả vì con.

Tôi cũng đã nghĩ rất nhiều tới việc đưa con về Việt Nam cùng sống nhưng thực tế như vừa nói, tôi rất ít ở nhà. Quan trọng, tôi rất kỹ tính, tôi không tin người giúp việc có thể chăm con mình tốt, đăc biệt khi bé bệnh nên tôi không đưa con về Việt Nam. Nếu có điều kiện, tôi nghĩ để bé học ở nước ngoài, được ông bà yêu thương vẫn tốt hơn. Mặc dù công việc bận nhưng 2 tháng tôi lại về Mỹ một lần, 2 tuần ở Mỹ tôi chỉ dành riêng cho gia đình.

- Nhưng dù sao bé vẫn phải một nỗi chịu thiệt thòi khi không hưởng trọn tình cảm từ cả bố lẫn mẹ?

Đương nhiên khi bố mẹ không chung sống cùng là bé đã chịu nhiều mất mát rồi. Biết con trai sống xa mẹ cũng là thiếu thốn nên tôi sẽ đáp lại bằng nhiều cách khác để bé cảm nhận tình thương yêu. Cũng may mắn, do Dũng thường xuyên qua Mỹ diễn nên con trai cũng được gặp bố thường xuyên hơn.

- Thế đã bao giờ bé Bảo Nam thắc mắc tại sao bố mẹ lại không sống cùng nhau chưa?

Bé không hỏi nhưng tôi nghĩ bé đã biết từ những lần trò chuyện với mình. Ở nhà Bảo Nam thường được gọi là bé Bi. Trước khi tôi về Việt Nam, bé Bi bảo mẹ về Việt Nam kiếm tiền, bé sẽ ở đây học ngoan với ông bà. Nghe bé Bi nói vậy tôi có cảm giác an tâm vì bé đã hiểu.

- Bảo Nam đã ảnh hưởng như thế nào đến chị?

Từ khi có con tôi trưởng thành, đằm thắm và sống có trách nhiệm hơn. Đó cũng là lí do để trước khi quyết định việc gì, tôi phải tính xa hơn để nó không chỉ tốt cho mình mà còn vì con trai.

- Giữa bé Bảo Nam và Quang Dũng, ai khiến chị phải thay đổi nhiều hơn?

Tôi nghĩ bé Bảo Nam đã thay đổi bản thân mình nhiều nhất. Tuy sau khi hôn nhân gặp khó khăn, tôi tự thấy mình mạnh mẽ hơn nhưng niềm hạnh phúc lớn nhất vẫn là bé Bảo Nam.



Đang yêu nhưng chưa sẵn sàng cưới!

- Cuộc sống của một người đẹp độc thân hiện tại như chị có điều gì khác biệt khi còn Quang Dũng bên cạnh?

Được tự do tung tăng thì không, vì tôi không có nhu cầu đi chơi nhiều. Nói chung mọi thứ cũng không khác lắm. Cuộc sống vẫn cứ diễn ra như vậy. Chỉ khác nhất một điều là bạn đời không còn để mình chia sẻ hết buồn vui. Nhưng cũng may mắn giữa tôi và Dũng luôn giữ được mối quan hệ gia đình hai bên tốt.

- Thế chị đã tính đến chuyện sẽ kết hôn lần nữa chưa?

(Cười), Thời gian này tôi đang tìm hiểu người mới, nhưng để tính xa hơn thì không nói trước điều gì.

- Và người mới có phải là lí do khiến chị phải chuyển ra Hà Nội sinh sống thay vì ở Sài Gòn?

Đó là một trong những lí do, nhưng không phải là lí do duy nhất. Tính tôi không thích cái gì thì sẽ không không ai ép được tôi. Tôi không vì ai mà thay đổi cuộc sống của mình. Chắc vì tôi cảm giác nhẹ nhàng khi ra Hà Nội nên tôi thích sống ở Hà Nội thôi.

- Nhiều người bảo chị đã bị “mất điểm” trong mắt họ khi bắt đầu một tình yêu mới khá sớm sau khi vừa tuyên bố chia tay Quang Dũng. Chị ý kiến sao?

Tôi nghĩ cũng có thời gian khá lâu mà. Thật ra trước khi tôi và Dũng chính thức công bố chia tay, cả hai đã có hơn một năm cân nhắc rồi. Gần 2 năm sau tôi mới mở lòng tìm hiểu người mới chứ tôi không quá vội vã. Tôi đã đã vội vàng một lần rồi nên sẽ không vội vàng lần 2 nữa.

- Sau cuộc hôn nhân đầu đời không trọn vẹn, chị có đang cố tìm người mới hoàn hảo?

Cuộc hôn nhân với Dũng đổ vỡ cũng khiến tôi dè dặt với người sau này. Dẫu biết như thế sẽ không công bằng với người mới nhưng ai cũng vậy, khi đã bị một lần vết thương thì họ sẽ đề phòng hơn. Thật ra tôi tin không có ai là hoàn hảo hết. Nếu biết tìm hiểu, tôn trọng những ưu điểm và sống cùng với những khuyết điểm, tôi tin hai người vẫn sống tốt bên nhau.



- Thế đâu là ưu điểm lớn nhất ở người đàn ông bên cạnh chị hiện tại?

Anh ấy đã du học nước ngoài nên tư tưởng thoáng hơn. Anh ấy cũng không phải là người ít nói như Dũng nên dễ chia sẻ nhiều điều với tôi. Dù đúng sai, anh ấy luôn cố gắng chia sẻ để đối phương dễ cảm nhận suy nghĩ của nhau, để có phương án giải quyết tốt nhất. Anh không chỉ là bạn trong chuyện tình cảm mà còn là người bạn chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống của tôi.

- Với chị, một đám cưới rình rang, được tổ chức long trọng có còn ý nghĩa?

Tôi không còn quan niệm mình sẽ có đám cưới quá lớn như lần đầu. Tuy nhiên để công bằng với người sau, tôi sẽ tôn trọng ý kiến của anh ấy.

- Và ngày cưới sắp diễn ra?

Chưa, tôi vẫn tập trung thời gian vào công việc nhiều hơn. Có thể ngày cưới đó sẽ diễn ra vài năm nữa hoặc vài tháng, nhưng giờ thì chưa biết được (Cười).

- Anh chị đã chính thức ra mắt hai bên gia đình chưa?

Chưa chính thức ra mắt. Thật ra tôi không cố tình giấu hay phơi bày đâu.

- Thế chị có thể khẳng định một lần nữa rằng mình đang yêu?

Đương nhiên tôi phải có tình cảm đặc biệt gì rồi mới dành thời gian để tìm hiểu anh ấy chứ. Cũng có thể dùng từ yêu nhưng chữ yêu đối với tôi nó to lớn lắm. Yêu với tôi là phải hy sinh tất cả cho nhau như trước đây tôi đã hy sinh tất cả cho Dũng, nhưng với người mới thì chưa thể sẵn sàng. Nói chung tôi chưa sẵn sàng hy sinh tất cả cho người mới nhưng dành tình cảm đặc biệt thì có.


Theo Xzone
http://younhac.com/forum/showthread.php?t=76015

maandag 28 november 2011

Ðịa ốc làm cả nền kinh tế ngưng trệ

November 25, 2011
Ngô Nhân Dụng

Tuần qua là một tuần xấu nhất cho thị trường chứng khoán New York trong hai tháng nay. Chỉ số Dow Jones, đo lường giá trị các cổ phiếu đã mất gần 5% giá trị.
Một lý do khiến giới đầu tư thất vọng là cuộc khủng hoảng nợ ở Âu Châu vẫn chưa thấy đường thoát. Trong cuộc bán đấu giá các công trái của chính phủ Ý (Italy) giới đầu tư đòi nước Ý phải trả lãi suất 7.8% cho thấy mọi người mất tin tưởng vào nền kinh tế đứng thứ ba trong khối dùng đồng Euro. Ba nước Ái Nhĩ Lan, Bồ Ðào Nha và Hy Lạp đều phải xin Âu Châu cứu giúp sau khi đi vay nợ phải trả lãi suất trên 7%. Nếu thêm một chính phủ Âu Châu bị khốn đốn vì nợ thì kinh tế cả thế giới cũng suy yếu theo; trong đó có kinh tế Mỹ.
Ở Mỹ hiện nay câu chuyện kinh tế không gây sôi nổi trong dư luận như chuyện chính trị. Mọi người bàn tán và đánh cá xem ai sẽ được đảng Cộng Hòa đưa ra làm ứng cử viên tổng thống sang năm; lắng nghe ông tổng thống và các đại biểu Quốc Hội chỉ trích nhau; ít người bàn bạc vấn đề phải làm gì cho kinh tế hồi phục nhanh hơn. Coi như ai cũng chấp nhận tình trạng yếu ớt hiện nay sẽ còn kéo dài cho tới hết năm 2012. Nếu sang năm dư luận các cử tri Mỹ chú ý tới kinh tế nhiều hơn thì Tổng Thống Barack Obama sẽ khó ngồi thêm ở Tòa Bạch Ốc một nhiệm kỳ thứ hai. Ông sẽ gia nhập vào con số những người Mỹ bị mất việc, hiện nay đã lên tới 14 triệu người. Giáo Sư Larry Bartels ở Ðại Học Vanderblt nghiên cứu các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ từ hơn nửa thế kỷ nay, cho biết khi kinh tế xuống thì các vị tổng thống đương nhiệm đều thất cử; không cần biết chủ trương của đảng ông ra sao hay ông đã có những thành tích ngoại giao ngoạn mục như thế nào. Nạn nhân gần đây nhất là cựu Tổng Thống Georges Bush (bố). Ông nắm quyền những năm 1988-92; chứng kiến cả khối Cộng Sản Xô Viết sụp đổ (1989), ông tấn công Iraq cứu Kuwait và thành công (1991). Nhưng cuối cùng ông vẫn bị thua một vị thống đốc trẻ tuổi, Bill Clinton, chỉ vì tình hình kinh tế quá yếu. Bây giờ, ông Obama có thể cũng đi vào con đường đó, nếu kinh tế Mỹ còn tiếp tục giậm chân tại chỗ.
Mà tình hình kinh tế hiện nay thì rất ít hy vọng sẽ sáng sủa hơn trong 12 tháng tới. Một lý do của viễn tượng bi quan này là vì kinh tế cả thế giới; trong đó Âu Châu đang gặp nguy, con nguy hiểm sẽ còn kéo dài. Nhưng còn một nguyên nhân nội tại nằm trong kinh tế Mỹ. Ðó là cơn khủng hoảng về địa ốc xảy ra từ năm 2008 đã kéo nền kinh tế Mỹ xuống, sẽ còn tiếp tục kéo dài một, hai năm nữa chưa thấy lối thoát.
Trong hầu hết các chu kỳ kinh tế ở Mỹ, chính lãnh vực địa ốc là đầu tầu kéo cả nền kinh tế đi lên sau mỗi lần suy thoái. Vì vậy, bắt mạch thị trường địa ốc là một cách tiên đoán tương lai gần của tất cả kinh tế, cả hai đều lên xuống theo nhau trong cùng một chu kỳ. Nhìn vào thị trường địa ốc người ta có thể hiểu tại sao hiện nay con hồi phục kinh tế vẫn còn rất yếu, tỷ lệ thất nghiệp sẽ còn tiếp tục ở mức 9% trong năm tới, cảnh khiếm hụt ngân sách sẽ kéo dài, chính phủ sẽ thu được ít thuế trong khi phải chi phí nhiều hơn để giúp những người không may mắn.
Thị trường địa ốc bao gồm tất cả các hoạt động từ xây cất nhà ở tới việc bán nhà mới, nhà cũ trên toàn quốc. Tại sao địa ốc lại quan trọng như vậy?
Trước hết vì người ta chỉ mua nhà khi chính họ tin tưởng trong tương lai mình sẽ có tiền trả nợ địa ốc. Hơn nữa, vì sau khi mua nhà họ sẽ còn tiếp tục mua rất nhiều thứ để đặt vào trong ngôi nhà mình sắp ở. Họ sẽ mua các máy giặt, máy rửa chén, tủ lạnh, bàn ghế mới để bầy trong nhà; mua một bếp lò mới rồi sẽ trả tiền điện, tiền hơi đốt hàng tháng. Hậu quả của việc mua nhà là kích thích các hoạt động kinh tế ngoài lãnh vực nhà cửa. Khi lãnh vực địa ốc xuống thì hầu hết các hoạt động kinh tế của nước Mỹ cũng xuống theo; nếu xuống quá nhiều là gây ra một cuộc khủng hoảng mới. Một ngành chịu hậu quả trực tiếp là kỹ nghệ xây cất, khi giá nhà xuống thì hàng triệu công nhân xây dựng có thể mất việc. Giới công nhân này thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ, họ nghỉ bớt tiêu tiền thì các ngành khác cũng ế ẩm theo.
Chúng ta có thể nhìn thấy ảnh hưởng của địa ốc trên nền kinh tế Mỹ ngay trong chu kỳ hiện nay. Vào đầu năm 2008 thị trường địa ốc ở Mỹ đã xuống ngay khi cơn khủng hoảng tín dụng xảy ra vì nhiều người mua nhà “dưới tiêu chuẩn” không trả được nợ. Giá nhà giảm bớt hơn 3% ngay trong quý thứ nhất năm 2008 so với một năm trước đó và giảm gần 2% so với ba tháng cuối năm 2007. Chưa bao giờ giá nhà cửa xuống nhanh như vậy, khi số nhà mới được đưa ra bán phải mất ít nhất 11 tháng mới bán hết. Tình trạng suy yếu tiếp tục, Hội Các Nhà Ðịa Oãc Toàn Quốc NAR (National Association of Realtors) cho biết trong Tháng Sáu số nhà bán được giảm, xuống mức thấp nhất trong 10 năm. Trong Tháng Bảy, số dự án xây nhà giảm 11%, xuống mức thấp nhất trong 17 năm. Cùng lúc đó, số người không trả được nợ địa ốc tăng lên, tăng gấp rưỡi so với năm 2007, và số nhà bị ngân hàng sai áp tăng gần gấp đôi so với năm trước. Tất cả là dấu hiệu báo trước kinh tế đã yếu; mà trong thực tế kinh tế Mỹ đã bắt đầu suy thoái từ cuối năm 2007.
Nhưng điều “quái lạ” trong chu kỳ kinh tế này là khi số sản xuất khác đã tăng lên rồi, thị trường địa ốc vẫn chưa lên, chưa thể đóng vai “đầu tàu” kéo các lãnh vực khác lên theo. Trong thập niên 1980, mỗi khi đến chu kỳ kinh tế suy thoái thì chỉ hai năm sau số đầu tư vào địa ốc đã tăng thêm trên 56%, nhờ thế cả nền kinh tế được vực dậy. Lần này thì khác. Kinh tế Mỹ thực ra đã bắt đầu hồi phục vào giữa năm 2009, cơn suy thoái chỉ kéo dài một năm rưỡi. Nhưng cho tới nay lãnh vực địa ốc vẫn còn rất yếu. Ðầu tư vào nhà cửa ở Mỹ không tăng lên trong mấy năm qua, mà trái lại còn giảm xuống mất hơn 6%! Trong năm 2011, cho tới nay, số nhà đang ở bán được đã giảm 10% so với năm ngoái, tức là thị trường vẫn còn xuống.
Một nguyên nhân là do số “gia đình” mới lập không tăng lên bằng mức bình thường. Số “gia đình mới” thấp không phải vì dân số Mỹ không tăng, mà vì nhiều người lớn lên không đi mua nhà. Hiện nay số người Mỹ trong lớp tuổi từ 18 đến 34 cứ tiếp tục ở nhà cha mẹ hoặc đi thuê nhà đã lên cao, hơn một triệu rưỡi (1.5 triệu) người trên mức bình thường. Kinh tế yếu kém có thể là một nguyên nhân khiến nhiều người trẻ không chịu “ra ở riêng”. Số nhà cho thuê khan hiếm hơn, giá thuê nhà tăng lên, nhưng thị trường xây nhà ở vẫn không nhúc nhích lên mà giá bán còn tiếp tục xuống. Vào năm 2008 có 4.5 triệu ngôi nhà đang chờ người mua trên thị trường; vào Tháng Chín năm nay vẫn còn 3.5 triệu, cao hơn hẳn con số bình thường là 2.5 triệu ngôi nhà chờ bán trong thị trường cả nước.
Một hệ quả là ngành xây cất nhà ở Mỹ đã xuống rất thấp. Giữa thập niên trước, mỗi năm nước Mỹ xây thêm trung bình 1.7 triệu ngôi nhà mới, trong năm qua chỉ xây thêm khoảng 450,000 căn nhà. Sự sút giảm này là một nguyên nhân lớn nhất khiến tổng số sản xuất (GDP) của cả nước không tăng được nhanh như trong các cơn hồi phục kinh tế trước đây.
Khi giá ngôi nhà mình mua để ở xuống thấp thì người ta cảm thấy “nghèo hơn” mặc dù tài sản và lợi tức không thay đổi. Người ta sẽ giảm bớt tiêu thụ các món khác. Những chủ nhà bị sai áp càng có lý do để giảm bớt việc tiêu tiền. Cả hai khiến kinh tế Mỹ bị mất hàng ngàn tỷ đô la tiêu thụ mỗi năm.
Một nguyên nhân khác khiến thị trường địa ốc khó vươn lên là các ngân hàng và những công ty cho vay đều thắt chặt túi tiền lại. Trong thập niên 2001 các chủ nợ này quá dễ dãi khi cho vay, hạ thấp tiêu chuẩn hoặc không xét kỹ hồ sơ trước khi chấp nhận những thân chủ không đủ khả năng trả nợ. Cuộc khủng hoảng làm nhiều ngân hàng và công ty cho vay phá sản, các ngân hàng lớn nhất thoát nạn được là nhờ chính phủ cấp cứu. Vì vậy, bây giờ các công ty tín dụng và ngân hàng đều lo ngại, đòi những tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn, xem xét hồ sơ khó khăn hơn. Trong Tháng Mười vừa qua số nhà bị sai áp đã tăng lên, sau khi giảm xuống trong 9 tháng trước đó. Một lý do là các chương trình của chính phủ nhằm giúp người vay và chủ nợ thỏa hiệp đã hết hạn. Trong thời gian tới, khó lòng Quốc Hội chấp nhận cho chính phủ Obama thêm quyền hạn để tái tục các chương trình này.
Lãnh vực địa ốc hiện nay đang là cái “cối đá” cột vào chân khiến cho cả nền kinh tế Mỹ bước đi từng bước rất chậm. Viễn tượng phục hồi của ngành địa ốc còn chưa thấy thì viễn tượng kinh tế năm 2012 còn rất yếu. Những người lạc quan có thể nhìn thấy vài dấu hiệu để tin tưởng ánh sáng đã hiện ra ở cuối đường hầm, rất le lói. Hội Các Công Ty Xây Cất Nhà Ở (National Association of Home Builders) cho biết “chỉ số tin tưởng” đã tăng lên, tới mức cao nhất từ cả một năm nay. Trong tuần trước, thống kê của Bộ Thương Mại cho thấy số giấy phép xây cất nhà ở cũng đã tăng. Ngân Hàng Trung Ương Mỹ (Fed) báo cáo số người đi vay nợ để mua nhà đã tăng. Tất cả những tin tức đó giúp người Mỹ bớt quá lo lắng. Nhưng chúng ta cũng biết rằng trong hơn một năm qua đã có nhiều lần thị trường nhận được những tin tức lạc quan như vậy; rồi sau đó các tin xấu lại xuất hiện! Lần này, nếu trong 6 tháng không có tin xấu nào thêm thì mới hy vọng!
Chính phủ Mỹ hiện giờ có rất ít “vũ khí” để tác động trên thị trường địa ốc, lại càng khó ảnh hưởng trên tình hình kinh tế Âu Châu đang suy yếu; cho nên Tổng Thống Obama và đảng Dân Chủ đang cố đưa dư luận Mỹ vào một hướng khác; những vấn đề xã hội, chính trị nào cũng được miễn không phải là chuyện kinh tế! Nhưng Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang (Fed) có thể giúp thúc đẩy thị trường một tay, bằng cách đứng ra mua các “trái phiếu địa ốc xấu” của các ngân hàng đang bị kẹt vì khó đòi nợ. Mà khi chưa đòi được nợ cũ thì họ khó cho vay nợ mới. Hành động đó có thể giúp các ngân hàng có tiền cho vay thêm, đưa thị trường lên. Nhưng Ngân Hàng Trung Ương rất dè dặt trước khi làm việc này, vì sẽ bị nhiều người chỉ trích là “lại giúp các ông chủ ngân hàng!”
 http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=140687&z=7