zaterdag 27 augustus 2016

'Đảng viên cộng sản vẫn có thể nhập tịch Mỹ' (Bùi Văn Phú-California) + năm 2015 có 15 người nhập và 4.474 người thôi quốc tịch Việt Nam

'Đảng viên CS vẫn có thể nhập tịch Mỹ'

  • 6 giờ trước
Image copyright Thinkstock
Mới đây, sự kiện ông Trương Đình Anh, nguyên tổng giám đốc công ty viễn liên FPT của Việt Nam đưa cả gia đình sang Mỹ định cư đã gây chú ý trong dư luận.
Trước sự việc này, dù trong thực tế không rõ ông Anh có là đảng viên cộng sản hay không, cũng đã có những thắc mắc được nêu lên là một đảng viên cộng sản có được nhập cư vào Mỹ hay không.
Tháng trước tôi có bài viết về những mẫu đơn xin nhập cư I-485 và nhập tịch Hoa Kỳ N-400, với các câu hỏi là người đứng đơn có liên quan hay không đến đảng cộng sản, các tổ chức khủng bố và tổ chức Nazi trong quá khứ cũng như hiện tại.
Hồ sơ xin thẻ xanh, mẫu I-485, có câu hỏi số 6: “Have you EVER been a member of, or in any way affiliated with, the Communist Party or any other totalitarian party?” [Ông/Bà đã có bao giờ là thành viên, hay qua bất cứ hình thức nào có liên hệ với Đảng Cộng sản hay một đảng độc tài toàn trị nào khác?]
Trong đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ, mẫu N-400, có câu hỏi 11: “Have you EVER been a member of, or in any way associated (either directly or indirectly) with: A. The Communist Party? B. Any other totalitarian party? C. A terrorist organization?” [Ông/Bà đã có bao giờ là thành viên, hay qua bất cứ hình thức nào có liên hệ (trực tiếp hoặc gián tiếp) với: A. Đảng Cộng sản? B. Với bất cứ đảng độc tài toàn trị nào khác? C. Một tổ chức khủng bố?]
Đã có nhiều thông tin được đưa ra, cùng một số bài viết phân tích về chính sách nhập cư của Mỹ và những liên hệ với đảng cộng sản, tổ chức khủng bố, tổ chức Nazi của người đứng đơn.
Trên trang mạng luatkhoa.org có bài viết của luật sư Vi Katerina Trần vào năm ngoái giải thích rõ ràng nhất về vấn đề nhập tịch Hoa Kỳ của những ai đã từng là đảng viên cộng sản.
“Theo Bộ An Ninh Nội Địa và Cơ Quan Di Trú và Nhập Tịch Mỹ (U.S. Citizenship and Immigration Services – Department of Homeland Security) thì một người nếu là đảng viên đảng cộng sản hay có liên hệ với đảng cộng sản trong vòng 10 năm trước ngày nộp đơn và cho đến ngày tuyên thệ gia nhập quốc tịch thì sẽ không được nhập quốc tịch Mỹ.”
Tuy nhiên dù có là đảng viên, nhưng không nhất thiết sẽ bị Sở Di trú bác đơn xin nhập tịch nếu người đứng đơn có thể chứng minh tình trạng đảng viên rơi vào những trường hợp sau, theo tài liệu của luật sư Vi Katerina:
“Nếu người xin nhập quốc tịch chứng minh được, bao gồm những điều sau đây nhưng không phải nhất thiết là tất cả:
(1) việc họ tham gia đảng cộng sản hay mối liên hệ với nó là việc không tự nguyện,
(2) khi tham gia họ không có sự nhận thức về mục đích của tổ chức của đảng cộng sản và khi có nhận thức về điều đó họ đã chấm dứt quan hệ với tổ chức,
(3) họ đã chấm dứt quan hệ với đảng cộng sản trước năm 16 tuổi,
(4) họ tham gia đảng cộng sản vì đó là sự bắt buộc phải chấp hành theo quy trình pháp luật,
(5) họ tham gia đảng cộng sản vì những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như để có được việc làm, được phân phối thực phẩm và những nhu yếu phẩm khác,
(6) họ đã không còn là đảng viên đảng cộng sản trên 10 năm.”
Dựa vào những điều kiện nêu trên, những ai có quá trình sinh hoạt với đảng cộng sản vẫn có thể giải trình với chánh án di trú trong trường hợp đơn xin nhập tịch bị từ chối.

Từ 'Thẻ xanh' tới quốc tịch

Image copyright Getty
Image caption Một gia đình người Việt trong lễ tuyên thệ nhập tịch tại Hoa Kỳ
Ngày nay có nhiều người từ Việt Nam được cấp thẻ xanh cho vào Hoa Kỳ, không theo diện nhập cư thông thường nhất là đoàn tụ gia đình, mà qua diện đầu tư, kết hôn hay nghề nghiệp.
Khi đã có qui chế thường trú nhân với thẻ xanh và đã sống ở Mỹ đủ thời hạn theo luật định, một thường trú nhân đều có thể xin nhập tịch Hoa Kỳ.
Sau khi tuyên thệ nhập tịch, một công dân Mỹ sẽ được hưởng tất cả các quyền theo hiến định, trừ quyền ứng cử tổng thống hay phó tổng thống vì phải là công dân từ lúc sinh ra.
Trong lúc này vấn đề nhập cư cũng đang được hai ứng viên tổng thống nhắc đến nhiều trong cuộc vận động tranh cử.
Ngày nay, người ta nói đến các tổ chức khủng là nói đến Al-Queda, ISIS, Taliban.
Ứng viên Donald Trump đã phát biểu rằng trong thủ tục nhận một vạn người tị nạn Syria vào định cư tại Hoa Kỳ trong năm nay, các cơ quan chức năng đã không cứu xét kỹ xem những người xin vào Mỹ có liên hệ với tổ chức khủng bố nào không.
Ông Trump đưa ra lí do đó để biện minh cho chủ trương của ông là nếu được bầu chọn làm tổng thống ông sẽ xiết chặt chính sách định cư đối với dân đến từ những quốc gia Hồi giáo.
Donald Trump chủ trương giới hạn người nhập cư vào Mỹ, đặc biệt là từ các quốc gia Hồi giáo vì muốn ngăn ngừa khủng bố xâm nhập vào Mỹ. Ứng viên Hillary Clinton coi đó là kỳ thị.
Vì thế vấn đề nhập cư vào Mỹ đang được các giới chức an ninh và di trú xem xét cẩn thận.
Image copyright EPA AFP
Image caption Ứng viên tổng thống Donald Trump có thái độ cứng rắn với người nhập cư đến từ các quốc gia Hồi giáo, nhưng đối thủ của ông, bà Clinton, coi đó là chính sách kỳ thị

Khả năng bị truy tố, trục xuất

Tuy nhiên một thường trú nhân nếu vào được Hoa Kỳ qua những lời khai gian, sau này cơ quan an ninh và di trú tìm ra thì luật pháp cũng cho phép các cơ quan chức năng quyền truy tố cũng như trục xuất cư dân đó.
Mới đây nhất có trường hợp của di dân gốc Trung Quốc Lu Lin, 59 tuổi, đang chờ một tòa án ở ngoại ô thành phố Chicago đưa ra phán quyết vào đầu tháng 11 tới đây về tội khan gian lý lịch.
Theo báo Chicago Tribune ngày 3/8/2016, Lin đã nhận tội khan gian trong đơn xin nhập tịch rằng ông chưa bao giờ là đảng viên cộng sản.
Theo hồ sơ thụ lý vụ án của tòa, Lu Lin đã là đảng viên cộng sản Trung Quốc từ năm 1987 đến năm 1997 dưới một tên khác là Yeung Yung.
Tội khai gian trong hồ sơ để có quốc tịch Mỹ có thể bị 5 năm tù và phạt tiền lên đến 250,000 đôla.
Việc đến Mỹ định cư của cựu tổng giám đốc FPT Trương Đình Anh gây chú ý vì ông là một thương gia thành công trong lãnh vực viễn thông của Việt Nam.
Hơn nữa ông còn có liên hệ gia đình với ông Trương Gia Bình, con rể của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trước đây, ông Bình đã đến Mỹ nhiều lần để nghiên cứu về Thung lũng Điện tử với giấc mộng xây dựng một khu công nghệ thông tin cho Việt Nam nhưng giấc mộng của ông chưa thành.
Riêng ông Anh quyết định đưa cả gia đình đến Mỹ là vì tương lai của bốn con trai chưa quá 21 tuổi.
Sự kiện này không chỉ gây chú ý về vấn đề di dân đến Hoa Kỳ của một gia đình có danh tiếng ở Việt Nam, mà một lần nữa đặt ra vấn đề “chảy máu chất xám” và cả “chất xanh” – tức đồng đôla được chuyển ra nước ngoài từ các nước cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam – vì nhiều người ra đi trong thời buổi này là những người giầu vào hàng triệu phú, vì muốn được nhập cư vào Mỹ qua diện đầu tư, một doanh nhân ít nhất cũng phải có 500 nghìn đôla đến một triệu đôla đầu tư vào những dự án được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và văn phong của tác giả, một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2016/08/160827_us_citizenship_communists_buivanphu_forum

Chuyện quốc tịch VN, quốc tịch nước ngoài

  • 27 tháng 8 2016
Image copyright JOHANNES EISELE AFP Getty Images
Image caption Luật quốc tịch Việt Nam hiện tại thừa nhận chuyện song tịch
Việc hàng ngàn người thôi quốc tịch Việt Nam trong năm ngoái là “vấn đề quyền con người, rất bình thường”, một luật sư nói với BBC Tiếng Việt.
Thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy trong năm 2015 có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam và số liệu chính thức thôi quốc tịch Việt Nam là 4.474 người.
Đây là "số liệu chính thức được quản lý tại Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực", báo Dân Trí dẫn nguồn Bộ Tư pháp.
Hôm 27/8, luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói với BBC: “Theo tôi, con số 4.474 người thôi quốc tịch Việt Nam trong năm 2015 cũng là bình thường.”
“Việc ai đó quyết định thôi quốc tịch là quyền con người, quyền sống tự do.”
Hồi đầu năm 2014, báo Gia đình dẫn nguồn Bộ Tư pháp nói bố có 2.055 trường hợp thôi quốc tịch Việt Nam, tuy không nêu rõ đây là các trường hợp nộp đơn trong khoảng thời gian nào.

Vấn đề song tịch, đa tịch

“Thực tế là có hàng triệu người Việt đang định cư ở nước ngoài vẫn chưa từ bỏ quốc tịch Việt Nam,” luật sư Trần Quốc Thuận nói.
“Luật Quốc tịch Việt Nam hiện tại thừa nhận chuyện song tịch, tuy nhiên có thể một số quốc gia mà người Việt nhập tịch đòi hỏi phải bỏ quốc tịch cũ.”
Theo ông Thuận, có nhiều nguyên do khiến “những người Việt có điều kiện” tìm đường đi định cư nước ngoài.
“Một đồng nghiệp luật sư của tôi gần đây lên tiếng rằng do cuộc sống tại Việt Nam bây giờ không an toàn từ nhà ra ngoài đường, vì nỗi lo thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường… nên những người có điều kiện kinh tế khá giả tìm đường ra đi.”
“Tôi chỉ mong rằng những người Việt ra nước ngoài làm ăn, sinh sống, đến một lúc nào đó sẽ quay về đóng góp cho quê hương,” ông Thuận nói với BBC.
Image copyright other
Image caption Bà Nguyệt Hường bị tước tư cách đại biểu quốc hội do 'phạm luật'
Truyền thông Việt Nam gần đây đưa tin về trường hợp một đại biểu quốc hội có thêm quốc tịch nước ngoài.
Hồi tháng Bảy 2016, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị phát hiện là có quốc tịch thứ hai, và đã nhanh chóng bị tước tư cách dân biểu do "phạm luật".
Khi đó, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận với báo giới, bà Nguyệt Hường có quốc tịch thứ hai là của Cộng hòa Malta.
Trong khi ông Phúc nói nguyên nhân tước tư cách đối với đại biểu Hường là vì người ta “không trung thực trong kê khai hồ sơ” và “nói dối” thì ông cũng nói rằng: "Tôi không chắc chị Nguyệt Hường biết mình đăng ký quốc tịch thứ hai là vi phạm pháp luật hay không."
Tuy nhiên, ông Phúc nói thêm rằng Luật Quốc tịch đã quy định “công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch” và rằng “muốn có quốc tịch thứ hai thì phải xin thôi quốc tịch của mình”.
“Trường hợp một người Việt Nam ra định cư ở nước ngoài, nếu quốc gia sở tại cho phép công dân có nhiều quốc tịch thì đương nhiên người đó có từ hai quốc tịch trở lên."
“Vấn đề ở chỗ, cho dù một người có hai quốc tịch thì khi về Việt Nam chỉ được sử dụng một quốc tịch, chứ không thể cùng lúc hai quốc tịch.”

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten